Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

Hôm Nay, Người Dân Đất Nước Hoa Kỳ Mừng Lễ Độc Lập Năm 2023 và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Hôm Nay, Cả Đất Nước Hoa Kỳ Mừng Lễ Độc Lập Năm 2023, Với Hàng Trăm Buổi Lễ Hội Tưng Bừng Và Những Cuộc Diễn Hành Tràn Ngập Cờ Sao, Pháo Hoa Ngập Trời, Nhằm Bày Tỏ Lòng Yêu Nước! -Hôm Nay! Hoa Kỳ kỷ niệm sinh nhật của mình: 247 năm kể từ khi 13 thuộc địa Bắc Mỹ ban đầu tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh. Trong phần lớn thời gian đó, lục địa Bắc Mỹ, và sau này là Hoa Kỳ, được coi là vùng đất tốt nhất của cơ hội! nơi mọi người có thể bắt đầu lại một lần nữa, tạo vận may cho mình và tự do, không bị ai chú ý tới. 
<!>
Một số người đến đây để thoát khỏi sự ngược đãi vì niềm tin tôn giáo hoặc chính trị của họ, chẳng hạn như những người Thanh giáo năm 1620, đến định cư tại nơi mà nay là Massachusetts. Nhưng những người định cư sớm nhất vào năm 1607 đã thành lập Jamestown, thuộc địa đầu tiên ở Bắc Mỹ, cũng như phần lớn những người đến Mỹ trong bốn thế kỷ tiếp theo, họ đến đó với hy vọng cải thiện tình hình tài chính và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chính phủ Anh lúc đó cần có các thuộc địa để làm giàu cho nhà nước và Vương quốc Anh. Đây là thời đại của chủ nghĩa trọng thương, một chính sách kinh tế mà theo đó một quốc gia tìm cách gia tăng sự giàu có thông qua xuất khẩu. Thực dân Anh ở Bắc Mỹ bị cấm mọi hình thức sản xuất, và chỉ được bán nguyên liệu thô và phải mua thành phẩm độc quyền từ Anh. Mặt khác, hàng nhập khẩu của Anh ngày càng bị đánh thuế nặng hơn, cho đến khi các thực dân nổi dậy.

Với việc ký kết Tuyên ngôn Độc lập ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa Hoa Kỳ tuyên bố ý định tách khỏi chế độ quân chủ Anh. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập kéo dài bảy năm của Mỹ kết thúc với chiến thắng của các thực dân, và chủ nghĩa trọng thương cũng chiến thắng. Điều này cho phép họ phát triển sản xuất và mở ra các thị trường mới. Kinh tế từ đó phát triển, mang đến cho người dân địa phương và những người mới nhập cư cơ hội cải thiện cuộc sống.

Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi như nhau từ những thay đổi do Cách mạng mang lại. Phần lớn lợi nhuận thuộc về người da trắng. Phụ nữ và những người nô lệ Mỹ gốc Phi đã có những đóng góp to lớn cho cuộc Cách mạng. Nếu không có họ, cuộc chiến rất có thể đã bị thua. Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Cách mạng đã không chấm dứt chế độ nô lệ, như nhiều người nô lệ mong đợi, cũng như không mang lại đầy đủ các quyền hợp pháp cho phụ nữ. Phải mất 80 năm nữa chế độ nô lệ mới được bãi bỏ, và 40 năm nữa sau đó phụ nữ mới được đi bầu! Giá của Tự Do Bình Đẳng không phải tự nhiên mà có, mà phải kiên trì tranh đấu, lẫn đổ cả màu xương!

Tuy nhiên, với sự kết thúc sự cai trị của Anh và sự ra đời của Hoa Kỳ, một con đường dẫn đến tự do cho tất cả mọi người đã được mở ra, một cánh cửa sổ bắt đầu mở ra. Theo lời của tác giả Tuyên ngôn Độc lập Thomas Jefferson, “Quyền bình đẳng của con người, và hạnh phúc của mọi cá nhân ngày nay đã được công nhận!”.


Bắc Cali, nhớ tối hôm nay: Những địa điểm sau đây, để xem những màn bắn pháo bông hấp đẫn nhất, huy hoàng nhất, nhân dịp lễ độc lập 4th of July 2023

*San Jose:
Discovery Meadow (180 Woz Way) at 9:30 p.m.
Almaden Lake Regional Park (6099 Winfield Boulevard) at 9:15 p.m.
*Cupertino:
Creekside Park (10455 Miller Avenue) at 9:30 p.m.
*Gilroy:
Gilroy High School (750 W. 10th Street) at 9:30 p.m.
*Milpitas:
Milpitas Sports Center (1325 E. Calaveras Boulevard) at 9 p.m.
*Mountain View:
Shoreline Amphitheater (One Amphitheatre Parkway) at 8 p.m.
*Morgan Hill:
Outdoor Sports Complex (16500 Condit Road) at 9:45 p.m.
*Santa Clara:
Great America (4701 Great America Parkway) at 9:45 p.m.


Bỏ pháo bông, nhằm tránh hỏa hoạn, nhiều thành phố Mỹ chuyển qua biểu diễn ‘drone’ mừng Lễ Độc Lập

– Bầu trời u ám phủ trùm miền Đông Hoa Kỳ và miền Tây thì bắt đầu mùa cháy rừng, khiến cho nhiều thành phố Mỹ nhận thức rằng, pháo bông có thể góp phần làm ô nhiễm môi trường thêm và chuyển qua dùng máy bay không người lái “drone” để trình diễn mừng Lễ Độc Lập.


(Hình: Máy bay không người lái phát sáng tạo hình trên bầu trời đêm nhân dịp Vua Charles đăng quang hôm 7 Tháng 5, 2023. “Drone” dùng biển diễn thay pháo bông đang trở nên thịnh hành tại nhiều thành phố ở Hoa Kỳ vào dịp Lễ Độc Lập 2023)

Từ năm ngoái, một số thành phố, đặc biệt ở miền Tây Hoa Kỳ, đã bỏ qua màn bắn pháo bông mà thay vào đó là các chiếc máy bay “drone” phát sáng đủ màu sắc trên bầu trời đêm 4 Tháng Bảy.

Năm nay, Salt Lake City ở Utah sẽ có buổi trình diễn “drone” lần đầu tiên, với ý thức làm trong sạch không khí và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng có thể gây ra bởi pháo bông, Thị Trưởng Erin Mendenhall công bố.

Utah có khoảng 800 đến 1000 đám cháy rừng mỗi năm, là một trong những tiểu bang dễ có nguy cơ cháy rừng nhất ở Hoa Kỳ.

Tiểu bang lân cận là Colorado, cũng đang trong mùa cháy rừng, và thành phố Boulder nơi này cũng lần đầu tiên quyết định chuyển qua dùng “drone” múa lượn trên không với đủ màu sắc mừng lễ.

Đối với California thì những cộng đồng như Lake Tahoe, La Jolla, và Ocean Beach cũng dùng máy bay không người lái để tạo quang cảnh và những màn biểu diễn đẹp mắt vào ban đêm cho người dân thưởng ngoạn.


Nhân Lễ Độc Lập, America Một Đất Nước Kỳ Lạ! Một quốc gia mà chưa được ai nói CẢM ƠN nó, mặc dù đa số ai ai cũng nhận ơn từ nó!



Hoa Kỳ: Một Quốc Gia Có 14 Điều Kỳ Diệu, Nhiều Điều Nghịch Lý!

1- Tên quốc gia bắt đầu bằng chữ A chấm dứt bằng chữ A. Một quốc gia độc nhất vô nhị của hành tinh này, từ ngày sinh ra đã ĐỨNG ĐẦU, hiện ĐỨNG ĐẦU và có thể sẽ mãi ĐỨNG ĐẦU trong danh sách tên các nước trên thế giới!
2- Một quốc gia có số điện thoại cũng bắt đầu bằng SỐ MỘT!
3- Một quốc gia từ ngày lập quốc, chưa bao giờ bị XÂM LĂNG!
4- Một quốc gia tốn tiền, tốn ngân quỹ nhiều nhất, chỉ để BẢO VỆ…cho các quốc gia khác!
5- Một quốc gia mà người cùng đường, có thể TÁ TÚC, TỊ NẠN và cư trú dù BẠN hay THÙ!
6- Một quốc gia khi lâm nạn, không ai cứu trợ, giúp đỡ, vì nó GIÀU CÓ NHẤT và là kẻ LUÔN LUÔN trước nhất, cứu trợ khi các quốc gia khác lâm nạn.
7- Một quốc gia không ai thèm nói CẢM ƠN! dù bao giờ cũng nhận biết bao ơn từ nó.
8- Một quốc gia luôn bị miệt thị là ĐẾ QUỐC, nhưng chính nó là quốc gia thúc đẩy mạnh nhất, để XÓA BỎ CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA sau Thế Chiến Thứ 2.
9- Một quốc gia luôn bị gọi là KỲ THỊ CHỦNG TỘC, nhưng HẠNG NHẤT TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN lại được minh định trong Hiến Pháp.
10- Một quốc gia mà đa số các chính quyền ĐỘC TÀI trên thế giới đều buộc dân chúng họ phải lánh xa, nhưng chính bản thân giới cầm quyền đều có tài sản, nhà đất ở đó!
11- Một quốc gia bị coi là ĐỒI TRỤY, nhưng sách báo khiêu dâm phải bọc bìa đen và phim ảnh phải phân loại rõ ràng không cho trẻ em coi!
12- Một quốc gia có khả năng VỰC DẬY các quốc gia khác từ đống tro tàn (như nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ 2) và có khả năng mang kẻ thù về lại thời kỳ đồ đá!
13- Một quốc gia mà bất kỳ nước nào cũng muốn được buôn bán với nó và thế là đủ ... GIÀU. Và khi nó quyết định không buôn bán với ai thì nước đó ... LÊN ÁN.
14- Một con chim ưng CÔ ĐỘC trên đỉnh cao lẻ loi, nhưng có NHIỆM VỤ canh chừng giấc ngủ BÌNH AN cho cả thế giới!



Nhạc sĩ Trần Chí Phúc và Phong Dinh, sáng tác bài hát cám ơn nước Mỹ nhân dịp Lễ Độc Lập 2023

– Hai nhạc sĩ Trần Chí Phúc và Phong Dinh vừa sáng tác ca khúc “Cám Ơn Hoa Kỳ-Thank You America” nhân dịp Lễ Độc Lập 2023.

Bài hát do hai tác giả song cảnh với cảnh quay tại nhiều tiểu bang và tượng đài miền Tây nước Mỹ như California, Idaho, North Dakota, South Dakota, Utah, Wyoming, Mount Rushmore National Monument…, với lời hát:


(Hình: Nhạc sĩ Phong Dinh (trái) và nhạc sĩ Trần Chí Phúc hát bài “Cám Ơn Hoa Kỳ-Thank You America” trước tòa nhà Quốc Hội North Dakota.)

“Chào em nước Mỹ, chào em Hoa Kỳ, chào tự do đất nước thân yêu. Hello Hello Ameria America. Những cánh đồng Cali ngút ngàn, Florida biển xanh nắng vàng, Arizona, Louisiana, cùng nhau hát ca.”

“Từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Năm mươi tiểu bang kết vòng mến thương. Mùa Đông tuyết bay New York, mùa Thu thăm Ohio, Hè sang đi Hawaii, hoa đào mùa Xuân DC.

Cám ơn Hoa Kỳ, Thank you Thank you, America.”

Bài hát được phát trên YouTube tại youtube.com/watch?v=f49BHPBKavE

Đạo diễn và ráp phim là Trần Chí Phúc, quay phim và cảnh là Nguyễn Đức Luận và Đoàn Bảo Nguyên, và hòa âm là Viên Anh Tú.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, từng là sinh viên đại học Luật Khoa Sài Gòn trước năm 1975, là người mang kiến thức lý luận về chính trị và thời sự đưa vào lời ca cho các nhạc phẩm đấu tranh quê hương của ông. Đây là nét riêng của dòng nhạc Trần Chí Phúc với khoảng 100 ca khúc sáng tác ở hải ngoại, đặc biệt vào các ngày có sự kiện quan trọng trong cộng đồng Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc có một thời gian dài ở San Jose, sau đó mới chuyển xuống Nam Cali.


Nhân Dịp Hôm Nay! Người Dân Mỹ Tưng Bừng Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ Năm Thứ 247!

(Thế Giới Mới sưu tầm)


-Ngày Độc Lập, mùng 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ lớn của Hoa Kỳ để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc Lập được ký vào năm 1776. Ngày lễ này thường được dân Mỹ tổ chức rất rầm rộ toàn quốc với những cuộc diễn hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng khác. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng Ngày Độc Lập với tinh thần yêu nước.

Nhiều chính trị gia trong dịp lễ này, thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản của người dân của Hoa Kỳ. Công chúng thường tổ chức những buổi vui chơi ngoài trời, sum họp với gia đình, bà con ở xa về vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần. Các cuộc diễn hành được diễn ra sáng ngày 4/7, và vào buổi tối thường có bắn pháo hoa đẹp mắt ở khắp các thành phố, nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để đón mừng ngày lễ trọng đại.

*13 tiểu bang đầu tiên

Ngày 4 tháng 7 năm 1777 là ngày Hoa kỳ giành độc lập và trở thành một quốc gia. Tính chất thiêng liêng của ngày này được thể hiện qua câu văn được đăng trên báo Virginia ra ngày 18/07/1777: “Ngày 4 tháng 7 là ngày vinh quang và đáng nhớ nhất, từ rày về sau sẽ được tổ chức cho toàn nước Mỹ hàng năm cho đến khi nào thời gian không còn nữa. Amen và Amen”.

Hai nơi làm lễ lớn nhất là Philadelphia (Pennsylvania) và Boston (Massachusetts). Năm 1777, người dân Philadelphia tưởng nhớ ngày 4 tháng 7: chuông ngân, súng nổ, thắp sáng đèn cầy, pháo đốt. Ngày nay, người dân Philadelphia làm lễ trong Independence Hall, nơi những hoạt cảnh lịch sử được dựng lại và bản Tuyên ngôn Độc lập được đọc lên rất hùng hồn.

Khi chiến tranh chấm dứt năm 1783, ngày 4 tháng 7 trở thành ngày nghỉ trong vài nơi. Tại Boston, ngày lễ Độc lập đã thay thế ngày 5 tháng 3, ngày thảm sát của Boston (Boston Massacre), và được xem như ngày lễ chính. Có diễn văn, sự kiện quân sự, diễn hành và pháo bông. Năm 1941, Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố ngày 4 tháng 7 là ngày lễ chính thức của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


*Lịch sử

Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492. Nhiều dân thuộc địa đến Mỹ để tìm tự do tín ngưỡng: Espagne, Portugal, Anh, Pháp, Hòa Lan đến thuộc địa xứ này. Dân hành hương (pilgrims) là nhóm dân tị nạn đầu tiên tại Mỹ: nhóm Puritans đến cư ngụ tại Massachusetts, nhóm Quakers đến vùng Pennsylvania và người theo Thiên Chúa giáo định cư tại Maryland.

Dân thuộc địa Hoà Lan và Pháp đến Mỹ để mua bán. Dân Pháp định cư tại Canada, dân Espagne đến Florida, dân Hòa Lan đến New York. Năm 1763 Anh quốc thắng quân Pháp và chiếm Canada.

13 tiểu bang đầu tiên của Hoa kỳ gồm: Connecticut, New Hampshire, New York, New Jersey, Massachusetts, Pennsylvania, Delaware , Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia, Rhode Island, Maryland.

Lúc ký kết, Hoa Kỳ có 13 thuộc địa dưới quyền cai trị của vua George III (1738-1820, Windsor). Lúc bấy giờ các thuộc địa Anh ở Mỹ phải đóng thuế cho mẫu quốc quá cao, nhưng lại không có đại biểu trong Quốc Hội Anh (Taxation without Representation), nên họ nổi dậy đòi quyền tự do và độc lập.

Năm 1774 đại biểu của 13 thuộc địa họp lần đầu tiên tại Philadelphia, Pennsylvania. Cuộc họp này gọi là Quốc Hội Lục Ðịa (Continental Congress), do Tướng George Washington thống lãnh quân đội chống lại Anh Quốc. Các thuộc địa này sau đó trở thành 13 tiểu bang đầu tiên của Mỹ khi Mỹ trở thành độc lập với Anh Quốc.




*Tiến trình độc lập

Năm 1774: 13 thuộc địa gởi đại diện đến Philadelphia, PA để thành lập Quốc Hội Lục địa thứ Nhất (First Continental Congress). Họ nôn nóng chuẩn bị nhưng vẫn còn lâu mới tuyên chiến.

Tháng 4/1775: Quân đội của vua George tiến về Concord, Massachusetts. Tiếp theo là trận chiến tại Concord, tiếng súng (tại đây) vang vọng khắp thế giới, đánh dấu bước đầu cuộc cách mạng Mỹ.

Tháng 5/1776: Sau gần một năm cố gắng giải quyết sự khác biệt với mẫu quốc Anh, các thuộc địa một lần nữa gởi các đại diện cho Quốc Hội Lục Địa lần thứ hai.

Tháng 6/1776: Sự quyết tâm được khởi đầu bởi Richard Henry Lee, Virginia. Nhận thấy những cố gắng của họ vô vọng, một ủy ban được thành lập để soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập công khai. Đứng đầu là Thomas Jefferson, ủy ban còn có John Adams, Ben Benjamin Franklin, Philip Livingston và Roger Sherman.

Ngày 6/7/1776: Pennsylvania Evening Post là tờ báo đầu tiên đăng bản Tuyên Ngôn Độc Lập.

Ngày 8/7/1776: Lần đầu tiên bản tuyên ngôn được đọc trước công chúng tại Independence Square của thành phố Philadelphia. Cái chuông trong Independence Hall được biết dưới tên “Province Bell” sau này được đổi tên là Liberty Bell.

Tháng 8/1776: Việc ký Bản Tuyên Ngôn Độc Lập bắt đầu ngày 4 tháng 7 nhưng phải đến tháng 8 mới hoàn tất. Và ngày 4 tháng 7 được chấp nhận như ngày kỷ niệm chính thức cho sự độc lập Hoa Kỳ tách khỏi nước Anh. Cuối cùng ngày 4/7/1777: Lễ Independence Day được cử hành lần đầu tiên.


*Bản Tuyên Ngôn Độc Lập

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập trở thành một tài liệu chính trị được ca tụng nhất và thời nào cũng được chép ra. Thomas Jefferson soạn ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, sau ngày được bầu làm Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Độc Lập này được xét duyệt bởi John Adams, Bejamen Franklin và Jefferson, rồi được 56 hội viên ký tên và xác nhận chấm dứt quyền thuộc địa của Anh Quốc.

John Hancock, Chủ tịch Second Continental Congress (Đại hội Lục Địa lần II), là người đầu tiên ký bản Tuyên Ngôn. Viết hoa, chữ ký của ông nổi bật trải rộng trên tài liệu này. Từ đó khi nào người ta hỏi bạn “John Hancock”, tức là người ta có ý muốn bạn ký tên. Cuối cùng có tất cả 56 người ký bản Tuyên Ngôn, chứng tỏ sự anh hùng của họ –, vì tuyên bố đòi độc lập với Anh Quốc là một hành động phản bội, có thể bị tội tử hình, — chính họ đã can đảm hy sinh mọi thứ, phải bỏ nhà và ẩn náu nơi khác để đạt mục tiêu.

Bản tuyên Ngôn Độc Lập là bằng chứng của Cách Mạng Hoa Kỳ, nói lên những bất bình với vua George III. Đó cũng là một bài tuyên bố về lãnh thổ và triết lý, chiếu theo những bài viết của các triết gia John Locke và Jean Jacques Rousseau, khẳng định rằng mọi người đều do Thượng Đế tạo ra, từ thiên nhiên mà ra, vậy phải có những quyền lợi tự nhiên nào đó, không được xâm phạm quyền tự do của họ. Từ đó, Bản Tuyên Ngôn và Cách Mạng Hoa Kỳ gây cảm hứng cho mọi sắc dân tìm tự do trên khắp thế giới.


*Người Việt và Lễ Độc Lập

Một lần nữa, hơn 2.5 triệu người Việt chúng ta lại chào đón July 4 năm 2023, ngày Lễ Độc Lập trọng đại nhất của Hoa Kỳ. Là công dân gốc Việt trong đợt di dân cuối cùng của thế kỷ 20, chúng ta cần tìm hiểu thêm về đất nước nơi mình đang sinh sống và lập nghiệp. Làn sóng di dân tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ chân ướt, chân ráo, đã được tham dự ngày kỷ niệm 200 năm lập quốc vào năm 1976, chúng tôi còn nhớ, khắp nơi tổ chức rất long trọng dưới thời TT Ford.

Tính đến hiện tại nước Hoa Kỳ đã có 247 năm lập quốc. Lịch sử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tuy trẻ trung, nhưng rất phong phú và cũng rất độc đáo. Hoa Kỳ là quốc gia gồm tất cả các sắc dân, ngôn ngữ, tập tục, văn hóa…từ khắp thế giới tới định cư. Dĩ nhiên, nước Mỹ cũng có những kỷ niệm vừa hung bạo vừa nhân từ: tiêu diệt da đỏ, bắt da đen làm nô lệ, kỳ thị da vàng, đem quân đi làm cảnh sát khắp thế giới, và đi đến đâu là gây sóng gió tới đó… Thế nhưng, Hoa Kỳ cũng là quốc gia phát huy tự do dân chủ toàn cầu, viện trợ kinh tế, quân sự, giáo dục, xã hội… cho toàn thể các quốc gia chậm tiến trên thế giới.

Bây giờ là năm 2023, Hoa Kỳ và việc truyền bá tự do, dân chủ ở Trung Đông vẫn còn nhiêu khê vì phải đối đầu vô vàn khó khăn với nhiều tổ chức quá khích, khủng bố.

Song song với những khó khăn tại Trung Đông, Hoa Kỳ cũng đang đau đầu với bạo quyền Bắc Hàn, cầm đầu là bạo chúa Kim Chong Ủn, dưới sự bảo bọc điêu ngoa của Tàu Cộng, khiến cho vùng biển Hoa Đông dậy sóng, cuộc chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, biển Đông cũng đang bị Tàu cộng sử dụng mọi thủ đoạn xảo quyệt để khống chế, diễu võ dương oai, đe dọa các nước láng giềng trong vùng nhiều năm qua. Nặng nề nhất là Việt Nam, một nước có địa lý và tài nguyên phong phú dồi dào nhất trong vùng Đông Nam Á. Nhưng khổ thay, đám lãnh đạo CSVN lại ngu dốt, tự đeo vòng kim-cô Tàu Cộng vào cổ, lệ thuộc quá mức về mặt kinh tế, chính trị theo kiểu “đồng chí đồng rận”, 4 tốt, 16 chữ vàng, rập khuôn theo cơ chế cộng sản quốc tế lỗi thời.

Cứ thế bọn CSVN hèn hạ, buôn dân bán nước, cúc cung bái lạy nguyện làm thân nô lệ cho bọn Tàu cộng xâm lăng để được an toàn về chính trị, miễn sao được làm thái thú tay sai, tiếp tục cai trị hàng trăm triệu dân Việt bằng một chính sách ngu dân, cướp của, giết người tàn bạo chưa từng có trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sớm muộn chế độ ác độc này cũng sẽ sụp đổ. Lưới Trời lồng lộng, nhưng một con muỗi cũng bay không lọt!



Nhân Ngày Sinh Nhật Của Mỹ: Tìm Hiểu Về Đất Nước Và Con Người Hoa Kỳ



-Hoa Kỳ là đất nước có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. Với địa hình rộng lớn, Hoa Kỳ sở hữu nhiều loại hình khí hậu đa dạng. Đồng thời, Hoa Kỳ hay gọi với tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - nơi hội tụ của nhiều sắc tộc văn hoá từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Mỹ, châu Phi vì thế rất khó để miêu tả về một người Hoa Kỳ điển hình.

*Địa Lý

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 48 bang thềm lục địa và hai tiểu bang (đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương và đảo Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, tiếp giáp với Canada). Quốc gia này nằm gần ở giữa Bắc Mỹ, phía tây giáp với Thái Bình Dương, phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Canada, phía nam giáp với Mexico.

*Khí hậu

Đất nước Hoa Kỳ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ do đó khí hậu rất đa dạng. Nhiệt độ ở Hoa Kỳ có thể lên tới 57 độ C vào những tháng hè (ở thung lũng chết bang California) hay âm 60 độ C vào mùa đông ở Alaska. Các bang có khí hậu ôn hòa tập trung ở phía bắc Thái Bình Dương, còn các bang ở vùng miền duyên hải miền Đông, miền Trung Đông và miền Nam lại mang tính ẩm ướt. Và ở khu vực Tây Nam thường có những đợt khí nóng.


*Giao Thông

Khi tìm hiểu vể đất nước và con người Hoa Kỳ, chúng ta không thể bỏ qua lĩnh vực giao thông. Phương tiện giao thông cá nhân phổ biến nhất là ô tô, nhiều cá nhân và hộ gia đình có thể sở hữu nhiều xe ô tô cùng một lúc. Về phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất đó là xe buýt và xe lửa. Ngoài ra, người dân Hoa Kỳ cũng sử dụng các phương tiện khác như phà, máy bay, tàu điện ngầm, taxi, xe điện ngầm, mô tô, xe đạp…Có người nói, Hoa Kỳ là thiên đường giao thông xét trên góc độ tuân thủ luật và thực thi luật.


*Văn Hóa

Người dân Hoa Kỳ, đặc biệt những người được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ luôn tự hào về tính cá nhân (tính độc lập) và sự khác biệt. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy tự đứng trên đôi chân của mình. Thay vì ỷ lại vào gia đình thì phần lớn người dân Hoa Kỳ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tự chọn cho mình ngành học, trường học yêu thích, tự chi trả 1 phần hoặc toàn phần học phí, tự tìm việc làm và tự lên kế hoạch cho hôn nhân cũng như cho cuộc sống của họ. Về nhân quyền, Hoa Kỳ là một trong những nước coi trọng nhân quyền hơn cả. Tại Hoa Kỳ, mọi mọi công dân đều được đối xử bình đẳng dù họ là người da trắng, da vàng, da đen, da đỏ. Họ có cơ hội học tập, làm việc, mức lương và hưởng quyền lợi ngang nhau. Do đó, xã hội sẽ coi trọng khả năng và sự đóng góp của chính bản thân người đó hơn là coi trọng gia đình mà họ xuất thân.


*Phong Cách Ứng Xử Của Người Dân Hoa Kỳ

Khác với phong cách của các quốc gia phương đông, người dân Hoa Kỳ Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề. Đối với họ, thật thà và thẳng thắng còn quan trọng hơn việc giữ thể diện. Họ có thể tự giải quyết mâu thuẫn mà không cần nhờ đến sự can thiệp của người thứ 3. Nếu bạn có cơ hội tiếp xúc với người dân Hoa Kỳ, bạn có thể bắt gặp phong cách thoải mái trong lối ứng xử ngay cả khi bạn và họ có sự khác biệt rõ rệt về tuổi tác và địa vị xã hội.

Điều quan trọng không kém khi bạn muốn tìm hiểu về đất nước và con người Hoa Kỳ đó là họ rất xem trọng thành tích, họ đánh giá cao các thành tích mà họ đạt được. Điều này được thể hiện qua cách trưng bày các số liệu, các hình ảnh đạt thành tựu trong văn phòng hoặc tại nhà của họ.

*Giao Tiếp Nơi Công Sở

Người dân Hoa Kỳ rất coi trọng tính đúng giờ, do đó họ thường đến sớm hơn giờ hẹn từ 5 đến 10 phút. Bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu đến họp muộn, đặc biệt khi bạn là cấp dưới. Nếu bạn biết bạn sẽ đến muộn, bạn hãy gọi điện thoại xin lỗi và thông báo với họ chính xác thời gian bạn có thể đến được. Hoa Kỳ cũng là nước có tác phong làm việc “công nghiệp”, đặc biệt tại các nhà máy sản xuất.

Tại Hoa Kỳ mặc dù người dân có tính cá nhân và độc lập cao, tuy nhiên đối với những công việc yêu cầu tinh thần nhóm cao, thì họ rất đoàn kết và hỗ trợ nhau để cùng đạt mục tiêu chung. Đối với những người dân Hoa Kỳ bạn gặp lần đầu tiên, thì bắt tay chào hỏi được áp dụng cho cả nam và nữ. Khi bạn bắt tay hoặc nói chuyện, bạn nên giữ khoảng cách an toàn – cách khoảng nửa mét so với người đối thoại. Đối với người trong gia đình hay bạn bè thân thiết, thì bạn có cách chào hỏi thân mật hơn như ôm hoặc hôn nhẹ lên má.


*Văn Hoá Ứng Xử Tại Nhà Hàng

Tại nhà hàng tại Hoa Kỳ, khi bạn muốn tính tiền bạn có thể ra hiệu bằng mắt hoặc vẫy tay nhẹ để tạo sự chú ý của người phục vụ hoặc dùng ngón tay của bàn tay này làm dấu viết vào lòng bàn tay kia hoặc nói thầm chữ tính tiền (check please). Tuy nhiên, nếu bạn được mời ăn tối tại nhà riêng, hãy đến muộn hơn thời gian ghi trên thư mời từ 5 đến 10 phút. Khi ăn tối xong, bạn không nên về nhà ngay mà nên ở lại để uống cà phê và nói chuyện với chủ nhà. Bạn cố gắng đừng là người cuối cùng rời bữa tiệc bởi người chủ nhà có thể tỏ vẻ lịch sự tuy nhiên họ sẽ không thực sự thoải mái.

Đối với những người mới đến Hoa Kỳ học tập, làm việc hoặc định cư thì việc tìm hiểu về đất nước và con người Hoa Kỳ càng sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng hoà nhập vào môi trường mới, cuộc sống mới.



50 điều thật thú vị về 50 bang của nước Hoa Kỳ

-Nước Mỹ rộng lớn với 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ chứa đựng những điều thú vị chờ bạn đến khám phá. Mời bạn điểm qua 50 bang – 50 điều thú vị của nước Mỹ dưới đây.

-Alabama:George Washington Carver- người đã phát hiện ra hơn 300 công dụng khác nhau của hạt lạc.
-Alaska:Đường bờ biển dài nhất tại Mỹ, hơn 6640 dặm, dài hơn tất cả những bang khác cộng lại.
-Arizona:Nơi có nhiều kính thiên văn nhất trên thế giới tại Tucson.
-Arkansas: Mỏ kim cương hoạt động duy nhất tại Mỹ.
-California “General Sherman”:cây hơn 3500 năm tuổi, cây thông 4000 tuổi cổ nhất trên thế giới còn tồn tại
-Colorado: Quặng bạc lớn nhất trên thế giới (1840 pound) được tìm thấy gần Aspen.
-Connecticut:Sách dạy nấu ăn đầu tiên tại Mỹ xuất bản tại Hartford 1796- “Nấu ăn Mỹ”của Amelia Simmons
-Delaware: Nhà gỗ ghép đầu tiên tại Bắc Mỹ được xây dựng bởi những người nhập cư Swedish.
-Florida:Khởi hành tàu vũ trụ của Mỹ từ Cape Canaveral, trước đây là Cape Kennedy.
-Georgia:Đội hướng đạo sinh nữ được thành lập tại Savannah bởi Juliette Gordon Low năm 1912
-Hawaii:Cung điện hoàng gia duy nhất tại Mỹ (lolani).
-Idaho:Quốc lộ dài nhất tại Mỹ, gồm 33 làn đường tại Island Park.
-Illinois:Tòa nhà cao nhất tại Mỹ – Sears Tower tại Chicago.
-Indiana:Cuộc đua xe nổi tiếng Indy 500.
-Iowa:Đường sắt ngắn nhất và nhanh nhất tại Mỹ: Dubuque: nghiêng 60o, 296 feet.
-Kansas:Khí hê li được phát hiện ra lần đầu tiên tại đại học Kansas.
-Kentucky:Động ngầm lớn nhất trên thế giới: hệ thống hang động Mammoth-Flint dài 300 dặm
-Louisiana:Nơi có nhiều tôm nhất trên thế giới – chiếm tới 98% lượng tôm trên toàn thế giới.
-Maine:Điểm cực đông của nước Mỹ : West Quoddy Head1


-Maryland:Công ty sản xuất ô đầu tiên tại Mỹ – Baltimore năm 1928.
-Massachusetts:Bộ series đầu tiên trên thế giới năm 1903 Boston “Người Mỹ”.
-Michigan: “Bát ngũ cốc của nước Mỹ” – Battle Creek nơi sản xuất hầu hết ngũ cốc cho nước Mỹ
-Minnesota:Tảng đá lâu đời nhất trên thế giới 3,8 triệu năm được tìm thấy tại thung lũng Minnesota River.
-Mississippi:Lon Coca-Cola đầu tiên được đóng chai năm 1894 tại Vickburg.
-Missouri:Mark Twain và những nhân vật của ông như Tom Sawyer và Huckleberry Finn.
-Montana:Sông băng châu chấu, tên của những con châu chấu vẫn được nhìn thấy khi đóng băng
Nebraska:Bảo tàng những con lăn trượt băng nghệ thuật duy nhất trên thế giới tại Lincon.
-Nevada:Những loài cá hiếm như Cá Quỷ chỉ có duy nhất tại Devils Hole, đây cũng là khô nhất tại Mỹ.
-NewHampshire:Mưa nhân tạo, được sử dụng lần đầu tiên tại Concord năm 1947 để dập cháy rừng.
-New Jersey:Rạp chiếu bóng đầu tiên tại Mỹ được xây dựng năm 1933 gần Camden.
-New Mexico:“Cầu thang của Chúa” – cầu thang gỗ không có trụ đỡ duy nhất ở Mỹ
-New York:Tổng thống đầu tiên nhận chức: George Washington tuyên thệ tại New York 30/4/1789.
-North Carolina: Virginia Dare, đứa trẻ Anh đầu tiên được sinh ra tại Mỹ trên đảo Roanoake năm 1587.
-North Dakota:Trung tâm địa lý của Bắc Mỹ tại Pierce County, gần Balta.
-Ohio:Cột đèn giao thông đầu tiên được phát minh ra và lắp đặt tại thành phố Cleveland năm 1914
-Oklahoma:Công tơ đậu xe đầu tiên được lắp đặt tại thành phố Oklahoma năm 1935
-Oregon:Công viên nhỏ nhất thế giới – 452 inch tại Portland vào ngày Thánh Patrick cho ma quỷ và cuộc đua ốc sên
-Pennsylvania:Tạp chí đầu tiên của Mỹ, Tờ tạp chí Mỹ được xuất bản tại Philadelphia trong vòng 3 tháng năm 1741.
-Rhode Island:Giống gà đỏ tại Rhode đầu tiên được lai tạo năm 1854 và trở thành nền công nghiệp gia cầm chính tại Mỹ.
-South Carolina: Nông trại trà đầu tiên tại Mỹ được tạo ra năm 1890 gần Summerville.
-South Dakota:Bể nước khoáng nóng thiên nhiên trong nhà lớn nhất trên thế giới, Evans’ Plunge in Hot Springs.
-Tennessee Graceland: những di sản và lăng mộ của Elvis Presley.
-Texas: NASA tại Houston, trụ sở chính của tất cả những vật thể bay của Mỹ.
-Utah:Cầu Rainbow, cây cầu đá tự nhiên lớn nhất trên thế giới cao 290feet, rộng 275 feet.
-Vermont:Nơi sản xuất siro cây phong lớn nhất của Mỹ.
-Virginia:Tượng có kích thước người thật duy nhất của George Washington đặt ở trung tâm của bang năm 1796
-Washington:Lunar Rover, phương tiện được dùng bởi những phi hành gia để đi trên mặt trăng.
-West Virginia:Bi Marbles, hầu hết bi thủy tinh được sản xuất tại Parkersburg.
-Wisconsin:Máy đánh chữ được phát minh tại Milwaukee năm 1867.
-Wyoming “Register of the Desert” tảng đá granite khổng lồ bao phủ 27 ha với hơn 5000 cái tên được khắc lên đó.



Lễ Độc Lập này, bạn đi chơi đâu? Giới thiệu những địa điểm du lịch kỳ thú, thiên nhiên hùng vĩ nhất

-Đầu tiên, Khám phá California, tiểu bang nắng ấm, giầu có, có người gốc Việt sinh sống nhiều nhất ở Mỹ!

California là một trong những tiểu bang lớn nhất nước Mỹ cả về dân số lẫn diện tích. Nơi đây hiện có gần 2 triệu người gốc Việt đang sinh sống, làm việc. Không chỉ nổi tiếng về sự sôi động, sầm uất, California còn khiến nhiều người phải há hốc bởi có quá nhiều cảnh quan tự nhiên lẫn nhân tạo đẹp ngỡ ngàng. Du lịch Mỹ ghé California, bạn nhất định dành thời gian khám phá những điểm đến được gợi ý dưới đây nhé.

*Cầu Cổng Vàng (Golden Gate)

Sẽ thật tiếc nuối nếu bạn du lịch San Francisco, California mà không đến Cầu Cổng Vàng. Đây không chỉ là điểm đến nổi tiếng của tiểu bang Cali mà còn là biểu tượng vĩ đại của kiến trúc công trình ở Mỹ. Cầu được xây dựng cách đây hơn 70 năm, bắc qua vịnh San Francisco hùng vỹ và được tôn vinh là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại. Cầu Cổng Vàng hùng vĩ cả về quy mô và kiến trúc. Với màu đỏ đặc trưng, cây cầu sừng sững bắc qua vùng vịnh rộng lớn nối liền các thành phố lớn trong tiểu bang, giúp xe cộ qua lại dễ dàng. Tới đây chiêm ngưỡng cho đã mặt rồi ghi lại một bức ảnh kỷ niệm chắc chắn là trải nghiệm khó quên với nhiều du khách.



(Ảnh: Cầu Cổng Vàng là điểm du lịch rất nổi tiếng ở Mỹ)

*Yosemite

Thung lũng tự nhiên Yosemite là một nơi tuyệt vời để ghé thăm không chỉ cho các gia đình, nhóm bạn mà còn cho những ai là tín đồ của tâm linh. Half Dome thơ mộng hay thác Yosemite hùng vỹ là các điểm bạn nên đến khi tham quan ở đây.


(Ảnh: Thung lũng tự nhiên Yosemite có những thắng cảnh đẹp say lòng người)

*Vườn thú San Diego

San Diego là một trong những thành phố lớn nhất tiểu bang Cali. Đây cũng là nơi có nhiều người gốc Việt đang định cư. Ngoài gây ấn tượng với du khách bởi nhịp sống sôi động, nhộn nhịp, San Diego còn khiến nhiều người ngỡ ngàng với các thắng cảnh độc đáo. Trong đó không thể không nhắc tới vườn thú của thành phố.

Vườn thú San Diego là một trong những vườn thú lớn nhất thế giới. Nơi đây là “ngôi nhà chung” của hơn 4.000 loài động vật, bao gồm cả những loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra nơi đây còn có bộ sưu tập thực vật khổng lồ với con số lên đến 700,000 loài.

*Phim trường Universal của Hollywood

Nếu bạn đã mãn nhãn với “bản sao Hollywood” ở đảo Sentosa (Singapore) thì du lịch nước ngoài đến California là cơ hội để bạn tận mắt thấy phim trường Hollywood thứ thiệt. Không đơn thuần là một phim trường mà còn là công viên giải trí – điểm du lịch tuyệt vời. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng các hiệu ứng làm phim đặc biệt và cũng có thể là các cảnh quay tuyệt đẹp trong các phim đã và đang được sản xuất.


(Ảnh: Phim trường Universal là nơi sản sinh ra các cảnh quay "hớp hồn" khán giả)

*Six Flags Magic

Nếu là người thích mạo hiểm, chinh phục độ cao thì đây là nơi dành cho bạn. Six Flags Magic Mountain có tất cả 18 tuyến leo núi tuyệt vời, giúp bạn thỏa mãn đam mê. Nếu không thích leo núi, bạn có thể chơi các trò còn lại, cũng rất vui và thú vị.

*Hồ Tahoe

Thực hiện chuyến du lịch giá rẻ đến California, bạn đừng quên dành thời gian ghé thăm nơi đây nha. Hồ Tahoe là thắng cảnh đẹp, nổi tiếng không chỉ ở nước Mỹ mà rất nhiều người trên thế giới biết tới. Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa núi và hồ, rất lý tưởng để trượt tuyết và cắm trại. Bật mí đây là hồ nước lớn nhất nước Mỹ và cũng là nơi sâu nhất.


(Ảnh: Hồ Tahoe được ví là "gia tài" của nước Mỹ)

*Bãi biển San Simeon và Hearst Castle

Biển là nơi không thể bỏ qua khi du lịch Mỹ đến tiểu bang Cali. Ở Cali có rất nhiều bãi biển đẹp, trong đó San Simeon được lòng dân địa phương cũng như du khách nhất. Nơi đây rất thích hợp cho các hoạt động như cắm trại, dạo biển, tắm biển hay ngắm hải cẩu. Sau khi khám phá và trải nghiệm hả hê, bạn có thể ghé thăm lâu đài Hearst Castle gần đó, một công trình kiến trúc tuyệt vời nhưng cũng không kém phần ngoạn mục.


Các Nơi Đáng Đến Khác:

– Ngày 4 Tháng Bảy là thời điểm để các gia đình đi nghỉ cùng nhau, với thời tiết mùa Hè đầy nắng ấm. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyến đi hoàn hảo cho gia đình mình trong năm nay, có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời trên khắp Hoa Kỳ.

Dưới đây là một số điểm thú vị cho gia đình bạn vào Lễ Độc Lập.


(Hình: Pháo hoa ở Washington DC mừng Lễ Độc Lập)

1-Washington DC.

Là thủ đô của quốc gia, Washington D.C. là một nơi tuyệt vời để kỷ niệm Ngày Độc Lập. Các gia đình có thể tham gia lễ diễn hành Lễ Độc Lập, với sự góp mặt của các ban nhạc diễn hành, xe diễn hành và bóng bay khổng lồ. Ngoài ra còn có màn bắn pháo hoa tại National Mall và các địa điểm khác trên toàn thành phố.

2-New York City

Big Apple là một điểm đến phổ biến cho các gia đình vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng nó đặc biệt thú vị trong ngày 4 Tháng Bảy. Hãy chắc chắn thêm Macy’s Fourth of July Fireworks Spectacular vào danh sách du lịch của gia đình bạn. Đây là một trong những màn bắn pháo hoa lớn nhất ở Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có các sự kiện khác diễn ra trên toàn thành phố, chẳng hạn như Nathan’s Hot Dog Eating Contest.

3-Lake Tahoe, California

Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ thoải mái hơn vào ngày Lễ Độc Lập, Lake Tahoe là một lựa chọn tuyệt vời. Những hoạt động thú vị như thưởng thức phong cảnh rừng và các hoạt động ngoài trời, chẳng hạn như đi bộ đường dài, câu cá và thể thao dưới nước. Ngoài ra còn có pháo hoa trên hồ và các cuộc diễu hành diễn ra ở các thị trấn xung quanh.

4-Orlando, Florida

Orlando là một điểm đến phổ biến cho các gia đình quanh năm và là một nơi tuyệt vời để kỷ niệm ngày 4 Tháng Bảy. Không thể không kể đến nhiều công viên theo chủ đề, chẳng hạn như Disney World và Universal Studios. Pháo hoa đặc biệt diễn ra hàng đêm và thậm chí còn lớn hơn cho ngày lễ. Đừng quên ghé thăm các công viên nước trong mùa Hè để xua tan cái nóng và oi bức của mùa Hè!

5-Cape Cod, Massachusetts

Cuối cùng và không kém hấp dẫn, Cape Cod là một điểm đến tuyệt đẹp cho những gia đình muốn có một kỳ nghỉ ở bãi biển với cảm giác New England. Các gia đình có thể tận hưởng những bãi biển sạch sẽ, những thị trấn cổ kính và các sinh hoạt ngày Lễ Độc Lập như diễn hành và bắn pháo hoa. Bạn thậm chí còn phát hiện ra một hoặc hai người nổi tiếng thường đi nghỉ ở Cape Cod trong những tháng mùa Hè.

Đây chỉ là một vài trong số nhiều điểm đến kỳ nghỉ hè tuyệt vời cho các gia đình vào ngày Lễ Độc Lập. Cho dù bạn đang tìm kiếm sự sôi động của thành phố lớn hay một kỳ nghỉ ở bãi biển, thì vẫn luôn có một điểm đến phù hợp với các gia đình.




Tin Quốc Tế Đó Đây

***
Nga Phát Động Cuộc Tấn Công Ban Đêm Bằng Drone Đầu Tiên Vào Kyiv Sau 12 Ngày


(Hình: Drone của Nga nổ tung trên bầu trời Kyiv sau khi bị chặn.)

-Hôm 2/7/2023, các viên chức quân đội Ukraine cho biết Nga đã phát động một cuộc tấn công vào ban đêm bằng drone (máy bay không người lái) nhắm vào Kyiv và khu vực xung quanh sau khi ngưng 12 ngày, và các hệ thống phòng không đã phá hủy tất cả các vũ khí khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Lực lượng Không quân nước này cho biết rằng cuộc tấn công bao gồm 8 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất và 3 phi đạn liên lục địa đã bị bắn hạ.

“Một cuộc tấn công khác của kẻ thù vào Kyiv”, ông Serhiy Popko, một Đại tá đứng đầu cơ quan quân sự của Kyiv, cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram.

Ông Ruslan Kravchenko, chỉ huy quân sự của khu vực, cho biết trên trang Facebook của mình rằng ba ngôi nhà của người dân đã bị hư hại và một người bị thương do mảnh vỡ máy bay không người lái rơi xuống khu vực Kyiv.

Các nhân chứng của thông tấn xã Reuters đã nghe thấy những tiếng nổ giống như âm thanh của hệ thống phòng không tấn công mục tiêu. Không có thông tin ngay lập tức về quy mô của cuộc tấn công.

Kyiv, khu vực xung quanh và một số khu vực miền Trung và miền Đông Ukraine đã được đặt trong tình trạng báo động không kích trong khoảng một giờ sau 2 giờ sáng giờ địa phương.


Giám Đốc CIA: Cuộc Chiến Ukraine Làm “Xói Mòn” và “Tàn Phá” Nước Nga

-Giám đốc tình báo Mỹ CIA, William Burns, hôm 1/7/2023 nhận định vụ binh biến của công ty lính đánh thuê Wagner là một “thách thức vũ trang” đối với Nhà nước Nga và cho thấy cuộc chiến Ukraine do Putin phát động đã làm “xói mòn”, “tàn phá” nước Nga.

Theo thông tấn xã Reuters, phát biểu tại tổ chức Ditchley Foundation, ở Oxfordshire, Anh Quốc, Giám đốc tình báo Mỹ xem chiến tranh Ukraine là “thất bại chiến lược” của Mạc Tư Khoa, qua đó Nga đã phơi bày những điểm yếu quân sự của họ, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của đất nước và khuyến khích Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mở rộng và củng cố khối, nhưng ông cũng lưu ý đó là “thách thức địa chính trị nhất thời và sâu sắc nhất đối với trật tự quốc tế hiện giờ”. Cũng theo ông Burns, “sự bất mãn với cuộc chiến sẽ tiếp tục làm suy mòn giới lãnh đạo Nga”.

Về vụ binh biến vừa qua của chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner, Giám đốc tình báo Mỹ nhấn mạnh đó là “công việc nội bộ của nước Nga, mà Mỹ đã và sẽ không can thiệp”.

Ông William Burns đã đến Ukraine hồi đầu tháng 6/2023. Lẽ ra thông tin này phải được giữ kín, nhưng để khẳng định Mỹ không có liên quan đến vụ nổi dậy của Prigozhin, chính quyền Mỹ mới đây đã tiết lộ thông tin cho báo Washington Post. Theo đó, Giám đốc CIA Mỹ đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và nhiều lãnh đạo tình báo Ukraine vào thời điểm vô cùng quan trọng, khi đang diễn ra các cuộc phản công của các lực lượng Ukraine tại miền Đông và Nam đất nước. William Burns cũng đã xem xét các kế hoạch của Kyiv và thúc đẩy Kyiv từ nay đến cuối năm đàm phán với Mạc Tư Khoa.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích thêm:

“Ở Kyiv, Giám đốc CIA William Burns người quen thuộc: ông vẫn thường xuyên đến đó kể từ đầu cuộc chiến Ukraine. Hoa Thịnh Ðốn chia sẻ các thông tin mật với Kyiv. Đây là một sự hỗ trợ quan trọng để lực lượng Ukraine phòng thủ trước quân Nga.

Mục tiêu là nhằm giúp Ukraine giành lại quyền kiểm soát trong cuộc phản công, vốn đang vấp phải nhiều khó khăn trong những tuần qua, nhằm đạt được thế mạnh để đàm phán nhằm thoát khỏi xung đột.

Và William Burns mới đây đã tới Ukraine để xem xét các kịch bản và chiến lược. Đây không phải là chuyến thăm đầu tiên của Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tới Kyiv, nhưng chuyến đi này được cho là phải giữ tuyệt mật.

Chỉ có điều, vì chuyến đi đó diễn ra vài ngày trước cuộc binh biến tai Nga của chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner, nên Hoa Thịnh Ðốn thấy cần phải công khai chuyến đi để chứng minh với Mạc Tư Khoa rằng Mỹ không liên quan gì đến cuộc binh biến của Prigozhin. Đích thân Giám đốc tình báo Mỹ William Burns thậm chí trong tuần qua còn gọi điện để thuyết phục đồng nhiệm Nga về điều đó”.


Thủ Tướng Tây Ban Nha Đến Kyiv Trong Ngày Đầu Madrid Làm Chủ Tịch Liên Hiệp Âu Châu

-Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez vừa thông báo đã đến Kyiv sáng 1/7/2023, để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong ngày đầu tiên Madrid giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu.

Trên mạng Twitter, ông Sanchez tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ nhân dân Ukraine cho đến khi hòa bình trở lại ở Âu Châu”. Thủ tướng Tây Ban Nha đã thông báo chuyến đi này hôm thứ năm vừa qua tại thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu ở Brussels. Theo ông, mục đích của chuyến đi là để thể hiện “sự yểm trợ không gì lay chuyển của Liên Hiệp Âu Châu đối với Kyiv trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga”.

Trong khi đó, hôm qua, một viên chức Mỹ, xin được giấu tên, xác nhận với hãng tin AFP là Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA William Burns gần đây đã bí mật đến Ukraine để gặp các lãnh đạo tình báo của nước này và Tổng thống Volodymyr Zelensky. Theo viên chức nói trên, lãnh đạo CIA đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ chia sẻ tin tình báo để giúp Ukraine chống quân xâm lược Nga.

Trước đó, tờ Washington Post tiết lộ là chuyến đi của ông William Burns diễn ra vào tháng 6 và nhân dịp này, các lãnh đạo Ukraine đã trình bày với ông những kế hoạch nhằm giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng và kế hoạch đàm phán về một lệnh ngừng bắn từ đây đến cuối năm.

Trả lời phỏng vấn tờ Washington Post hôm 30/6, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ukraine, ông Valery Zaloujny khẳng định là chiến dịch phản công hiện nay bị hạn chế là do thiếu vũ khí. Viên tướng này nhấn mạnh, đối lại với sức mạnh của Không quân Nga, Ukraine cần được nhanh chóng cung cấp chiến đấu cơ F-16 mà phương Tây đã hứa. Tổng tham mưu trưởng Ukraine cũng than phiền là quân của họ thiếu các khẩu pháo để đáp trả những vụ oanh kích dồn dập của quân Nga.

Vừa tiếp tục phản công, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm qua đã ra lệnh tăng cường bảo vệ biên giới với Belarus do việc lực lượng lính đánh thuê Wagner đến nước láng giềng và cũng là đồng minh của Nga. Cho tới nay, Kyiv đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về một cuộc tấn công từ Belarus, nơi có nhiều quân Nga trú đóng.


Ukraine Muốn Được NATO Mời Gia Nhập Tại Thượng Đỉnh Vilnius

-Ukraine muốn được Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra “lời mời” gia nhập NATO tại cuộc họp thượng đỉnh ngày 11-12/7/2023. Tổng thống Volodymyr Zelensky nhắc lại nguyện vọng này trong cuộc họp báo ở Kyiv ngày 1/7 với Thủ tướng Tây Ban Nha, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu.

Ngay ngày đầu tiên giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu (EU), ông Pedro Sanchez đã đến Kyiv để trấn an Ukraine về khả năng kết nạp vào khối 27 nước. Tổng thống Zelensky đã tranh thủ cơ hội để gửi những thông điệp, thậm chí là bóng gió chỉ trích các đồng minh Âu Châu về sự ủng hộ quân sự vẫn bị coi là quá rụt rè.

Thông tín viên Stéphane Siohan của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Kyiv cho biết thêm:

“Nhìn bề ngoài, mọi chuyện đều tốt đẹp giữa Liên Hiệp Âu Châu và Ukraine. Thủ tướng Tây Ban Nha được tiếp đón nồng nhiệt dưới ánh nắng ở Kyiv, như nhiều nhà lãnh đạo khác, với những cái ôm hôm vỗ vai và tươi cười, đều được ghi hình lại. Tiếp theo, Thủ tướng Tây Ban Nha phát biểu, nhắc lại cam kết chính trị rõ ràng, không lập lờ của các định chế Liên Hiệp Âu Châu về tiến trình kết nạp Ukraine vào khối.

Thế nhưng, ông Volodymyr Zelensky cũng gián tiếp chỉ trích về Liên Hiệp Âu Châu cũng như về vấn đề của NATO. Ông lạnh lùng phát biểu: “Chúng tôi cần một tín hiệu thật rõ ràng và dễ hiểu tại thượng đỉnh Vilnius, theo đó Ukraine có thể trở thành một thành viên đầy đủ của NATO sau chiến tranh”. Cuộc họp thượng đỉnh rất được trông đợi của Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ diễn ra tại Vilnius, Lithuania ngày 11 và 12/7 tới.

Trong hậu trường ở Kyiv, có ý kiến cho rằng Tổng thống Ukraine đang cân nhắc giữa việc ông tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO với việc các đồng minh đưa ra một đề xuất rõ ràng về việc Ukraine gia nhập NATO, chứ không phải theo ba bước mà các đồng minh tiếp tục áp đặt đối với Ukraine.

Ông Volodymyr Zelensky cũng đánh tín hiệu cảnh cáo đến đồng minh phương Tây, với tố cáo một số nước tìm mọi cách ngăn cản việc huấn luyện phi công Ukraine cho chiến đấu cơ F-16, trong khi tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaloujny cho rằng không có máy bay F-16 sẽ không thể nhanh chóng lấy lại được những vùng đất bị Nga chiếm đóng”.

Tại Kyiv, Thủ tướng Pedro Sanchez cũng hứa Tây Ban Nha “viện trợ thêm cho Ukraine 55 triệu Euro, trong đó 51 triệu Euro được chuyển qua trung gian là Ngân Hàng Thế Giới, để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ukraine” và trang bị trường học.

Hai nước Á Châu, Nhật Bản và Nam Hàn, cũng thông báo viện trợ để khắc phục hậu quả vụ vỡ đập Khakhovka hôm 6/6. Lễ trao tặng 430 máy phát điện của Nhật Bản, thông qua Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (PNUD), được tổ chức gần thủ đô Kyiv ngày 30/6. Phía Nam Hàn dự kiến viện trợ thêm 1 triệu Mỹ kim, thông qua các tổ chức quốc tế, như Văn phòng Điều phối Hoạt động Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc và hội Chữ thập đỏ, để hỗ trợ người dân Ukraine bị nạn.


Vua Hòa Lan Xin Lỗi Vì Chế Độ Nô Lệ Dưới Thời Thực Dân

-Ngày 1/7/2023, Quốc vương Hòa Lan Willem-Alexander đã chính thức xin lỗi vì vai trò của Chính phủ cũng như cả triều đình Hòa Lan trong chế độ nô lệ ở các thuộc địa trước đây và nói rằng ông cảm nhận trách nhiệm này “một cách cá nhân và sâu sắc”.

Thông tín viên Antoine Mouteau của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Amsterdam tường trình:

“Đến tận phút chót, Quốc vương Willem-Alexander vẫn giữ bất ngờ. Cuối cùng, tại công viên Oosterpark ở Amsterdam, trước đám đông người dân đầy xúc động, ông đã nói ra những lời mà nhiều người ở đây đang mong đợi:

“Ngày 19 tháng 12 vừa qua, Thủ tướng đã thay mặt Nhà nước Hòa Lan đã xin lỗi về việc trong hàng thế kỷ đã có nhiều con người bị biến thành hàng hóa, bị bóc lột và ngược đãi. Trên cương vị là vua của quý vị, đến lượt tôi xin lỗi các vị”.

Cách đó vài trăm mét, hàng trăm người kéo đến quảng trường bảo tàng chào đón sự kiện. Bà Marjory, 53 tuổi, hậu duệ của những nô lệ gốc Surinam, phần Guyan cũ thuộc Hòa Lan, không giấu được xúc động. Bà nói:

“Thật sự là tốt đẹp và cảm động, nhà vua đã gợi lại điều gì đó trong tôi, đúng vậy. Khi ngài bắt đầu nói về việc Thủ tướng xin lỗi, chúng tôi đã thoáng thấy có ý gì đó và rồi thời khắc đó đã đến, đó là lời xin lỗi của chính nhà vua, tôi tự nhủ: Vậy là xong!”

Từ giờ, một phần những hậu duệ của những nô lệ có thể hy vọng những lời xin lỗi đó là chặng đầu đầu để tiến tới việc họ có thể được bồi thường”.


Do Bạo Động Tại Pháp, Bỉ Cấm Bán Pháo Hoa

-Những rúng động sau vụ thanh niên Nahel 17 tuổi bị bắn chết vì không tuân lệnh cảnh sát đã lan sang cả nước láng giềng Bỉ. Hôm 1/7/2023, nhiều thành phố của Bỉ, sát biên giới với Pháp, đã ra quyết định tạm thời cấm bán pháo hoa để tránh nguy cơ những thành phần bạo động sử dụng để chống lực lượng an ninh.

Từ Brussels, thông tín viên Laure Broulard của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích:

“Tại Tournai, một thành phố của Bỉ cách thành phố Lille của Pháp khoảng 30 cây số, doanh thu của các cửa hàng bán pháo hoa đã tăng bùng nổ trong những ngày gần đây. Ông Paul Olivier Delannois, thị trưởng thành phố Tournai, nói: “Chúng tôi nghĩ rằng không phải họ mua để chuẩn bị cho ngày Quốc Khánh Pháp 14 tháng Bảy”.

Vị thị trưởng này lo ngại về việc những hàng hóa đó sẽ được sử dụng trong các cuộc biểu tình bạo lực ở Pháp. Vì thế, ông đã ban hành lệnh cấm bán vật liệu pháo hoa cho các cá nhân trong toàn thành phố, từ ngày 01 đến ngày 03/7.

Một quyết định tương tự cũng được đưa ra ở Mouscron, một thành phố lân cận với thành phố Tourcoing của Pháp. Điều này phù hợp với quyết định của tỉnh Nord của Pháp, tỉnh đã cấm tàng trữ và sử dụng tất cả các loại pháo hoa từ ngày 29/6.

Xin nhắc lại là tại Bỉ, các phản ứng về cái chết của thanh niên Nahel được theo dõi sát sao bởi bi kịch này cũng khuấy động cả Brussels. Tối thứ Năm và thứ Sáu (29 và 30/6), cảnh sát đã phải can thiệp để giải tán một số cuộc biểu tình phản đối ở thủ đô Bỉ và đã tiến hành khoảng một trăm vụ bắt giữ hành chính”.


Bạo Động ở Nanterre và Mô Hình Cảnh Sát Pháp “Hung Hãn”

-Tại Pháp, bạo động đã bùng lên từ hôm 28/6/2023, sau vụ Nahel, một thiếu niên 17 tuổi ở thành phố Nanterre, ngoại ô phía Tây Paris bị một viên cảnh sát bắn chết vì từ chối tuân lệnh. Đây là lần thứ hai trong tháng Sáu này cảnh sát Pháp bắn chết người vì bất tuân lệnh.

Vụ đầu tiên xảy ra ngày 14/6, tại Angouleme: Alhoussein Camara 19 tuổi bị một cảnh sát bắn tử thương trong lúc tìm cách chạy thoát trong một cuộc kiểm tra giấy tờ đi đường. Tuy nhiên, vấn đề các lực lượng an ninh sử dụng vũ khí sau khi bị từ chối tuân lệnh đang làm dấy lên nhiều chỉ trích, nhất là từ khi cho ban hành một đạo luật năm 2017, sửa đổi những quy định về phòng vệ chính đáng của cảnh sát.

Thông tấn xã AFP dẫn các số liệu chính thức, giải thích tình trạng bất tuân lệnh đã tăng hơn 50% trong vòng 10 năm. Nhằm kềm hãm hiện tượng này, năm 2017, chính phủ Thủ tướng Bernard Cazeneuve lúc bấy giờ đã cho thông qua một đạo luật “liên quan đến an ninh công cộng”. Văn bản này sửa đổi những điều kiện cho phép cảnh sát khai hỏa, cho đến lúc đó vẫn phải tuân thủ theo Luật Hình sự và nguyên tắc tự vệ hợp pháp như bao công dân khác.

Liệu văn bản luật này có là nguồn cội của hiện tượng gia tăng các vụ bắn người của cảnh sát hay không? Các số liệu thống kê chính thức đưa ra cho thấy, năm 2017, năm thông qua đạo luật, số vụ nổ súng của cảnh sát là 394, tăng thêm 55% so với năm 2016. Nhưng từ bốn năm qua, người ta ghi nhận tình trạng này giảm dần: Năm 2021 chỉ có 290 vụ sử dụng vũ khí, tức chỉ tăng có 13% so với năm 2016, năm trước khi luật được thông qua.

Tuy nhiên, số vụ bắn chết người nhắm vào một phương tiện đang di chuyển, như trong trường hợp thiếu niên Nahel 17 tuổi, lại tăng lên, nghĩa là từ 2vụ trong năm 2021 lên thành 13 trong năm 2022. Trả lời nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ, ông Sebastian Roché, nhà chính trị học, chuyên nghiên cứu về cảnh sát, cho rằng Pháp có một “mô hình cảnh sát khá hung hăng, đáng sợ hơn so với nhiều nước khác ở Âu Châu, nhưng ít hơn ở Mỹ”.


Bạo Động Tại Pháp: Nhà Riêng của Một Thị Trưởng Bị Tấn Công

-Đêm 1 rạng sáng 2/7/2023, đêm bạo động thứ năm tại Pháp sau vụ thanh niên 17 tuổi bị bắn chết vì không tuân lệnh cảnh sát, tại thành phố L’Hay-les-Roses, tỉnh Val-de-Marne, ngoại ô Paris, một số kẻ bạo động đã tấn công nhà của Thị trưởng.

Vào khoảng 1 giờ 30, nhà của Thị trưởng Vincent Jeanbrun đã bị những kẻ bạo động dùng xe húc vào khiến vợ của ông và 1 trong 3 người con của họ bị thương trong khi chạy trốn.

Sự việc xảy ra khi Thị trưởng thành phố L’Hay-les-Roses đang trực ở tòa thị chính, giống như 3 đêm trước đó, để chuẩn bị đối phó với bạo động. Hai trong số ba người con của ông bà Jeanbrun mới 5 và 7 tuổi.

Sau khi tông xe, những kẻ bạo động còn châm lửa đốt chính chiếc xe đó, cổng nhà và xe của gia đình Thị trưởng, trước khi bỏ trốn. Theo thông tấn xã AFP, Thị trưởng Vincent Jeanbrun lên án “sự đê tiện” của những kẻ bạo động, gọi đó “một âm mưu giết người hèn hạ đê tiện”.

Viện Công tố Créteil đã mở một cuộc điều tra về “âm mưu giết người” và xem đó là “một vụ vô cùng nghiêm trọng”. Chưởng lý Stéphane Hardouin thông báo là những phát giác ban đầu cho phép các nhà điều tra nghĩ rằng những kẻ bạo động đã lao xe vào để gây cháy nhà Thị trưởng, bởi một phụ gia gây cháy nổ đã được tìm thấy “trong một chai coca”.

Sau vụ tấn công nhắm vào gia đình Thị trưởng Jeanbru, mà Thủ tướng Pháp xem là “không thể dung thứ”, đích thân bà Elisabeth Borne và Bộ trưởng Nội vụ Gerard Darmanin, đã đến thành phố L’Hay-les-Roses, bày tỏ sự ủng hộ đối với Thị trưởng Jeanbru và thân nhân. Thủ tướng tái khẳng định quyết tâm “chấm dứt những hành vi bạo lực không thể chấp nhận được”, theo một thông cáo.

Theo dự kiến, tối nay Tổng thống Macron sẽ cùng nhiều thành viên Nội các Pháp “tổng kết tình hình” các hành vi bạo lực.


Bạo Loạn ở Pháp Hạ Nhiệt!


(Hình: Cảnh sát chống bạo loạn trên đường phố Pháp.)

-Hôm 2/7/2023, Bộ Nội vụ Pháp cho biết bạo loạn trên khắp nước Pháp đêm qua bớt dữ dội hơn, trong khi hàng chục ngàn cảnh sát được khai triển sau đám tang của một thiếu niên gốc Bắc Phi bị cảnh sát bắn chết, gây ra tình trạng bất ổn trên toàn quốc.

Chính phủ đã huy động 45.000 cảnh sát xuống đường để cố gắng ngăn chặn tình trạng bất ổn đêm thứ năm liên tiếp sau đám tang Nahel hôm 1/7. Thiếu niên 17 tuổi có cha mẹ là người Algeria và Ma Rốc. Thiếu niên này bị bắn trong một lần dừng giao thông vài ngày trước đó ở Nanterre, ngoại ô Paris.

Kể từ đó, những kẻ bạo loạn đã đốt xe hơi và cướp phá các cửa hàng, nhưng cũng nhắm vào các tòa thị chính, đồn cảnh sát và trường học - những tòa nhà đại diện cho nhà nước Pháp.

Tổng thống Emmanuel Macron đã hoãn chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức, vốn dự kiến bắt đầu hôm 2/7, để giải quyết cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất đối với vai trò lãnh đạo của ông kể từ khi các cuộc biểu tình “Áo gi-lê vàng” làm tê liệt phần lớn nước Pháp vào cuối năm 2018.

Phủ Tổng thống cho biết rằng ông Macron dự kiến gặp các Bộ trưởng vào tối 2/7 để xem xét tình hình, sau khi Thủ tướng cho biết hôm 30/6 rằng “đơn vị giải quyết khủng hoảng” của chính phủ đã được kích hoạt cho đến khi có thông báo mới.

Cái chết của Nahel đã làm dấy lên những lời phàn nàn lâu nay của các tổ chức nhân quyền cũng như các cộng đồng đa chủng tộc, có thu nhập thấp ở ngoại ô các thành phố lớn của Pháp, về tình trạng bạo lực của cảnh sát và sự phân biệt chủng tộc có hệ thống trong các cơ quan thực thi pháp luật. Chính quyền phủ nhận cáo buộc này.

Một cảnh sát thừa nhận đã bắn một phát súng gây chết người, cơ quan Công tố cho biết, nói với các nhà điều tra rằng ông muốn ngăn chặn một cuộc rượt đuổi của cảnh sát, vì sợ rằng ông hoặc người khác sẽ bị thương. Viên cảnh sát có liên quan đang bị điều tra về tội cố ý giết người.

Bộ Nội vụ cho biết 719 người đã bị bắt hôm 1/7, ít hơn so với 1.311 vào đêm hôm trước và 875 vào tối 29/6.


Youtube Xóa Ba Kênh Tuyên Truyền của Bình Nhưỡng: Lợi Bất Cập Hại?

-Ngày 23/6/2023, Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Nam Hàn thông báo chặn quyền truy cập vào các kênh của Bắc Hàn trên Youtube.

Quyết định được đưa ra theo yêu cầu của Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) khi cho rằng Bình Nhưỡng sử dụng những kênh này để tuyên truyền cho chế độ dưới dạng vlog. Tuy nhiên, quyết định này lại khiến giới chuyên gia về Bắc Hàn lo lắng.

Từ Hán Thành, thông tín viên Celio Fioretti của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:

““Xin chào tất cả mọi người, đây là Song A Il từ Bình Nhưỡng. Tôi được 11 tuổi và đang học lớp 5 tiểu học. Bình Nhưỡng, nơi tôi sinh sống là một thành phố tuyệt vời, bởi vì ở đó có nhiều công viên giải trí ở mọi nơi bạn đến. Vô số thứ dành cho trẻ em”.

Đoạn vidéo này, tương tự như bao mẩu video khác của kênh Sally Parks hay kênh Yumi kể từ hôm 28/6 không thể truy cập được nữa. Youtube vừa cho đóng ba kênh tuyên truyền của Bắc Hàn.

Cổng thông tin này của Mỹ không nêu rõ lý do xóa bỏ, nhưng sự việc diễn ra vào lúc Hoa Kỳ gia tăng các trừng phạt chống chế độ. Tuy nhiên, quyết định này lại “thọc gậy bánh xe” các nhà nghiên cứu và giới phân tích về Bắc Hàn.

Ông Shreyas Reddy, nhà báo cho trang mạng NK News, giải thích: “Những đoạn video này còn là một cánh cửa sổ quan trọng về Bắc Hàn. Đây là một quốc gia rất khép kín và những kiểu video này là rất hữu ích để hiểu được những gì đang diễn ra thực sự ở trong nước. Chúng có thể là tuyên truyền, nhưng một nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm có thể chắt lọc thông tin để diễn giải và hiểu nhiều hơn về Bắc Hàn. Xóa bỏ hoàn toàn những đoạn video đó sẽ còn làm cho việc tìm hiểu Bắc Hàn và sự trao đổi với nước này thêm phần khó khăn”.“


Tổng Thống Nam Hàn Yêu Cầu Bộ Thống Nhất Bớt Mềm Mỏng Với Bắc Hàn


(Hình: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol.)

-Sau khi bổ nhiệm tân Bộ trưởng Thống nhất vài ngày trước, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol nói hôm 2/7/2023 rằng Bộ này đã tập trung quá nhiều vào việc cung cấp viện trợ cho Bắc Hàn trong quá khứ và cần phải thay đổi.

Tân Bộ trưởng Kim Yung-ho là một học giả bảo thủ và từng thẳng thắn chỉ trích các vi phạm nhân quyền ở Bắc Hàn, vốn là điều ông Yoon tìm cách làm nổi bật trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.

“Bộ Thống nhất đã hành động như một bộ viện trợ cho Bắc Hàn và điều đó là sai trái”, ông Yoon nói với các nhân viên trong một tuyên bố do thư ký báo chí của ông công bố. “Đã đến lúc Bộ Thống nhất phải thay đổi”.

Ông Yoon cũng kêu gọi Bộ đứng lên vì các giá trị dân chủ tự do và nói rằng sự thống nhất sẽ mang lại “cuộc sống tốt đẹp hơn và nhân văn hơn” cho người dân ở hai miền Nam-Bắc.

Hồi năm 2019, ông Kim đã viết trong một bài bình luận trực tuyến rằng con đường thống nhất sẽ mở ra sau khi “chế độ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un bị lật đổ và Bắc Hàn được giải phóng”.


Nhật Bản Nói Phát giác Chiến hạm Nga Gần Đảo Đài Loan và Okinawa


(Hình: Khu trục hạm Đô đốc Gorshkov của Nga.)

-Vào cuối ngày thứ Sáu (30/6/2023), Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết rằng họ phát giác hai tàu Hải quân Nga ở vùng biển gần Đài Loan và quần đảo Okinawa của Nhật trong bốn ngày trước đó, sau một thông báo tương tự hồi đầu tuần của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm thứ Ba cho biết họ đã phát giác hai khu trục hạm nhỏ của Nga ngoài khơi bờ biển phía đông của họ và đã điều máy bay và tàu theo dõi.

Tháng trước, chính phủ Nhật Bản cho biết hoạt động quân sự của Nga lặp đi lặp lại gần lãnh thổ Nhật Bản, bao gồm cả các cuộc tập trận chung với các lực lượng Trung Quốc, gây ra “mối quan ngại nghiêm trọng” đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản.

Nhật Bản và Đài Loan đã cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh áp các biện pháp trừng phạt trên diện rộng đối với Nga sau khi Mạc Tư Khoa xua quân xâm lược Ukraine vào năm 2022.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hai khu trục hạm lớp Steregushchy lần đầu tiên được phát giác cách đảo Yonaguni, cực Tây của Nhật Bản 70 cây số về phía Tây-Nam, thuộc tỉnh Okinawa gần Đài Loan, vào sáng thứ Ba (27/6).

Các tàu này đi qua lại vùng biển giữa Yonaguni và Đài Loan, di chuyển về phía đông và được phát giác lần cuối hôm thứ Sáu (30/6) ở vùng biển giữa đảo Miyako và Okinawa. Nhật Bản đã điều 2 tàu theo dõi các tàu Nga.

Hãng thông tấn Interfax của Nga hôm thứ Ba đưa tin một đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tiến vào khu vực phía Nam của Biển Phi Luật Tân để thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổ một hải trình tầm xa.


Trung Quốc: Luật Mới Về Chống Gián Điệp Bắt Đầu Có Hiệu Lực

-Tại Trung Quốc, hôm 1/7/2023, luật mới về chống gián điệp bắt đầu có hiệu lực, chính quyền Bắc Kinh có khuôn khổ hành động rộng hơn rất nhiều để chống lại những gì mà họ xem là đe dọa đến an ninh quốc gia.

Theo luật mới, việc tiếp nhận mà không được phép “các tài liệu, dữ liệu, thiết bị và vật phẩm có liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia” đều bị xem là hành vi gián điệp.

Bắc Kinh khẳng định là các luật với nội dung tương tự đã có ở nhiều nước và Trung Quốc cũng có quyền “bảo vệ an ninh quốc gia”, nhưng vẫn tôn trọng nhà nước pháp quyền. Nhưng theo hãng tin AFP, luật mới về chống gián điệp ở Trung Quốc gây lo ngại, nhất là cho các công ty ngoại quốc.

Theo nhà nghiên cứu Jeremy Daum, Đại học Luật Yale, Hoa Kỳ, luật này có một định nghĩa rất rộng về an ninh quốc gia và được áp dụng đối với mọi thành phần xã hội và mọi khu vực kinh tế. Cho nên luật mới về chống gián điệp sẽ khiến các công dân Trung Quốc ngần ngại tiếp xúc với những người ngoại quốc và các tổ chức ngoại quốc. Các công ty ngoại quốc thì lo ngại sẽ bị kiểm tra chặt chẽ hơn.

Thông tấn xã AFP trích lời ông Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Trung Quốc-Hoa Kỳ, nhấn mạnh là những sửa đổi trong luật chống gián điệp gây ra mối quan ngại chính đáng, “vì một số hoạt động thương mại thông thường kể từ nay có nguy cơ bị xem là hoạt động gián điệp”.

Các chính phủ ngoại quốc hiện chưa có phản ứng nào về luật này, ngoại trừ Hoa Kỳ, quốc gia hiện đang có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng “luật mới mở rộng đáng kể phạm vi mà Bắc Kinh xem là hoạt động gián điệp”.


Trung Quốc Yêu Cầu Hòa Lan Không Lạm Dụng Kiểm Soát Xuất cảng Linh Kiện Bán Dẫn

-Ngày 1/7/2023, ngay sau khi Hòa Lan ấn định thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất cảng chip điện tử, Bắc Kinh đã khuyến cáo chính quyền Amsterdam không nên lạm dụng các biện pháp gây trở ngại cho quan hệ song phương. Trong một thông cáo, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai nước trao đổi thường xuyên và ở nhiều cấp khác nhau về chủ đề này.

Trước đó, ngày 30/6, sau thời gian dài do dự, chính quyền Amsterdam thông báo các biện pháp hạn chế xuất cảng chất bán dẫn được sản xuất tại Hòa Lan chính thức được áp dụng từ tháng 9/2023.

Thông tín viên Pierre Benazet của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Brussels giải thích:

“Bộ trưởng Ngoại Thương Hòa Lan khẳng định biện pháp được đưa ra “nằm trong lợi ích an ninh quốc gia của Hòa Lan”. Nhưng phải nói rằng chính phủ Hòa Lan chịu sức ép rất lớn từ Hoa Kỳ. Năm 2022, Hoa Thịnh Ðốn đã ban hành một quyết định tương tự.

Chính phủ Hòa Lan nhấn mạnh linh kiện bán dẫn có thể mang lại “đóng góp lớn cho nhiều ứng dụng quân sự tiên tiến”. Và đây chính là cốt lõi của vấn đề, quan trọng hơn cả việc cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia hiện vẫn chưa làm chủ được kỹ thuật bán dẫn ở tầm mức tương đương với Hòa Lan.

Công ty ASML ở Veldhoven trong vùng Brabant sản xuất nhiều máy móc tối tân so với các đối thủ Đài Loan, Trung Quốc hay Mỹ. Kể từ tháng 9/2023, công ty này sẽ phải xin giấy phép xuất cảng cho mỗi loại máy phục sự việc in, in litô bằng tia cực tím trên vi mạch silicon.

Quyết định được Hòa Lan đưa ra đi theo hướng tự chủ chiến lược mà Liên Hiệp Âu Châu mong muốn. Tuy nhiên, Hòa Lan đã do dự rất lâu, trước nguy cơ Trung Quốc hình thành một lĩnh vực cạnh tranh, thậm chí là gây khủng hoảng với Bắc Kinh”.


Cam Bốt: Thủ Tướng Hun Sen Bắt Đầu Chiến Dịch Bầu Cử Gần Như Không Có Đối Thủ

-Ngày 1/7/2023, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen chọn thủ đô Nam Vang để khởi động chiến dịch vận động cho đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 23/7. Ông xuất hiện cùng với con trai Hun Manet, hiện giữ hàm đại tướng quân đội, một ứng viên Nghị sĩ và được coi là người kế nhiệm cha.

Trước đám đông cử tri ở Nam Vang, chính trị gia 70 tuổi, đứng đầu chính phủ từ hơn 4 thập niên qua, khẳng định đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) của ông bảo đảm cho hòa bình, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố nền Dân chủ và dưới thời của ông, các quyền và tự do được tôn trọng.

Tuy nhiên, theo thông tấn xã Reuters, cuộc bầu cử Lập pháp bị chỉ trích là giả tạo sau khi đảng đối lập chính bị cấm tranh cử. Đảng đảng Cứu Nguy dân tộc (CNRP) đối lập chính bị giải thể năm 2017 sau khi bị cáo buộc âm mưu đảo chính. Vài chục thành viên đảng này bị bắt giam. Số người còn lại thành lập đảng mới, đảng Ánh Nến, nhưng ngày 15/05, đã bị Ủy ban Bầu cử loại khỏi cuộc bầu cử Quốc hội do không nộp một số tài liệu. Những đảng khác đều là đảng nhỏ, có ít kinh phí tranh cử.

Hoa Kỳ từng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những “hành động phản dân chủ” trước kỳ bầu cử. Hoa Thịnh Ðốn sẽ không cử quan sát viên chính thức để hỗ trợ tiến trình bầu cử mà “đông đảo chuyên gia độc lập Cam Bốt và quốc tế đánh giá là không tự do, không công bằng”.

Trước đó, Thủ tướng Hun Sen thông báo từ bỏ Facebook để dùng Telegram vì cáo buộc Facebook can thiệp chuyện nội bộ. Sau khi dọa chặn mạng xã hội Mỹ, tối 30/6, ông đính chính là “không có ý định cấm Facebook ở Cam Bốt” mà chỉ “không cho phép các đại diện của Facebook lưu trú ở Cam Bốt”. Bộ Truyền Thông Cam Bốt sau đó cũng cáo buộc những đại diện này (của Facebook) “can thiệp vào nội Bộ Chính trị đất nước” để biện minh cho lệnh cấm nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người liên quan.


Tổng Thống Biden Sắp Công Du Âu Châu, Dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO


(Hình: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.)

-Hôm 2/7/2023, Tòa Bạch Ốc thông báo Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sắp có chuyến công du ngoại giao tới Âu Châu trong tháng này với các điểm dừng ở Vương quốc Anh, dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Lithuania và các cuộc họp ở Phần Lan.

Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố rằng ông Biden sẽ khởi hành vào ngày 9 tháng 7 và sẽ có “cuộc gặp” với Vua Charles III của Vương quốc Anh và Thủ tướng Rishi Sunak. Sau đó, ông sẽ tiếp tục tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, rồi tới thăm Helsinki để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ - Bắc Âu.

Ông Biden đã được nhiều người kỳ vọng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO. Hoa Kỳ đã nói rằng liên minh gần như đồng thuận về cách giải quyết vấn đề thúc đẩy tư cách thành viên của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, khi quốc gia Đông Âu này - với sự hỗ trợ từ các quốc gia phương Tây - tiếp tục chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Chuyến đi diễn ra trong lúc Tòa Bạch Ốc chuẩn bị đón Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại Hoa Thịnh Ðốn trước cuộc hội đàm ở Vilnius để nói về tham vọng gia nhập liên minh của Stockholm.

Thụy Điển đã xin gia nhập NATO vào tháng 5 năm 2022, ba tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nỗ lực trở thành thành viên của nước này, vốn phải được tất cả 31 quốc gia thành viên phê chuẩn, đã bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi chặn lại.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển sẽ gặp nhau vào ngày 6/7, một ngày sau chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của ông Kristersson, tại trụ sở NATO ở Brussels để đàm phán về nỗ lực gia nhập liên minh của Stockholm.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngưng phản đối việc nước láng giềng Bắc Âu của Thụy Điển là Phần Lan gia nhập hồi đầu năm và Helsinki trở thành thành viên NATO vào tháng Tư.


Mỹ: 2 Người Chết, 3 Nguy Kịch Trong Vụ Xả Súng ở Baltimore


(Hình: Hiện trường nơi xảy ra vụ xả súng ở Baltimore, Maryland, hôm 2/7/2023.)

-Hôm 2/7/2023, Cảnh sát ở thành phố Baltimore của Hoa Kỳ xác nhận rằng 2 người chết trong một “vụ xả súng hàng loạt” lúc nửa đêm tại một khu chung cư ở thành phố này và 3 người khác đang trong tình trạng nguy kịch.

Sở Cảnh sát thành phố cho biết rằng 30 người đã bị bắn tại khu 800 trên đường Gretna Avenue ở Baltimore.

Một thiếu nữ 18 tuổi chết tại hiện trường và một nam thanh niên 20 tuổi chết sau khi được đưa đến bệnh viện địa phương, cảnh sát cho biết.

Ba người khác đang trong tình trạng nguy kịch sau khi 9 người được chuyển từ hiện trường đến các bệnh viện địa phương, trong khi 20 người khác bị ảnh hưởng đã tự tới các bệnh viện trong khu vực, cảnh sát cho biết.

Sở cảnh sát cho biết vào khoảng 0 giờ 35 phút sáng 2/7, họ đã nhận được cuộc gọi thông báo về một vụ nổ súng tại khu 800 của trên đường Gretna.

Một nhân chứng nói với kênh truyền hình Fox 45 rằng hàng trăm người đã tập trung tại khu vực này để tham gia sự kiện có tên “Ngày Brooklyn”, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã nghe thấy 20 đến 30 phát súng nổ.


Elon Musk Cho Biết Twitter Sẽ Giới Hạn Số Lượng Tweet Mà Người Dùng Có Thể Đọc



-Twitter đang giới hạn số lượng tweet mỗi ngày mà mỗi tài khoản có thể đọc, để ngăn chặn “mức độ cực đoan” của việc thu thập dữ liệu và thao túng hệ thống, Chủ tịch điều hành Elon Musk cho biết trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội này hôm thứ Bảy (1/7/2023).

Các tài khoản đã được xác minh tạm thời bị giới hạn đọc được 6.000 bài đăng mỗi ngày, ông Musk cho biết, và nói thêm rằng các tài khoản chưa được xác minh sẽ bị giới hạn ở 600 bài đăng mỗi ngày, và các tài khoản mới chưa được xác minh giới hạn ở 300.

Trước đó, Twitter yêu cầu người dùng phải có tài khoản trên nền tảng mạng xã hội này để xem các tweet, một động thái mà ông Musk hôm thứ Sáu (30/6) gọi là “biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Ông Musk nói rằng hàng trăm tổ chức trở lên đang “rất tích cực” thu thập dữ liệu Twitter, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Ông Elon Musk trước đó đã bày tỏ sự không hài lòng với các công ty trí tuệ nhân tạo như OpenAI, chủ sở hữu của ChatGPT, vì đã sử dụng dữ liệu của Twitter cho các mô hình ngôn ngữ lớn của họ.


Không có nhận xét nào: