Tổng thư ký LHQ António Guterres đã khởi xướng nhiều chương trình cải cách khác nhau nhằm mục đích thực hiện Chương trình nghị sự 2030 – Agenda 2030 về Phát triển Bền vững. Các nước thành viên đã đồng ý tổ chức lại LHQ hệ thống phát triển chương trình trên. Mặc dù cần phải cải cách sâu xa hơn nữa, thiết nghĩ sẽ khó thực hiện được trong bối cảnh chính trị hiện nay. Tuy nhiên, những cải tiến về phương pháp và thực tiễn làm việc chỉ nằm trong phạm vi của những điều có thể thực hiện được.TTK Antonio Guterres kêu gọi quốc tế hãy "bắt tay hành động" và ông đã mất một năm để chuẩn bị cho hội nghị khai mạc ở New York năm 2023
<!>
Nhưng đa số các nhà khoa học lo ngại thành công sẽ không bao nhiêu. Bởi lãnh đạo các nước gây ô nhiễm nhất, như Trung Cộng hay Ấn Độ và nhất là Hoa Kỳ đều vắng mặt. Ngay cả Nhật hay Canada vốn đã cam kết rất nhiều về quyết tâm phát triển năng lượng sạch cũng không tham dự hội nghị về môi trường mở ra tại trụ sở LHQ.
Chúng ta vẫn còn nhớ Kỳ hội nghị tại Copenhagen năm 2017, một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo, đã tham dự; nhưng sau đó, các ông cảm thấy xấu hổ khi hội nghị kết thúc trong cảnh hỗn loạn và chống phá lẫn nhau. Các ông cố gắng làm tất cả nỗ lực lớn nhất để cùng nhau có một thỏa thuận chung vào thời điểm trên, nhưng rồi đã đi vào bế tắc vì những bất đồng giữa các nước phát triển, đang phát triển và một Trung Cộng cứng ngắt trong não trạng của mình.
Suốt 26 năm qua, từ khi thành hình Nghị định thư Kyoto (1997), các nước trên thế giới đã phải vất vã để tiến đến một giải pháp chính trị cho những mối đe dọa do sự biến đổi khí hậu, trong khi cộng đồng khoa học đã nhiều lần làm rõ và tái làm rõ những mối đe dọa trên.
Nhưng tất cả đều thất bại vì cho đến bây giờ, thế giới chưa bao giờ đạt được sự đồng thuận, mặc dù Thỏa thuận và một số Lời hứa vừa được ký kết ở ngày bế mạc COP21 vào ngày 12 tháng 12 năm 2015 tại Paris.
Các chương trình nghiên cứu này bắt đầu bằng việc kiểm tra những phương pháp và thực hành cách làm việc nào đã giúp các quốc gia thành viên đồng thuận thông qua Chương trình nghị sự 2030 đầy tham vọng, bao gồm các Mục tiêu Phát triển Bền vững - Sustainable Development Goals (SDG) đã được thống nhất vào tháng 9 năm 2015. Diễn đàn Chính trị Cao cấp về Phát triển Bền vững - High-Level Political Forum on Sustainable Development (HLPF) hiện là trung tâm quản trị phát triển bền vững của LHQ nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên đảm nhận vai trò lãnh đạo chính trị và trách nhiệm thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và SDG. Tuy nhiên, phân tích sẽ cho thấy rằng HLPF có nguy cơ thất bại trong nhiệm vụ của mình qua sự phức tạp của Chương trình nghị sự 2030 – UN Agenda 2030, nhiệm vụ rộng rãi của HLPF, số lượng lớn người tham gia và kỳ vọng cao của họ đang tạo ra các vấn đề cho một diễn đàn đã được thành lập vào năm 2013 nhưng không được trang bị đầy đủ cho các mục tiêu đan cử trong UN Agenda 2030.
Ai chịu trách nhiệm về Chương trình nghị sự 2030?
Agenda 2030 đã được tất cả các quốc gia thành viên LHQ đồng ý thông qua vào năm 2015 với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), 169 chỉ tiêu và 231 chỉ số riêng nhằm định hướng các chính sách phát triển quốc gia và toàn cầu, đồng thời đưa ra các đề nghị mới nhằm thực thi những mục tiêu đề ra.
Báo cáo ngắn gọn được công bố gần đây từ Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu -Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) cảnh báo rằng hành tinh sẽ ấm lên khoảng 1,1°C đến 2,4°C vào năm 2100 nếu không làm gì để giảm thiểu lượng khí carbon dioxide trong khí quyển. Đặc san Inside Climate News đưa tin rằng một trong những chuyên gia khí hậu nổi tiếng nhất, Michael Mann, đã chỉ trích IPCC vì “quá bảo thủ” trong việc dự đoán những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu, “bao gồm sự sụp đổ của dải băng hà, mực nước biển dâng cao và sự gia tăng khắc nghiệt của thời tiết.” Tuy nhiên, chính những dự đoán táo bạo này đã làm xói mòn uy tín của các chuyên gia trong quá khứ.
***
Có thể nói, cuốn sách mới của Bjorn Lomborg “Báo động Sai” nêu lên sự hoảng loạn do biến đổi khí hậu khiến chúng ta tiêu tốn hàng tỷ USD, làm tổn thương người nghèo và không thể khắc phục hành tinh, cần được cố gắng thuyết phục độc giả rằng tác động của biến đổi khí hậu đã bị phóng đại, đặc biệt là bởi các phương tiện truyền thông và phần lớn nỗ lực hiện tại để giải quyết vấn đề phát thải khí nhà kính đang gia tăng là một phản ứng thái quá.
Đặc biệt, ông rất tích cực thuyết phục các tờ báo cánh hữu, đặc biệt là những tờ báo thuộc sở hữu của Tập đoàn News Corp của Rupert Murdoch, chẳng hạn như The Wall Street Journal, New York Post và The Australian, quảng cáo miễn phí cuốn sách của ông trên các chuyên mục quan điểm của họ.
Trong sách Báo động Sai, ông lập luận rằng “sẽ thật ngu ngốc nếu không làm gì để chuẩn bị cho một hành tinh ấm hơn”, nhưng sẽ ngu ngốc hơn nếu giả vờ rằng chúng ta đang làm những việc sẽ giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide trong khi thực tế không phải vậy, vì …không làm gì cả!. Đồng thời, cổ xúy việc nghiêm chỉnh cắt giảm lượng khí thải CO2 sẽ phải trả giá đắc.
Tuy nhiên, giống như những đóng góp trước đây của ông cho vấn đề này, lập luận của TS Lomborg dựa trên những con số kỳ lạ có rất ít hoặc không có độ tin cậy. Nhìn chung, những con số được ông trình bày, người có bằng Tiến sĩ về khoa học chính trị, đã đánh giá thấp những tác động kinh tế tiềm tàng của biến đổi khí hậu và phóng đại chi phí của việc cắt giảm khí nhà kính. Và ông đã thúc đẩy chúng một cách có vẻ an toàn khi biết rằng chúng sẽ không được các nhà xuất bản sách hoặc biên tập viên bình luận báo chí kiểm tra tính xác thực của những dữ liệu mà ông đưa ra.
Có thể nói, Lomborg lạm dụng các con số lỗi thời, bịa đặt và giải thích sai, vốn là trọng tâm trong lập luận 'hâm nóng hơn' của ông theo những cách sau:
• Phớt lờ chi phí trợ cấp nhiên liệu hóa thạch;
• Tăng gấp đôi bất hợp pháp ước tính chi phí hành động của Liên minh Châu Âu;
• Trình bày sai về tác động của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại COP21;
• Lựa chọn một mô hình ước tính lỗi thời về chi phí do tác động của biến đổi khí hậu;
• Tính toán sai mức độ nóng lên toàn cầu ‘tối đa’ (?).
Từ những dự đoán sai trái như vậy trong cuốn sách của mình, nhà môi trường học Bjorn Lomborg đã kết luận: “Các chính trị gia, nhà hoạt động và giới truyền thông tán thành một thông điệp chung là biến đổi khí hậu đang hủy hoại hành tinh và chúng ta phải hành động quyết liệt ngay lập tức để ngăn chặn nó. Trẻ em lo lắng về tương lai của mình và người lớn tự hỏi liệu việc mang lại sự sống mới cho thế giới có hợp đạo đức hay không. Đủ rồi!"
***
1. Thomas C. Heller:
Với khẩu hiệu “Trật tự thế giới mới là Xanh”, ngày 13 tháng 1 năm 2012, Giáo sư Thomas C. Heller, Diễn đàn Sáng kiến Chính sách Khí hậu ở Đại học Stanford, là một trong những chuyên gia có ảnh hưởng nhất thế giới về chính sách môi trường. Là thành viên của nhóm chuyên gia LHQ, người đã ước tính tác động của biến đổi khí hậu và chia sẻ Giải Nobel Hòa bình năm 2007 với cựu PTT Al Gore, Giáo sư Heller đã được yêu cầu hỗ trợ xây dựng các chương trình bền vững ở mười quốc gia mới nổi. Cách tiếp cận thực dụng của ông như là một nhạc điệu nghe lọt vào tai các chính phủ ở Brazil, Trung Cộng và Indonesia. Kế hoạch của TC nhằm giảm lượng khí thải carbon và luật Brazil cắt giảm việc chuyển tiền liên bang cho các đô thị phá rừng là những ví dụ về các chương trình mà Sáng kiến Chính sách Khí hậu, một tổ chức phi lợi nhuận do Heller thành lập và được tài trợ bởi nhà tài chính George Soros. Giáo sư Heller nói: “Các nước mới nổi có trách nhiệm dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang một trật tự thế giới mới, nơi tính bền vững sẽ là một lợi thế cạnh tranh to lớn”.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế và môi trường đã đạt đến cực đỉnh. Bằng chứng cho điều này là giá hàng hóa và năng lượng đang ở mức cao và sẽ duy trì ở mức này vô thời hạn. Từ giờ trở đi, sự tiến bộ phụ thuộc vào việc chúng ta xử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và năng suất nhất có thể. Rõ ràng là, trong giai đoạn phát triển tiếp theo của con người, năng lượng xanh sẽ ngày càng trở thành một lợi thế cạnh tranh to lớn. Tuy nhiên, các chính phủ vẫn chưa sẵn sàng coi vấn đề môi trường là một khía cạnh cơ bản của chương trình nghị sự kinh tế.
Đại đa số các quốc gia vẫn coi số tiền chi cho phát triển bền vững là những khoản đầu tư bị mất, tất nhiên đó là một sai lầm nghiêm trọng. Vì sự quay trở lại của nó thường chỉ xảy ra trong dài hạn nên rất khó thuyết phục các nước đang gặp khủng hoảng, chẳng hạn như hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay, phân bổ số tiền lớn cho các chương trình môi trường. Đây là một trong những lý do khiến việc thiết lập các mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide và việc thành lập Quỹ xanh trị giá 100 tỷ đô la lần lượt bị hoãn lại sang năm 2015 và 2020. Những nghị quyết này dự kiến sẽ được thông qua ngay lập tức, nhưng nhiều quốc gia lại ngần ngại đưa ra cam kết mà họ biết rằng việc thực hiện sẽ tốn kém.
Và kết luận là Tony Heller, người thường xuyên chỉ trích những gì ông coi là gian lận trong nghiên cứu khí hậu hiện được chấp nhận, đã biến lời chỉ trích này thành chủ đề định kỳ trên mạng (blog) khoa học của chính ông trong việc nghiên cứu khí hậu, để rồi từ đó tiết lộ những dự đoán thất bại và đáng nghi ngờ. "Tony Heller (bút danh Steven Goddard) không chỉ tin rằng biến đổi khí hậu là một trò "giả dối” và "lừa đảo", mà còn thúc đẩy các thuyết âm mưu về vụ thảm sát trường học Sandy Hook."
***
2: Một thời kỳ băng hà mới sắp đến với chúng ta!
“Khoa học gia dự đoán một thời kỳ băng hà mới vào thế kỷ 21,” The Boston Globe đưa tin, đồng thời cho biết chuyên gia về ô nhiễm James Lodge dự đoán rằng “ô nhiễm không khí có thể che khuất mặt trời và gây ra một thế kỷ băng hà mới vào một phần ba đầu thế kỷ 21.”
The Washington Post đưa tin, nhà khoa học khí quyển S.I. Rasool thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) và Đại học Columbia cho biết: “Thế giới có thể chỉ còn 50 hoặc 60 năm nữa là sẽ đến một thời kỳ băng hà mới đầy thảm khốc.”
***
3: Maldives sẽ biến mất vào năm 1992! Các thành phố Châu Âu sẽ chìm dưới nước!
TTX France-Presse đưa tin rằng quốc đảo nhỏ bé Maldives có nguy cơ bị “mực nước biển trung bình tăng dần” bao phủ hoàn toàn trong 30 năm tới, đồng thời lưu ý rằng “theo như dự đoán thì sự kết thúc của Maldives và người dân ở đây có thể đến sớm hơn nếu nguồn cung cấp nước uống bị cạn kiệt vào năm 1992.”
Maldives vẫn chưa có nguy cơ bị ngập dưới mặt nước. Trên thực tế, bất chấp ngành du lịch bị tàn phá do đại dịch COVID-19, quốc gia này vẫn thu hút những dự án phát triển mới. Một công ty phát triển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đã ký hợp đồng trị giá 148 triệu USD để xây dựng 120 biệt thự sang trọng trên mặt nước và bên bờ biển trên Đảo San hô phía Nam của thủ phủ Male của Maldives, tờ Hotelier Maldives đưa tin.
Tờ San Jose Mercury News của California đưa tin: “Ông Noel Brown, một quan chức môi trường cao cấp của LHQ nói rằng toàn bộ các quốc gia có thể bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất do mực nước biển dâng cao, nếu hiện tượng hâm nóng toàn cầu không được đảo ngược vào năm 2000.” (?)
Đến năm 2020, các thành phố Châu Âu sẽ chìm dưới nước!
The Guardian đưa tin về một báo cáo bí mật của Ngũ Giác Đài dự đoán biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân, các thành phố lớn Âu Châu sẽ chìm xuống đại dương và Vương Quốc Anh sẽ rơi vào vùng khí hậu “Siberia” vào năm 2020. (?)
***
4: Chúng ta sắp bị đóng băng!
Maurice Strong là Tổng thư ký Hội nghị LHQ về Môi trường nhân bản - United Nations Conference on the Human Environment, sau đó trở thành Giám đốc điều hành đầu tiên của Chương trình Môi trường LHQ, từng tuyên bố{ :”Chúng ta có 10 năm để ngăn chặn thảm họa,” vào năm 2019, khi đề cập đến các vấn đề môi trường của thế giới, theo tờ báo Thụy Điển Dagens Nyheter.
Ông đã chuẩn bị một bài viết về cái mà ông gọi là "Chương trình nghị sự sống còn" - Survival Agenda, chỉ ra rằng chương trình nghị sự của LHQ có khoảng 150 mục trong đó và không thể loại bỏ một mục khỏi chương trình nghị sự do các quy định hiến pháp khu vực giữ chúng lại. NHững điều trên có thể được các tổ chức khác giải quyết hoặc không còn phù hợp so với thời điểm chúng được đưa vào chương trình nghị sự. Điều chúng ta cần là dành ưu tiên đặc biệt cho những vấn đề ảnh hưởng đến sự sống còn thực sự của chúng ta và ông đã rút gọn vấn đề này thành khoảng bảy vấn đề. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta vô tình cho rằng cuộc sống sẽ tiếp tục dù có chuyện gì xảy ra bởi vì nó luôn như vậy. Nhưng điều đó không đúng khi nó luôn như vậy. Hãy nhìn vào lịch sử của hành tinh trái đất – chỉ có một khoảnh khắc ngắn ngủi mà các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người. Chúng ta thực sự đang thay đổi những điều kiện đó và động lực của ông là cảnh báo mọi người về điều này. Ông tin rằng chúng ta cần một mức độ hợp tác về những vấn đề này vượt xa những gì chúng ta từng thấy trước đây.
***
5: Khí nhà kính sẽ tiêu diệt chúng ta sau 10 năm nữa!
“Trừ phi các biện pháp mạnh mẽ nhằm giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện trong vòng 10 năm tới, nếu không thế giới sẽ đạt đến điểm không thể vãn hồi,” The Associated Press viết, diễn giải lời của ông Al Gore, khôi nguyên giải Nobel, một người nổi tiếng cổ súy cho lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu qua quyển sách “Sự thật bất tiện – The inconvenient truth”.
***
6: Sau năm 2012 thì quá muộn!
Rajendra Kumar Pachauri (20/8/1940 – 13/2/2020) là chủ tịch của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) từ năm 2002 đến năm 2015, trong chu kỳ đánh giá về sự biến đổi khi hậu lần thứ tư và thứ năm. Dưới sự lãnh đạo của ông, IPCC đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2007 và đưa ra Báo cáo đánh giá lần thứ năm, nền tảng khoa học của Thỏa thuận Paris.
Theo ông Rajendra Pachauri, người đứng đầu đương thời của ủy ban khí hậu Liên Hiệp Quốc, năm 2012 là “thời điểm quyết định” của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. The New York Times đã dẫn lời quan chức này nói rằng, “Nếu không có hành động nào trước năm 2012 thì quá muộn!” (?)
***
7: Bắc Băng Dương không còn băng ngay sau năm 2010!
“Ngay trong năm 2010 hoặc 2015, Bắc Băng Dương có thể không có băng vào mùa hè điều chưa từng xảy ra trong hơn một triệu năm qua,” Canwest News Service của Canada đưa tin, diễn giải lời của ông Louis Fortier, một nhà nghiên cứu vùng Bắc cực.
“Băng ở biển Bắc Cực biến mất vào mùa hè trong vòng năm năm?” là một tiêu đề xuất hiện trên Associated Press vào năm 2010.(?)
“Với tốc độ này, Bắc Băng Dương có thể gần như không còn băng vào cuối mùa hè năm 2012,” ông Jay Z Wally, nhà khoa học khí hậu của NASA, cho biết.
***
8: Bắc Cực không còn băng vào năm 2013!
“‘Vào năm 2013’ mùa hè ở Bắc Cực không còn băng,” BBC đưa tin. Một nhà nghiên cứu thuộc Khoa Sau Cử nhân Hải quân ở Monterey, California, Ms. Kristen Fletcher Lead, Climate & Security Network nói với BBC: “Dự báo của chúng tôi cho năm 2013 về việc băng sẽ biết mất vào mùa hè là không tính đến hai mức tối thiểu gần đây nhất, vào năm 2005 và 2007.” “Vì vậy, dựa trên thực tế đó, quý vị có thể lập luận rằng có lẽ dự đoán của chúng tôi cho năm 2013 đã quá thận trọng.” (?)
9: Bắc cực sẽ tan chảy hoàn toàn!
Olav Orheim (22/2/1942) là một nhà nghiên cứu băng hà người Na Uy. Ông giữ chức vụ giám đốc Viện Địa cực Na Uy từ năm 1993 đến năm 2005. Ông được bổ nhiệm làm Giảng sư về Băng hà học tại Đại học Bergen vào năm 1989. Orheim là người tham gia chánh trong việc thành lập Trạm nghiên cứu Troll ở Queen Maud Land ở Nam Cực. Orheim có lẽ đã hạ cánh trên nhiều tảng băng trôi hơn bất kỳ ai trên thế giới và từng bị mắc kẹt qua đêm trên một tảng băng với David Attenborough, một phát ngôn viên người Anh và là người lồng tiếng cho loạt phim thiên nhiên "Hành tinh Trái đất" - Planet Earth.
Theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận tuyên truyền chính thức của TC, Olav Orheim đã từng tuyên bố rằng, “Nếu nhiệt độ trung bình của Na Uy trong năm 2008 bằng nhiệt độ năm 2007, thì chỏm băng ở Bắc Cực sẽ tan hết, mà điều này rất có thể xảy ra nếu xét theo điều kiện hiện tại.”
Nhiệt độ trung bình của Na Uy đã tăng nhẹ từ năm 2007 đến năm 2008, còn chỏm băng đã không tan.
**
10: Cắt đứt carbon!
Thu hồi và cô lập kỷ nguyên carbon sẽ đóng vai trò thiết yếu vai trò giảm thiểu biến đổi khí hậu, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi kế hoạch của California đạt được mức phát thải âm, được mô tả bởi Roger D. Aines và George Peridas trong “Tiến về số 0 và Về sau” - “Getting to Zero – and Beyond” (Số phát hành, Mùa xuân 2020), một tiến bộ bản lề về việc triển khai thành công của những nhà lãnh đạo tiểu bang nầy (!). Một phần quan trọng của kế hoạch là yêu cầu thu giữ và cô lập carbon dioxide từ các cơ sở năng lượng sinh học chuyển đổi sinh khối (biomass) thành nhiên liệu hoặc điện.
***
11: Suy nghĩ lại cuộc cách mạng xanh!
Trong bài viết “Làm thế nào để cải thiện lợi ích xã hội trong nghiên cứu nông nghiệp” (Số phát hành, mùa xuân, 2020), Marci Baranski và Mary Oldenburger đưa ra phân tích kịp thời và sâu sắc về Cách mạng Xanh và những hậu quả ảnh hưởng hiện tại, chẳng hạn như nghiên cứu nông nghiệp cho các chương trình phát triển ở Châu Phi, nơi đã loại trừ một số lượng lớn nông dân sản xuất nhỏ trong nỗ lực dẫn đầu chuyển đổi nông nghiệp. Các phương pháp tiếp cận đổi mới toàn diện, họ tranh luận, sẽ có lợi cho cả con người và nghiên cứu. Đây mới đich thực là một cuộc cách mạnh “xanh” trong nông nghiệp nhằm cải thiện đời sống nông dân, xóa đói, giảm nghèo, thực tế hơn sự hạn chế hay chấm dứt không tưởng sự phát thải khí carbonic vào khí quyển.
***
12: Những thách thức và con đường phía trước
Qua những hiện tượng kể ở phần trên, nhận thấy các nhận thức chân chính và đúng đắn về các hiện tượng khoa học xảy ra trên thế giới như sự hâm nóng toàn cầu chẳng hạn, lại, chúng ta cần nghiên cứu để xác nhận sự cần thiết của dân chủ hóa kiến thức (democratization of knowledge) và tạo ra kiến thức mới cho sự phát triển bền vững. Liên quan đến chương trình nghị sự phát triển toàn cầu, nghiên cứu của ESAPP, đã cung cấp kiến thức và dữ liệu dựa trên bằng chứng theo ngữ cảnh làm cho cung cách quản trị môi trường toàn cầu trở nên mạch lạc và tăng cường năng lực và thể chế theo nhằm để phát triển bền vững trên thế giới.
Nói tóm lại, con đường phía trước chúng ta cần phải đi là cần phải có một “đạo đức và luân lý khoa học” trong nghiên cứu và dự phóng viễn tượng môi trường như sự hâm nóng toàn cầu trong tương lai, một hiện tượng sẽ xảy ra hàng trăm năm sau đó!
13: Kết luận chưa hoàn tất
Kinh nghiệm của ESAPP khẳng quyết rằng tính chuẩn mực trong bối cảnh phát triển bền vững thực sự có tác dụng rất mạnh mẽ trong việc hướng dẫn nghiên cứu theo định hướng phát triển.
Mặc dù tất cả các nước đều hứa sẽ đạt mục tiêu phát thải đề ra "càng sớm càng tốt", nghĩa là giảm thiếu hay ngưng hẳn số lượng carbonic phát thải tại một số thời điểm giữa năm 2050 và 2100.
Nhưng, theo đa số các nhà khoa học nói điều này phải xảy ra vào năm 2070 là chậm nhất. Thật không may, không ai trong số các cam kết đưa ra tại hội nghị được ràng buộc pháp lý rõ ràng - một điều rất cần thiết để Hoa Kỳ có thể tránh đặt các điều ước quốc tế trong một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. LHQ đang hy vọng rằng áp lực thay vào đó sẽ làm cho các nước theo dõi, mặc dù không có hình phạt pháp lý nào đối với các quốc gia không thể đáp ứng thỏa thuận.
Có lẽ rào cản lớn nhất bao quanh dòng chữ "thiệt hại".
Các quốc gia nhỏ và quốc gia đang phát triển thấy đây là một câu hỏi liệu họ sẽ nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ các quốc gia giàu khi bị thiên tai do khí hậu gây nên hay không?
Có lẽ chính vì vậy mà tạp chí Economist, ngay trong số 19/12-2015 đến 1/1/2016 đã nêu ra hai đề tựa: “Vô vọng và Quyết tâm" và "Đèn xanh: Điều gì sẽ xảy ra sau thương vụ vượt quá mong đợi" - "Hopelessness and Determination" và "Green light: What to expect after the deal that exceeded expectations".
Như vậy rõ ràng là, ngay cả những quốc gia nêu ra nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi khí hậu cũng như đề xướng những hành động cần có của cá nhân, quốc gia v.v…để giải quyết vấn đề đặt ra.
Dư luận khắp thế giới vẫn đặt nghi vấn cho những hành động trong tương lai, ngay từ khi mối quan tâm đã được khơi dậy từ Thượng đỉnh Rio de Janeiro từ năm 1992!
Mai Thanh Truyết
Đầu năm 2014
Ghi chú thêm:
Trên đây chỉ là những điển hình của một số chính trị gia, khoa học gia trong “câu chuyện” về Biến đổi khí hậu.
Họ chính là những công chức “toàn cầu” làm việc cho LHQ. Họ không làm việc 40+giờ/tuần mà xuân thu nhị kỳ đi đó đi đây:
· Hoặc khuyến cáo, rao giảng, hoặc dạy dỗ các quốc gia làm thế nào để hạn chế sự phát thải khí carbonic;
· Hoặc phân phối Quỹ biến đổi khí hậu đế những quốc gia trên có điều kiện cải thiện hiện tượng hâm nóng toàn cầu;
· Họ chuẩn bị và tổ chức các buổi hội thảo có tính cách quốc gia/vùng/toàn cầu cổ súy “giả thuyết” về sự biến đổi khí hậu để rồi từ tiền đề trên, qua “uy tín” của LHQ hướng dẫn hàng 200 quốc gia hội viên đi đến kết luận là “Sự biến đổi khí hậu là có thật, nếu không hạn chế/ngăn chận, thế giới sẽ xảy ra thảm họa!
· Trong di chuyển công tác, họ dùng máy bay riêng hay mua vé máy bay hạng nhứt. Đi đứng, ăn ở trong những khách sạn 5,7 sao. Được tiếp đón như một nguyên thủ quốc gia.
· Đặc biệt trong kỳ thượng đỉnh COP28 ở Dubai tháng 11 vừa qua, trong suốt 13 ngày nhóm họp thu hút 195 nguyên thủ hoặc đại diện các quốc gia, với trên 97.000 tham dự viên, quan sát viên, họ cố gắng thuyết phục dư luận nhằm “chấm dứt xử dụng năng lượng hóa thạch vào năm 2030” và quyết định trên sẽ được ghi trong bản thông cáo chung của LHQ. Nhưng đứng trước sự phản đối kịch liệt của Ông CT Hội nghị thượng đỉnh COP28 và các quốc gia sản xuất dầu hỏa thậm chí luôn cả những quốc gia không sản xuất, bản Thông cáo chung chính thức chỉ “được” nêu ra là “Hạn chế việc xử dụng năng lượng hóa thạch” (than đá, xăng dầu, và khí đốt) mà thôi.
Các chính trị gia, khoa học gia có định hướng trên có biết rằng, trên thế giới nầy có hàng tỷ động cơ nổ dùng năng lượng hóa thạch như xe hơi, các lọai máy móc trong nông nghiệp, trong sản xuất, trong dịch vụ nấu nướng, hệ thống sưởi v.v…
Làm thế nào có thể thay thế năng lượng hóa thạch bằng điện năng trong một thời gian ngắn?
Phải chăng chính họ là thành viên của Nhà nước ngầm thuộc Nhóm Khuynh đảo Toàn cầu hầu thống trị thế giới, kiểm soát thế giới dưới danh nghĩa TOÀN CẦU HÓA?
Hoang tưởng và Khốn nạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét