Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Phát Minh Ra Bệnh - Dược sĩ Trương Văn Dân (Ý)

Disease Mongering bởi các BIG PHARMA - Thực tế chúng ta biết rất ít hoặc hiểu sai bét về các tập đoàn dược phẩm trên thế giới. Sau đây là một trích đoạn từ tác phẩm “Trò Chuyện Với Thiên Thần” của Dược sĩ Trương Văn Dân (Ý).  -   PHÁT MINH RA BỆNH
Cái xác phàm của mỗi chúng ta, của hết thảy nhân loại hiện nay, chính là nguồn lợi kếch xù của bọn người kinh doanh trên sự sợ hãi: bệnh tật. Lãnh vực này hiện nay nằm trong tay các tài phiệt. Và họ bỏ rất nhiều tiền để tiếp thị. Một thuật ngữ mới ra đời: Disease mongering (Nghề buôn bán bệnh tật).- Khi ủy ban “khoa học” Mỹ tái định nghĩa hypercholesterolemia (có cholesterol cao trong máu) và chỉ cần giảm chỉ số từ 240 mgs/dl xuống 200 mgs/dl để các bác sĩ cho phép dùng thuốc thì số “bệnh nhân” đột ngột tăng 3 lần.
<!>
– Chỉ trong năm 2016 Công ty Pfizer đã chi 1,2 tỷ USD, theo sau là Công ty Bristol Myers Squibb chi 460 triệu USD để quảng cáo và tiếp thị thuốc.

Nhưng đây chỉ là đỉnh của băng sơn. Trên thực tế rất nhiều các nhà khoa học hướng dẫn cách dùng thuốc đều hưởng lợi nhuận từ các dược phòng.
Thông qua “Disease mongering”, những trạng thái như buồn rầu, lo âu, hồi hộp… rất bình thường trong cuộc sống đã bị truyền thông (Big Media) hô biến thành bệnh (?) để làm mọi người sợ hãi, cảm thấy mình phải dùng thuốc.

Không ai nói với chúng ta là nỗi buồn là một phần của sự sống.
Bạn mất ngủ hả? Hãy uống thuốc ngủ! Mà có thật sự cần phải dùng thuốc không? Biết đâu không ngủ là một điều tuyệt vời. Thỉnh thoảng được thức giấc, mở cửa nhìn ra bầu trời đêm mà kẻ ngủ say sẽ không bao giờ biết.

Đã có người nói, “ban ngày để sống còn ban đêm là để hiểu cuộc sống.”


Nhưng các tập đoàn dược phẩm chi ra số tiền càng ngày càng lớn cho việc bán thuốc “ảo”, kèm theo quà tặng, mời du lịch…

Thí dụ bệnh tiểu đường type II, trước đây được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL. 

 Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L). Lập tức có thêm 1.700.000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời).

Cholestérol: Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL.

Lập tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42.600.000 bệnh nhân có cholestérol cao trong máu. Các nhà bào chế có thêm được 86% “khách hàng” mới.

Ba mươi năm trước, Giám đốc hãng dược phẩm Merck, Henry Gadsen, đã từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Giấc mơ của chúng tôi là sản xuất thuốc cho những người khỏe mạnh. Làm được thế, chúng tôi có thể bán thuốc cho bất kỳ ai”. (*)
Một cách nói khác không kém phần trắng trợn, đó là: “Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh”.

Một nghiên cứu mới nhất từ Pháp: 50% thuốc bán hiện nay trên thị trường là vô ích, 20% có hại và nhiều khi nguy hiểm cho người dùng.

Ai cũng biết sức khỏe tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, khí hậu và thực phẩm chứ không chỉ dựa dẫm vào thuốc men, cách chữa trị hay các kỹ thuật hiện đại.
Hiện nay nhiều người hễ thấy khó chịu một chút là uống thuốc mà không biết rằng không có loại thuốc nào là không có tác dụng phụ, đó là:

“1 PHẦN THUỐC CHỨA 3 PHẦN ĐỘC”.

Kết luận của người gởi: Trước khi uống thuốc, mình nên thử các cách trị liệu khác . Nhưng qua kinh nghiệm hành nghề, chúng ta không thể khuyên bệnh nhân điều này vì sẽ làm “công ty” khó chịu. Cá nhân tôi khi còn làm việc có chừng hai hay ba bệnh nhân dùng từ 18 tới 24 loại thuốc. Mấy người này đều mua bằng Medicaid. Hễ họ than phiền về một triệu chứng nào đấy là BS cho ngay một toa, không cần hỏi thêm.

Ds. Trương Văn Dân

Không có nhận xét nào: