Sau bão Damrey là mưa lớn và nước dâng cao. Lũ lụt.
3 đêm 3 ngày Thùy chưa chợt mắt, lụt lớn, nước ngập sâu cả mét, ngập
lút cả chiếc xe máy của Thùy, gập lút giường ngủ, bầy heo của nhà bị
cuốn trôi mất. Một số máy móc như máy bơm nước, máy gặt…cũng bị ngập
nước hư luôn. Hết thức suốt đêm dọn đồ chạy lụt lại thức suốt đêm tạt dội, lau
Giờ này nước mới rút ra tới hiên nhà, nước dâng nhanh lại rút chậm.
Tranh thủ cắm máy gửi tin nhắn này đi, vài phút lại đi lau dọn. Nhìn
khắp xung quanh mênh nước. Đúng sau đi liến với bão Damrey là mưa gió
lớn và lũ lụt khắp miền Trung, một đại hồng thủy thật sự.
Hôm kia Thùy gửi tin báo bão lụt ở miền Trung đi đó đây. Có mấy ông
nhà báo ở Mỹ trong đó có 1 ông chủ bút, chuyển tiếp tin nhắn
của Thùy tới những kẻ khác, chuyển qua chuyển lại thế nào lại đến những kẻ ở đâu
đó gần đây thôi. Có lẽ chúng ở Đà Nẵng, và lại ở những khu vực đồi cát
gần Khu công nghiệp. Nơi lũ lụt chưa bao giờ tới, và chúng bảo người
nhà của Thùy về coi thử có lũ lụt không. Chúng còn nói lụt mà vào
chùa, chúng sẽ uống hết nước lụt. Chùa đây là chùa Quán Thế Âm - Đông
Bình ở Duy Xuyên Quảng Nam (Thùy thỉnh thoảng đến đó!).
Trong khi cả nước chống lụt Thùy lại nhận được những phản ứng, hồi âm
độc địa thái thai, quái đản, yêu quái, thủy quái sinh sôi kiểu này.
Thùy phải nghỉ ngơi 1 chút
Mong mọi người tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.
Bây giờ thì tìm khắp Duy Xuyên không ra 1 công rau. vườn rau của nhà đã ra bùn.
Kính chúc sức khỏe
LTT
TB: Theo thống kê sơ lượt, đến chiều ngày 7/10/2017 Quảng Nam có 85
người đã chết và mất tích, 94 người bị thương, 2.015 ngôi nhà bị đổ và
nước cuốn trôi, 207 phòng học bị sập, đàn gia súc, gia cầm gần như
chết sạch với con số triệu con, hoa màu vườn tược tan hoang, thậm chí
nhiều làng mạc gần như xóa sổ... Tang thương dậy tiếng ngất trời…
MỘT SỐ THÔNG TIN BÃO LỤT
Làng mạc Quảng Nam ngập chìm trong nước, thủy điện vẫn xả lũ
05/11/2017 09:20
(NLĐO) – Mưa lớn từ trên nguồn xuống biển cộng với việc thủy điện xả
lũ, khiến nhiều làng mạc ở tỉnh Quảng Nam bị chia cắt, chìm trong biển
nước trong khi mưa vẫn còn rất lớn.
Sáng 5-11, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, do mưa lớn
khắp các địa phương của tỉnh Quảng Nam cộng với nước lũ từ các thủy
điện trên thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn, nhiều khu vực ở tỉnh
Quảng Nam như các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Nông Sơn, thị xã Điện Bàn,
TP Hội An bị chìm trong biển nước.
Hiện tại đường đến huyện Đại Lộc và một số vùng của huyện Duy Xuyên đã
bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Tại tuyến đường DT610 nối Quốc lộ 1 với
di sản thế giới Mỹ Sơn, hàng trăm phương tiện của người dân bị ách tắc
vì không thể lưu thông được. Các xã như Duy Châu, Duy Trinh, Duy Vinh,
thị trấn Nam Phước nước đã tràn vào nhà dân, có nơi ngập đến tận ngực.
Tại đa số các xã của huyện Đại Lộc, đặc biệt là các xã vùng B nước đã
bắt đầu tràn vào nhà dân vào tối 4-11, hiện nay nhiều nhà đã bị ngập
sâu, tuyến đường từ thị trấn Ái Nghĩa lưu thông lên các xã lân cận đã
bị nước ngập sâu không thể đi lại.
Thời tiết 6/11: Lũ miền Trung tái lập lịch sử
Trong hôm nay, nước lũ trên hàng loạt sông miền Trung ngang bằng với
các mốc kỷ lục trước đây, ngập lụt tiếp tục tăng.
Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Bình Định, nam Tây Nguyên tiếp tục lên.
Cụ thể, sông Bồ tại Phú Ốc 5,0m, trên BĐ3 0,5m (với điều kiện hồ Hương
Điền điều tiết lưu lượng về hạ lưu là 3.820m3/s), dưới mức lũ lịch sử
năm 1999 là 0,18m.
Sông Thu Bồn tại Câu Lâu lên mức 5,3m, trên BĐ3 1,3m; tại Hội An 3,3m,
trên BĐ3 1,3m (tương đương mực nước lịch sử năm 2007).
Sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc lên mức 8,0m, trên BĐ3 1,3m; sông Vệ
tại trạm Sông Vệ lên mức 6,0m, trên BĐ3 1,5m (tương đương mực nước
lịch sử năm 2013).
Ngập lụt diện rộng tiếp tục xảy ra tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà.
Cơ quan dự báo nâng cấp độ nguy hiểm tại Quảng Nam, Quảng Ngãi lên cấp 4.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió
Đông hoạt động mạnh nên từ nay đến hết 8/11, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến
Quảng Ngãi, khu vực Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) tiếp tục có mưa
to đến rất to; riêng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa đặc biệt to.
Lũ đặc biệt lớn, miền Trung nguy cơ hứng thảm họa chưa từng có
- Bộ trưởng NN&PTNT lo lắng mực nước trên các sông ở miền Trung đang
lên nhanh, nguy cơ tại nhiều lưu vực quá sức chịu đựng, sát mức thảm
họa.
Trước tình hình ngập lụt diễn ra diện rộng tại miền Trung, chiều nay,
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với
mưa lũ và vận hành liên hồ chứa.
Bộ trưởng đánh giá, bão số 12 có cường độ tương đương với bão số 10 đổ
bộ vào Bắc Trung Bộ song lại đi thẳng vào Khánh Hoà - nơi nhiều năm
không có bão nên gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp khẩn chiều nay
Đáng lưu ý, trước khi bão đổ bộ, dọc tuyến miền Trung đã có mưa to đến
rất to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh. Dự báo
mưa to vẫn tiếp diễn 2-3 ngày tới khiến mực nước dồn về vẫn lớn hơn
tốc độ xả.
Bộ trưởng cảnh báo: “Chúng ta đang phải đối mặt với hiểm họa nguy
hiểm, có thể lớn nhất từ trước đến nay trên toàn tuyến khi cả hồ và
sông đều đầy”.
Tương đương lũ lịch sử
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ cho biết, mực nước
trên các sông từ Quảng Bình đến bắc Bình Định và nam Tây Nguyên đang
lên. Các sông ở bắc Tây Nguyên đang dao động ở mức cao do 2 ngày qua,
khắp các tỉnh Quảng Bình - Quảng Ngãi mưa phổ biến 200-400mm, có nơi
600-700mm.
Đến 16h, cơ quan dự báo đã phát đi bản tin lũ đặc biệt lớn khẩn cấp.
Lũ dọc khắp các sông từ Quảng Trị vào đến Khánh Hoà đều vượt đã vượt
BĐ3 từ 0,47 - 1m. Cao nhất tại trạm sông Vệ (Quảng Ngãi) trên BĐ3
1,0m.
Ông Cường cho biết, trong vòng 24 giờ tới, các tỉnh Quảng Bình - Quảng
Ngãi tiếp tục mưa 200-300mm.
Lũ trong 12 giờ tới, trên các sông từ Quảng Bình đến Bình Định, nam
Tây Nguyên tiếp tục lên.
Cụ thể, sông Bồ tại Phú Ốc 5,0m, trên BĐ3 0,5m (với điều kiện hồ Hương
Điền điều tiết lưu lượng về hạ lưu là 3.820m3/s), dưới mức lũ lịch sử
năm 1999 là 0,18m.
Sông Thu Bồn tại Câu Lâu lên mức 5,3m, trên BĐ3 1,3m; tại Hội An 3,3m,
trên BĐ3 1,3m (tương đương mực nước lịch sử năm 2007);
Sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc lên mức 8,0m, trên BĐ3 1,3m; sông Vệ
tại trạm Sông Vệ lên mức 6,0m, trên BĐ3 1,5m (tương đương mực nước
lịch sử năm 2013).
Ngập lụt diện rộng tiếp tục xảy ra tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà.
Cơ quan dự báo nâng cấp độ nguy hiểm tại Quảng Nam, Quảng Ngãi lên cấp 4.
Hồ lớn nhỏ đầy căng nước, lên kịch bản xấu nhất
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, trong 2
ngày qua, lưu lượng nước về các hồ chứa dọc khắp Bắc Trung Bộ và Nam
Trung Bộ đều tăng từ 7-17% trong 3 ngày qua.
Hiện 100% hồ nhỏ tại Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ đã tích đầy nước,
các hồ lớn tích 80-90% nhưng sẽ tiếp tục tăng khi mưa to tiếp diễn.
Khu vực này cũng đang có tới 140 hồ xung yếu.
Thứ trưởng NN&PTNT Hoàng Văn Thắng thông tin thêm, lưu lượng nước về
sông Hương (Thừa Thiên Huế) đang trên 1 tỉ m3, hiện trữ các hồ 50%, xả
50%.
“Vẫn đang trữ một nửa mà Thừa Thiên Huế đã ngập như thế. Những ngày
tới khi các hồ chứa hết dư địa, sẽ xả nhiều hơn nữa”, Thứ trưởng Thắng
thông tin.
Ông đề nghị công tác vận hành hồ chứa phải tính toán thật kỹ để vừa
đảm bảo an toàn hồ đập, vừa đảm bảo an toàn cho địa phương.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lo lắng mực
nước trên các sông vẫn đang lên nhanh, nguy cơ tại nhiều lưu vực quá
sức chịu đựng, sát mức thảm họa.
Bộ trưởng đề nghị công tác dự báo phải cập nhật hơn, dù khó nhưng cố
gắng sát thực tiễn và trên diện hẹp để căn cứ vào đó tính toán.
Với các chủ hồ, cơ quan chỉ đạo, Bộ trưởng Cường yêu cầu phải tuân thủ
nghiêm quy định nhưng cần linh hoạt, chủ động sáng tạo trong vận hành
liên hồ chứa.
“Ban chỉ huy các tỉnh phải xây dựng kịch bản cụ thể, trong đó có kịch
bản xấu nhất. Vẫn mưa lớn như này mà không xác định được kịch bản thì
nước đến chân nhảy không kịp, lúng túng. Nếu xảy ra sự cố sẽ là thảm
hoạ”, Bộ trưởng lưu ý.
Ngay trong cuộc họp, Bộ trưởng Cường yêu cầu Thứ trưởng Thắng trực
tiếp cùng 3 đoàn vào các vùng lũ trọng điểm tại Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi để giám sát, chỉ đạo công tác ứng phó.
Nhiều điểm ngập sâu 1,5m
Số liệu từ BCĐ TƯ về PCTT lúc 16h cho biết, tại TP.Huế có hơn 80%
đường giao thông bị ngập sâu từ 0,2-0,4m, cục bộ có điểm ngập sâu 0,6m
gây ách tắc giao thông.
Các huyện Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới (Thừa
Thiên Huế) đã bị ngập từ 0,3-1,2m.
Quảng Nam có 4 huyện ngập nặng: Điện Bàn (15/22 xã ngập 0,3-1m); Đại
Lộc (18/18 xã, ngập 0,7-1,5m); Duy Xuyên (11/14 xã ngập 0,7-1,5m);
TP.Hội An (ngập 8/9 xã, phường ngập 0,5-1m).
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện có 17 xã thuộc 4 huyện bị ngập sâu trung
bình 1,5m (Bình Sơn: 9 xã; Nghĩa Hành: 2 xã; Tư Nghãi: 4 xã; Sơn Hà: 1
xã); TP Quảng Ngãi ngập sâu trung bình 0,3-0,4m.
Tỉnh Bình Định có 11 xã, phường thuộc 4 huyện, thành phố bị ngập sâu
từ 0,3-0,5m.
Bão Damrey quần thảo: Đà Nẵng mưa xối xả, nước sông Hàn mấp mé bờ
6h sáng nay, bão số 12 đã đổ bộ vào đất liền tỉnh Khánh Hòa với sức
gió mạnh nhất đạt cấp 12 (115-135 km/h), giật cấp 15. Nhiều nhà dân
tốc mái, cây cối đổ rạp, biển hiệu, mái tôn bay lả tả.
Bắt đầu từ khoảng 18h tối, TP Đà Nẵng có mưa xối xả. Nhiều tuyến đường
trong TP bị ngập. Đặc biệt, mưa lớn kết hợp triều cường khiến nước
sông Hàn đã dâng lên cao.
Bắt đầu từ khoảng 18h tối, TP Đà Nẵng có mưa xối xả. Nhiều tuyến đường
trong TP bị ngập. Đặc biệt, mưa lớn kết hợp triều cường khiến nước
sông Hàn đã dâng lên cao.
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, lượng mưa tại
Đà Nẵng dao động từ 300-500mm; có nơi trên 600mm. Cơ quan này cảnh báo
Đà Nẵng ở cấp 3 trong thang cấp độ rủi ro thiên tai.
Trước đó do ảnh hưởng của bão số 12, từ sáng sớm nay tại TP Đà Nẵng có
gió mạnh cấp 7,8. Nhiều cây xanh, cổng chào phục vụ APEC bị gió xô
ngã. Tại đường Hùng Vương một cây xanh lớn bị gió quật ngã đổ khiến 1
người nhập viện.
Nước sông Cu Đê dâng cao do mưa lớn, lũ về và triều cường, gây ngập
sâu nhiều khu vực ven sông ở xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và phường
Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu).
Đặc biệt, một cây cầu ở khu vực núi Hầm Vàng bị ngập nước, đe dọa chia
cắt đường ADB 5 từ Liên Chiểu đi Hòa Liên và Hòa Bắc (huyện Hòa Vang).
Nước sông Cu Đê dâng cao kết hợp lũ từ hồ Hòa Trung và Khu công nghệ
cao chảy về đã làm ngập hoặc mấp mé các tuyến đường liên tổ ở thôn
Quan Nam 3, xã Hòa Liên. Đến chiều nay, do lượng mưa còn ít nên chưa
gây ngập nhà dân.
Bình Định: Khẩn cấp sơ tán dân
Ban Chỉ huy quân sự TP Quy Nhơn đã huy động lực lượng, phương tiện đến
các khu vực bị cô lập để sơ tán người dân đến nơi an toàn. Tối nay đã
có 473 hộ với 1.629 nhân khẩu ở các phường Quang Trung, Bùi Thị Xuân,
Lê Hồng Phong đã được các cơ quan chức năng sơ tán đến nơi an toàn.
Lực lượng cứu hộ tại TP Quy Nhơn được huy động đưa bà con sinh sống ở
phường Nhơn Phú ra khỏi vùng nguy hiểm
2 trong số 4 người mất tích trong lúc đi kiểm tra bè nuôi trồng hải
sản vào lúc 4h sáng cùng ngày đã được cứu vớt. Bão số 12 đã làm 5 ngôi
nhà ở TP bị sập và 34 nhà tốc mái, 11 tàu chìm, 2 tàu bị trôi; 10 lồng
bè nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi. Nước lũ gây ngập, chia cắt một số
thôn ở xã Phước Mỹ. UBND TP Quy Nhơn đã xuất cấp 11.000 bao cát cho
các địa phương phục vụ công tác phòng chống lụt bão.
Nước lũ ngập sâu gần 1m đã chia cắt hoàn toàn tuyến đường Hùng Vương,
TP Quy Nhơn. Đặc biệt, ở ngã ba Long Vân (phường Trần Quang Diệu) tiếp
giáp đường Hùng Vương, lực lượng CSGT CA tỉnh đã cử lực lượng chốt
chặn các điểm ngập, cấm ô tô, xe tải chạy qua để bảo đảm an toàn cho
nhà dân 2 bên đường và tính mạng người dân.
Bão mạnh nhất đổ bộ vào Nha Trang
Thống kê đến 17h chiều nay, bão Damrey đã gây thiệt hại rất lớn về
người và tài sản cho các tỉnh Nam Trung Bộ. Đã có 20 người bị chết,
trong đó Khánh Hoà 12; gần 20 người mất tích...
Ngoài ra, có 531 nhà bị đổ sập, gần 24.000 nhà bị tốc mái, hơn 40 tàu bị chìm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bão số 12 là cơn bão lớn nhất đổ bộ
vào TP Nha Trang.
Ông Lê Thanh Hải, Phó TGĐ Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho
biết, bão số 12 đổ bộ vào Nam Trung Bộ sáng nay là cơn bão mạnh.
“Đồng nghiệp của chúng tôi tại đài Khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ
đánh giá đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nha Trang từ trước đến
nay, vượt qua các cơn bão lịch sử năm 1988, 1993, 2009. Tại trạm khí
tượng trên đường Trần Phú sát biển đo được gió giật lên cấp 13”, ông
Hải thông tin.
Ông Hải cũng lưu ý, đêm nay sẽ có không khí lạnh tăng cường xuống, do
đó tình hình mưa
Bão Damrey sức gió trên 100km/h tàn phá Nha Trang tan hoang
6h sáng ngày 4 tháng 10, bão Damrey bão số 12 bắt đầu đổ bộ Khánh Hòa,
gió giật dữ dội làm cây cối, mái nhà dân hai bên đường tốc mái bay
khắp nơi.
Số liệu cập nhật lúc 17h chiều nay từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ
đạo TƯ về phòng chống thiên tai cho biết, bão số 12 (bão Damrey) đã
gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho các tỉnh Nam Trung Bộ.
Cụ thể, 20 người bị chết (18 người tại các tỉnh và 2 người do sự cố
tàu vận tải). Trong đó Khánh Hoà 12, Bình Định 5, Lâm Đồng 3.
17 người mất tích (6 người tại các tỉnh và 11 người do sự cố tàu vận tải)
Có 531 nhà bị đổ sập, gần 24.000 nhà bị tốc mái, hơn 40 tàu bị chìm.
Bão lịch sử, mưa lụt cũng có thể lịch sử
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Thanh Hải, Phó TGĐ Trung tâm Khí tượng
thuỷ văn quốc gia cho biết, bão số 12 đổ bộ vào Nam Trung Bộ sáng nay
là cơn bão mạnh.
Damrey là cơn bão lớn nhất từ trước đến nay đổ bộ vào TP Nha Trang, Khánh Hoà
“Đồng nghiệp của chúng tôi tại đài Khí tượng thuỷ văn Nam Trung Bộ
đánh giá đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nha Trang từ trước đến
nay, vượt qua các cơn bão lịch sử năm 1988, 1993, 2009. Tại trạm khí
tượng trên đường Trần Phú sát biển đo được gió giật lên cấp 13”, ông
Hải thông tin.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường
mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có
gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp
7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Lưu ý nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận
từ 0,5-1,0m, sóng ngoài khơi vùng tâm bão cao từ 5-7m, vùng ven bờ từ
2-4m.
Bão kết hợp với không khí lạnh mạnh sẽ gây mưa rất to cho các tỉnh từ
Quảng Trị đến Bình Thuận. Diễn biến mưa lớn còn phức tạp và kéo dài,
lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.
Theo kế hoạch ứng phó với bão của Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, tổng số người dự kiến di dời là trên 75.000 hộ với
386.000 nhân khẩu. Trong đó, Bình Định có số dân dự kiến sơ tán cao
nhất với hơn 93.000, tiếp đến là Khánh Hòa 92.000, Phú Yên trên 85.000
người.
Các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã cấm biển từ hôm nay.
44 người chết trong bão: Do chủ quan
Số người chết do bão Damrey tăng nhanh chóng mặt. TƯ nhận định nhiều
cấp chính quyền và người dân còn chủ quan, chưa quyết liệt và không có
kinh nghiệm.
Theo BCĐ TƯ về Phòng chống thiên tai, tính đến sáng nay, bão số 12
(Damrey) đã khiến 44 người (Khánh Hòa: 27; Quảng Ngãi: 4; Bình Định:
3; Lâm Đồng: 3; Phú Yên: 1; Kon Tum: 1; Đắk Lắk: 1 và 4 người do sự cố
tàu vận tải)
Người mất tích: 19 người (Khánh Hoà 5; Bình Định 3; Quảng Ngãi 1 Phú
Yên 1 và 9 người do sự cố tàu vận tải).
Số nhà đổ sập tăng lên hơn 1.300 căn, gần 115.000 ngôi nhà bị tốc mái,
hư hỏng, trong đó Khánh Hoà gần 98.000.
Ngoài ra có gần 1.300 tàu cá bị chìm, hư hỏng, riêng Khánh Hoà hơn
1.100 tàu; 10 tàu vận tải/101 thuyền viên bị chìm, 4 người chết, 9
người vẫn đang mất tích.
Trong khi đó số liệu từ UBQG TKCN cho biết, đến nay đã có 49 người
chết và 27 người mất tích do mưa bão số 12.
Phương án ứng phó chưa sát, còn chủ quan
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng BCĐ TƯ về Phòng chống
thiên tai vừa báo cáo Thủ tướng về công tác ứng phó và khắc phục hậu
quả cơn bão số 12. Trong đó chỉ ra hàng loạt nguyên nhân, hạn chế.
BCĐ đánh giá, đây là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua đổ bộ vào
khu vực nhưng nhiều cấp chính quyền địa phương và người dân còn chủ
quan, chưa quyết liệt và không có kinh nghiệm trong ứng phó với bão
lớn.
Sáng sớm 4/11, bão số 12 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ
từ Phú Yên đến Khánh Hòa khiến nhiều khu vực qua tâm bão bị tàn phá dữ
dội. Tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), mưa gió dữ dội khiến nhiều
người đi xe máy bị thổi bay, xe ngã hàng loạt.
Cơn bão nói trên đi vào vào vùng biển Khánh Hòa từ 4h sáng, sau đó đổ
bộ vào đất liền khoảng 7h. Sau 3 giờ đồng hồ, tới 10h sáng cùng ngày,
gió vẫn đang giật mạnh khiến nhiều hoạt động trên địa bàn phải hủy bỏ.
Các tòa nhà, khách sạn gần biển được cảnh báo “nội bất xuất, ngoại bất
nhập”, tuy nhiên một số người dân vẫn cố chạy xe dưới sức gió mạnh của
hoàn lưu bão còn lại.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 4 giờ sáng
nay (4/11), bão số 12 – Damrey đang nằm ngay trên vùng biển các tỉnh
Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão
mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão số 12 ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 7,
giật cấp 9, An Nhơn (Bình Định) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, Tuy Hòa
(Phú Yên) giật cấp 10. Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận đã có
mưa to, một số nơi có mưa rất to như Quảng Ngãi 115mm, Tam Kỳ (Quảng
Nam) 100mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 90mm,…
Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được
15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận với sức
gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó suy yếu dần.
Đến 10 giờ ngày 4/11, vị trí tâm bão nằm trên đất liền các tỉnh Phú
Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh
cấp 10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 6 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng
Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành
áp thấp nhiệt đới.
Đến 4 giờ ngày 05/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực miền
Nam Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh
cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm đảo Lý Sơn, Phú Quý)
có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15;
biển động dữ dội. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí
lạnh tăng cường mạnh ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị
đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực Bắc Biển Đông
có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Nước dâng do bão ở ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận từ
0,5-1,0m. Sóng vùng tâm bão 6-8m, ven bờ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
3-5m. Ngoài ra, ven biển Nam Bộ đề phòng triều cường cao trong những
ngày tới do thủy triều lên cao kết hợp với nước dâng do gió mùa.
Trên đất liền ven biển các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận có gió mạnh lên cấp 10-12, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn
trong đất liền (bao gồm cả Nam Tây Nguyên) có gió mạnh cấp 7-9, giật
cấp 11. Khu vực ven biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ có
gió giật cấp 6-8.
Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa rất to đến đặc biệt to.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất
to.
Từ ngày 4-8/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây
Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện
lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ
quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng
trũng thấp.
Vùng bão trắng khăn tang
Những chiếc xe chở quan tài vội vã về các xóm nhỏ vùng tâm bão Ninh
Hòa. Những chiếc khăn tang quấn vội trong tiếng nấc nghẹn của rất
nhiều người vĩnh biệt người thân.
Chiều 6-11, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa báo cáo con
số thiệt hại do bão số 12 ở tỉnh này là 27 người chết. Tuy nhiên, con
số này đã cũ vì đến tối cùng ngày các địa phương báo về đã tìm thấy
thêm 12 thi thể nữa, nâng số người thiệt mạng lên con số 39.
Tại khu vực biển đầm Nha Phu, đoạn thuộc xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa
(Khánh Hòa), một số người dân đi biển đã phát hiện 2 thi thể nam trôi
dạt trên biển. Hai người này đều làm công cho một bè cá trên đầm Nha
Phu. Ngay sau đó tại thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, người dân lại vớt thêm
một thi thể khác cách không xa 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Như vậy là
thị xã nhỏ bé hiền hòa này đã có đến 17 người thiệt mạng do bão.
Chúng tôi đến huyện Vạn Ninh, nhận tin báo từ Văn phòng UBND huyện:
vừa tìm thấy thêm 2 thi thể của người dân, nâng số người chết lên 8
người. Hai giờ sau, người dân lại đưa vào bờ 1 một thi thể khác. Và 1
giờ sau, người dân lại đưa thêm 1 nạn nhân vào bờ.
Tại cảng cá Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, hàng chục phụ nữ đứng ngồi không
yên, chồng con họ vẫn chưa thấy thông tin gì. Tàu về, cảng cá chật kín
người. Một phụ nữ luống tuổi vừa nhìn thấy xác nạn nhân, gào lên thảm
thiết: "Trời ơi! Ông Liêm ơi". Người phụ nữ quỵ ngã, nước mắt giàn
giụa. Một thanh niên lạc giọng: "Vết sẹo này đúng là của ba rồi". Cả
cảng cá như lặng đi.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền mắt đỏ hoe, giọng thều thào: "Dẫu sao cũng
tìm được, còn như tôi 3 ngày rồi mà chẳng thấy ổng đâu. Ông ơi ông, ở
đâu về đi ông!". Đứng bên cạnh, bà Nguyễn Thị Dư cũng nghẹn giọng:
"Thằng Đi (anh Mai Văn Đi, con bà Dư - PV) đi trên bè cũng không kịp
vào. Bà con tìm mấy ngày nay rồi".
Rời cảng cá để vào xóm làng ở xã Ninh Ích. Không khí tang thương bao
trùm. Những chiếc xe chở quan tài vội vã đưa về, theo sau là những
tiếng khóc rưng rức, bóng trắng của những chiếc khăn tang liêu xiêu
trên những con đường cây đổ, những ngôi nhà sụp đổ hoang tàn. Ở đây,
không một người nào không bị mất người thân trong bão.
Chị Nguyễn Thị Bích ở thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa kể
trong nước mắt "Bão đến đàn ông trong gia đình lo chằng níu nhà cửa.
Bà cố nội với 3 đứa cháu chạy ra trước phòng khách. Nào ngờ mái tôn
nhà bên cạnh bay qua đập vào làm cả mảng tường đổ sập xuống nơi bà
cháu đứng. Trời ơi, con gái tôi mới học lớp 3 thôi". Tiếng khóc than
của người phụ nữ trẻ như xé lòng người.
Khánh Hòa: Tan hoang như bình địa, người chết tăng không ngừng
Trưa 6-11, huyện Vạn Ninh ghi nhận thêm 4 trường hợp chết trên biển,
người dân cũng đưa vào bờ 3 người ở Ninh Hòa. Số người chết ở Khánh
Hòa vì bão số 12 tăng không ngừng.
Báo cao nhanh của UBND huyện Vạn Ninh, cho biết hiện tại cả huyện ghi
nhận 10 trường hợp tử vong, 60 trường hợp bị thương nặng; 2 người mới
được vớt xác đưa vào bờ sáng 6-11 và 2 người vào chiều cùng ngày.
Thiệt hại của huyện sau bão số 12 ước tính khoảng 27.000 tỷ đồng. Đây
chủ yếu là hải sản của người dân trên 12.000 lồng bè.
Tại thị xã Ninh Hòa, khoảng 11 giờ 30 sáng nay, tại khu vực biển đầm
Nha Phu, đoạn thuộc xã Ninh Ích, một số người dân đi biển đã phát hiện
hai thi thể nam trôi dạt trên biển. Ngay sau đó người dân đã đưa hai
thi thể lên thuyền thúng và đưa vào bờ. Theo người dân, một người quê
ở Phú Yên, một ở Ninh Thuận. Hai người này đều làm công cho một bè cá
trên đầm Nha Phu.
Ghi nhận tại thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, người dân cũng vớt được xác
một người đàn ông. Người này được người dân để cạnh Quốc lộ 1, cạnh đó
một căn nhà đổ sập hoàn toàn. Theo người dân, người này có làm ở đìa
tôm, khi bão vào không kịp di tản.
Trước đó, tối 5-11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã báo cáo Thủ tướng Chính
phủ, toàn tỉnh có 27 người chết, 5 người mất tích, 89 người bị thương.
Thiệt hại trên 10.000 căn nhà bị sập và hư hỏng; 3.826 ha diện tích
lúa bị ngập và 6.258 ha diện tích hoa màu các loại bị ngập, hư hại;
44.320 lồng bè bị trôi hoàn toàn; nhiều công trình thủy lợi, giao
thông, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế, trụ sở cơ
quan, cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hư hỏng nặng nề... Tổng
thiệt hại ước tính trên 7.000 tỷ đồng.
Như vậy đến nay ít nhất Khánh Hòa đã có 33 người chết vì bão 12. Công
tác khắc phục hậu quả vẫn còn chậm. Tất cả các địa phương đều bị tàn
phá như một trận bom. Điện lưới vẫn chưa có, thông tin liên lạc bị
ngắt quãng.
miền Trung đang phải hứng chịu trận bão càn quét thiệt hại nặng nề thì
người dân cả nước lại đứng ngồi không yên, tất cả đều hướng về miền
Trung yêu dấu.
Lê Thu Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét