những hành động đe doạ phi cơ Mỹ tại Biển Đông là hành động nguy hiểm có thể gây nên xung đột Mỹ Trung không lường trước, đó là hành động "thử lửa"<!->
Cali Today News: Ngũ giác đài vừa khẳng định dù Trung Quốc có phủ nhận trước đây, hai chiến đấu cơ Trung cộng vừa cố tình bay đón đầu một phi cơ trinh sát Hoa kỳ trong một khoảng cách rất 'nguy hiểm' chưa đầy 50 feet (15 mét) trên Biển Đông. Theo vấn đề an toàn hàng không thì chỉ trong "đường tơ kẻ tóc' là một thảm kịch có thể xảy ra cho tất cả phi hành đoàn và việc này sẽ đổ bể hết mọi quan hệ ngoại giao giữa Trung cộng, các nước trong vùng và sau hết là với Hoa Kỳ.
Trung cộng luôn tỏ hành động hung hăng, hiếu chiến tại Biển Đông và luôn tăng cường các hành động càng lúc càng nguy hiểm trong ý muốn giành lấy chủ quyền trên một vùng mà các quốc gia láng giềng cùng một lúc cùng tranh chấp với Bắc kinh. hai chiến đấu cơ Trung cộng, chưa đầy 50 feet (15 mét), Trung Cộng tự viết ra luật lệ
Chỉ còn ít tuần lễ nữa toà trọng tài quốc tế sẽ phán quyết vụ tranh chấp giữa Trung cộng và Phi luật Tân. Người ta cho rằng các phán quyết sắp tới sẽ ảnh hưởng mạnh tới cuộc đối đầu giành quyền kiểm soát vùng biển này, một vùng giàu tài nguyên và có tuyến thuơng mãi giá trị hơn 5 ngàn tỷ Mỹ Kim hàng năm.
Đa số chuyên gia đoán phán quyết quốc tế sẽ bất lợi cho Trung Cộng. Trung Cộng chỉ có quyền thi hành phán quyết của toà quốc tế và hợp tác với Phi cùng các quốc gia láng giềng có chung quyền lợi trong vùng đó là Việt nam, Mã lai, Brunei, và Đài loan, với cách giải quyết song phương mà bên nào cũng chấp nhận.
Nhưng liệu có được chuyện như toà mong đợi hay không khi Bắc kinh luôn từ chối công nhận phán quyết quốc tế này, dù nước này từng ký vào Thoả Ước LHQ về Luật Biển 1982, bảo vệ cùng không ngăn cản quyền hải hành trên biển về thuơng mãi, ngư nghiệp cùng khai thác dầu.
Chiến thuật hung hăng thái quá của Bắc kinh trong hành động đã nạo vét hàng ngàn tấn bùn đất và đá để tôn tạo những rặng san hô cùng các mõm đá để làm nên các đảo nhân tạo và các đường băng cho phi cơ trên đó cùng nhiều cơ sở quân sự bao gồm các phi đạo cho phi cơ quân sự. Theo báo cáo thường niên của Ngũ giác Đài, hai năm qua quân đội Bắc kinh đã tạo được một diện tích tổng cộng 3200 mẫu tây đất trên bảy hòn đảo chiếm cứ trong quần đảo Trường sa, trong khi các nước cùng tranh chấp trong quần đảo này chỉ nới thêm 50 mẫu tây. Các nuóc đang tranh chấp hiện nay đang lo sợ Bắc kinh sẽ dùng các cứ điểm này để khống chế quyền hải hành cùng đánh bắt cá và khai thác dầu của họ.
Cũng theo báo cáo này, vấn đề to lớn nhất mà tham vọng của quân đội Bắc kinh xây dựng không ngừng để gai tăng một sức mạnh to lớn theo họ dùng "tự vệ và khẳng định chủ quyền" cho họ. Vấn đề này nằm trong một con số ước đoán thận trọng nhất là 180 tỷ đô la về ngân sách quốc phòng của Trung cộng cho năm 2015 gia tăng đều đặn 9.8% tinh từ năm 2006. Bắc kinh có lực lượng hải quân lớn nhất tại Á Châu với con số 300 chiến hạm trên mặt nước; kế hoạch của họ sẽ đạt con số 78 tàu ngầm hạt nhân trước năm 2020, cùng nhiều tham vọng đầu tư vào vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí triệt hạ vệ tinh.
Có nhiều mong đợi tập trung vào chuyến thăm của TT Obama đến Á Châu, bắt đầu vào cuối tuần này trước là VN sau là Nhật. Hiện nay sự lo sợ đang đẩy các láng giềng của Bắc Kinh đều mong muốn liên kết với Hoa Kỳ, một nước tuy không tranh giành về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông nhưng đã từ lâu tuyên bố là người bảo vệ cho quyền tự do trên biển cùng sự ổn định tại Á Châu để giúp cho vùng này thịnh vượng.
TT Obama sẽ tìm cách gia tăng áp lực từ nối kết liên minh trong vùng cũng như dùng sức mạnh quân sự của chính Hoa kỳ để đẩy lùi tham vọng của Trung cộng, và điều này TT Obama đã và đang thực hiện. Chuyến đi của khu trục hạm Hoa kỳ tiến sát vào đảo nhân tạo lớn nhất của Bắc kinh là thí dụ gần nhất đó là chuyến thứ 3 của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hải hành đã 7 tháng nay nhằm thách thức tham vọng rộng lớn của Bắc kinh tại Biển Đông.
Lâu nay các giới chức Hoa kỳ thường hi vọng Bắc Kinh sẽ dùng vị trí của mình là một cường quốc đang trổi dậy để cộng tác với Hoa kỳ nhằm duy trì các luật lệ quốc tế thời hậu Chiến tranh thế giới Hai. Nhưng có nhiều chuyên gia và giới chức hiện nay thất vọng do Trung Cộng tự viết ra luật lệ cho mình. Phán quyết tới của toà Quốc tế sẽ là trắc nghiệm quan trọng nhất cho TT Obama và luôn cả Tập cận Bình.
Một báo cáo đáng khích lệ của Ngũ giác đài vẫn tìm ra được thâm ý của Bắc kinh là sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách đến mức cao nhất để giành cho được vùng biển này, họ vẫn tìm cách tránh đụng độ trực tiếp cùng công khai với Mỹ.
Giờ đây thách đố cho mọi bên là làm sao cho mọi ý muốn thành hiện thực.
Đinh hoa Lư (theo Ny Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét