Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

Mỹ Tho Đại Phố – Hơn 340 năm từ đại phố đến hiện đại



Mỹ Tho Đại Phố – Vì sao lại có tên gọi mang tầm vóc thế này? Mỹ Tho hiện tại có còn là đại phố Nam Kỳ như trước đây? Những thông tin quan trọng trong lịch sử của Mỹ Tho Đại Phố với hơn 340 năm hình thành và phát triển. Bài viết sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về Mỹ Tho Đại Phố! -  Lịch sử Mỹ Tho Đại Phố - Mỹ Tho đại phố xưa tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, nằm dọc theo nhánh bên trái của rạch Mỹ Tho, bắt đầu từ bến Tắm Ngựa, chỗ tiếp giáp giữa rạch Mỹ Tho với sông Tiền, chạy dài theo đường Nguyễn Huỳnh Đức bây giờ đến cầu Vĩ, Gò Cát (xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho ngày nay).
<!>
Nhờ nằm ở vị trí ngã ba sông, Mỹ Tho đại phố xưa thu hút nhiều ghe thuyền trong vùng đem sản vật tới mua bán tấp nập và từ thế kỷ 18 nơi đây trở thành thương cảng có buôn bán với nước ngoài như: Trung Hoa, Nhật Bản, Chân Lạp, Xiêm…

Cũng nhờ vậy mà kinh tế vùng Mỹ Tho phát triển nhanh chóng. Và từ thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ, bao gồm cù lao Phố Biên Hòa và Hà Tiên. Mỹ Tho Đại Phố Ngày Xưa

Thiên nhiên ưu đãi, ruộng đồng phì nhiêu, cộng với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, kinh nghiệm lâu đời của cư dân lúa nước ở miền Bắc, miền Trung mang vào, lưu dân Việt đã sớm tạo nên một vùng môi sinh mới mẻ ở Mỹ Tho nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.


Tuy nhiên, khi nói đến Đại phố Mỹ Tho, người ta thường nhắc đến sự kiện Tổng binh Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến đem binh thuyền người Hoa đến Mỹ Tho vào năm 1679. Người Hoa ở đây nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng người Việt và người Khmer tại chỗ đã có mặt trước đó, và họ đã làm nên một đại cuộc: biến Mỹ Tho vốn là một vùng môi sinh ruộng đồng lau sậy trở thành phố thị, một trung tâm buôn bán sầm uất và nhộn nhịp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết, phía nam trụ sở dinh trại của Dương Ngạn Địch là phố thị lớn Mỹ Tho, một “chợ phố lớn, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền các ngả sông, biển đến đậu đông đúc, là một chốn đô hội, rất phồn hoa, huyên náo”.


Từ phố thị Mỹ Tho, cư dân quanh vùng đã sống tập trung hơn, nhiều làng xã đã nhanh chóng mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho tạo nên một Bộ mặt mới trên vùng đất này. Mỹ Tho không chỉ là một phố thị bình thường nữa, nó đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn ở Nam Bộ, sánh với Nông Nại Đại phố, với đô hội Gia Định và phố thị Sài Gòn hay phố thị Hà Tiên. Hơn nữa, Mỹ Tho là trung tâm kinh tế hình thành trước cả Sài Gòn – Gia Định, vì thế mà ngay từ khi mới ra đời, Sài Gòn – Gia Định phải chen vai, cạnh tranh cùng với ba trung tâm thương mại Cù Lao phố, Mỹ Tho đại phố và Phố thị Hà Tiên.

Đất đai màu mỡ, diện tích canh tác không ngừng mở rộng; kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của lưu dân Việt, kinh nghiệm bán buôn của người Hoa; ý thức vươn lên của những người Việt, người Khmer và người Hoa đi tìm đất sống,… Tất cả đã góp phần tạo nên một nền kinh tế mà trước đó chưa hề có trên vùng đất này.

“Nhất thóc nhì cau”, câu ngạn ngữ đó chỉ sự trù phú của cả vùng Gia Định rộng lớn. Mỹ Tho cũng vậy. Lúa gạo ở Mỹ Tho đã là một thứ hàng hóa đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại trong một thời gian dài. Nhiều chợ lớn ở Mỹ Tho – Tiền Giang đã được hình thành, là những nơi buôn bán gạo với số lượng lớn, đặc biệt Chợ Gạo là nơi chuyên kinh doanh thóc gạo nổi tiếng ở đất Nam Bộ.


Bởi phố chợ Mỹ Tho được dựng lên ở nơi hợp lưu giữa sông Mỹ Tho và kênh Vũng Gù, một địa điểm thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán, thương lái đến mua gạo ở đây đi bằng đường thủy. Thuyền bè tấp nập qua lại, có khi neo đậu như một bến thuyền. Sách Gia Định thành thông chí có đoạn viết:“phàm thuyền buôn các nơi qua lại phải đậu nghỉ ở sông Mỹ Tho, hóng mát, xem trăng, đợi con nước lên, thuận dòng lên tây hay xuống đông”. Còn ở phía đầu chợ Lương Phú cách đó không xa, có Bến Chùa, là nơi có nhiều nhà bán lúa gạo, thuyền bè đến mua gạo thường đậu san sát ở đây. Lương Phú cũng được xem là một trong những chợ lớn ở vùng này. Hình ảnh Mỹ Tho Đại Phố







Hình ảnh Mỹ Tho xưa và nay


Rạp Vĩnh Lợi – Rạp hát cải lương đầu tiên của miền Nam…


…nay được đổi tên thành Rạp hát Thầy Năm Tú


Rạp Viễn Trường xưa…


Nay là rạp chiếu phim CINESTAR


Ngôi nhà của Bạch Công tử trước khi được trùng tu…


…và Nhà Bạch Công Tử ngày nay.


Cầu Quay xưa…


… và chiếc Cầu Quay ngày nay


Mỹ Tho xưa nhìn từ trên cao…


và ngày nay


Cổng Chùa Vĩnh Tràng xưa…


…và cổng Chùa Vĩnh Tràng ngày nay


Khoa Sản – Nhi trước đây…


Bệnh viện phụ sản Tiền Giang ngày nay…

Vườn hoa Lạc Hồng xưa…và một góc Vườn hoa Lạc Hồng năm 2019


Mỹ Tho Đại Phố trong tương lai sẽ thế nào? Đô thị sinh thái miệt vườn

Phân Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam được giao nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung TP Mỹ Tho định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với yêu cầu: Quy hoạch điều chỉnh phải phát huy được vai trò, vị thế mới trong mối quan hệ vùng tác động đến định hướng phát triển TP; Kết nối và tích hợp các quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và các dự án phát triển chuyên ngành trong vùng TP.HCM, vùng ĐBSCL và quốc gia; Đáp ứng phát triển theo tính chất chức năng đô thị loại I trong tương lai; Phát huy vai trò vị thế và tiềm năng cảnh quan sông rạch

.

Góc nhìn về cầu Rạch Miễu, bến tàu Mỹ Tho từ Viva Star Cofee Cửu Long Tiền Giang – Photo: Đặng Trường Duy

Phân Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam đã nghiên cứu và điều chỉnh quy hoạch Mỹ Tho theo một mô hình mới, phát huy vai trò vị thế và tiềm năng cảnh quan sông rạch, hình thành các đường vành đai, đường hướng tâm, xuyên tâm. Theo đó sẽ có 5 KĐT được hình thành theo mô hình KĐT công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch đặc trưng, với tổng diện tích đất hơn 8 nghìn ha và dự kiến quy mô dân số tới năm 2015 của mỗi khu sẽ từ 120 – 140 nghìn người và tới năm 2030 – 2050 từ 130 – 160 nghìn người.


Các chuyên gia quy hoạch đã đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động và diễn biến của môi trường như: Bổ sung, bố trí lại vị trí làng bè cá để đảm bảo chất lượng nước đầu vào cho các nhà máy cấp nước TP Mỹ Tho; bắt buộc các KCN, KĐT phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; Đầu tư xây dựng kè sông Tiền để chống hiện tượng sạt lở bờ sông, đặc biệt phải xây dựng được kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của riêng TP Mỹ Tho. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất toàn TP, tạo quỹ đất lớn phát triển trung tâm du lịch mang tầm quốc gia; Bổ sung thiết kế đô thị tổng thể và điều chỉnh khung giao thông kết nối giao thông vùng.

Với những nội dung điều chỉnh trên, ông Ngô Quang Hùng tin tưởng: Mỹ Tho, TP ven sông Tiền sẽ là đô thị xanh, có môi trường sinh thái trong lành, chất lượng cuộc sống cao, xây dựng TP xứng tầm Mỹ Tho đại phố trong lịch sử hơn 340 năm hình thành và phát triển.
Phê duyệt đề án xây dựng Mỹ Tho thành đô thị thông minh, phủ wifi toàn thành

Theo Sở TT&TT Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Quyết định số 3769/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Mỹ Tho thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020.

Theo đề án các nội dung xây dựng thành phố thông minh bao gồm: Chính quyền điện tử thông minh, Wi-Fi thông minh, camera thông minh, du lịch thông minh, hệ thống thông tin địa lý (Gis), hệ thống giám sát môi trường, cảnh báo độ mặn, giao thông thông minh, hệ thống điều hành dữ liệu đô thị trung tâm (tập trung), hạ tầng ICT và các hệ thống thông tin khác.

Trang chủ - Du lịch sinh thái Miền Tây

Luôn lắng nghe nhu cầu và tư vấn chương trình phù hợp nhất với khách hàng. Mang đến sự hài lòng trong suốt hành ...

Mô hình đô thị thông minh. Ảnh Internet.

Việc xây dựng thành công thành phố Mỹ Tho thành đô thị thông minh góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn. Đưa Mỹ Tho trở thành một trong những địa phương có hệ thống quản trị đô thị tốt nhất. Với việc xây dựng các hệ thống thông tin thông minh, doanh nghiệp được cung cấp môi trường phát triển càng tiện ích, ưu việt, người dân, doanh nghiệp được sử dụng các dịch vụ trên mạng ở các cấp độ khác nhau và được cung cấp thông tin một cách minh bạch, thuận lợi, kịp thời, góp phần giảm thiểu thời gian, công sức trong giao dịch hành chính với chính quyền, mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp; nhân dân được tiếp cận các dịch vụ chất lượng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiện ích.
Website Mỹ Tho Đại Phố mang giá trị gì?

Tiếp nối sự phát triển phồn hoa của Mỹ Tho Đại Phố Xưa và sự phát triển hiện đại của Đô Thị Loại I ngày nay, Mỹ Tho đã và đang trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và thông tin. Website Mỹ Tho Đại Phố tự hào là trangtin tức tổng hợp thông tin, hình ảnh, video…về thành phố Mỹ Tho nói riêng và Tiền Giang nói chung.


Thông tin được cập nhất nhanh và chính xác từ các nguồn báo lớn: Vnexpress, Zing, THTG, Báo Ấp Bắc cũng như các Cộng Tác Viên. Website Mỹ Tho Đại Phố luôn cố gắng truyền tải những tin tức, hình ảnh và video có giá trị về Mỹ Tho, Tiền Giang đến những độc giả, đặc biệt là các độc giả xa quê. Mỹ Tho Đại Phố Tổng Hợp https://mythodaipho.net

Không có nhận xét nào: