Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2024

Đây là lý do Houthi lộng hành ở Biển Đỏ - Thuần Phong


Houthi của Yemen tiếp quản tàu Galaxy Leader Cargo ở bờ Biển Đỏ
Khoảng giữa tháng 12 năm ngoái 2023, một phiến quân Hồi giáo ở Yemen là Houthi đã tấn công các tàu chở hàng đi qua Biển Đỏ - một trong những tuyến hàng hải quan trọng và tấp nập nhất  thế giới.Trung Đông là một mảnh đất chưa bao giờ hết nóng. Từ khi Israel phục quốc năm 1948, tính đến nay đã có 6 cuộc Chiến tranh Trung Đông. Nếu bỏ qua những thứ 'lông gà vỏ tỏi' để nhìn vào lịch sử, thì đằng sau Houthi, hay những sự việc hỗn loạn ở Trung Đông là một lực lượng gây bất ổn. Rốt cuộc đây là sự việc gì? ngoài khơi Hudaydah, vào ngày 20/11/2023 tại Biển Đỏ, Yemen
<!>
Tầm quan trọng của Biển Đỏ và vì sao Ả-rập Xê-út ủng hộ Mỹ là quyết định khó khăn? Khi nhìn trên bản đồ, nếu các nước châu Âu như Ukraine, Bulgaria, Hy Lạp, Ý, v.v. muốn vận chuyển hàng hóa đến Ấn Độ và Đông Á, thì con đường ngắn nhất là đi qua Địa Trung Hải, sau đó từ Địa Trung Hải đi qua kênh đào Suez rồi vào Biển Đỏ, qua vịnh Aden rồi đi vào Ấn Độ Dương.

Nếu muốn đến Đông Á thì đi qua eo biển Malacca đến Biển Đông, đến các thành phố ven biển của Trung Quốc như Hồng Kông và Thượng Hải,từ đó ra Thái Bình Dương để đến Nhật Bản và Nam Hàn. Điều này nghĩa là: Nếu đi từ châu Âu đến Đông Á, thì con đường ngắn nhất là đi từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ rồi vượt qua vịnh Aden.

Biển Đỏ rất hẹp. Năm xưa khi Moses dẫn người Do Thái ra khỏi Ai Cập, ông giương gậy tách nước Biển Đỏ, sau đó đến vùng đất Israel. Vì Biển Đỏ rất hẹp, cho nên nó dễ bị bóp nghẹt. Phía nam Ả-rập Xê-út là Yemen. Ở Yemen có một phiến quân nổi dậy là Houthi. Houthi đã chặn Biển Đỏ. Tại sao Houthi muốn bóp nghẹt Biển Đỏ, bởi kể từ khi chiến tranh Hamas - Israel nổ ra, Houthi luôn ủng hộ Hamas và thường xuyên phóng tên lửa tấn công Israel. Mỹ và thậm chí cả Ả-rập Xê-út đã đánh chặn tên lửa của Houthi. Houthi từng đưa ra những lời lẽ gay gắt với phương Tây rằng: Nếu thuốc men, thực phẩm và các vật tư khác không được vận chuyển đến Palestine, thì Biển Đỏ sẽ bị phong tỏa hoàn toàn.


Một tàu chở hàng đi qua Kênh đào Suez hướng tới Biển Đỏ vào ngày 10/1/2024 tại Ismailia, Ai Cập. (Ảnh: Sayed Hassan/Getty Images) Houthi đã tấn công các tàu phương Tây, ngay cả tàu của Na Uy (Na Uy không tham gia chiến tranh Hamas - Israel) cũng bị Houthi tấn công. Điều này sẽ khiến nhiều tàu không còn sử dụng Biển Đỏ và vịnh Aden nữa.

Nếu không đi theo hướng Biển Đỏ, thì tàu châu Âu sẽ từ Địa Trung Hải đi về phía tây, sau đó qua eo biển Gibraltar, vào Đại Tây Dương. Từ Đại Tây Dương men qua vùng phía tây châu Phi, vòng qua Mũi Hảo Vọng. Tuyến đường này ít nhất dài gấp đôi so với đường qua Biển Đỏ. Điều này khiến nhiều quốc gia chịu không nổi, bởi vì hành trình dài hơn dẫn đến phí vận chuyển cao hơn.

Biển Đỏ là một trong những tuyến đường vận chuyển tấp nập nhất thế giới, không kém gì eo biển Malacca. Có 17.000 tàu chở hàng, 6,2 triệu thùng dầu thô, 50 triệu tấn nông sản đi qua Biển Đỏ mỗi ngày. Chúng ta biết rằng, trong thời đại toàn cầu hóa, thì hàng hóa vận chuyển giữa các quốc gia không phải là nguyên kiện mà là bán thành phẩm. Nếu đường vận chuyển bị gián đoạn, thì sẽ làm gián đoạn chuỗi công nghiệp toàn cầu.

Điều này sẽ khiến giá cả tăng cao, có thể dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Cho nên, cộng đồng quốc tế buộc phải hành động để giải quyết lực lượng Houthi. Nếu tấn công bằng đường biển, thì góc tấn công tương đối hẹp và khá tốn sức. Cho nên cách tốt nhất là đưa quân từ Ả-rập Xê-út xuống phía nam, rồi trực tiếp tấn công Yemen. Trong trường hợp này thì cần sự hợp tác giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út. Trên thực tế thì liên quân Anh, Mỹ đã tấn công Houthi. Còn ở đây tôi chỉ đề cập về lịch sử sâu xa và những vấn đề mà khối Hồi giáo gặp phải.

Nếu Ả-rập Xê-út ủng hộ Mỹ, thì nước này sẽ gặp phải vấn đề như sau.Cuộc chiến giữa Israel và Hamas là cuộc chiến giữa người Do Tháivà Hồi giáo. Dù đây không phải là cuộc chiến chống lại toàn bộ thế giới Hồi giáo, nhưng ít nhất Hamas thuộc về Hồi giáo.

Ả-rập Xê-út là anh cả của thế giới Hồi giáo. Trên bán đảo Ả-rập, Muhammad đã sáng lập ra Hồi giáo. Thời ấy, Trung Quốc gọi bán đảo Ả-rập là Thiên Phương. Người ta thường nói ‘Thiên Phương dạ đàm’ (Đêm Ả-rập, The Arabian Nights), thì Thiên Phương chính là bán đảo Ả-rập.

Hồi giáo được thành lập trên bán đảo Ả-rập, cho nên Ả-rập Xê-út được xem là anh cả trong thế giới Hồi giáo.Trong tất cả các quốc gia Hồi giáo, thì Ả-rập Xê-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cũng lớn nhất. Vì là anh cả trong thế giới Hồi giáo, cho nên khi Ả-rập Xê-út hợp tác với Mỹ, thì tương đương với việc: Anh cả thế giới Hồi giáo ủng hộ Israel (nhà nước Do Thái). Cho nên đây là quyết định khó khăn đối với Ả-rập Xê-út. Hơn nữa, sở dĩ Houthi có thể ngang ngược như vậy là vì: Đằng sau Houthi là Iran. Những vũ khí của Houthi như máy bay không người lái, tên lửa chống hạm,v.v.trên thực tế là do Iran cung cấp. Điều này dẫn đến việc: Nếu Ả-rập Xê-út ủng hộ Mỹ, thì phải quay lưng lại với Iran (cũng là một quốc gia Hồi giáo giống Ả-rập Xê-út).

Vào tháng 3/2023, dưới sự sự hòa giải của Trung Quốc, thì hainước Ả-rập Xê-út và Iran đã thiết lập quan hệ ngoại giao sau 7 năm cắt đứt. Điều này nghe có vẻ rất lạ. Cùng là quốc gia Hồi giáo, vì sao quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Iran căng thẳng
đến vậy?

Vì sao quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Iran thường căng thẳng? Ả-rập Xê-út và Iran thuộc các giáo phái khác nhau trong Hồi giáo. Chúng ta biết rằng, trong Hồi giáo có hai phái lớn, một là Hồi giáo Sunni, hai là Hồi giáo Shia. Ả-rập Xê-út thuộc phái Sunni, còn Iran thuộc phái Shia. Mà mối quan giữa dòng Sunni và Shia vẫn luôn căng thẳng. Sau khi nhà sáng lập Hồi giáo là Muhammad qua đời, thì khi ấy không có người kế vị. Khi đó có một nhóm chủ trương rằng, bất kỳ đệ tử nào của Muhammad có tư cách và uy vọng, người đó có thể được mọi người bầu làm caliph.

Caliph là lãnh tụ của chính giáo hợp nhất, tức là người đứng đầu của tôn giáo chính trị hợp nhất. Điều này ít nhiều mang màu sắc giống một cuộc bầu cử. Những người đề xuất điều này thuộc về dòng Sunni. Một nhóm khác thì tin rằng, chỉ có con rể của Muhammad là Ali mới là người nắm quyền. Hơn nữa sau này, chỉ có những người mang huyết thống của Ali mới có thể trở thành giáo chủ. Đây thuộc về phái Shia, phái theo kiểu ‘huyết thống kế thừa’. Cuộc tranh chấp này xảy ra từ khi Muhammad qua đời. Vì sao xảy ra chiến tranh Iran - Iraq vào những năm 80? Chính là vì ở Iraq có hai dòng Hồi giáo.

Ở Iraq khi đó, dòng Shia chiếm đa số 55%, còn dòng Sunnichiếm 45%. Nhưng người nắm quyền là phái Sunni, Saddam Hussein của Iraq là người phái Sunni. Cho nên thời ấy đã xảy ra cuộc nội chiến giữa Shia và Sunni. Sau đó phái Shia của được Iran hậu thuẫn, dẫn đến Iran và Iraq bắt đầu đánh nhau. Trên thực tế, Hồi giáo đánh nhau với nước ngoài, như là họ tấn công Israel thuộc Do Thái giáo. Giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo cũng có mối thù truyền kiếp hàng ngàn năm.

Nhưng trong bản thân Hồi giáo cũng có đánh nhau. Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, mối quan hệ giữa người Sunni và người Shia không được tốt, đồng thời văn hóa của hai phái cũng khác nhau. Muhammad sáng lập tôn giáo ở bán đảo Ả-rập, cho nên Ả-rập Xê-út nằm trong vòng tròn văn hóa Ả-rập. Còn Iran thời cổ đại là Ba Tư, cho nên Iran nằm trong vòng tròn văn hóa Ba Tư. Do đó về mặt tôn giáo và văn hóa, thì mối quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Iran luôn rất căng thẳng.

Trên thực tế, hầu như không có quốc gia Hồi giáo nào có quan hệ tốt với Iran. Phái Shia mà Iran tin theo có số lượng rất ít, họ chỉ chiếm 10% số người trong thế giới Hồi giáo. Năm 2016 đã xảy ra một sự việc đó là: Ả-rập Xê-út đã hành hình một giáo sĩ Hồi giáo dòng Shia. Sau đó Iran tức giận tấn công vào đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại thủ đô Tehran của Iran. Ả-rập Xê-út và Iran đã cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Từ năm 2016 đến thời điểm tháng 3/2023 là 7 năm Ả-rập Xê-út và Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao. Nhưng dưới sự hòa giải của Trung Quốc, hai nước đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Nhưng sự việc này đã khơi dậy sự cảnh giác của Mỹ. Bởi vì nhân lúc quan hệ giữa Mỹ và hai nước Iran, Ả-rập Xê-út xấu đi, thì Trung Quốc thừa cơ nhảy vào Trung Đông. Chúng ta biết rằng, mối quan hệ giữa Iran và Mỹ vẫn luôn rất xấu bắt đầu từ năm 1979 khi ở Iran nổ ra cuộc cách mạng Hồi giáo.

Thời điểm đó Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ và bắt giữ một số quan chức ngoại giao Mỹ. Đây là cuộc khủng hoảng con tin. Bộ phim Argo đoạt 3 giải Oscar là dựa trên câu chuyện khủng hoảng con tin vào năm 1979 ở Iran. Còn về Ả-rập Xê-út, thì vốn dĩ mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út cũng không tệ. Nhưng sau này Ả-rập Xê-út đã lên kế hoạch ám sát một nhà báo người Ả-rập Xê-út của tờ Washington
Post sống ở Mỹ tên là Khashoggi.

Sau khi chuyện này xảy ra, Mỹ rất tức giận, ông Biden tuyên bố sẽ biến Ả-rập Xê-út thành một quốc gia bị cô lập. Nhưng sau khi Chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ, ông Biden cảm thấy giá dầu cao ảnh hưởng đến ông và kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Năm 2022, ông Biden buộc phải đến thăm Ả-rập Xê-út gặp Thái tử Salman, để nhờ phía Ả-rập Xê-út hạ giá khí đốt thiên nhiên. Nhưng phía Ả-rập Xê-út không giúp, cho nên ông Biden rất tức giận. Thời điểm ấy, quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út rất xấu.

Nhân cơ hội đó, vào tháng 3/2023, Trung Quốc làm trung gian hòa giải giữa hai nước Ả-rập Xê-út và Iran, muốn nhúng tay vào tình hình Trung Đông. Nhưng hiện nay, vì vấn đề của Houthi có thể khiến hai nước Ả-rập Xê-út và Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao. Trung Quốc muốn Ả-rập Xê-út không nghe lời Mỹ. Nhưng nếu Ả-rập Xê-út thực sự không nghe lời Mỹ, thì sẽ khó xử lý, bởi vì Ả-rập Xê-út bán dầu cho Mỹ. Hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước Mỹ và Ả-rập Xê-út rất chặt chẽ.

Khả năng cao là Ả-rập Xê-út đứng về phía Mỹ, bởi vì vốn dĩ mối quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Houthi không tốt lắm. Khi Houthi tấn công Israel, Ả-rập Xê-út cũng đánh chặn tên lửa của nhóm này. Do đó việc Trung Quốc thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Ả-rập Xê-út và Iran vào tháng 3/2023 có thể sẽ tốn công vô ích.

‘Nguồn cơn xung đột’ ở Trung Đông

Khi nhìn vào cục diện biến loạn ở Trung Đông có thể khiến nhiều người hoa mắt, nào là xung đột giữa Israel - Palestine, các nhóm Hồi giáo cực đoan như Hamas, Hezbollah, những phiến quân ở Syria, v.v Vậy thì có cách nào nhìn thấu xung đột ở Trung Đông hay không? Ai mới là nguồn cơn thật sự? Vào ngày 7/10/2023 xảy sự kiện Hamas thực hiện cuộc tấn công khủng bố vào Israel, thì nhiều chuyên gia am hiểu về tình hình quốc tế bất ngờ, bởi vì Hamas tuyệt không phải là đối thủ của Israel.

Trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất năm 1948, Israel đẩy lùi được Liên minh Ả-rập. Trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư năm 1973, Israel cũng chiến thắng được liên minh Ai Cập và Syria một cách thần kỳ. Israel có thể chống lại liên minh Ả-rập, còn Hamas chỉ là một nhóm nhỏ ở Dải Gaza, cho nên Hamas tuyệt không phải là đối thủ của Israel. Sau khi điều tra thì phát hiện đằng sau Hamas chính là Iran. Ngày 10/10/2023, tờ Wall Street Journal đăng bài viết với tiêu đề: 'Iran đã giúp đỡ Hamas lên kế hoạch tấn công Israel'.

Trong đó nói rằng: Theo thành viên của Hamas và thành viên cấp cao của Hezbollah (tổ chức khủng bố ở Li-băng), thì toàn bộ các quan chức an ninh của Iran đã giúp đỡ Hamas lên kế  hoạch tấn công Israel vào thứ Bảy ngày 7/10, và phê chuẩn lần tấn công này vào thứ hai tuần trước tức ngày 2/10. Những người này cho biết, các sĩ quan thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã khởi thảo kế hoạch tấn công trên 3 đường Biển Bộ Không từ tháng 8.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo và 4 đại biểu của các tổ chức cấp tiến do Iran hậu thuẫn đã hoàn thiện chi tiết kế hoạch hành động trong mấy lần cử hành hội nghị ở Beirut (Li-băng). 4 người thuộc các tổ chức: Hamas nắm quyền ở Gaza, Tổ chức cấp tiến người Shia ở Li-băng, và Hezbollah, tổ chức khủng bố ở Li-băng. Lần này đằng sau phiến quân Houthi vẫn là Iran. Cho nên vấn đề lớn nhất ở Trung Đông không phải là Hamas mà là vấn đề của Iran. Nếu vấn đề của Iran không thể giải quyết, thì vấn đề của Trung Đông căn bản không thể giải quyết. Vì sao? Bởi vì Iran là quốc gia Hồi giáo cực đoan, nó muốn 'quét sạch' Israel.

Điều này tương đương với một loại cuồng tín tôn giáo.

Chúng ta sẽ phát hiện một điều rằng, các quốc gia Hồi giáo sau khi trở nên thế tục hoá thì dễ dàng có mối quan hệ tốt với Israel, ví như Iraq, UAE, Bahrain… Thậm chí không quá thế tục hoá như thế, thì họ cũng không cực đoan như Iran, ví như quan hệ giữa Ả-rập Xê-út với Israel không ngừng được cải thiện, Jordan cũng như thế. Cho nên nói quốc gia Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan giống Iran cực kỳ thù hận Israel.

Khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5/2018, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có một bài thuyết trình tên là 'Iran nói dối'. Nội dung chủ yếu nói rằng, Iran đang phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. Ông Netanyahu có kéo tấm vải đen, tài liệu trong đó là những đĩa CD và tài liệu giấy chứng minh Iran đang làm giàu uranium để phát triển vũ khí hạt nhân. Số tài liệu này nặng tổng cộng 500kg, được cơ quan tình báo MOSSAD đưa từ một nhà máy cũ ở thủ đô Tehran của Iran.

Israel lớn đến cỡ nào? Chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An 1,3 lần, một hoặc hai quả bom nguyên tử là giải quyết xong. Cho nên nếu Iran có được vũ khí hạt nhân, họ sẽ nhắm đến Israel đầu tiên. Do đó nếu biết được Iran là nguồn cơn biến loạn ở Trung Đông, thì chúng ta sẽ không bị hoa mắt bởi những loạn tượng ở khu vực này.

Thuần Phong 
tổng hợp

Không có nhận xét nào: