Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Tin Y Khoa - Khung xương giúp người bại liệt

MarkPollock 01
Chấn thương cột sống có thể đưa tới bị liệt 2 chân hoàn toàn và hầu như không thể phục hồi được. Gần đây, các nhà khoa học của trường UCLA đã hoàn thành một “khung xương” giúp cho người liệt chân có thể đi được một cách “chủ động” và “theo ý muốn”. Đây không phải là một hệ thống robot đi thay cho người bệnh, mà chính người bệnh tự đi một cách chủ động giống như đi bằng chính chân thật nhờ sử dụng một hệ thống kích thích thần kinh xương sống được kết nối không cần giải phẫu.<!--> 
Một bộ phận nhỏ cũng được gắn vào khung xương để đo lường mức độ “tham dự” của bệnh nhân trong tiến trình bước đi. Hệ thống này làm cho bệnh nhân chủ động trong việc bước đi, hết sức hữu hiệu trong trường hợp bị liệt nhẹ, và còn có tác dụng thúc đẩy hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe cho người hoàn toàn bị liệt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng khung xương này, người bệnh phải được kích thích các cơ bị liệt trong khoảng 2 tuần lễ, và một tuần huấn luyện mới có thể sử dụng khung xương này. Thành công của nghiên cứu này đã được công bố và hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới sẽ được áp dụng để giúp hàng triệu người bị liệt chân trên thế giới.
 
MarkPollock 01
MarkPollock 01
Dụng cụ nội soi ruột
Nội soi là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay trong việc xem xét các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là khám hệ thống tiêu hóa, gồm cả ruột. Thông thường người ta dùng một ống nhỏ có camera đưa vào ruột cùng với hệ thống đèn để thu hình bên trong thành ruột. Nhưng dụng cụ này đòi hỏi sự khéo léo của người sử dụng, nhất là khi đưa dụng cụ qua những chỗ hẹp trong ruột. Hơn nữa cách này chi phí cao và gây khó chịu cho bệnh nhân. Một loại camera mới được chế tạo có tên là Tadpole Endoscope rất nhỏ, có thể “bơi” trong nội tạng của bệnh nhân và chuyển hình ảnh thu được ra ngoài bằng hệ thống vô tuyến. Tadpole có kích thước rất nhỏ, bên trong chứa máy thu hình, và một số cơ phận cùng một đuôi phía sau để giúp “viên thuốc” này chạy tới. Dụng cụ hoạt động bằng từ lực cung cấp từ một hệ thống ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân. Tadpole được bệnh nhân nuốt vào như uống một viên thuốc và sau đó được bác sĩ điều khiển hoạt động thu hình. Sau giai đoạn ở dạ dày, Tadpole chạy xuống ruột nhờ cơ chế nhu động và tiếp tục chụp hình. Khi hoàn tất, Tadpod sẽ được thải ra ngoài theo phân. Các hình ảnh mà Tadpod truyền ra sẽ được thu lại để bác sĩ xem xét và chẩn đoán bệnh. Hiện nay chỉ còn chờ hoàn tất một số thử nghiệm trên người trước khi được các bác sĩ chính thức sử dụng.
MarkPollock 01
MarkPollock 01
MarkPollock 01

Không có nhận xét nào: