Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Quyết Nghị về Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


Quyết Nghị về Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
      do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đề nghị
   với sự tán trợ của các Trung Tâm Văn Bút Bỉ, Pháp và Québec
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế trong Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 83 tại thành phố Lviv, nước Ukraine, từ  ngày 17 tới ngày 24 tháng Chín năm 2017
<!>
Kể từ Đại Hội lần thứ 82 của Văn Bút Quốc Tế cho tới nay, giới cầm bút, nhà báo và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người hành xử ôn hòa các quyền tự do phát biểu quan điểm, hội họp và lập hội tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vẫn tiếp tục bị tội phạm hóa dưới các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia trong Luật Hình sự (1), như các điều 79 (tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điều 87 (tội phá hoại chính sách đại đoàn kết), điều 88 (tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN), điều 245 (tội gây rối trật tự công cộng) và điều 258 (tội lạm dụng các quyền tự do và dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân). Hình phạt dành cho các tội trạng này nằm trong khoảng bảy năm tù giam cho tới án tử hình. Những sửa đổi mới đây trong Luật Hình sự khiến cho một người có thể bị tù từ một tới năm năm chỉ vì có ý định chỉ trích Nhà nước hoặc đang chuẩn bị tham gia một tổ chức chính trị độc lập bị chính quyền cấm đoán (2). 
Những người cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các luật sư thường xuyên bị hành hung bởi các nhân viên công lực hoặc các thủ phạm giấu mặt. Họ luôn phải sống trong hoàn cảnh đầy rủi ro : bắt giữ tùy tiện, tống giam lâu dài trước khi xét xử, khó gặp luật sư, xét xử bất công và án tù nặng nề. Khi bị cầm tù trong các trại lao động cưỡng bách, họ bị bọn giám thị, quản giáo và cai tù đối xử độc ác, phi nhân, hoặc tồi tệ, kể cả bị nhốt trong các buồng quá đông tù nhân, mất vệ sinh, thiếu dinh dưỡng và bị tống vào phòng biệt giam, còn gọi là cách ly. Tù nhân đau ốm không được chăm sóc y tế đầy đủ. Khi ra khỏi nhà tù, họ thường phải chịu thêm các án tù tại gia nhiều năm, bị sách nhiễu, quấy rối và có thể bị bắt giam trở lại bất cứ khi nào. Cựu tù nhân thường phải chịu sự hạn chế quyền tự do đi lại bằng các lệnh cấm đoán và tịch thu sổ thông hành hay hộ chiếu. Một số tù nhân đã bị buộc phải đi sống lưu vong. 
Với những bằng chứng đó, Văn Bút Quốc Tế cực lực lên án sự trấn áp không ngừng quyền tự do phát biểu quan điểm và tiếp tục giam nhốt những người cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư khi họ hành xử ôn hòa các quyền tự do cơ bản như đã nêu trên. Những người kể tên dưới đây thuộc các trường hợp rất đáng quan tâm:
  1. Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966), nhà thơ, tác giả nhựt ký điện tử, nhà hoạt động trên Liên mạng và doanh nhân. Đồng tác giả của cuốn sách bị cấm Con Đường Việt Nam, ông Thức cũng đã xuất bản nhiều bài thơ và bài báo trên nhiều sổ nhựt ký điện tử khác nhau. Bị bắt vào tháng Năm 2009 và bị kết án 16 năm tù giam kèm 5 năm quản chế vào tháng Một 2010 với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». Tháng Ba 2016, ông Thức đã tuyệt thực 13 ngày để phản đối các hành xử trái phép của bọn giám thị, quản giáo và cai tù, trong đó bao hàm cả việc cắt xén tùy tiện các quyền của tù nhân. Tháng Năm 2016, ông bị chuyển trại tù tới nơi cách xa gia đình gần 1400 cs. Vào ngày 29 tháng Tám 2012, Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc về Sự Giam Cầm Tùy Tiện, Độc Đoán (WGAD) đã đưa ra kết luận ông Thức bị giam cầm tùy tiện, độc đoán (3). Có nguồn tin cho biết thị lực của ông Thức đang bị giảm sút do điều kiện lao lung tồi tệ (4).
  2. Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969), nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư nhân quyền, cựu thành viên của Đoàn Luật Sư Hà Nội, đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền và tổ chức Anh Em Dân Chủ (vào năm 2013). Ông Nguyễn Văn Đài đã trợ giúp pháp lý cho nhiều nhà hoạt động vì nhân quyền và các nhóm tôn giáo thiểu số. Vào ngày 16 tháng Mười Hai 2015, ông Nguyễn Văn Đài và cộng sự, cô Lê Thu Hà, đã bị bắt giữ với cáo buộc vào « tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ». Kể từ đó tới nay ông Đài vẫn đang bị giam trước khi xét xử. Ông không được phép gặp luật sư và mới chỉ được gặp người vợ ông hai lần (5). Theo Luật Tố tụng Hình sự của CHXHCNVN, các luật sư sẽ chỉ được phép gặp ông Đài khi cơ quan công an hoàn tất điều tra. Trước đây ông Đài đã phải chịu một án tù bốn năm (2007-2011) cũng vì một tội danh vừa kể. Sau khi ra tù, ông Đài thường xuyên bị quấy nhiễu, hành hung và nhiều lần bị đe dọa tính mạng của bản thân và gia đình. Ví dụ, vào ngày 11 tháng Mười Hai 2015, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã phải lên án vụ tấn công nhằm vào ông Đài của những kẻ bịt mặt được cho là nhân viên an ninh mặc thường phục chỉ 5 ngày trước khi ông bị bắt (6). Ngày 25 tháng Tư 2017, một văn bản được WGAD chuẩn thuận đã kết luận ông Đài bị giam cầm tùy tiện, độc đoán (7). Sức khỏe của ông đang khiến dư luận lo lắng. Vào tháng Tám 2017, luật sư của ông Nguyễn Văn Đài thông báo ông đang bị cáo buộc thêm vào tội danh thuộc điều 79 Luật Hình sự. Trong khoảng thời gian tháng Bảy và tháng Chín 2017, đã có thêm năm thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và là các cựu tù nhân lương tâm bị bắt giữ, đó là các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Văn Túc. Tất cả đều bị cáo buộc vào điều 79 Luật Hình sự.
  3. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979), bút danh Mẹ Nấm, tác giả nhựt ký điện tử rất nhiệt tâm, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Mạng Lưới Tác giả Nhựt ký điện tử Việt Nam. Bà Quỳnh bị bắt vào ngày 10 tháng Mười 2016, sau đó bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc vào « tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN » vào ngày 29 tháng Sáu 2017. Bản cáo trạng áp đặt cho bà Quỳnh viện dẫn hàng trăm bài viết phổ biến trên Facebook và một tài liệu mà công an bảo là đã tịch thu tại nhà bà, có tựa đề « Stop police killing civilians » (Phải Chấm Dứt Cảnh Sát Giết Dân) với danh sách 31 nạn nhân đã chết trong đồn công an CS Việt Nam. Mẹ Nấm liên tục bị giới chức CS Việt Nam sách nhiễu vì những hoạt động xã hội của bà từ năm 2009; những hành vi sách nhiễu này bao gồm cả việc bị tạm giam, cấm đi lại, hành hung và đe dọa tính mạng bản thân và gia đình (8). Các lá đơn của gia đình và luật sư yêu cầu được vào thăm bà đều bị từ chối. Sức khỏe của bà đang có nhiều vấn đề cần quan tâm. Ngày 14 tháng Mười 2016, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã ra lời kêu gọi (9) trả tự do cho bà, và WGAD trong một văn bản công bố ngày 25 tháng Tư 2017 đã kết luận bà là người bị giam cầm tùy tiện, độc đoán(10). 
Do đó, Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền CHXHCNVN :
  • Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức, ông Nguyễn Văn Túc và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng tất cả những người cầm bút khác đang bị bức hại, trong đó có các tác giả nhựt ký điện tử, nhà thơ, nhà báo, luật sư, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, chỉ vì họ hành xử ôn hòa các quyền tự do phát biểu quan điểm ;
  • Chấm dứt lối hành xử thả tù và cưỡng bức họ lưu vong nơi ngoại quốc ;
  • Chấm dứt tất cả mọi hành vi tấn công, hành hung, đe dọa và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến hoặc những người cổ xướng cho tự do phát biểu quan điểm, tự do tín ngưỡng ;
  • Từ bỏ việc tịch thu sổ thông hành hay hộ chiếu của người bất đồng chính kiến, cựu tù nhân và bãi bỏ các lệnh cấm đi ra nước ngoài ;
  • Đảm bảo thực hiện nguyên tắc « đúng thủ tục pháp luật » và quyền xét xử công bằng với các thẩm phán và luật sư độc lập ;
  • Cải thiện điều kiện nhà tù và trại cưỡng bách lao động theo tiêu chuẩn quốc tế về giam giữ, đồng thời đảm bảo cho mọi tù nhân được chăm sóc y tế thích đáng ;
  • Tạo dễ dàng cho gia đình trong các cuộc thăm viếng, trong đó chú trọng có đảm bảo để tù nhân được giam giữ tại những địa điểm gần với gia đình họ, trong một khoảng cách hợp lý ;
  • Cấm mọi hình thức tra tấn và đối xử độc ác, trong đó gồm cả chế độ biệt giam lâu ngày, và phải tiến hành điều tra ngay lập tức và một cách khách quan mọi tố giác về đối xử độc ác và trừng phạt thủ phạm đồng thời đền bù cho nạn nhân ;
  • Rút lại mọi điều luật nhằm tội phạm hóa chính kiến bất đồng và quyền tự do phát biểu quan điểm bằng vỏ bọc mơ hồ của các tội xâm phạm « an ninh quốc gia », trong đó có các điều 79, 87, 88, 245 và 258 Luật Hình sự ;
  • Xóa bỏ mọi biện pháp kiểm duyệt, mọi hình thức theo dõi và giám sát dân chúng toàn xã hội, và chấm dứt mọi cấm đoán trái phép (11) về các quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do báo chí ;
  • Đảm bảo các quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp ôn hòa và lập hội được thực thi đầy đủ, gồm cả quyền được thông tin bằng tất cả mọi phương tiện, trên mạng và ngoài mạng, tuân thủ đúng theo các Điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).
Resolution on the Socialist Republic of Viet Nam
presented by the Suisse Romand PEN Centre
and seconded by Belgique, France and Québec PEN Centres 
The Assembly of Delegates of PEN International, meeting at its 83rd Congress in Lviv, in Ukraine, 17-24 September 2017 
Since the 82nd PEN Congress, writers, journalists and human rights defenders peacefully exercising their rights to freedom of expression, assembly and association in the Socialist Republic of Viet Nam (SRV) have continued to be criminalised under the vague national security provisions in the penal code[1] such as articles 79 (‘activities aiming to overthrow the people’s administration’), 87 (‘undermining national unity policy’), 88 (‘conducting propaganda against the State of the SRV’), 245 (‘causing public disorder’) and 258 (‘abusing the rights to freedom and democracy to infringe upon the interests of the state, the rights and interests of individuals’). Penalties for such crimes range from seven years in prison to the death penalty. Recent amendments to the penal code also make it possible to imprison an individual for between one and five years for preparing to criticise the state or preparing to join an independent political group disapproved by the government.[2]
Writers, journalists, bloggers and lawyers are often targets of violent physical assaults by the authorities or unidentified assailants. They face arbitrary arrest, lengthy pre-trial detention, limited access to legal counsel, unfair trials and heavy prison sentences. In the forced labour camps, they face cruel, inhuman or degrading treatment, including over-crowded and unsanitary prison conditions, undernourishment and solitary confinement. Sick prisoners lack adequate access to medical care. Once released, they are subject to long periods of probationary detention, suffering harassment and risking re-arrest. Former prisoners may also subjected to restrictions on their freedom of movement through the application of travel bans and passport confiscation. Some have been forced into exile. 
PEN International condemns the relentless crackdown against freedom of expression and the ongoing imprisonment of writers, journalists, bloggers and lawyers, in connection with the peaceful exercise of their above mentioned basic rights. Among many other cases of grave concern are the following:
1.  Tran Huynh Duy Thuc (born in 1966), poet, blogger, internet writer and businessman. Co-author of the banned book The Way for Viet Nam, he also published poems and articles on his various web blogs.Arrested in May 2009 and sentenced to 16 years in prison and five years in probationary detention in January 2010 for ‘conducting propaganda against the SRV’ and ‘carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration.’ In March 2016, Tran went on a 13-day hunger strike to protest misconduct by prison guards, including arbitrary restrictions on prisoner’s rights. In May 2016, he was transfered to a camp some 1,400 kilometers from his home town. On 29 August 2012, the UN Working Group on Arbitrary Detention (WGAD) concluded that he was detained arbitrarily.[3] Tran’s eyesight is reported to be affected by his prison conditions.[4]
2.  Nguyen Van Dai (born in 1969), journalist, blogger and human rights lawyer, former member of Hanoi Association of Lawyers, co-founder of the Human Rights Committee and the Brotherhood for Democracy (2013). Nguyen Van Dai provided legal assistance to human rights defenders and religious minorities. On 16 December 2015, Nguyen Van Dai and his colleague Le Thu Ha (f) were arrested for ‘conducting propaganda against the SRV’. He has been held in pre-trial detention ever since. Nguyen Van Dai has not been permitted to meet with his legal counsel and has only been able to meet with his wife on two occasions.[5] According to the Vietnamese Code of Criminal Procedure, Nguyen Van Dai’s lawyers will be allowed to meet with him to prepare his defence once the police agency completes its investigation.Nguyen Van Dai served a previous four-year prison sentence (2007-2011) for the same ‘offence’. After his release, he was subjected to harassment, attacks and serious threats to his life and his family. For example, on 11 December 2015, the spokesperson of the UN High Commissioner for Human Rights condemned an attack on him five days earlier by masked men alleged to be plainclothes policemen[6]. In an opinion adopted on 25 April 2017, the WGAD concluded that he was detained arbitrarily.[7] There are concerns for his health. In August 2017, Nguyen Van Dai’s lawyer announced that he now faces additional charges under article 79 of the penal code. Between July and September 2017, five other members of the Brotherhood for Democracy and former prisoners of conscience Nguyen Bac TruyenNguyen Trung Ton,Pham Van TroiTruong Minh Duc and Nguyen Van Tuc have been re-arrested. All of them reportedly face charges under article 79 of the penal code.
3.    Nguyen Ngoc Nhu Quynh (born in 1979), pen-name Me Nâm (Mother Mushroom), prolific blogger, human rights defender, co-founder of the Vietnamese Bloggers Network. Arrested on 10 October 2016, she was subsequently convicted of “conducting propaganda against the SRV” and sentenced to 10 years in prison on 29 June 2017. The indictment referred to several hundred Facebook posts as well as a document entitled “Stop police killing civilians – SKC” thought to have been found at her home and which contained information on 31 individuals who had been found dead in police custody in Viet Nam. Me Nâm has faced consistent harassment at the hands of the Vietnamese authorities as a result of her work since 2009; such harassment has included detentions, travel bans, physical assaults and threats to her life and her family.[8] All requests by her family and lawyer to visit her have been denied. There are concerns for her health. The UN High Commissioner for Human Rights called for her release on 14 October 2016[9] and the WGAD concluded that she was arbitrarily detained in an opinion adopted on 25 April 2017.[10]
The Assembly of Delegates of PEN International therefore urges the Vietnamese  authorities to:
·        Release immediately and unconditionally Tran Huynh Duy ThucNguyen Van DaiLe Thu HaNguyen Bac TruyenNguyen Trung TonPham Van TroiTruong Minh Duc, Nguyen Van TucNguyen Ngoc Nhu Quynh and all other persecuted writers, including bloggers, poets and journalists, lawyers, human rights defenders held solely on account of their peaceful exercise of their right to freedom of expression;
·        Cease the practice of releasing imprisoned writers into enforced exile abroad;
·        Cease all attacks, harassment and threats against individuals who hold dissenting views or who call for freedom of expression, religion or belief;
·        End the confiscation of passports of dissidents or former prisoners and bans on foreign travel;
·        Guarantee the right to due process of law, to a fair trial with independent judges and lawyers;
·        Improve conditions in prison and forced labour camps to meet internationally recognised standards for detention, ensuring that all detainees receive all necessary medical care;
·        Facilitate prisoners’ family visits, including by ensuring all detainees are held in facilities within a reasonable distance of their homes;
·        Prohibit all forms of torture and ill-treatment, including prolonged solitary confinement, and investigate all reports of such treatment immediately and impartially, bringing perpetrators to justice and granting compensation to victims;
·        Repeal all provisions in the laws of Viet Nam that criminalise dissenting views and freedom of expression on the basis of imprecisely defined ‘national security’ crimes, including Articles 79, 87, 88, 245 and 258 of the Penal Code;
·        Abolish all censorship, mass surveillance and unlawful[11] restrictions on freedom of expression and freedom of the press;
·        Ensure the rights to freedom of expression, peaceful assembly and association are fully protected, including the right to be informed by all means, both online and offline, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=52793#.WXpQLojyuUk
11Legitimate restrictions on freedom of expression must meet a stringent three-part test: they must be provided in law, be for specified
permissible purposes and must be demonstrably necessary and proportionate for the achievement of one of those permissible purposes.

Không có nhận xét nào: