Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Chủ tịch CS Việt Nam tố cáo TQ tại LHQ

Chủ tịch cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang khẳng định chủ quyền biển Đông – Photo Courtesy: Yahoo News
Cali Today News - Trả lời phỏng vấn của ký giả hãng tin AP, Chủ tịch cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang bày tỏ quan điểm, việc Trung Quốc xây dựng đảo trái phép ở khu vực đang tranh chấp trên biển đông là vi phạm luật quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải.
<!--> 
Ông Trương Tấn Sang kêu gọi Hoa Kỳ, quốc gia cũng bày tỏ quan ngại trước hành vi lấn chiếm của Trung Quốc, bãi bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt bán vũ sát thương cho Việt Nam. 
Thủ tướng cộng sản cho rằng điều này sẽ cho thế giới thấy mối quan hệ Việt-Mỹ đã hoàn toàn bình thường hóa 40 năm sau chiến tranh Việt Nam. 
Hai quốc gia cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ huynh đệ lâu đời, nhưng căng thẳng nổi lên từ khi Trung Quốc cho kéo giàn khoan vào khai thác tại khu vực biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã tiến hành xây cất trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. 
“Tại thời điểm này, biển Đông đang là điểm nóng không những trong khu vực mà cả trên thế giới. Năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành tôn tạo các đảo chìm với quy mô lớn để biến chúng thành các đảo lớn,” Chủ tịch Sang nói. 
“Chúng tôi tin, những hành động của Trung Quốc đang vi phạm luật quốc tế,” ông Sang lên tiếng, viện dẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Ông Sang cũng nói thêm, việc làm của Bắc Kinh cũng vi phạm Tuyên bố về Ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC) của Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á đạt được vào năm 2002. 
Theo ông Trương Tấn Sang, mối quan ngại của Việt Nam và các quốc gia Đông nam Á “rõ ràng và dễ hiểu do những hành động của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hàng hải và an ninh biển Đông.” Ông Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường hòa bình để theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững  tại Liên Hiệp Quốc. 
Tuần trước tại Hoa Thịnh Đốn, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình tuyên bố, Trung Quốc có “quyền khẳng định, duy trì chủ quyền” ở biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền trên những hòn đảo và rặng san hô nhỏ. 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên khoảng 3.000 mẫu (khoảng 1.200 ha) nơi trong suốt một năm rưỡi qua họ không ngừng nạo vét cát dưới đại dương, xây dựng phi đạo, và những công trình khác mà Hoa Kỳ quan ngại có thể được dùng vào mục đích quân sự. 
Trong khi đưa ra những tuyên bố cứng rắn với người "anh em láng giềng" Trung Quốc, Chủ tịch Sang lại có những lời lẽ nồng ấm với Hoa Kỳ, và kỳ  vọng những bước tiến xa hơn để củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia. 
“Thời điểm Hoa Kỳ nhấc bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ  là lúc cả thế giời biết mối quan hệ Việt-Mỹ đã hoàn toàn bình thường hóa,” và không có nghi ngờ tồn tại giữa hai quốc gia, Chủ tịch cộng sản phát biểu. 
Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tống Thống Obama dự kiến vào mùa thu năm nay khi cùng với phái đoàn quan chức chính phủ đến khu vực sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác toàn diện chính thức giữa hai quốc gia từng là kẻ thù, kể từ khi ông Chủ tịch thăm Hoa Thịnh Đốn vào năm 2013. Ông Sang nói thêm. 
Tháng 10 năm ngoái, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cho phép bán vũ khí sát thương cho Việt Nam theo từng trường hợp cụ thể nhằm hỗ trợ an ninh hàng hải và nhận thức chủ quyền của quốc gia cộng sản, nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương được áp dụng kể từ khi cộng sản lên nắm quyền kiểm soát vào cuối cuộc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Tuy nhiên, chính quyền Obama cũng yêu cầu Việt Nam cần cải thiện tình trạng nhân quyền đang nhức nhối, thì mới thúc đẩy mối quan hệ đạt được tiềm năng tối đa. 
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng tin Hà Nội cần phải có những hành động cải thiện nhân quyền hơn nữa nếu muốn hưởng lợi ích tham gia vào Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong quá trình đàm phán, trong đó Việt Nam là một trong 12 quốc gia tham gia đàm phán giai đoạn cuối với Hoa Kỳ.  
Chủ tịch nước cộng sản bày tỏ việc sẵn sàng tiếp tục đối thoại về nhân quyền với Hoa Kỳ. Ông Sang cho biết, một chương về nhân quyền đang được đưa vào hiến pháp Việt Nam, và sẽ có hiệu lực trong “một vài năm tới” để những quyền này được thực thi đầy đủ. 
Các tổ chức nhân quyền vẫn chỉ trích Việt nam. Trong khi điều kiện được cải thiện đáng kể ở các trại cải tạo sau chiến tranh, nhưng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến vẫn rất còn nghèo nàn, và chính quyền ra tay đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến. 
Theo số liệu từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vào cuối năm 2014, Việt Nam đã bắt giữ 125 tù nhân chính trị. 

Không có nhận xét nào: