Chúng ta hãy xem xét khả năng hiện thực hóa tất cả “quy trình tấn công ” trên.
Khả năng trinh sát của tàu Nga gồm một tàu tuần dương mang hỏa tiển và 1 đến 3 tàu bảo vệ chỉ hạn chế trong giới hạn đường chân trời sóng vô tuyến. Có nghĩa là chỉ vài chục km.<!->
Các máy trực thăng trên tàu không mấy thích hợp cho việc phát giác đối phương trên các khu vực có diện tích lớn do số lượng các máy bay như vậy trên tàu rất ít (tối đa là 2 máy bay trực tăng trên một tàu lớn) và bán kính hoạt động hạn chế. Chúng chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ mục tiêu – nhưng ở cự ly vừa phải và như vậy không tận dụng hết tầm bắn của hỏa tiển
Khả năng của các tàu ngầm mang hỏa tiển dự án 949A trinh sát tốt hơn nhiều. Chúng có thể sử dụng trang thủy âm phát giác tiếng ồn của hkmh ở cự ly hơn 100 hải lý.
Có nghĩa là khi tàu ngầm Nga đang có mặt tạị tuyến phòng thủ chống ngầm từ xa của hkmh – tức tại khu vực có xác xuất nhất định (tuy không lớn) tiêu diệt được hkmh MỸ .
Tuy nhiên, phân loại và đặc biệt là xác định đội hình chiến đấu của đối phương để phátgiác mục tiêu chủ yếu ở một cự ly như vậy là không thể. Cần phải đến được khu vực chỉ cách đối phương vài chục hải lý. Có nghĩa là tiến vào vùng chống ngầm tuyến giữa của tàu Mỹ, nơi xác xuất tiêu diệt tàu này là lớn hơn nhiều.
Vào thời Xô Viết, Hạm đội Liên Xô khi thực hiện nhiệm vụ chống lại các hkmh của đối phương được hỗ trợ bởi một hệ thống trinh sát và chỉ mục tiêu, bao gồm cả thành tố trên vũ trụ rất mạnh. Hệ thống này cho phép phát giác và bám các đoàn hkmh Mỹ ngay từ khi chúng mới rời khỏi căn cứ.
Hiện nay, những gì còn sót lại của hệ thống này chỉ là một số lượng hạn chế các tàu ngầm nguyên tử, vài chiếc máy bay của không quân trinh sát và một hệ thống trinh sát kỹ thuật vô tuyến yếu và Nga đã không còn một trung tâm (trinh sát – ví dụ như trung tâm trinh sát vô tuyến điện tử ở Lourdes tại Cu Ba-) nào ở nước ngoài.
Lực lượng hiện nay không đủ sức quan sát có hiệu quả ở các khu vực tác chiến quan trọng trên biển và trên các đại dương và càng không thể cung cấp các dữ liệu trinh sát cần thiết cho các lực lượng củaNga để tấn công có hiệu quả các hkmhcủa đối phương.
Khả năng hkmh Mỹ lại hoàn toàn khác, nó có khả năng tự kiểm soát khoảng không gian và không gian trên mặt biển có chiều sâu đến 800 km hoặc hơn .
Với một ưu thế như vậy, hkmh tấn công sẽ không để các tàu tuần dương của (Nga) tiếp cận đến cự ly phóng hỏa tiển mà trước đó có thể tấn công tàu tuần dương Nga bằng không quân trên tàu hoặc cáchỏa tiển tầm xa mà không bị tấn công .
Tuy nhiên, cả trong trường hợp tàu của Nga được cung cấp các thông tin trinh sát (tình báo) cần thiết, nó cũng phải tiến đến gần hkmh ở một cự ly nhất định để có thể phóng hỏa tiển .
Do chiếm ưu thế về tầm xa sử dụng không quân trên tàu, nên Mỹ sẽ sử dụng khoảng 40 chiếc máy bay, trong đó có 25 chiếc, mỗi chiếc mang 2 hỏa tiển “Harpoon” ( chống tàu) để tấn công tàu của Nga. Các máy bay tấn công và hỏa tiển sẽ được các máy bay tác chiến điện tử hỗ trợ.
Trong những điều kiện như vậy, tổ hợp hỏa tiển phòng không mạnh nhất của tàu Nga là Fort chỉ có thể tiêu diệt được một số hỏa tiển . Các phương tiện phòng thủ trên mỗi tàu, trong trường hợp tối ưu, cũng sẽ tiêu diệt được 1-2 hỏa tiển , một phần trong số hỏa tiển sẽ bị nhiễu làm bay chệch mục tiêu.
Kết quả là còn có khoảng 15 qủa hỏa tiển đánh trúng mục tiêu là các tàu của Nga. Và có thể khẳng định chắc chắn là các tàu Nga, kể cả tàu tuận dương mang hỏa tiển sẽ bị đánh chìm với một xác suất rất cao.
Nếu như số hỏa tiển như vậy là chưa đủ để đánh chìm tàu Nga, đòn tấn công có thể được lặp lại.
Có nghĩa là tàu của Nga không thể đến được vị trí có thể phóng hỏa tiển .
Khả năng chống lại hệ thống phòng thủ đối phương của tàu ngầm mang hỏa tiển 949A tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp này, xác xuất tàu ngầm bị tiêu diệt trước khi đến vị trí phóng hỏa tiển là tương đối lớn.
Cứ cho là tàu tuần dương mang hỏa tiển hoặc tàu ngầm mang hỏa tiển của Nga đến được vị trí phóng hỏa tiển và đã tấn công hkmh, thì cơ hội đánh chìm hkmh Mỹ cũng không nhiều.
Một loạt phóng 16 quả hỏa tiển (tàu tuần dương dự án 1164), 20 quả ( tàu tuần dương hạng nặng dự án 1144 ) hoặc 24 quả ( tàu ngầm hạt nhân dự án 949A) khó có thể chọc thủng được một hệ thống phòng không đa kênh được các máy bay tiêm kích tuần tiễu trên không bảo vệ và có các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại hỗ trợ.
Sẽ có từ 2-3 hỏa tiển bị các máy bay tiêm kích bắn hạ . Mỗi một chiếc tàu tuần dương và khu trục mang hỏa tiển có điều khiển trong đội hình cụm tàu sân bay có thể hạ thêm vài hỏa tiển .
Nếu như tính rằng, số lượng các tàu có thể tham gia vào việc đánh trả đợt tấn công hỏa tiển là 3-4 chiếc hoặc hơn, thì có thể thấy rõ ngay rằng số hỏa tiển chưa bị đánh chặn chỉ còn lại khoảng vài quả và chúng sẽ bị các phương tiện phòng không của chính hkmh tiêu diệt nốt hoặc các nhiễu vô tuyến điện tử làm “mù” .
Xác xuất dù chỉ một quả hỏa tiển “bắn trúng” mục tiêu là vô cùng thấp.
Như vậy, cần phải thừa nhận là thậm chí có phóng được một dàn hỏa tiển vào hkmh tấn công của Mỹ, khả năng tàu tuần dương mang hỏa tiển của Nga tiêu diệt đượchkmh này rất thấp. Còn nếu tính tới các yếu tố khác nữa – xác xuất này trên thực tế bằng không.
Chính vì vậy mà dứt khoát không thể “hào phóng” phong danh hiệu "sát thủ hkmh" cho các tàu tuần dương mang hỏa tiển và tàu ngầm mang hỏa tiển có cánh Nga.
Để có thể đánh bại một hkmh tấn công của MỸ, Hải quân của (Nga) phải có một binh đoàn tàu chiến đủ mạnh.
Số lượng tàu phải tương đương với số lượng tàu của HKMH tấn công Mỹ, tức: 2-3 chiếc tàu tuần dương mang hỏa tiển dự án 1164 và 1144 được 5 – 8 chiếc tàu lớp khu trục bảo vệ, một tàu chống ngầm cỡ lớn, một khinh hạm, 3-4 tàu ngầm mang hỏa tiển dự án 949 A, 4-5 chiếc tàu ngầm đa năng, với sự hỗ trợ của một sư đoàn không quân hải quân mang hỏa tiển hoặc của Không quân tầm xa với lực lượng 3 trung đoàn, ít nhất một phi đội các máy bay trinh sát trên biển.
Đối với Hạm đội Phương Bắc cần tăng cường thêm một hkmh dự án 1143.5. Nếu trang bị tàu này cho Hạm đội Phương Bắc, thành phần tác chiến của tàu nổi tấn công có thể được cắt giảm từ 20-30 % .
Một binh đoàn (đội tàu) như vậy có thể đánh bại một hkmh tấn công Mỹ hoặc đánh chìm hkmh Mỹ.
Dĩ nhiên, tàu Nga cũng sẽ chịu tổn thất nặng và sẽ cần phải khôi phục lại khả năng chiến đấu.
Nói ngắn gọn , không dễ gì “ ăn sống nuốt tươi” được hkmh(Mỹ) .
Mỗi một hạm đội đại dương (HĐ Phương Bắc, HĐ Thái Bình Dương ..) của (Nga) chỉ có thể thành lập một binh đoàn (ộội tàu) như vậy. Còn người Mỹ có thể sử dụng để chống lại mỗi binh đoàn tàu trên của Nga ít nhất là 4 hkmh tấn công.
Thực tế trên đồng nghĩa với việc Hải quân Nga hiện nay không thể giải quyết nhiệm vụ vô hiệu hóa mối đe dọa từ hkmh tấn công của Mỹ, hoàn toàn khác với Hải quân Liên Xô trước kia - Hải quân Liên Xô đủ sức duy trì sự cân bằng về vũ khí hải quân với Mỹ ở mức có thể chấp nhận được .
Lê Hùng – Nguyễn Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét