(Bình luận quân sự) - Năng lực tấn công và phòng thủ khi chiến tranh hạt nhân xảy ra thì Trung cộng chỉ là cái móng tay so với Mỹ.
Trung cộng đe dọa
cùng chết với Mỹ trên biển Đông
Hành động của Mỹ
là thách thức, đe dọa Trung cộng vì phản ứng tiêu cực của Trung cộng (như đã
dẫn ở trên) có thể xảy ra sau phán quyết PCA là thách thức, đe dọa đến an toàn
tự do hàng hải.
<!>
Vậy, liệu tàu sân
bay Mỹ có đủ sức đe dọa Trung cộng như ngày nào trong đợt khủng hoảng eo biển
Đài Loan năm 1996? Liệu Mỹ có coi thường chiến lược A2/AD trứ danh của Trung
cộng đang sử dụng?
Về quân sự thuần túy.
Ngay như Hải quân
Trung cộng, muốn tiêu diệt được một hạm đội tàu sân bay Mỹ thì phải mất 40% lực
lượng (tính toán của chuyên gia quân sự Nga), hoặc như tuần dương hạm lớp
Ticonderoga (thuộc CSG) có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không. Các
chuyên gia Trung cộng đã tính phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung
cộng đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Để đối phó với chiến
thuật A2/AD Mỹ đã có chiến thuật tác chiến không-biển. Tuy nhiên, A2/AD mới được
biết được trên lý thuyết, quảng cáo, chưa thấy "tội thủ diệt tàu sân bay”
DF-26, hay DF-31 thử mục tiêu bao giờ, trong khi đó CSG của Mỹ là thật.
Như vậy, rõ ràng Hạm
đội tàu sân bay Mỹ (CSG) có một sức mạnh khủng khiếp mà không có một lực lượng
đối đầu nào thắng được nó trừ phi bắn chìm được tàu sân bay. Đó là một thực tế
quân sự đơn thuần mà Trung cộng sẽ không dại dột đối đầu.
Về ý chí.
Tàu sân bay là biểu
tượng của sức mạnh quốc gia. Dễ nhận thấy, trên thế giới này, trừ Nga ra là Mỹ
không dùng hạm đội tàu sân bay để de dọa, uy hiếp, vì trên thế giới này, ngoài
Nga ra, không một quốc gia nào dám bắn chìm tàu sân bay Mỹ.
Với Trung cộng,
trong chiến lược A2/AD, bằng hệ thống tên lửa các loại, Trung cộng, cứ cho là
có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, Trung cộng có dám bắn chìm hay
không lại là chuyện khác.
Chưa kể hàng tỷ đô
la tài sản, tàu sân bay Mỹ chứa gần 6,000.00 binh sĩ. Trung cộng có dám manh
động? Câu trả lời là “KHÔNG”.
Vì sao vậy? Vì
Trung cộng không có đủ khả năng đối phó với hậu quả.
Bản thân tàu sân
bay chính là sự đe dọa, nó như một “Trân Châu Cảng” di động. Động vào nó, bắn
chìm nó cũng giống như khai trận “Trân Châu Cảng” buộc Mỹ sẽ ra quăn với tất cả
sức mạnh, quyền lực mà không loại trừ bằng đòn tấn công phủ đầu hạt nhân.
Năng lực tấn công
và phòng thủ khi chiến tranh hạt nhân xảy ra thì Trung cộng chỉ là cái móng
tay so với Mỹ, sức đe dọa hạt nhân của Trung cộng với Mỹ không đủ sức
mạnh để ngăn chặn Mỹ ngừng tay nhấn nút tấn công đòn phủ đầu.
Tàu sân bay Mỹ được
vũ khí hạt nhân Mỹ “bảo kê”, cho nên, chừng nào Trung cộng có tiềm lực hạt
nhân như Nga để nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì “cả hai cùng chết” mới khiến
cái tàu sân bay Mỹ thận trọng, còn không thì hãy đợi đấy.
Lê Ngọc Thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét