Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

TQ và người Tây Tạng qua bài viết của một hướng dẫn viên du lịch

 Những người có tín ngưỡng thường hành xử rất tử tế. (Ảnh: Internet)Chỉ cần qua một lần làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách là người Tây Tạng, người hướng dẫn viên mới thấy chuẩn mực đạo đức của người Trung Quốc đã suy đồi đến mức nào.
<!>
Nó cũng cho thấy sự khác biệt về đạo đức tinh thần giữa một dân tộc có đức tin chân chính và một dân tộc vô thần.
Nó cũng cho thấy những tuyên truyền của Trung Quốc trước đây về Tây Tạng và những người có đức tin đều là giả dối. 
Những người có tín ngưỡng thường hành xử rất tử tế. (Ảnh: Internet)
Tôi là một hướng dẫn viên du lịch ở Bắc Kinh. Mấy ngày trước, vừa mới dẫn dắt một đoàn du khách đến từ Tây Tạng. Trong hành trình du lịch ở Bắc Kinh, những điều họ để lại cho tôi thật quá là kinh ngạc.
Thật ra trước khi tiếp đoàn, ấn tượng của tôi đối với người dân Tây Tạng phần nhiều là đến từ truyền hình, điện ảnh hoặc là những thông tin mà người khác kể cho tôi nghe, đại khái nói rằng họ không tắm rửa, dã man, trình độ văn hóa rất thấp, có cách biệt với xã hội văn minh.
Khi tiếp dẫn đoàn, tôi cảm thấy những lời đồn đại này thật không sai, những gì được chiếu trên ti vi cũng rất chân thật, chính là hình tượng đó, đen thùi lùi, cái vẻ bề ngoài còn già hơn rất nhiều so với tuổi thực tế, xem ra không có vẻ tắm gội gì cả.
Họ vác theo những túi đồ to trông rất nặng nề, cả đoàn gần như đều không có lấy một chiếc túi du lịch đẹp mắt. Tôi cũng cảm thấy họ cách biệt quá xa với xã hội văn minh.
Nhưng, trong những ngày tiếp xúc sau đó, tôi mới phát hiện, tôi đã hoàn toàn sai lầm. Hơn nữa lời nói và cách ứng xử của họ khiến cho tôi, một người Trung Quốc phải hết sức xấu hổ.
Ngày đầu tiên đến nơi, chúng tôi vốn không có sắp xếp hành trình đi lại, mà dự tính nghỉ ngơi trong khách sạn. Tuy nhiên, có sai sót trong trong khâu sắp đặt, vốn dĩ khách sạn Nam Nhị Hoàn đã đặt xong, đột nhiên nói không có phòng nữa, không tiếp đón được. Thế là, mọi người đã đến trước cửa khách sạn, còn chưa kịp dỡ hành lý xuống, lại bị dẫn lên xe, chạy đến khách sạn khác tên Đông Tam Hoàn.
Sau khi xuống xe, mọi người hì hục vác theo những bao tải nặng nề, kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi trao xong chìa khóa cửa phòng, sau đó bước lên cầu thang đi vào phòng. Kết quả lại xuất hiện chuyện ngoài ý muốn, khách sạn vốn đã đặt xong trước đó lại nói đã dành ra phòng rồi, bảo chúng tôi hãy qua đó.
Quản lý của công ty du lịch vội chạy tới, quyết định vẫn là quay trở lại khách sạn ban đầu kia. Thế là, hành lý vừa mới dỡ xuống còn chưa kịp chỉnh lý xong, giờ đây lại phải bắt đầu sắp xếp lại rồi cho lên xe, lại quay trở về lần nữa.
Lúc đó, thân là hướng dẫn viên du lịch, trong lòng cứ mãi thấp thỏm không yên, sợ họ làm ầm lên. Bởi vì nghe nói người Tây Tạng khá dã man, bị dày vò đi đi về về vất vả như vậy, lỡ như họ phát cáu lên đập phá khách sạn này hoặc là đánh cho chúng tôi một trận, cũng là có khả năng.
Kết quả hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi, họ không chỉ không làm ầm lên, thậm chí ngay đến cả một lời than trách cũng không có, trong tình huống bên tiếp đãi chúng tôi gắng sức xin lỗi, họ lại đều mỉm cười nói với chúng tôi tiếng “cảm ơn” bằng tiếng Hán vốn không được thành thạo lắm.
đức tin vào Thần, Văn Hóa Trung QUốc, Người Tây Tạng, Bài chọn lọc,
Tôi ngẩn người không nói nên lời, bởi theo kinh nghiệm dẫn đoàn nhiều năm nay của tôi, nếu như đây là đoàn khách du lịch người Trung Quốc, ngay lúc này đây vạn phần trăm sẽ là những ai muốn khiếu nại sẽ khiếu nại, những ai muốn làm ầm lên sẽ làm ầm lên, những ai muốn bồi thường sẽ yêu cầu bồi thường, tiếp đó cũng phải đưa ra yêu sách từ khách sạn ba sao đổi thành bốn sao, hơn nữa còn đòi tăng thêm địa điểm vui chơi hoặc thêm phần ăn, v.v.
Nhưng, họ ngay cả biểu hiện tức giận cũng đều không có. Tôi tự hỏi nếu như đổi lại tôi là du khách mà gặp phải loại tình huống này, tôi tuyệt đối sẽ không có thái độ như vậy, cho dù không chiếm được chút tiện nghi, cũng sẽ mắng cho người ta một trận.
Tôi mang theo tâm trạng khó hiểu dẫn họ về đến khách sạn mà họ vừa mới đến nhưng bị chận ngoài cửa khi nãy. Vòng qua vòng lại một chuyến này xong đã là hơn 5 giờ chiều rồi. Họ đến Bắc Kinh là hơn 12 giờ trưa.
Hướng dẫn viên của nhóm là người đàn ông nhìn có vẻ rất trung hậu thật thà. Đối diện với tình cảnh này, thân vốn mang theo áp lực to lớn vậy mà cũng không nói nặng với tôi một lời, trái lại còn không ngừng an ủi tôi, không sao không sao, tôi sẽ đi giải quyết với họ.
Tôi không biết phải hình dung sự kinh ngạc của tôi thế nào, bởi vì tôi đã từng gặp qua rất nhiều người hướng dẫn, vì để thoái thác trách nhiệm của mình, không để cho du khách trút oán khí lên người của mình, trước giờ đều là cùng với du khách gây khó dễ cho bên đại lý du lịch, bởi họ sợ du khách cho rằng bản thân mình đang nói giúp đại lý du lịch địa phương. Nhưng anh ta lại… Tôi kinh ngạc đến nỗi không ngậm miệng lại được.
Ngày hôm sau đi tham quan cố cung. Sau khi xuống xe ở đường quốc lộ Tiền Môn, đi được một đoạn, tôi quay đầu lại muốn chỉnh lý đội ngũ, tránh để lạc mất người. Bởi vì thông thường dẫn theo đoàn người Trung Quốc, hễ xuống xe thì mỗi người mỗi nơi, người chụp hình, người mua nước thì chỉ lo tự mình đi đến phía trước hoặc một nhóm tụm lại với nhau mua quà lưu niệm, v.v, điều này đã quá quen thuộc rồi.
Nhưng tôi vừa ngoảnh đầu lại, lại một lần nữa kinh ngạc! Họ cứ hai người xếp thành một hàng rất ngay ngắn, lặng lẽ đi phía sau tôi. Tôi vừa dừng lại, họ cũng ngay lập tức dừng lại, gương mặt bình tĩnh mỉm cười nhìn tôi.
Tôi dường như không còn biết nói gì nữa, bình thường câu nói nơi cửa miệng luôn là: “Mọi người đừng có tản đi, hãy đi theo tôi, đừng để lạc mất”,giờ cũng không nói ra miệng được nữa, tình huống như thế này, không chừng người đi lạc mất lại là tôi. Tôi há hốc miệng ra, không nói được lời nào, chỉ biết cười cười với mọi người, tiếp tục dẫn theo đội hình đi về phía trước.
Đi đến quảng trường Thiên An Môn, sau khi cảnh sát kiểm tra xong, cũng không một người nào thừa dịp chạy đến phía trước chụp mấy tấm ảnh, hoặc là vì cảm thấy mới mẻ, vừa đi qua khỏi bộ phận kiểm tra liền chạy đi mất, không tìm thấy người nữa.
Những người đi qua trước, vẫn là xếp thành hàng ngũ ở phía trước, những người đi phía sau, cũng không có bất kỳ người nào đi xen vào hàng ngũ, mà theo thứ tự lần lượt xếp ở phía sau. Kết quả một hàng hơn 40 người chúng tôi, lại chỉ mất có 5 phút đã đi qua trạm kiểm tra hơn nữa còn xếp xong hàng ngũ.
Cần phải biết rằng, nếu như đổi thành nhóm khác đi qua bộ phận kiểm tra, chỉ riêng việc tập hợp mọi người lại thì cần phải mất đến mười mấy hai chục phút! Tôi lặng lẽ đi về phía trước. Suy nghĩ lại những chuyện đã qua.
đức tin vào Thần, Văn Hóa Trung QUốc, Người Tây Tạng, Bài chọn lọc,
Xưa nay luôn cảm thấy rằng bản thân mình là người Hán, cũng không khỏi nghĩ rằng những người Hán thường có tố chất cao, khi đối diện với cách ứng xử của người dân tộc Tạng như vậy, liệu có còn cảm thấy tự tại nữa không? Liệu có cảm thấy giống như tôi đây, vô cùng xấu hổ?.
Trong chuyến đi chơi ở cố cung, bởi vì khoảng cách cần phải đi bộ rất xa, mà trong đoàn lại có những người già đi đứng không tiện, tôi lo lắng sẽ làm lỡ mất thời gian ăn cơm trưa. Thế là đôi khi tôi cũng sẽ bật ra mấy câu theo thói quen: “Nào, mọi người hãy đi theo tôi, mau lên nào”.
Nhưng tôi phát hiện, không có người nào đi nhanh hơn, không phải là họ không muốn nghe lời tôi, mà là tốc độ của hết thảy mọi người, đều là lấy mấy người già đi lại bất tiện làm trung tâm. Tốc độ của họ chính là tốc độ của cả đoàn. Dẫu cho là tôi nói giải tán đi chụp hình, khi quay trở lại, cũng nhất định là dẫn theo mấy người già đó cùng trở về.
Sau khi tham quan cố cung đi lên xe, họ cũng là đi lên xe một cách rất có trật tự không chút rối loạn gì, không ai giành lên xe trước để được ngồi ở hàng ghế đầu. Mọi người lên xe một cách chậm rãi và có trật tự, đỡ được thời gian và cũng đỡ được sức lực, tôi không nói thêm được lời nào cả, chỉ là ở bên ngoài cửa giúp đỡ những người gặp khó khăn khi đi lên xe, dìu họ một tay.
Khi đó họ đều quay mặt lại với nụ cười tươi và đáp lại tôi một câu “Cảm ơn” bằng tiếng Hán, mà có lẽ đây cũng là câu nói lưu loát nhất của họ. So với đoàn du khách nội địa bình thường, dù có nói tiếng cảm ơn, cũng đều là một gương mặt hờ hững làm cho có lệ, chứ đừng nói đến chuyện ngoảnh mặt lại mỉm cười nói với tôi.
Trong các chuyến du lịch mấy ngày sau đó, tôi phát hiện, bất kể là lúc nào, họ đều mãi là một dáng vẻ rất bình thản, không kể là gặp phải chuyện tốt hay là chuyện xấu, họ vẫn luôn mỉm cười với người ta, dùng tiếng Hán nói tiếng cảm ơn.
Khi xếp hàng luôn là kẹp những người lớn tuổi ở chính giữa, khi đi đường trước giờ đều là xếp thành những hàng ngũ ngay ngắn; khi chụp hình đều sẽ không tranh nhau vị trí tốt nhất, những lúc ăn cơm đều luôn là lấy đồ trong túi lần lượt chia hết cho mỗi người, như vậy mọi người đều có phần cả.
Khi đi lên xe đều luôn là xếp thành từng hàng mà lên, nhìn thấy người ăn xin đều luôn cho tiền; nhìn thấy tượng Phật thì đều luôn thành kính bái lạy; những lúc cần phải chờ đợi luôn là yên lặng chờ đợi, tuyệt đối không có nhốn nháo cả lên; khi gặp được chuyện vui mừng đều luôn là mỉm cười vui vẻ, khi nói tiếng cảm ơn đều luôn đối diện với mặt của đối phương…
Họ khiêm tốn cho rằng bản thân họ không có văn hóa, nhưng lại không biết được rằng, họ đã biết tiếng Tạng, cũng biết một chút tiếng Hán, dẫu cho không biết nói, nhưng đại khái có thể nghe hiểu được. Nhưng còn thân là người Hán như tôi đây, ngay cả một câu tiếng Tạng cũng đều không biết. Nếu như nói không có văn hóa, thì đó nên là tôi mới phải. Nhưng tôi có khiêm tốn được như họ không? Không có.
đức tin vào Thần, Văn Hóa Trung QUốc, Người Tây Tạng, Bài chọn lọc,
Trong suốt mấy ngày hành trình này, tín ngưỡng kiên định của họ, lòng thành kính đối với Phật của họ, sự báo đáp đối với ân tình, cách nhìn đối với thế sự, đều bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Trên tay của họ luôn có một tràng hạt, chỉ cần khi trên tay không có cầm vật gì, thì từng viên từng viên một mà lần tràng hạt, trong miệng cũng mãi niệm một câu tiếng Tạng.
Khi đi Ung Hòa cung, tôi và hướng dẫn viên của nhóm, người đàn ông Tây Tạng này trò chuyện trên suốt đường đi. Anh ấy kể cho tôi những câu chuyện liên quan đến nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi. Tôi dường như đã hiểu ra lòng khoan dung và bình thản của người dân Tây Tạng là đến từ đâu rồi.
Tôi hỏi: “Tại sao mấy ngày này luôn phải vất vả tìm quán ăn như vậy? Thật ra có rất nhiều nơi cung cấp bữa ăn nhóm. Chỉ cần định rõ tiêu chuẩn bao nhiêu tiền một người, nhà hàng sắp xếp cho, thật là tiết kiệm hơn rất nhiều, cũng thoải mái hơn nhiều”.
Anh ấy nói: “Họ đi ra ngoài chơi một lần như vậy vốn không dễ dàng gì, nếu như ăn không được ngon, họ cũng sẽ chơi không vui được, bữa tiệc nhóm tuy có thể ăn, nhưng thật sự là không ngon.
Tìm một nhà ăn tốt hơn để được chọn món năn, tuy có hơi phiền phức, cũng đắt hơn bữa tiệc nhóm, nhưng họ sẽ vẫn cảm thấy tốt hơn một chút, họ đi ra bên ngoài, thì mình cũng hãy gắng sức để cho họ được vui vẻ hơn một chút.
Chúng tôi chẳng qua chỉ là kiếm ít tiền hơn, nhưng tiền vốn dĩ là không kiếm hết được mà, chỉ đủ dùng thì cũng được rồi, kiếm được nhiều tiền, nhưng lại khiến cho người khác không được vui, như thế ắt sẽ có báo ứng”.
Tôi nhìn anh ấy, trong lòng rất xúc động. Bình thường những chuyện như thế này được nghe rất nhiều, là cá nhân thì sẽ nói như vậy, nhưng thật sự có thể làm được như vậy, thử hỏi có được mấy người đây?
Vào ngày tiễn chân sau cùng, mọi người đeo khăn ha-da cho tôi, hơn nữa họ còn để hành trang nặng nề trên tay xuống, thay phiên nhau bắt tay tôi, cảm ơn tôi. Từ sâu thẳm trong tâm tôi phát hiện rằng, tôi thật sự không muốn xa họ. Đây khác với bất kể đoàn du khách nào mà tôi từng tiễn trước đây.
Ngày trước khi tiễn chân đoàn khách, đều chỉ là muốn mau chóng tiễn đi cho xong chuyện, chơi trò đấu mưu đấu trí suốt mấy ngày trời quả thật là quá mệt mỏi rồi. Nhưng khi tiễn chân họ, tôi thật sự rất lấy làm quyến luyến, lưu luyến mấy ngày vui vẻ thanh thản mà họ đã mang đến cho tôi, càng quyến luyến cái cảm giác nhẹ nhàng không lo nghĩ khi ở cùng với họ.
Được ở cùng với họ, khiến tôi cảm thấy mọi chuyện thật ra đều không đáng để so đo. Tiếp xúc với người ở rất nhiều địa khu nơi Trung Quốc như vậy, trước nay chưa từng có nhóm người ở vùng nào có thể khiến cho tôi có được loại cảm giác như được cảm hóa này.
Khi họ đi vào trạm xét vé, hướng dẫn đoàn lại một lần nữa đi ra, bắt tay tạm biệt lần nữa. Tôi nói, chúng ta hãy ôm nhau một cái. Thế là tôi đi vào trong trạm, ôm chầm lấy anh mà chào tạm biệt.
Không biết anh ấy có hiểu được hay không, thật ra là hướng dẫn viên, trời nam biển bắc tôi đã từng gặp qua rất nhiều người, nhưng người khiến tôi cảm thấy có thể chân thành làm bạn quả thật là không nhiều. Anh ấy là một trong số những người không nhiều đó.
Hướng dẫn đoàn khách du lịch biết bao nhiêu năm nay, có thể quen biết được một người bạn như vậy, quả thật là một may mắn lớn trong đời người. Tôi chân thành mong rằng họ có thể đến Bắc Kinh lần nữa, như vậy chúng tôi sẽ còn được gặp lại nhau.
Tiểu Thiện
theo Soundofhope, tinhhoa.net

Không có nhận xét nào: