Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Trump đến VN, sau đó nhiều di dân gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/11/03-Nov-2017/trucxuat.jpg
Một người đang bị đưa lên máy bay trục xuất về nước. Trong chuyến công du sắp tới, Tổng Thống Trump có thể gây áp lực với Hà Nội, ép buộc Việt Nam phải nhận thêm người bị trục xuất từ Hoa Kỳ. (Hình: ICE) Những người ủng hộ quyền của di dân nói rằng hàng ngàn người Mỹ gốc Việt đang gặp nguy cơ bị trục xuất ở mức cao hơn, đặc biệt trong lúc Tổng Thống Donald Trump đang chuẩn bị cho chuyến thăm ngoại giao tại Việt Nam.
<!>
 Tại nước cộng sản này, ông Trump có thể gây áp lực với nhà cầm quyền, như ông đã làm ở Đông Nam Á và Phi Châu, bắt buộc Việt Nam phải nhận thêm nhiều người bị trục xuất. Và số người bị ảnh hưởng có thể lên tới 10,000 người.

Từ lâu, những di dân phạm tội và chưa có quốc tịch Hoa Kỳ đã bị lệnh trục xuất, nhưng vì không được Việt Nam chấp nhận, nên họ vẫn sống ở Mỹ. Nay thì tình hình có thể thay đổi.

Một nhóm gồm các tổ chức bảo vệ quyền lợi của cộng đồng người Mỹ-Đông Nam Á nói rằng trong thời gian gần đây những di dân Việt Nam nhận được lệnh trục xuất nhiều hơn so với trước đây. Nhóm này đã đưa ra một bản thông báo, cho biết trong cuối tháng qua Hoa Thịnh Đốn đã nộp 95 trường hợp trục xuất mà họ muốn Hà Nội phải giải quyết.

Tin tức về việc bắt giam nhiều người từ cộng đồng Việt Nam và từ các cộng đồng người Mỹ gốc Đông Nam Á khác đã gây lo ngại rằng các cộng đồng đang bị chiếu cố trong chính sách chống di dân của chính phủ Trump.

Bà Huỳnh Diệu, một điều phối viên giao tiếp cộng đồng cho Phó Thị Trưởng Magdalena Carrasco của San Jose, và là một nhà tổ chức với nhóm cơ sở VietUnity-PACT, nói với nhật báo Pacific Standard trong số báo đăng ngày 1 tháng 11, “Tình trạng hiện nay đang rất khẩn cấp, vì cơ quan Thực Thi Công Lực Di Trú Và Quan Thuế (ICE) đã trở nên hung hăng hơn với những di dân.”

Trước đây, trong tháng Giêng, 2008, Hoa Thịnh Đốn đã ký một bản ghi nhớ thông hiểu (MoU, memorandum of understanding) với Hà Nội để cho phép những di dân Mỹ nào đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng Bảy, 1995, tức là ngày mà hai nước tái lập bang giao, cũng như những người không bị kết tội hình sự, được ở lại Mỹ. Thỏa thuận này cũng đặt nền móng cho việc Hà Nội chấp nhận việc trục xuất những người không thuộc hai nhóm trên.

Thế nhưng chính phủ Trump đang sẵn sàng hủy bỏ bản MoU đó, nhằm mục đích trục xuất những người đến Mỹ trước năm 1995, nếu họ không là công dân Hoa Kỳ. Chưa tới một tuần sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trump ký một sắc lệnh quy định rằng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ có “những nỗ lực và thương lượng với các chính phủ ngoại quốc” để các nước phải nhận những người bị trục xuất.

Với việc ông Trump sẽ thăm Việt Nam vào tuần tới trong một thời gian ngắn, Tòa Bạch Ốc chưa cho biết ông Trump sẽ gây áp lực kinh tế và những áp lực ngoại giao khác hay không, để ép buộc Hà Nội phải nhận thêm những người bị trục xuất từ Mỹ. Trong khi đó, một phái đoàn quan chức Việt Nam đã đến tiểu bang Georgia, nơi có một cộng đồng người Việt Nam, để thực hiện những cuộc phỏng vấn với những người đến trước và sau ngày 12 tháng Bảy năm 1995, theo bản cảnh báo cộng đồng cho biết.

Các nhóm bênh vực di dân tin rằng chuyến đi thăm Việt Nam của ông Trump sẽ rất quan trọng. Huỳnh Diệu từ nhóm VietUnity-PACT nói, “Ông Donald Trump sắp thăm Việt Nam trong tuần tới này, và những dấu hiệu đều cho thấy chính phủ Trump đang tăng cường nỗ lực nhằm chia tách các gia đình người Việt.”
Bà Huỳnh Diệu nhắc lại rằng trong tháng qua, chính phủ Trump áp đặt những biện pháp trừng phạt về visa đối bốn quốc gia: Cam Bốt, Eritrea, Sierra Leone, và Guinea, vì bốn nước này từ chối tiếp nhận những người bị trục xuất.

Những người khác đồng ý rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Trump và cách thức Hà Nội phản ứng với chuyện này có thể là một sự thay đổi lớn trong cách thức Hoa Kỳ trục xuất những người gốc Việt.

Bà Katrina Dizon Mariategue, quản đốc chính sách di trú thuộc trung tâm Southeast Asia Resource Action Center, tức tổ chức đã gửi bản thông báo vào ngày thứ Hai, nói, “Từ trước đến nay Việt Nam chỉ chấp nhận những người nào có lệnh trục xuất nếu họ đến Hoa Kỳ sau năm 1995, nhằm mục đích bảo vệ những người vào Mỹ với tư cách là người tị nạn.”

Trong lúc cơ quan ICE của chính quyền Mỹ đang gia tăng những vụ đột kích, bắt giam di dân, dường như chính phủ Trump không tuân thủ bản MoU đã ký với Việt Nam, hoặc thời điểm năm 1995 mà bản ghi nhớ đã ấn định. Các hội ủng hộ di dân ước tính số người gốc Việt bị ảnh hưởng là hơn 10,000 người, gồm những gốc Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ, trong số đó có những người tị nạn đến Mỹ trước năm 1995.


Bà Katrina Dizon Mariategue nói với báo Pacific Standard, “Dường như Hoa Kỳ không quan tâm đến việc tôn trọng bản MoU, vì họ chỉ tìm cách trục xuất càng nhiều người càng tốt. Chúng tôi vẫn không biết điều này sẽ dẫn đến việc trục xuất cuối cùng hay không, đuổi những người đến Mỹ với tư cách là dân tị nạn trước năm 1995. Điều đó sẽ do Việt Nam quyết định. Nhưng từ những gì chúng tôi có thể nói, chính phủ này đang hung hăng gia tăng trục xuất di dân.”

Bà Mariategue nói, “Mọi di dân trong thời Trump đang sống trong nỗi sợ hãi không ngừng”. Mọi người đều đồng ý như vậy.

Huỳnh Diệu nói, “Điều này xác nhận những gì chúng tôi đã biết về ông Trump và chính phủ này. Lời hứa trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump đã gắn liền với việc tách rời các gia đình, trừng phạt những di dân và những người tị nạn. Việc hủy bỏ DACA đang tới và chúng tôi biết điều đó. Lúc này dường như Hoa Kỳ chuẩn bị tách ra khỏi thỏa thuận năm 1995 của họ với chính phủ Việt Nam.”


~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Không có nhận xét nào: