VĂN HÓA ONLINE - 30/12/2023
Bệ phóng tên lửa Trường Chinh 5b (Long March 5b) nặng 21 tấn nằm giữa khu rừng rậm nhưng không biết ở địa điểm nào – nghi là ở trên đảo Hải Nam. Ảnh: Getty Images. Chiều ngày 12/12/2023, hai ông Tổng bí thư Trung Quốc - Việt Nam ngồi nhâm nhi buổi tiệc trà ở Trụ sở Trung ương đảng Hà Nội, trước mặt và sau lưng hai ông là bụi tre lá nhọn hoắt tua tủa. Phải ca ngợi anh chàng nhiếp ảnh gia chính trị nào đó đã chụp được khuôn mặt ông Tập. Khuôn mặt lộ vẻ đăm chiêu trong lúc ông Nguyễn bình thản; ông Tập đến Việt Nam không chỉ mang theo 36 “bửu bối”, mà đang canh cánh nghĩ về chiếc phi thuyền hạng nặng Trường Chinh 5 trị giá hàng tỷ đô là đang được các khoa học gia không gian hàng đầu của Trung Quốc chuẩn bị phóng lên không gian ở bãi Văn Xương, một địa điểm bí mật trên đảo Hải Nam.
<!>
Giây phút cuối cùng bấm nút khai hỏa tên lửa Trường Chinh 5 phóng lên vũ trụ mang theo vệ tinh Dao Cảm-41 vào ngày 15/12/2023 ở đảo Hải Nam.
Thế nhưng vì sao ông Tập tỏ ra đăm chiêu khi đang dự tiệc trà với ông Nguyễn Phú Trọng? Đảo Hải Nam cách xa hàng vạn dặm với thủ đô Bắc Kinh, nhưng nó lại được chọn là trung tâm của dàn phóng tên lửa lên không gian. Hải Nam là căn cứ của tầu ngầm nguyên tử và là Bộ tổng chỉ huy Chiến khu miền nam có trách nhiệm bao trùm biển South China Sea mà VN ta gọi là Biển Đông.
Khi bản tin về tên lửa Trường Chinh 5 phóng lên vũ trụ từ Văn Xương, nhiều người mới biết trên đảo Hải Nam đã có trung tâm vũ trụ của Trung Quốc xây dựng từ lâu, và đã là bệ phóng tên lửa nhiều lần lên không gian.
Trong đợt phóng tên lửa Trường Chinh 5 lần này, ông Tập lo rằng xác vỡ của tên lửa sẽ rơi xuống Biển Đông, nếu nó rơi gần đảo Trường Sa Lớn của VN thì tốt, nhưng nếu nó lại rơi gần đảo Thị Tứ thì hơi phiền – vì đã một lần tranh nhau với thủy thủ Phi để đoạt lấy các mảnh vỡ.
Tiếng nổ và cuộc săn lùng mảnh vỡ trên biển Thị Tứ
Năm 2021, Theo Business Insider, Trung Quốc vừa phóng chiếc tên lửa đầu tiên từ trạm vũ trụ mới vào ngày 28/4/2021. Thay vì rơi xuống biển theo tính toán, Trường Chinh 5B (Long March 5B) nặng 2i tấn bắt đầu bay tự do quanh Trái Đất và mất kiểm soát. Xác tên lửa có khả năng rơi xuống Trái Đất bất kỳ lúc nào trong vài ngày tới.
Bãi phóng tên lửa Văn Xương trên đảo Hải Nam cách Hà Nội khoảng mấy trăm cây số về phía tây; vùng biển bảo vệ cho toàn bộ bờ biển Hải Nam ở phía tây là vịnh Bắc Việt; phía đông hướng về eo biển Ba Sĩ và Đài Loan; phía nam là quần đảo Hoàng Sa, lá chắn kiên cố hàng rào quân sự có sở chỉ huy Chiến khu miền nam trên đảo Phú Lâm.
Mặc dù nhiều lần trong quá khứ chiến hạm của Mỹ đã “hành quân tuần tra” ở vùng biển Hoàng Sa nhưng không mang lại kết quả khả quan cụ thể, hoặc những bí mật quân sự Ngũ giác Đài không thể công bố, đặc biệt về hành trình phóng tên lửa từ đảo Hải Nam.
Ngày 25/6/2023, sau khi Izumo-Samidare dọn đường, siêu Hàng không Mẫu hạm nguyên tử mang tên Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Wilson Reagan đến “thăm” vịnh Đà Nẵng, – bám trụ ở cảng Tiên Sa từ 25 đến 30/6/2023. (Nghe đâu có hai chiến đấu cơ của Mỹ hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng.)
Cảng Đà Nẵng - tọa độ 16004’36” B ngang với khu vực biển-đảo Hoàng Sa. Từ Đà Nẵng nhìn ra căn cứ Tri Tôn và căn cứ hỏa lực Phú Lâm Trung cộng khoảng 200-300km. Từ Đà Nẵng hướng về phía bắc không xa bao nhiêu là căn cứ tầu ngầm nguyên tử Du Long-Hải Nam.
XEM THÊM: “Tháng 6 kinh hoàng”
Văn Xương – một căn cứ không gian bí mật xây dựng trên đảo Hải Nam dùng cho việc phóng các tên lửa khổng lồ, được biết lần đầu vào các năm 2020, 2021 từ các cuộc phóng tên lửa Trường Chinh. Tin tức về bãi phóng bí mật ở Văn Xương-Hải Nam ít ai được biết, ngoại trừ các điệp viên quốc tế.
Nếu Hoa Kỳ có bãi phóng không gian nổi tiếng xưa nay là Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Cape Canaveral, tiểu bang Florida nhìn ra Đại Tây Dương thì Trung Quốc hiện có đảo Hải Nam nhìn ra Thái Bình Dương trước đó đã có Biển Đông là phòng tuyến che chở.
Với tốc độ của tên lửa thế kỷ 21 hiện nay thì không có khoảng cách nào, tọa độ nào tên lửa không “đáp” tới được. Nó lại được hướng dẫn chính xác bởi các vệ tinh tình báo vần vũ ngày đêm trên bầu trời.
Theo tin từ tờ TTO, tên lửa Trường Chinh 5 (Long March 5) - tên lửa vũ trụ mạnh nhất của Trung Quốc, từ bãi phóng Văn Xương ở đảo Hải Nam vào hôm 15/12/2023 đã đưa thành công vệ tinh viễn thám vào quỹ đạo định trước.
Sáng 26/12/2023, truyền thông Trung Quốc dẫn thông tin của Cục Hải sự Trung Quốc cảnh báo "xác tên lửa" sẽ rơi xuống một khu vực ở Biển Đông, ngoài khơi đảo Hải Nam trong khoảng thời gian từ 11h tới 12h ngày 26/12/2023 (giờ địa phương).
Vào năm 2021, tên lửa đẩy Trường Chinh 5B được phóng từ đảo Hải Nam của Trung Quốc (ngày 29/4/2021) và rơi xuống Trái đất (ngày 9/5/2021).
Tên lửa đẩy Trường Chinh 5 mang theo vệ tinh viễn thám quang học quỹ đạo cao Dao Cảm-41. Lần phóng này đánh dấu nhiệm vụ thứ 502 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.
Vệ tinh Dao Cảm-41 sẽ được ứng dụng trong việc khảo sát đất đai, ước tính năng suất cây trồng, quản lý môi trường, cảnh báo và dự báo khí tượng, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét