Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

CÂU CHUYỆN VỀ BỨC TƯỜNG “I LOVE YOU” LÃNG MẠN Ở PARIS - Thanh HƯƠNG


Những cụm từ “Ek’s lief vir jou”, “Ti-amo”, “Eg elskar deg” lần lượt là tiếng Nam Phi, Ý và Na Uy với cùng một ý nghĩa là “Anh yêu em/Em yêu anh - Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy cả 3 cụm từ này cùng với gần 1.000 “lời tỏ tình” khác tại nơi được cho là lãng mạn nhất trong thành phố tình yêu Paris – bức tường “I love you” (Anh yêu em/Em yêu anh). Bức tường này được đặt tại phía Bắc Paris, thuộc quảng trường Abbesses và khu Jehan Rictus, đồi Montmartre. Nó có bề mặt được làm bằng gạch men có diện tích khoảng 40m vuông. Phía bên trên bức tường là cụm từ có nghĩa “Anh yêu em/ Em yêu anh” phủ kín 1.000 lần bởi hơn 300 ngôn ngữ khác nhau.
<!>

Bức tường này được tạo nên bởi 2 nghệ sĩ Frederic Baron và Claire Kito. Nó được coi là địa điểm hẹn hò lý tưởng của các cặp đôi cũng như đài tưởng niệm cho sự tôn thờ tình cảm vĩnh cửu.


Câu chuyện bắt đầu vào năm 1992 khi nhạc sĩ Frederic Baron quyết định thu thập cụm từ “Anh yêu em” từ những người khách nước ngoài lạ mặt ông gặp trên đường phố Paris.

Sau khi hỏi, ông nhờ người đó ghi lại vào cuốn sổ của mình bằng 1 trong 4 màu mực: xanh biển, xanh lá, đỏ hoặc đen. Phía dưới từng dòng chữ, Baron sẽ ghi chú loại ngôn ngữ, quê hương người viết, cách đọc và dịch nghĩa sang tiếng Pháp.

Sau một thời gian thu thập, cuốn sách “Le livre de je t’aime” đã được xuất bản năm 1998 với hơn 50.000 bản được phát hành trên khắp nước Pháp.

Quyển sách chính là tập hợp những gì ông đã sưu tầm được trong suốt thời gian qua, như nhan đề của nó – cuốn sách của dòng chữ “Anh yêu em”.

Dưới bàn tay “phù phép” của nghệ sĩ thư pháp phương Đông – Claire Kito, 2 năm sau, bức tường “Anh yêu em” xuất hiện và trở thành một địa điểm nổi tiếng với các cặp đôi

.

Bên cạnh những dòng chữ khắc được viết từ trước, du khách đến đây cũng có thể tìm thấy những thông điệp tình yêu được để lại bởi các đôi uyên ương cùng sự ngưỡng mộ trước bức tường tình yêu này.

Những người yêu thích sự đa dạng của ngôn ngữ hay các cặp vợ chồng (già hay trẻ) đều tìm thấy cho mình một ý nghĩa từ bức tường này. Với họ, đó là quãng thời gian để hồi tưởng về một tình yêu lãng mạn, nguyện cầu về tương lai hạnh phúc.

Bức tường như nói hộ tiếng lòng của những người đã yêu, đang yêu và sắp yêu. Tất cả mọi người đều hiểu rằng, ngôn ngữ của tình yêu vô cùng kỳ lạ, hiếm khi cần một dịch giả.

Trong một thế giới vẫn còn tràn ngập bạo lực và sự chi phối của các cá nhân riêng lẻ, bức tường giống như biên giới ngăn cách con người, đồng thời bảo vệ chúng ta khỏi chính đồng loại của mình.

Ngược lại, Frederic Baron đã biến bức tường tình yêu của mình thành một cây cầu, nơi liên kết và hòa giải, một tấm gương phản ánh hình ảnh của tình yêu và hòa bình.
Frederic Baron cho biết: “Những cụm màu sắc bùng nổ trên các bức bích họa tượng trưng cho những mảnh của một trái tim tan vỡ. Trái tim đâu phải lúc nào cũng nguyên vẹn, đôi khi cũng bị “xé rách”. Do đó, bức tường này chính là nơi cố gắng tập hợp, hàn gắn chúng lại với nhau”.

Thanh HƯƠNG

Không có nhận xét nào: