Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Trump-APEC: Điểm nhấn và kỳ vọng - VOA

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/11 khởi hành chuyến công du 12 ngày tới năm nước Châu Á. Chuyến ra nước ngoài dài ngày nhất của ông Trump kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc sẽ đưa ông tới Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines.Ngoại trưởng Rex Tillerson và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ túc trực để giúp ông Trump đẩy mạnh chương trình nghị sự đặt trọng tâm vào thương mại và vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
<!>
Người ta kỳ vọng sẽ hiểu rõ ràng hơn về chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực Châu Á đang ngày càng trở nên quan trọng trên trường quốc tế vốn đã khiến người tiền nhiệm của ông Trump, Tổng thống Barack Obama, phải ‘Xoay trục.’
Một vài trọng tâm đang được giới quan sát hết sức ‘để ý’:
Cuộc khủng hoảng Triều Tiên
Triều Tiên sẽ là vấn đề cấp bách nhất đối với ông Trump giữa lúc Bình Nhưỡng đang tiến gần tới thủ đắc võ khí hạt nhân có khả năng bắn trúng lục địa Mỹ. Mục tiêu của ông Trump là kéo được Hàn Quốc và Trung Quốc vào kế hoạch tăng tối đa áp lực Bình Nhưỡng.
Hiểu rõ phương cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump, Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in đang tìm ‘khoảng trống’ để đối thoại với Bình Nhưỡng trong khi Trung Quốc phản đối lệnh cấm vận dầu khí đối với Triều Tiên hay một cuộc chiến tranh phủ đầu, viện dẫn lý do sẽ gây bất ổn lớn ở bán đảo Triều Tiên.
Thương lượng mậu dịch
Giảm mất cân bằng thương mại với Châu Á là ưu tiên kinh tế hàng đầu của lãnh đạo Mỹ. Khi rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có sự tham gia của Việt Nam cùng 10 nước khác, ông Trump từng tuyên bố sẽ thương lượng trực tiếp với từng nước một.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ yêu cầu Nhật mở cửa thị trường cho sản phẩm thịt bò và ô tô của Mỹ và thúc đẩy Hàn Quốc điều chỉnh hiệp ước tự do thương mại song phương đã có 5 năm nay mà ông mô tả là ‘quá lợi cho Hàn Quốc và quá hại cho Hoa Kỳ.’
Đối với Trung Quốc, ông có thể sẽ bảo đảm một số thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đô la.
Quan hệ Mỹ-Trung
Trong các chủ đề ông Trump bàn thảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh lần này không thể thiếu vấn đề Triều Tiên và sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á
Một phần sứ mạng của ông Trump là tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc cổ súy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và thông thoáng, theo Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Trump, khi đặt chân tới Châu Á sẽ thể hiện tầm nhìn của Mỹ tại thượng đỉnh APEC tại Việt Nam cũng như sẽ tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh với các nước ASEAN.
Tuy nhiên, quyết định của ông Trump bỏ qua Thượng đỉnh Đông Á do ASEAN tài trợ ở Philippines vào ngày 14/11 không những khiến người ta thắc mắc về sự nghiêm túc trong cam kết của Trump đối với Châu Á, mà còn tạo điều kiện cho Trung Quốc ‘bành trướng’ ảnh hưởng.
Việt Nam trông đợi gì?
Chặng dừng của ông Trump tại Việt Nam từ ngày 10 đến 12/11 là một sự kiện đáng chú ý giữa lúc Việt Nam đang tìm cách vực dậy năng lượng cho mối quan hệ song phương sau khi ông Trump rút Mỹ ra khỏi TPP.
Giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn có các mối quan hệ kinh tế khắng khít hơn với Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu và giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Bắc Kinh chiếm 21% tổng thương mại quốc tế của Việt Nam trong năm 2016, gần gấp đôi so với chục năm trước, trong khi Mỹ chiếm khoảng 13%, theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Việt Nam có phần chắc sẽ ‘ve vãn’ ông Trump bằng cách giảm bớt những rào cản đầu tư và ký các thỏa thuận kinh doanh lớn để hạ nhiệt những chỉ trích về mức thặng dư mậu dịch với Mỹ tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Tòa Bạch Ốc hồi tháng 6, Việt Nam đã ‘chào hàng’ một số các thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Trump đang vướng bận ‘nhiều chuyện nội bộ của Mỹ’ với cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Hoa Kỳ đang ngày càng gay cấn và điểm nóng Triều Tiên, Hà Nội ‘khó lòng kỳ vọng gì nhiều ở ông Trump trong chuyến đi này,’ theo nhận định của Luật sư-Giáo sư Vũ Đức Khanh tại Đại học Ottawa (Canada), một chuyên gia nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.
Theo nhà quan sát này, hai điểm chính mà Việt Nam trông chờ khi đón tiếp Tổng thống Donald Trump lần này là sự tái cam kết trong chính sách an ninh-tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc không ngừng lấn bước trong các tranh chấp chủ quyền, và một tín hiệu rõ ràng về chính sách thương mại của Washington với Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh TPP tái khởi động không có Mỹ.
Nguồn tham khảo: Nikkei/ Bloomberg/VOA Interview

Không có nhận xét nào: