Lý Liên Kiệt chợt nhận ra cuộc đời này thật vô cùng ngắn ngủi, chẳng biết bao giờ sẽ kết thúc, cho nên khi còn sống hãy biết trân quý từng ngày. Từ năm 17 tuổi, Lý Liên Kiệt đã bước chân vào ngành điện ảnh. Sau thành công ở Hồng Kông, Lý Liên Kiệt chinh phục cả Hollywood và được mệnh danh là ‘Hoàng đế Kungfu’, tiền cát- xê đóng phim có khi lên tới cả chục triệu đô. Thế nhưng thời gian gần đây, ông hoàng màn ảnh Lý Liên Kiệt chủ yếu chỉ sống trong chùa, từ giã thế giới giải trí hoa lệ ngay khi nhiều đồng nghiệp của anh vẫn đang trên đỉnh vinh quang.<!>
Quyết định của anh khiến dư luận, báo chí xôn xao bàn tán. Khâm phục có, ác ý cũng chẳng thiếu, nhưng Lý Liên Kiệt hiện giờ chẳng còn quan tâm bởi anh đã giác ngộ được ý nghĩa của cuộc đời.
Từ khi còn trẻ đã có duyên với cửa Phật
Một buổi sáng năm 1979, Lý Liên Kiệt cùng các anh em trong hội luyện võ tới Thiếu Lâm tự để thử trải nghiệm cuộc sống nơi đây.
Vị phương trượng của chùa ngay khi gặp gỡ anh đã mỉm cười phán: ‘Vị thí chủ này có duyên với nhà Phật’.
Suốt một thời gian dài sau đó, Lý Liên Kiệt cũng chẳng quá để tâm đến lời nói ngày nào của vị tăng nhân.
Bởi một Lý Liên Kiệt chưa trải đời khi đó còn đang mải vật lộn với khó khăn trên con đường từ một vận động viên võ thuật trở thành diễn viên điện ảnh.
Từ một anh chàng giỏi Võ, Lý Liên Kiệt đã trở thành ngôi sao điện ảnh tầm cỡ thế giới nhờ nỗ lực. Nhưng tiền bạc, danh vọng có phải là điều anh cần?
Mãi về sau khi đã thành danh, Lý Liên Kiệt mới có cơ hội điềm tĩnh suy nghĩ lại về mối cơ duyên của mình với Phật giáo. Tới năm 1997 sau 17 năm kinh qua đủ mọi thăng trầm trong ngành giải trí, Lý Liên Kiệt bất ngờ tuyên bố muốn giải nghệ.
Vì lúc này, Lý Liên Kiệt phát hiện ra vật chất không thể nào thỏa mãn được những khao khát về tinh thần của anh. Anh muốn rũ bỏ hết mọi sân si để tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
Cũng từ đó Lý Liên Kiệt bắt đầu theo Phật, dần học cách nhìn nhận chuyện đời chuyện người bằng một con mắt khác.
Trải qua ba lần cheo leo nơi cửa tử
Phải đến năm 2004, Lý Liên Kiệt mới thực sự cảm nhận được giá trị của cuộc sống khi chỉ trong vỏn vẹn một năm anh ba lần sống sót sau những tai nạn chết người.
Lần đầu tiên là khi anh cùng vợ và hai con gái đi nghỉ ở Maldives và gặp phải trận sóng thần lịch sử. Lý Liên Kiệt hồi tưởng lại khi đó dù may mắn quay về được khách sạn an toàn nhưng mọi cơ sở vật chất đã bị cơn sóng thần nuốt chửng.
Điện bị cắt và ngoại trừ điện thoại vệ tinh của khách sạn ra không còn phương tiện liên lạc nào hoạt động.
Nhân viên khách sạn thông báo lượng đồ ăn nước uống còn lại chỉ đủ dùng trong vài ngày.
Thoát khỏi trận thiên tai, Lý Liên Kiệt lại tiếp tục hai lần đối diện với tử thần trong một chuyến tu thiền ở Tây Tạng. Trên độ cao 4200 mét, suốt 5 ngày liền Lý Liên Kiệt sống trong cảnh thiếu thốn dưỡng khí.
Anh bị sốc độ cao rất nặng và lại một lần nữa đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết.
Sau trải nghiệm lần đó, trong tâm trí Lý Liên Kiệt chỉ quẩn quanh một phép so sánh.
Trước khi tới Tây Tạng, Lý Liên Kiệt đã có chuyến nghỉ dưỡng tại đảo Hải Nam và trải qua những ngày sống xa hoa như một ông hoàng.
Resort sang trọng và yến tiệc do đầu bếp riêng chế biến so với tình trạng không thức ăn nước uống, thậm chí việc hít thở còn khó khăn ở Tây Tạng đã khiến Lý Liên Kiệt phải ngẫm nghĩ: Danh vọng, tiền bạc có nghĩa lý gì?
Thực sự mình có cần những thứ đó không? Rốt cuộc thì mình cần điều gì?
Lý Liên Kiệt chợt nhận ra cuộc đời này thật vô cùng ngắn ngủi, chẳng biết bao giờ sẽ kết thúc, cho nên khi còn sống hãy biết trân quý từng ngày.
Những tháng ngày gần đây, Lý Liên Kiệt bị căn bệnh cường giáp hành hạ và nhiều lần tuyên bố ngày qua đời đã gần kề.
Bệnh tật giờ lại càng là lý do đưa anh về gần với Phật hơn bao giờ hết, cạnh việc tu tịnh niệm kinh thì Lý Liên Kiệt cũng chăm chỉ làm từ thiện tích đức khi còn có thể.
Trong một cuộc phỏng vấn, Lý Liên Kiệt từng trải lòng đạo lý mà chính anh nghiệm ra được sau hơn 50 năm cuộc đời. Con người ta khi còn nghèo khó chỉ cần một bữa cơm một bộ quần áo cũng là hạnh phúc.
Khi chuyện miếng cơm manh áo đã không còn là vấn đề thì người ta lại muốn có được nhà lầu xe hơi. Có nhà lầu xe hơi rồi lại ham muốn thêm nhiều nữa, sẽ chẳng bao giờ là đủ.......
Nhưng thực ra, cho dù bạn có là một kẻ nghèo hay triệu phú, tỷ phú, có một chân lý luôn luôn đúng: Nếu cứ mải mê kiếm tìm hạnh phúc qua những vật chất tầm thường thì mãi mãi ta cũng sẽ không thể sống một cuộc đời thực sự mãn nguyện.
Sau khi giác ngộ được chân lý, Lý Liên Kiệt đã lựa chọn khác. Anh biết rõ rằng danh lợi mà bao người ngoài kia đang giành giật rốt cuộc chẳng quan trọng, buông bỏ tất cả để đổi lấy an yên mới là con đường đạt đến hạnh phúc thực sự.
Xem thêm
Có Thần Phật hay không, chỉ 1 câu nói của bà cụ già… khiến 3 vị tiến sỹ im lặng
Có Thần hay không? Có! Không nơi nào là không có Thần
Có Thần Phật hay không
Thần Phật sẽ không vì có người không tin mà không tồn tại, cũng không phải vì có người “khích tướng” mà hiển hiện ra cho con người thấy.
Có một câu chuyện thế này:
Sau chiến tranh châu Âu lần thứ nhất, có một quốc gia muốn dùng khoa học để tuyên truyền thuyết vô thần, bèn mời ba vị tiến sĩ đến quảng trường để thuyết giảng.
Vị đầu tiên là một tiến sĩ thiên văn học, sau khi giải thích rất nhiều lý do không có Thần, ông bèn hô lớn:
“Tôi đã dùng kính viễn vọng để quan sát thiên thể suốt hơn 20 năm qua, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy Thần, do đó tôi khẳng định không có Thần.”
Vị thứ hai là một tiến sĩ y học, sau khi giảng giải rất nhiều về lý do nhân loại tuyệt đối không tồn tại linh hồn, ông nói:
“Tôi đã từng giải phẫu trên 100 thi thể hơn 10 năm, tôi đã quan sát kỹ các bộ phận cơ thể, nhưng chưa bao giờ thấy chỗ nào có linh hồn trú ngụ, do đó nhất định không có sự tồn tại của linh hồn.”
Vị thứ ba là một nữ tiến sĩ luân lý học, bà nói:
“Người ta chết đi cũng giống như ngọn đèn tàn, chết là hết, khi đã chết thì coi như kết thúc mọi chuyện, tuyệt đối không có chuyện thiên đường, địa ngục và chịu tội muôn kiếp.
Tôi đã từng đọc rất nhiều sách trên thế giới, nhưng chưa có trang nào ghi chép về điều này.”
Sau khi ba vị tiến sĩ thuyết giảng xong, người dẫn chương trình tuyên bố với mọi người:
“Nếu như lý do không có sự tồn tại của Thần mà ba vị tiến sĩ vừa thuyết giảng có chỗ nào đó chưa đầy đủ hoặc nếu có chứng cứ phản bác lại, bất cứ ai cũng có thể đưa ra thảo luận công khai.”
Có Thần Phật hay không
Có một bà lão nông thôn nói với người dẫn chương trình:
“Tôi có thể đưa ra vài câu hỏi không?”
Người dẫn chương trình nói: “Rất hoan nghênh bà!”
Bà lão liền hỏi vị tiến sĩ đầu tiên: “Ông dùng kính viễn vọng quan sát thiên thể đã hơn 20 năm, vậy ông đã nhìn thấy gió bao giờ chưa? Hình dạng của nó như thế nào?”
Vị tiến sĩ nói: “Dùng kính viễn vọng làm sao mà có thể nhìn thấy được gió cơ chứ!”
Bà lão nói: “Vậy trên đời này có gió hay không? Ông dùng kính viễn vọng mà lại không nhìn thấy được gió, thế lẽ nào ông lại có thể dùng nó mà nhìn thấy được Thần hay sao? Ông quan sát bằng kính viễn vọng nhưng không nhìn thấy Thần, ông liền có thể nói không có Thần sao?”
Vị tiến sĩ thiên văn học không nói được lời nào.
Có Thần Phật hay không
Bà chuyển sang vị thứ hai: “Ông có yêu vợ của mình không?”
Vị tiến sĩ trả lời: “Có!”
Bà lão nói: “Xin cho tôi mượn con dao mà ông hay dùng để phẫu thuật, tôi muốn mở bụng của ông ra xem xem tình yêu đối với vợ của ông nó nằm ở chỗ nào. Ở gan, dạ dày hay ở ruột.” Nói xong cả hội trường cười lớn.
Có Thần Phật hay không
Tiếp tục, bà cụ lại nhìn sang nữ tiến sĩ hỏi: “Cô đã đọc quyển sách này chưa? Nó gọi là «Kinh thánh». Chẳng phải rõ ràng quyển sách này có nói mọi người sau khi chết đều chịu phán quyết sao?
Cô đừng tưởng chết là hết, phải biết rằng việc sau khi chết còn nhiều và dài hơn lúc còn sống rất nhiều! Khi cô còn trong bụng mẹ, nếu có người nói với cô rằng ‘không lâu nữa cô sẽ có mặt trên trái đất, có trời trăng sơn thủy, phải ăn cơm mặc quần áo’, cô có tin không?
Thế nhưng hôm nay cô không chỉ tin mà còn thực sự đã đang sống trong thế giới này. Thế giới vĩnh hằng cũng là như thế!”
Nguồn: Chánh Kiến/Diệp Chi biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét