Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023

Tin Miền Bắc Cali và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tin Liên Quan Đến Người Việt Bắc Cali
Nhắc Nhở: 2 Sinh Hoạt Đáng Tham Dự Chủ Nhật Tuần Này.
-Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh
<!>



-Đại Hội Gia Đình Nhảy Dù VN




Cơ hội thành tỷ phú ngay tức khắc: Lô độc đắc Mega Millions xổ vào thứ Ba tuần tới, chắc chắn sẽ lên hơn $1 tỷ đô la!


– Vẫn chưa ai trúng giải độc đắc, Mega Millions đã vượt con số $1 tỷ, theo thông cáo sáng Thứ Bảy, 29 Tháng Bảy.

Đêm Thứ Sáu, kết quả xổ số Mega Millions là: 5, 10, 28, 52, 63 và quả banh vàng Mega Ball số 18. Không có vé nào bán ra trúng hết những số đó.

Thứ Ba tuần tới sẽ xổ lô độc đắc khoảng $1.05 tỷ, lớn hàng thứ tư trong lịch sử Mega Millions. Người trúng giải có thể nhận tiền trả góp trong nhiều năm hoặc lấy luôn một lần khoảng $527.9 triệu.

Xác suất trúng lô độc đắc là 1 trên 302.6 triệu.

Lần sau cùng có người trúng độc đắc là ngày 18 Tháng Tư.

Đêm Thứ Sáu, có năm vé trúng số trên năm quả banh trắng, được giải $1 triệu mỗi vé, trong đó có hai vé ở Pennsylvania, và một trong hai vé đó được $5 triệu vì mua thêm $1 Megaplier để nhân tiền thưởng lên gấp năm lần, còn ba vé kia ở Arizona, California, và New York, Mega Millions cho biết.


Lưu ý Quý phụ huynh học sinh! Gần 200 khu học chánh, trong đó có khu học chánh Oakland của Mỹ, kiện Facebook, TikTok, Snapchat và YouTube, vì nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng!

(Phù Nhược)

*Các nguyên đơn tiêu biểu ví dụ như cha mẹ của một thiếu niên mắc chứng biếng ăn nghiêm trọng đã sử dụng Instagram từ năm 12 tuổi, mẹ của một cậu bé 16 tuổi đã tự bắn mình bằng súng lục ổ quay, sau khi đăng video “Cò quay Nga” (Russian Roulette) bày trên Snapchat…

*Có thể kể cha mẹ một nạn nhân đã thành công trong một vụ án tương tự. Vào tháng 5/2021, Tòa phúc thẩm Vòng 9 của Mỹ cho biết vụ kiện Snapchat được tiếp tục, vụ kiện do cha mẹ của hai cậu bé đệ trình, hai cậu bé đã chết trong một vụ va chạm ô tô ở tốc độ hơn 100 dặm/giờ! Các bậc cha mẹ kiện Snapchat vì vấn đề thiết kế sản phẩm, do các cậu bé đã sử dụng tính năng bổ sung của Snapchat, cho phép người dùng ghi lại tốc độ lái xe của họ trong khi quay video!


-Hiện nay có gần 200 khu học chánh của Mỹ đang tham gia các vụ kiện chống lại các công ty mẹ của Facebook, TikTok, Snapchat và YouTube; đồng thời, có hàng trăm gia đình cáo buộc mạng xã hội gây hại cho con cái họ.

Theo WSJ, luật sư của các nguyên đơn đang đại diện cho các hội đồng trường học trên khắp nước Mỹ trong vụ kiện chống lại các công ty truyền thông xã hội, cáo buộc ứng dụng của họ dẫn đến các vấn đề về kỷ luật lớp học và sức khỏe tâm thần, gây lãng phí nguồn lực dành cho giáo dục. Các vụ kiện đã được hợp nhất tại Tòa án Quận ở Oakland, California.

Các khu học chánh cho biết, giáo viên và quản trị viên bị lãng phí thời gian quý báu để giải quyết vấn đề bắt nạt trên mạng và các vấn đề kỷ luật khác, phải bổ sung các chính sách đào tạo mới về việc sử dụng mạng xã hội và tư vấn cho thanh thiếu niên nghiện ứng dụng trực tuyến dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc có ý định tự tử.

Thành viên Jill Adams của hội đồng quản trị Khu học chánh Tumwater ở bang Washington, cho biết: “Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng mạng xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát. Tôi nghĩ chúng ta nên có một số quỹ để giúp đỡ các em”. Hội đồng đã bỏ phiếu với kết quả thông qua 3-2 để tham gia vụ kiện. Các thành viên hội đồng bất đồng cho biết vụ kiện đã chuyển trách nhiệm từ phụ huynh vào học khu, làm như vậy đã vượt quá thẩm quyền của mình.

Các khu học chánh và gia đình đã đệ đơn kiện cho hay rằng các công ty truyền thông xã hội để cho các bên thứ 3 công bố các sản phẩm gây nghiện, cung cấp nội dung gây tổn hại cho thanh thiếu niên, không đủ điều kiện để được bảo vệ theo Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp (Communications Decency Act).


Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1996, quy định các công ty Internet nói chung không chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung của bên thứ 3 trên trang web của họ. Luật này đã thúc đẩy phát triển các nền tảng truyền thông xã hội lớn như Facebook và YouTube.

Công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms, công ty mẹ của Snapchat là Snap, công ty mẹ của Google là Alphabet, và công ty mẹ của TikTok là ByteDance đều đưa ra các động thái bác bỏ vụ kiện, cho rằng những thiệt hại mà các nguyên đơn cáo buộc vẫn được bảo vệ theo Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp.

Trong một cuộc họp chung vào tháng trước, các công ty cho biết: “Những thiếu sót bị cáo buộc chắc chắn liên quan đến việc xuất bản nội dung của bên thứ ba”. Họ lập luận rằng việc cho phép những vụ kiện như vậy sẽ mở ra cơ hội cho nhiều vụ kiện hơn, buộc các dịch vụ trực tuyến phải hạn chế luồng thông tin để tránh trách nhiệm pháp lý.

Các công ty cũng phủ nhận cáo buộc họ đã bỏ qua những mối nguy hiểm mà trẻ em phải đối mặt trực tuyến.

Với hơn 13.000 khu học chánh ở Mỹ, số lượng nguyên đơn có thể sẽ tiếp tục tăng. Luật sư William Shinoff tại công ty luật Frantz (Frantz Law Group) ở California, cho biết ông đã tham dự hơn 100 cuộc họp hội đồng quản trị, công ty của ông đã ký vào bản cáo trạng với 500 học khu.

Gần đây, nhiều vụ kiện quấy rối cộng đồng đã được đưa ra đối với các công ty thuốc lá điện tử như Juul Labs, chính sách tương tự cũng đúng với các công ty truyền thông xã hội. Công ty thuốc lá điện tử Juul bị buộc tội tiếp thị các sản phẩm gây nghiện cho trẻ em và thanh thiếu niên, đã đồng ý trả 1,7 tỷ USD trong một thỏa thuận pháp lý hòa giải liên quan hơn 5.000 vụ kiện từ các khu học chánh.

“Tôi không thể thay đổi luật và tôi không thể tống bất kỳ ai vào tù, nhưng những gì chúng tôi có thể làm là kiện họ trong một vụ kiện lớn và cố gắng bắt họ phải trả rất nhiều tiền”, luật sư Jonathan Kieffer của Missouri nói với hội đồng Trường Công lập Brevard (Brevard Public Schools) của Florida trong một cuộc họp báo về vụ kiện mạng xã hội vào tháng 5. Hội đồng sau đó đã bỏ phiếu nhất trí đệ đơn kiện.

Thành viên Carl Persis của hội đồng trường Quận Volusia của Florida cho biết, hội đồng quyết định tham gia vụ kiện vì họ thấy có cơ hội giải quyết các tệ nạn trên mạng xã hội.

Đồng thời, có 200 người dùng mạng xã hội hoặc người đại diện của họ đã đệ đơn kiện tương tự chống lại các công ty công nghệ, vụ kiện đang chờ thụ lý tại cùng một tòa án liên bang.

Các vụ kiện riêng lẻ nhằm mục đích buộc các công ty phải chịu trách nhiệm về lỗi hoặc sơ suất trong thiết kế sản phẩm, trong trường hợp vụ kiện cáo buộc từ các trường học bị bác bỏ thì vụ kiện của họ vẫn có thể tiếp tục được thụ lý.


Tội ác gia tăng kỷ lục! Hàng loạt cơ sở thương mại San Jose bị cướp táo bạo như trong phim ảnh!

* Rất nhiều cơ sở thương mại ở San Jose bị cướp vào lúc nửa đêm Thứ Năm vừa qua, trong đó, bọn cướp đột nhập bằng cách lao xe hơi thẳng vô cửa kính, theo CBS News đêm Thứ Năm, 27 Tháng Bảy, con số xảy ra kỷ lục từ trước tới nay! Tình trạng này làm đau đầu nhiều chủ cơ sở thương mại, lo lắng vì bắt đầu xảy ra từ mấy tháng nay, hầu như khu cơ sở thương mại nào, cũng có tiệm bị đập cửa kiếng!

– Cảnh sát thành phố San Jose cảnh báo: Hàng loạt cơ sở thương mại ở San Jose đã bị cướp táo bạo nửa đêm, trong đó, bọn cướp đột nhập bằng cách lao xe thẳng vô cửa kính, như trên màn ảnh, theo CBS News loan tin. Có những tiệm bị đập kiếng, cướp 4 lần, cũng bằng phương pháp táo bạo này!

Tình trạng này làm đau đầu nhiều chủ cơ sở thương mại mấy tháng nay. Hầu như cảnh sát không đủ thời gian can thiệp!


(Hình: Camera an ninh quay được cảnh, nghi can dùng xe lao vào, để đột nhập cơ sở thương mại ở San Jose, California.)

Hay “Họ luôn đập bể cửa sổ, cửa trước. Họ từng đột nhập nhà hàng này và cướp két sắt, lôi két sắt đi,” ông Arturo Gutierrez, chủ nhà hàng Burrito Factory, cho hay.

Mặc dù bị cướp ít nhất bốn lần trong mấy năm gần đây, ông Arturo cho rằng ông vẫn may mắn vì cánh cửa bằng kim loại kiên cố, nên không bị sập trong vụ cướp mới đây.

Tuy nhiên, cách đó chỉ vài bước, tiệm thuốc lá SF Smoke Shop, trở thành nạn nhân của chiêu cướp táo bạo này đêm Thứ Hai vừa qua. Nhóm nghi can tông sập cửa, đột nhập rồi tẩu thoát trước khi cảnh sát tới.

“Cũng đêm đó, cũng nhóm nghi can đó cố cướp ở thành phố Santa Clara, nhưng lúc đó, cảnh sát Santa Clara County có mặt và can thiệp. Nhóm nghi can bỏ chạy, nhưng rất may, cảnh sát quận hạt bắt được ba thiếu niên,” Trung Sĩ Jorge Garibay, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát San Jose (SJPD) cho hay.

Ba nghi can trẻ tuổi này đang bị giam ở Santa Clara County Juvenile Hall.

Bọn cướp thường dùng xe trộm cắp, nhất là xe Kia và Hyundai, lao vô cơ sở thương mại, rồi lấy chớp nhoáng hàng hóa hoặc bất kỳ thứ gì họ tìm thấy, ông Garibay giải thích.

Cảnh sát đang cố gắng ngăn chặn số vụ cướp kiểu này, nhưng ngày càng tăng.

Mới đây, cảnh sát đạt được thành công đáng kể, khi họ điều tra hàng loạt vụ cướp nhắm vào tiệm bán thuốc lá trong năm nay, bắt được một nghi can chính của tám trong số những vụ đó.

Bất chấp nhiều nghi can bị bắt gia tăng, chủ cơ sở thương mại như ông Arturo vẫn chịu thiệt hại lớn. Chỉ riêng việc thay cánh cửa bị hư cũng tốn khoảng vài ngàn đồng, mà ông, thì không đủ tiền để thay liên tục.

Lạ là 2 loại xe, hiệu Kia và Hyundai, bị bọn trộm nhắm tới ngày càng nhiều, sau khi video lan truyền trên mạng xã hội, chỉ cách, mách kỹ thuật để lấy trộm hai mẫu xe này. Số lượng xe Kia đời 2010-2021 và xe Hyundai đời 2015-2021 bị trộm và được dùng để đi cướp ngày càng tang chóng mặt, SJPD cho hay.

Một điều đễ lấy, vì nhiều chiếc xe của hai hãng Nam Hàn này thời kỳ đó, không có hệ thống chống trộm “immobilizer.”

Để giải quyết tình trạng này, thời gian qua, hai hãng này cập nhật nhu liệu cho 3.8 triệu chiếc Hyundai và 4.5 triệu chiếc Kia. Trong khi đó, bộ trưởng Tư Pháp California cũng như nhiều tiểu bang khác, chỉ trích việc xe không có “immobilizer,” đồng thời đòi hai hãng này thu hồi xe.


San Mateo, quá tàn bạo nhẫn tâm! giết người, rồi quay phim phút cuối của nạn nhân, đưa lên Facebook, nghi can bị bắt ở San Jose!

– Một người đàn ông 39 tuổi ở Pacifica, đang bị buộc tội hạ sát một phụ nữ tại San Mateo ở California hôm Thứ Tư, 26 Tháng Bảy, đã “nhẫn tâm quay phim” những phút cuối cùng trong cuộc đời của nạn nhân rồi đưa hình ảnh lên trang Facebook, theo nguồn tin cảnh sát cho đài NBC Bay Area.

Nghi can, được nhận dạng là Mark Mechikoff, bị bắt tại San Jose hai tiếng đồng hồ sau khi cảnh sát khám phá thấy nạn nhân đã chết trong một gian nhà ở khu phố 200 trên đại lộ 36th Avenue ở San Mateo, cũng vẫn theo lời cảnh sát.


(hình: Cảnh sát San Mateo tại hiện trường.)

Cảnh sát San Mateo cho hay lần đầu tiên họ biết được vụ giết người này vào lúc 3 giờ 48 phút chiều Thứ Tư khi nhà chức trách Nye County ở Nevada báo cho họ biết rằng có một người cho hay đã chứng kiến vụ “đâm” nạn nhân qua trang Facebook.

Cảnh sát nói rằng người chứng kiến vụ đâm chết phụ nữ nạn nhân đã cung cấp cho các giới chức tên và số điện thoại của kẻ đã đưa các hình ảnh đó lên Facebook.

Nhà chức trách Nye County đã truy tầm số điện thoại liên quan tới một trương mục trên Facebook, dẫn tới khu chung cư nơi nghi cang đang ở. Sau ba tiếng đồng hồ lùng sục các gian nhà trong khu chung cư, cảnh sát phát giác có một người chết trong một gian nhà.

Bà Zeena Amer, một người láng giềng, tin rằng người phụ nữ 41 tuổi đã chết trong gian nhà đó. Bà Amer không biết phụ nữ nạn nhân là ai, nhưng cho biết mình và một người láng giềng nữa nghe có tiếng la hét vang lên vào sáng sớm Thứ Tư. Họ không rõ tiếng kêu la này có phải là do vụ đâm người đang xảy ra vào lúc đó hay không.

Hai tiếng sau, cảnh sát truy tìm ra Mechikoff và bắt giữ nghi can tại San Jose!


Nam Cali: Chưa bao giờ có số đông như thế! Có thể thu hút 6 ứng viên gốc Việt nổi bật, vào chức Giám Sát Viên Quận Cam hứa hẹn một cuộc đua ác liệt! Bắc Cali, đến giờ này đã có 3!


(Hình: Một buổi họp của Hội đồng Giám Sát Quận Cam, California.)

-Lời Toà Soạn: Nội dung dưới đây là bản cập nhật và khai triển bài viết nguyên thuỷ ngày 12 tháng Bảy, đưa tin Thượng Nghị Sĩ bang California, Janet Nguyễn, tuyên bố sẽ ứng cử chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam, Địa Hạt 1, California. Nội dung cập nhật đưa tin và phân tích toàn bộ cuộc tranh cử sẽ diễn ra vào tháng Ba sang năm, với tất cả 7 ứng viên, trong đó 6 người gốc Việt, mà những người am tường dự đoán sẽ là cuộc tranh cử "gay cấn" nhất cho khu vực Little Saigon trong năm 2024.

***

-Với con số cho đến thời điểm này là sáu ứng cử viên gốc Việt, cuộc chạy đua vào chức vụ giám sát viên Địa Hạt 1, Quận Cam, California, được dự đoán sẽ là cuộc tranh cử “gay cấn” và “cạnh tranh” nhất cho khu vực Little Saigon, một trong những cộng đồng Việt Nam đông nhất nước Mỹ, theo những người quan sát có kinh nghiệm.

“Tôi nghĩ rằng cuộc tranh cử cho chức vụ giám sát viên Orange County (Quận Cam), Địa Hạt 1, vào kỳ bầu cử sơ bộ sẽ diễn ra vào tháng Ba năm tới sẽ là cuộc tranh cử cạnh tranh nhất trong khu vực Little Saigon vì nó quy tụ một số khuôn mặt kỳ cựu trong lĩnh vực chính trị, và vì thế nên sự cạnh tranh, tranh giành, lời qua tiếng lại cũng sẽ căng thẳng rất nhiều so với những cuộc tranh cử khác vào năm tới”, ông Tyler Diệp, cựu Dân biểu bang California, đưa ra nhận định với VOA.

Cho tới thời điểm này, có sáu người gốc Việt và một người không phải gốc Việt, lên tiếng sẽ tham gia tranh cử. Trong số này, bốn người đã thiết lập quỹ tranh cử.

Những người tuyên bố ứng cử bao gồm: bà Kimberly Hồ, Nghị viên thành phố Westminster; bà Frances Marquez, Nghị viên thành phố Cypress; ông Trần Thái Văn, cựu Dân biểu California; bà Janet Nguyễn, Thượng nghị sĩ California; ông Michael Võ, cựu Thị trưởng Fountain Valley; ông Dương Đại Hải, nhà truyền thông; và ông Ngô Đình Lượng, Ủy viên Giao thông thành phố Westminster.

Trong số các ứng cử viên, duy nhất bà Janet Nguyễn từng giữ chức vụ này, từ năm 2007 đến 2014.

Chức vụ Giám sát viên Quận Cam, Địa hạt 1, California, hiện do ông Andrew Đỗ nắm giữ. Ông sẽ hết nhiệm kỳ vào đầu năm 2025 và không thể tái cử do luật giới hạn nhiệm kỳ: Tối đa hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ bốn năm.

Vai trò của giám sát viên

Hội Đồng Giám Sát là nơi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân, như vấn đề tội phạm, tình trạng vô gia cư, chi phí sinh hoạt, giao thông, y tế, chăm sóc sức khỏe, cho đến việc giữ sạch các bãi biển.

Cựu Dân biểu Tyler Diệp, cũng từng là phụ tá cho hai Giám Sát Viên Quận Cam, là Michelle Steel (hiện là dân biểu liên bang Hoa Kỳ) và Lisa Bartlett, giải thích về chức vụ này: “Một dân biểu liên bang có thể đưa ra những đề nghị trong chính sách quốc gia để chuyển ngân sách về cho California, Quận Cam, hay một thành phố. Nhưng họ không phải là cơ quan quyết định số tiền đó sẽ được chi tiêu cụ thể như thế nào. Các thành viên của Orange County mới là người quyết định rằng ngân sách của tiểu bang, ngân sách của quận hạt hay liên bang sẽ được phân phối như thế nào, một cách chi tiết”.

Vì nắm trong tay quyền quyết định nhiều vấn đề “sát sườn” với cuộc sống thường nhật của người dân, nên người được bầu vào vị trí giám sát viên cần phải hội đủ một số điều kiện cần thiết, theo bà Tammy Trần, người từng là phụ tá cho Giám sát viên Quận Cam Lou Correa (hiện là dân biểu liên bang Hoa Kỳ).

“Người ứng cử tốt nhất là, thứ nhất phải có học, rồi phải hiểu biết vấn đề tài chính, phải có sự liên hệ làm việc chặt chẽ với các cấp chính phủ tại tiểu bang cũng như liên bang, và cuối cùng là người có thể thuyết phục được những giám sát viên khác bầu theo ý của họ để giúp cho cử tri trong địa hạt mình”. Theo nhận định của Tammy Trần.

Sự phát triển của dân chủ

Với số lượng bảy người tuyên bố sẽ ra tranh cử, trong đó có sáu người gốc Việt, cuộc tranh đua được dự tính sẽ rất “nóng”, đồng thời đề ra khả năng bị “chia phiếu” khi cộng đồng cử tri gốc Việt có nhiều lựa chọn hơn thay vì chỉ có một ứng viên gốc Việt.

“Chia thì cũng có chia, nhưng may là cách thức bầu cử cho chức vụ này là có vòng sơ bộ, rồi sau đó, hai ứng cử viên nào có số phiếu bầu cao nhất trong kỳ bầu cử vào tháng Ba thì mới vào vòng chung kết. Cho nên, trong vòng một thì có sự phân chia phiếu bầu, nhưng sau cùng thì cử tri cũng sẽ có sự chọn lựa gọn gàng hơn khi họ bỏ lá phiếu cuối cùng cho chức vụ này vào tháng 11 năm 2024”, cựu Dân biểu Tyler Diệp, từng là đảng viên Cộng Hòa, nhưng trở thành “độc lập” từ năm 2021, cho biết.

Trong khi đó, bà Tammy Trần, người theo đảng Dân Chủ, có một góc nhìn khác về sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên gốc Việt:

“Sự cạnh tranh đó nói lên sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam chúng ta. Đảng Cộng sản Việt Nam đâu có sự cạnh tranh như vậy đâu. Ở đây, sinh hoạt dân chủ thì phải có sự cạnh tranh, để cử tri có sự lựa chọn. Trước đây, lúc nào có người gốc Việt ứng cử, thì người Việt nên ủng hộ người Việt, người Việt nên bầu cho người Việt. Ngày hôm nay, chúng ta có cơ hội không phải chỉ bầu cho người Việt Nam thôi, mà mình có thể bầu cho người Việt Nam hoặc cho người ứng cử xứng đáng nhất, có khả năng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất để đại diện cho cộng đồng Việt Nam của chúng ta hoặc đại diện cho tất cả cử tri trong vùng”.

Theo nhận định của giới quan sát, trong số các ứng viên tham gia tranh cử kỳ này có nhiều ứng viên gốc Việt nổi bật, với nhiều kinh nghiệm làm việc trong chính giới Mỹ, nên việc lựa chọn một cái tên cho lá phiếu của mình cũng là một quyết định cần phải suy nghĩ thấu đáo.

Theo bà Tammy Trần, có nhiều ứng cử viên là một điều tốt, vì cử tri “có thể đi sâu tìm hiểu khả năng và quá trình làm việc” của từng người, từ quá khứ làm việc trong chính giới, sinh hoạt trong đảng, quá trình làm việc tốt - xấu.

“Tôi nghĩ mình nên nhìn vào khả năng làm việc của họ một khi họ đắc cử. Với chức vụ (giám sát viên) quận Cam, người làm việc phải có sự liên hệ với nhiều người trong chính giới, ở mỗi tầng trong chính phủ: liên bang, tiểu bang cũng như ở địa phương. Ví dụ, nếu một ứng cử viên có sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện của tiểu bang, có sự ủng hộ của dân cử ở cấp liên bang, có sự ủng hộ của người trong cả hai đảng, Dân Chủ và Cộng Hòa, thì mình biết là nếu người đó đắc cử, người đó sẽ có khả năng làm việc hiệu quả”, cựu phụ tá giám sát viên đưa ra khuyến nghị.

Ông Tyler Diệp thì cho rằng các cử tri gốc Việt nên tận dụng lá phiếu của mình để ngoài việc đưa ra lựa chọn của riêng mình, còn góp phần làm mạnh lên tiếng nói của cộng đồng người Việt trong sinh hoạt chính trị dòng chính.

Ông nói: “Tôi chỉ khuyên cử tri người Mỹ gốc Việt là nên dùng lá phiếu của mình, không thì uổng lắm, vì mỗi lá phiếu là mỗi tiếng nói của chúng ta. Họ nên đi bỏ phiếu, nên tham gia và khuyến khích thành viên trong gia đình đi bỏ phiếu. Dù là trong kỳ bầu cử sơ bộ vào tháng 3, có thể là chúng ta có đến 5 hay 6 người Mỹ gốc Việt, nếu cử tri Việt Nam đi bỏ phiếu đông thì điều đó thể hiện là cộng đồng chúng ta quan tâm đến sinh hoạt chính trị dòng chính, và các ứng cử viên bản xứ cũng nên lấy đó làm một thông điệp rằng cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng cần được o bế khi họ quyết định các vấn đề chi tiêu ngân sách của quốc gia”.


Tin Quốc Tế Đó Đây

***
Đòi Công Lý Khí Hậu: Số Vụ Kiện Tăng Gấp Đôi Trong 5 Năm Qua


(Hình: Hồ nước cạn ở Nam Dương. Ảnh ngày 25/7/2023.)

-Nhiệt độ Trái Đất phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác đi liền với tình trạng thiên tai đủ loại tăng vọt về tần suất và cường độ.

Theo cơ quan môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ngày 27/7/2023, hiện tượng chính quyền nhiều nơi bị khởi kiện, do hành động không đủ mức để hãm đà biến đổi khí hậu, và các đại công ty bị khởi kiện do phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đang trở thành chuyện ngày càng phổ biến.

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) hôm 27/7 công bố một báo cáo tổng kết cho biết, số lượng các vụ kiện liên quan đến khí hậu, đã tăng từ 884 vào năm 2017 lên 2180 vào cuối 2022, có nghĩa là tăng hơn gấp đôi. Một số ví dụ tiêu biểu được đưa ra như tập đoàn dầu mỏ Shell bị một tòa án Hòa Lan buộc phải cắt giảm 45% khí thải trước 2030. Hay vào tháng 5/2023, Nhà nước Pháp bị Tòa án Hành chính Tối cao (Tham Chính Viện) đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt để theo dõi việc tuân thủ mục tiêu cắt giảm 40% khí thải trước 2030, như luật quy định.

Theo UNEP, việc ngày càng có nhiều hơn các vụ kiện về khí hậu cho phép hướng đến "bảo vệ tốt hơn các nhóm xã hội dễ tổn thương nhất".

Chuyên gia Andrew Raine, đứng đầu bộ phận luật về môi trường của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), nhận định:

"Cuộc khủng hoảng khí hậu đang trở nên tồi tệ hơn, và mọi người ngày càng tìm đến tòa án nhiều hơn để tìm câu trả lời. Như báo cáo của chúng tôi cho thấy, không thể phủ nhận là xu thế "tư pháp hóa" này đã trở thành một phương thức mới, để vừa thúc đẩy cuộc chiến khí hậu, vừa buộc cả chính phủ cũng như khu vực tư nhân đối diện với trách nhiệm của mình".

Báo cáo của tổ chức môi trường Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh đến việc 34 vụ kiện là do, hoặc nhân danh, những người dưới 25 tuổi, trong đó phải kể đến các vụ kiện của những em nhỏ chưa đến 10 tuổi ở Pakistan và ở Ấn Độ.

Nếu như có đến 7/10 số vụ kiện diễn ra tại Hoa Kỳ, thì 17% các vụ kiện diễn ra tại các nước đang phát triển. Hiện tượng khiếu kiện để đòi công lý khí hậu không chỉ là vấn đề riêng tại phương Tây.


Tin Mừng: Moderna/Merck Bắt Đầu Nghiên Cứu Giai Đoạn Cuối Vắc-xin Trị Ung Thư Da!


(Hình: Vắc-xin thử nghiệm ngừa ung thư vú và phổi, có triển vọng ngừa ung thư da hắc tố và ung thư lá lách.)

-Ngày 26/7/2023, Công ty Moderna và đối tác Merck loan báo bắt đầu nhận bệnh nhân vào một cuộc nghiên cứu giai đoạn cuối thử nghiệm vắc-xin ung thư da dựa trên cơ chế mRNA cá nhân hóa kết hợp với liệu pháp miễn dịch Keytruda.

Dữ liệu từ một nghiên cứu giai đoạn giữa nơi 157 bệnh nhân đã cho thấy sự kết hợp với vắc-xin giúp giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong nơi các bệnh nhân bị ung thư hắc tố, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, khi so sánh với Keytruda đơn thuần.

Hơn 1.000 bệnh nhân từ hơn 25 quốc gia dự kiến sẽ được đưa vào cuộc thử nghiệm hiện tại, với những bệnh nhân đầu tiên được ghi danh ở Úc Ðại Lợi.

Moderna và đối tác Merck đang thử nghiệm vắc-xin nơi bệnh nhân ung thư hắc tố có khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ trước khi được điều trị bằng thuốc kết hợp với vắc-xin hoặc chỉ một mình thuốc Keytruda.

Vắc-xin được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân để tạo ra tế bào T, một phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể, dựa trên dấu hiệu đột biến cụ thể của khối u.

Thuốc Keytruda của Merck là cái gọi là chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được thiết kế để vô hiệu hóa một loại protein có tên là "cái chết được lập trình 1", hay PD-1, giúp ung thư trốn tránh hệ thống miễn dịch.

Công ty BioNTech và Gritstone Bio cũng đang nghiên cứu các loại vắc-xin ung thư cạnh tranh dựa trên kỹ thuật mRNA.

Các nhà khoa học trong nhiều chục năm theo đuổi giấc mơ về một vắc-xin điều trị ung thư nhưng không mấy thành công. Theo các chuyên gia trong ngành, vắc-xin mRNA, có thể được sản xuất chỉ trong vòng 8 tuần, kết hợp với các loại thuốc tăng cường hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến một thế hệ trị liệu ung thư mới.

Mục tiêu chính của thử nghiệm giai đoạn cuối là đo lường thời gian bệnh nhân sống mà không bị ung thư tái phát một khi được điều trị bằng sự kết hợp này, so với được điều trị chỉ bằng thuốc Keytruda.


Ukraine Mở Đợt Phản Công Mới Nhằm Cắt Đứt Bán Đảo Crimea Với Vùng Donbass


(Ảnh: Binh sĩ thuộc Lữ đoàn 1 Vệ binh Quốc gia Ukraine chuẩn bị sử dụng lựu pháo 105mm OTO-Melara Mod 56 do Ý Ðại Lợi sản xuất để tấn công lực lượng Nga ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 23/7/2023.)

-Lực lượng Ukraine đã mở đợt phản công mới chống lại quân đội Nga với hàng ngàn quân tiếp viện được phương Tây huấn luyện. Chiến dịch phản công mới dự kiến sẽ kéo dài từ một đến ba tuần. Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 26/7/2023 đã trích dẫn 2 viên chức Ngũ Giác Đài ẩn danh, cho biết Hoa Thịnh Ðốn đã được Kyiv thông báo về cuộc phản công.

Theo lời thuật của các viên chức Mỹ, mục tiêu chính của quân đội Ukraine là thị trấn Tokmak, thuộc tỉnh Zaporijjia, trước khi Kyiv tập trung lực lượng để tiến vào thành phố Melitopol, xa hơn một chút về phía Nam để cắt đứt cầu nối các vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng và bán đảo Crimea, bị Mạc Tư Khoa sáp nhập hồi năm 2014.

Các viên chức Nga do Ðiện Cẩm Linh cử đến các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng đã xác nhận thông tin nói trên.

Vẫn về tình hình chiến sự, lực lượng Không quân Ukraine, hôm qua 26/7, cho biết đã đánh chặn 36 phi đạn liên lục địa do Nga bắn trong một cuộc oanh kích mới.

Được thông tấn xã AFP trích dẫn, Trung tướng Mykola Olishchuk cho biết lực lượng Ukraine đã đánh chặn 3 phi đạn Kalibr trong loạt oanh kích đầu tiên vào buổi chiều và 33 phi đạn X-101 và X-555 vào buổi tối. Các phi đạn được 8 máy bay ném bom Tu-95 phóng đi, từ phía Đông nam hướng về phía Tây Ukraine.

Không quân Ukraine, trong cùng ngày, cũng đề cập đến một cuộc oanh kích khác của Nga nhắm vào khu vực Khmelnytsky ở phía Tây Ukraine, vùng thường xuyên bị Mạc Tư Khoa tấn công.


Ukraine Dồn Dập Phản Công Tại Miền Nam và Miền Đông


(Hình: Binh sĩ Ukraine pháo kích các vị trí của Nga trên tiền tuyến ở vùng Zaporijjia, ngày 24/6/2023.)

-Hôm 27/7/2023, Kyiv thông báo đã giành lại được làng Staromaiorske, Đông-Nam Ukraine. Cùng ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận "cường độ các cuộc giao tranh đang tăng lên hơn rất nhiều" cũng ở khu vực này.

Một số nhà quan sát cho rằng dường như chiến dịch phản công của Kyiv đang bước vào giai đoạn 2 và với một "nhịp độ dồn dập hơn" ở hai khu vực miền Nam và miền Đông Ukraine. Thông tín viên Emmanuel Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Sloviansk, trong vùng Donetsk, điểm qua tình hình chiến sự:

Quân đội Ukraine sáng Thứ Năm cho biết đang dồn lực lượng về hai phía trong khu vực miền nam Ukraine, nhằm chọc thủng các tuyến phòng thủ của đối phương. Chiến thuật này cho phép đem lại một số thành công: Tại vùng Zaporijjia, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công khá quan trọng. Dường như họ đã chọc thủng được tuyến phòng thủ của Nga gần thành phố Orikhiv.

Thế còn ở khu vực Donetsk, quân đội Ukraine chiếm lại được làng Staromaiorske. Ngoài ra lực lượng Ukraine cũng đang tiến về Klishichiivka ở phía nam Bakhmut. Tuy nhiên ở phía bắc thành phố, tình hình rất gay go. Phía Ukraine liên tục bị Nga tấn công và khó để kềm hãm đà tiến của quân Nga trên tuyến đường nối liền Kupyansk với Kreminna.

Về phía các nhà quan sát quốc tế, mọi người ghi nhận một sự thay đổi về nhịp độ các chiến dịch phản công của Ukraine. Một số nguồn tin cho biết là đã có thêm những binh đoàn vừa được điều đến hiện trường ở khu vực miền nam Ukraine, quân nhân được trang bị tốt và họ từng được phương Tây đào tạo. Câu hỏi còn lại là liệu rằng Ukraine thực sự khởi động giai đoạn mới trong chiến dịch phản công hay chưa.

Sáng 28/7, Bộ Quốc phòng Nga trên mạng Telegram cho biết đã bắn hạ một drone của Ukraine tại thủ đô Mạc Tư Khoa. Tin trên cũng đã được đô trưởng Mạc Tư Khoa Serguei Soubianine xác nhận nhưng không đi sâu vào chi tiết. Hôm đầu tuần một trong hai drone bị bắn hạ ngay khu vực chỉ cách Bộ Quốc phòng Nga có vài trăm mét. Nga liên tục thông báo bắn hạ drone của Ukraine trên bầu trời thủ đô Mạc Tư Khoa.


Chiến Tranh Ukraine: Sáng Kiến Cung ứng Lốp Xe Cho Quân Đội ở Các Vùng Chiến Sự


(Ảnh: Xe thiết giáp chuyển quân FV103 Spartan do Anh Quốc cung cấp được chở đến vùng nông thôn gần Bakhmut, miền đông Ukraine, ngày 9/7/2022.)

-Từ gần một năm nay, nhiều tình nguyện viên Ukraine đã đi khắp đất nước để thu gom lốp xe và chuyển đến những vùng chiến sự nơi đang rất cần loại phụ tùng này.

Từ Sloviansk, đặc phái viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) gửi về bài phóng sự:

Quân đội Ukraine cần vũ khí, nhưng không chỉ có vậy. Các binh sĩ cần một vật dụng thiết yếu: Lốp xe cho cho các phương tiện vận chuyển. Ở mặt trận, xe hơi và xe vận tải của các binh sĩ hàng ngày bị hư hại do bị bắn phá, trúng các mảnh đạn hay thậm chí là trúng mìn.

Để đáp ứng nhu cầu này, từ tháng 9 năm 2022, Slavik, một tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ Zampotech của Ukraine, đã đi thu gom lốp xe và mang ra mặt trận.

Slavyk nói: "Chúng tôi đến đây trong một đoàn xe khởi hành từ Kyiv, đi cùng với hai thợ sửa lốp xe cùng với một chiếc xe hơi".

Khi các khoản quyên góp tiền giảm dần, một chiến dịch thu thập trực tiếp lốp xe đã được phát động.

Slavyk nói: "Nếu có thể, chúng tôi muốn khuyến khích những người có lốp xe, không phải bánh xe cũ bị bỏ xó, mà là những lốp họ không dùng đến, gửi chúng qua đường bưu điện cho các lực lượng vũ trang, và chúng tôi sẽ lo việc gửi lốp đến những nơi đang cần".

Ở vùng tiền tuyến như Sloviansk, dịch vụ này được đánh giá rất cao: Không bị chậm trễ về mặt hành chính, không phải trả tiền. Một người lính tỏ ra phấn khởi: "Dịch vụ này thật tuyệt vời!"

Với hơn một ngàn lốp xe được phân phối, các tình nguyện viên của Zampotech đã trở thành một nguồn hỗ trợ quan trọng cho lực lượng vũ trang Ukraine.


Tình Báo Mỹ Nghi Ngờ Trung Quốc Hỗ Trợ Quân Đội Nga Về Kỹ Thuật


(Ảnh: Một hội chợ hàng năm giới thiệu các công ty công nghệ Trung Quốc và ngoại quốc, Bắc Kinh, ngày 4/6/2023.)

-Trung Quốc giúp Nga lách lệnh trừng phạt của phương Tây và "có thể" đang giúp Mạc Tư Khoa cả về mặt quân sự bằng cách cung cấp các công nghệ lưỡng dụng được tư nhân và quân đội sử dụng. Trên đây là nội dung một báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (ODNI), được tiết lộ hôm 27/7/2023.

Hãng tin Anh Reuters trích dẫn bảo báo cáo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) được Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cho công bố. Theo báo cáo nói trên, Trung Quốc đang "cung cấp một số công nghệ lưỡng dụng, đang được quân đội Nga dùng để tiếp tục chiến tranh Ukraine bất chấp các biện phát trừng phạt và kiểm soát xuất cảng" mà quốc tế ban hành.

Tài liệu nói trên cho biết thêm, căn cứ vào các thống kê của Hải quan, nhiều "công ty trong lĩnh vực quốc phòng Nhà nước Trung Quốc quản lý vận chuyển thiết bị định vị, công nghệ làm nhiễu sóng và các linh kiện máy bay chiến đấu" cho các tập đoàn của Nga. Văn bản cũng ghi nhận, do chiến tranh Ukraine, Trung Quốc "thậm chí trở thành đối tác quan trọng hơn" của Nga, so với trước đây.

Reuters nhắc lại Bắc Kinh luôn bác bỏ mọi cáo buộc gửi trang thiết bị quân sự cho Nga, từ khi Mạc Tư Khoa khởi động chiến tranh Ukraine hồi tháng 2/2022.

Ngoài ra, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cũng lưu ý rằng kim ngạch xuất nhập cảng giữa Nga và Trung Quốc đã tăng mạnh từ hơn một năm qua và các khoản giao dịch bằng nhân dân tệ cũng đã được mở rộng. Tuy nhiên báo cáo đánh giá: "Cộng đồng tình báo hiện còn thiếu các bản phúc trình đầy đủ để có thể thẩm định là Bắc Kinh có "cố tình ngăn cản công việc điều tra" của phía Mỹ về "đích đến cuối cùng" của hàng xuất cảng Trung Quốc hay không.

Không chỉ Hoa Kỳ, cách nay 10 ngày, ông Emmanuel Bonne, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp cũng đã nêu lên khả năng Trung Quốc cung cấp "thiết bị lưỡng dụng" cho Nga.


Tổng Thống Pháp Tố Cáo "Chủ Nghĩa Đế Quốc Mới" ở Châu Đại Dương


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và Thủ tướng Vanuatu, ông Ishmael Kalsakau (trái) tại Port-Vila. Ảnh ngày 27/7/2023.)

-Nhân chuyến công du Vanuatu, hôm 27/7/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tố cáo "chủ nghĩa đế quốc mới" đang trỗi dậy ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và châu Đại Dương, ám chỉ đến những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc.

Theo thông tấn xã AFP, trong một bài phát biểu tại Port-Vila, thủ đô Vanuatu, chủ nhân điện Elysée đã trình bày chi tiết về "chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương" được công bố cách đây 5 năm, xoay quanh hai trục, quốc phòng và cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, cùng với "một chiếc la bàn về chủ quyền của các dân tộc và độc lập của các quốc gia":

"Chủ quyền độc lập, đặc biệt của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, và có lẽ nặng hơn là của châu Đại Dương,đang bị thế giới ngày nay xô đẩy. Đầu tiên là sự thâu tóm của các cường quốc trong khu vực, nhiều khoản vay với điều kiện bắt chẹt đang hoàn toàn bóp nghẹt sự phát triển của các nước. Các trao đổi thương mại ngày càng đi ngược lại các cơ sở ban đầu. Các hành vi can thiệp vào nội bộ các nước càng lúc càng nhiều. Tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và đặc biệt ở châu Đại Dương, chủ nghĩa đế quốc mới đang xuất hiện với logic kẻ mạnh, đe dọa chủ quyền của nhiều nước, thường là những nước nhỏ, dễ bị tổn thương nhất. Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của chúng tôi nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của tất cả các nước trong khu vực khi họ sẵn sàng hợp tác với chúng tôi".

Tổng thống Macron, ngày 28/7, sẽ tới Sri Lanka hội đàm với đồng nhiệm Ranil Wickremesinghe nhân chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Pháp tới Sri Lanka. Cuộc gặp giữa hai nguyên thủ "sẽ là cơ hội để làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương, thảo luận về những thách thức trong khu vực và quốc tế của hai nước".


Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Pháp, Nga… Lên Án "Mưu Toan Đảo Chính" Tại Niger


(Hình: Tướng Amadou Adramane, phát ngôn viên quân đội Niger, phát biểu trên đài truyền hình, thông báo Tổng thống Mohamed Bazoum bị quản thúc. Ảnh ngày 26/7/2023.)

-Tối 26/7/2023, tại Niger, một quốc gia chủ chốt thuộc vùng Sahel, Phi Châu, Nam sa mạc Sahara, lực lượng cảnh vệ đã giam lỏng Tổng thống Mohammed Bazoum. Quân đội tuyên bố ủng hộ thay đổi chế độ. Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu (EU), Mỹ, Pháp và Nga đã lên án mưu toan đảo chính.

Nước Pháp ngay lập tức đã có phản ứng. Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna "lên án mọi mưu toan chiếm quyền bằng sức mạnh", khẳng định đoàn kết với Liên Hiệp Phi Châu (AU) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi trong nỗ lực "tái lập toàn bộ các định chế dân chủ ở Niger". Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi "tất cả các bên kiềm chế và bảo đảm tôn trọng trật tự Hiến pháp". Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói chuyện được với Tổng thống Bazoum và bày tỏ "sự ủng hộ hoàn toàn" với Tổng thống hợp pháp của Niger.

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, Jack Sullivan, yêu cầu lực lượng cảnh vệ "trả tự do ngay lập tức" cho Tổng thống Bazoum. Ngày hôm nay 27/7, đến lượt Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi "đối thoại xây dựng và hòa bình". Mạc Tư Khoa cũng kêu gọi "trả tự do ngay lập tức" cho lãnh đạo Niger.

Trên truyền hình, các chỉ huy đảo chính thuộc "Hội đồng Cứu nguy Dân tộc" (CNSP) khẳng định đã lật đổ chế độ của Tổng thống Mohamed Bazoum với lý do "an ninh liên tục xuống cấp, và năng lực quản lý kinh tế và xã hội yếu kém". Tổng tham mưu trưởng Quân đội Niger, tướng Abdou Sidikou Issa tuyên bố Quân đội đứng về phe chủ trương đảo chính, để "tránh các xung đột đẫm máu giữa các lực lượng vũ trang".

Về tình hình tại chỗ, theo phủ Tổng thống Niger, "các cuộc biểu tình tự phát của người dân bảo vệ nền Dân chủ đã nổ ra khắp thủ đô Niamey, nhiều nơi trong nước và trước các Tòa Ðại sứ của Niger ở ngoại quốc". Trả lời đài France 24, Ngoại trưởng Niger cho biết Tổng thống Bazoum vẫn đang bị cầm giữ trong phủ Tổng thống sáng nay.

Tổng thống Niger, ông Mohammed Bazoum, đắc cử năm 2021. Theo thông tấn xã AFP, đây là cuộc bầu cử đầu tiên chuyển sang chế độ dân chủ đa đảng tại Niger kể từ năm 1960, tức từ khi quốc gia Tây Phi này giành được độc lập. Niger được coi là một trong các đồng minh cuối cùng của phương Tây tại vùng Sahel, nơi bạo lực thánh chiến hoành hành. Hai quốc gia láng giềng Mali và Burkina Faso hiện đã nằm dưới quyền của giới tướng lĩnh đảo chính, và có xu hướng ngả sang Nga.

Hoa Kỳ hiện có một căn cứ Không quân ở phía bắc Niger, nơi xuất kích của drone do thám và tiễu trừ các lực lượng thánh chiến tại khu vực.


Bắc Hàn Phô Trương Vũ Khí Hiện Đại Nhất Nhân Kỷ Niệm 70 Năm Đình Chiến


(Hình: Lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn khoe vũ khí mới với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh tại Bình Nhưỡng ngày 26/7/2023.)

-Ngày 27/7/2023, hai nhà lãnh đạo Nam Hàn và Bắc Hàn kỷ niệm 70 năm Hiệp định Đình chiến kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Đây là dịp vinh danh 5 triệu người đã thiệt mạng, nhưng cũng là minh chứng cho những căng thẳng vẫn tồn tại giữa hai nước láng giềng. Chương trình kỷ niệm cho thấy khoảng cách lớn vẫn còn chia cắt hai miền Triều Tiên.

Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Nicolas Rocca của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:

Một bên là cuộc diễu hành trước các phái đoàn Nga và Trung Quốc và bên kia là buổi lễ với sự tham dự của hàng chục cựu binh ngoại quốc thuộc lực lượng Liên Hiệp Quốc: Các buổi lễ đình chiến đánh dấu khoảng cách dai dẳng giữa Hán Thành và Bình Nhưỡng.

Ở phía Bắc, các chuyên gia thấy "ngày chiến thắng" được tổ chức bằng một cuộc duyệt binh. Khách mời danh dự là ông Serguei Choigu. Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm thứ Tư 26/7/2027, đã được lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tiếp và ông đã nhìn thấy những cải tiến mới nhất của Bắc Hàn về vũ khí. Chuyến thăm này, cùng với sự hiện diện của một ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, minh chứng cho việc Bình Nhưỡng xích lại gần Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, hai nước Trung Quốc và Nga đã phản đối tất cả các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Hàn tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Ở miền Nam, không khí có vẻ khác biệt. Hàng ngàn người tham dự lễ kỷ niệm đình chiến ở Busan. Chính tại thành phố cảng này, lần đầu tiên kể từ những năm 1980, một chiếc tàu ngầm nguyên tử trang bị phi đạn Mỹ đã cập bến vào tuần trước. Buổi lễ hôm nay cũng là dịp để Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol kỷ niệm 70 năm liên minh với Hoa Kỳ và tái khẳng định đường lối cứng rắn đối với nước láng giềng Bắc Hàn.


Bắc Hàn Dàn Dựng Lễ Kỷ Niệm Ngày Chiến Thắng Để Thể Hiện Được Nga và Trung Quốc Ủng Hộ


(Hình: Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un (giữa), Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Phó Chủ tịch thứ nhất Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lý Hồng Trung (phải) dự lễ duyệt binh kỷ niệm "Ngày chiến thắng", Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, ngày 27/7/2023.)

-Bắc Hàn đã tổ chức duyệt binh vào đêm 27/7/2023 để kỷ niệm "Ngày Chiến thắng", tức ngày ký hiệp định đình chiến Nam-Bắc Hàn.

Theo hãng tin Yonhap, trong buổi duyệt binh, Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tham dự cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Phó Chủ tịch thứ nhất Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) Lý Hồng Trung (Li Hongzhong).

Việc dàn cảnh này nhằm cho thấy Trung Quốc và Nga ủng hộ Bắc Hàn, quốc gia ngày càng bị quốc tế cô lập do phát triển phi đạn và nguyên tử bất hợp pháp.

Trong buổi duyệt binh có một số mẫu drone chiến lược và drone tấn công đã được phát triển để trang bị cho lực lượng Không quân Bắc Hàn. Trong đó có mẫu drone hình dáng tương tự dòng RQ-4 Global và MQ-9 Reaper vừa được Mỹ trang bị cho Không quân Nam Hàn.

Trong lễ duyệt binh, lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu giơ tay chào sau sự xuất hiện của 2 dòng phi đạn liên lục địa mạnh nhất của Bắc Hàn là Hỏa Tinh -18 (Hwasong-18) dùng nhiên liệu rắn, và Hỏa Tinh-17 (Hwasong-17) dùng nhiên liệu lỏng. Điều này được xem như là thông điệp gửi đến thế giới rằng Trung Quốc và Nga đang dung túng cho việc phát triển bất hợp pháp phi đạn và nguyên tử của Bắc Hàn.

Thông tấn xã trung ương Bắc Hàn (KCNA) cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Kang Sun-nam đã phát biểu tại lễ duyệt binh, bày tỏ niềm vinh dự của quân đội và cả nước khi có thể thực hiện một lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng.


Quốc Phòng: Bắc Hàn, Mối Quan Tâm Hàng Đầu của Nhật Bản


(Hình: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu về vụ phóng phi đạn của Bắc Hàn, Văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, ngày 25/7/2023.)

-Tokyo công bố Bạch Thư Quốc phòng hôm 28/7/2023. Ngoài sức mạnh quân sự của Trung Quốc và việc Nga xâm lược Ukraine, các "hoạt động quân sự của Bắc Hàn là mối đe dọa nghiêm trọng và cận kề nhất đối với an ninh của Nhật Bản".

Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Nhật, vừa được Thủ tướng Fumio Kishida thông qua vào hôm 28/7/2023, lập ra một danh sách các "mối đe dọa quân sự cấp bách và những phương tiện để bảo vệ an ninh quốc gia".

Hãng tin Anh Reuters ghi nhận: Bạch Thư 2023 của Nhật Bản dành một phần lớn để nói về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, "về mặt chiến lược, sức mạnh của quân đội Trung Quốc là thách thức chưa từng có". Các chương trình tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga cũng khiến Tokyo lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh Ukraine do Nga khởi động.

Song Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida lần này tập trung nhiều vào các chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bắc Hàn: Tokyo "cảnh báo Bắc Hàn có nhiều khả năng tấn công Nhật Bản với các loại phi đạn-đạn đạo có khả năng mang đầu đạn nguyên tử", "Bắc Hàn là mối đe dọa càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết đối với an ninh quốc gia của Nhật".


Ấn Độ-Thái Bình Dương: Pháp Muốn Ngăn Trung Quốc

-Nói về chuyến thăm lãnh thổ hải ngoại Pháp và những đảo quốc kế cận của ông Emmanuel Macron, báo Le Monde nhận định "Vanuatu đang là mục tiêu rất được dòm ngó tại Ấn Độ-Thái Bình Dương". Đi thăm chính thức Port-Vila, thủ đô Vanuatu, Tổng thống Pháp muốn đánh dấu một sự "tái cam kết" nhằm ngăn chận tham vọng Trung Quốc.

Là một trong những nước nghèo nhất thế giới (GDP chỉ 850 triệu Euro, trên 70% dân chúng mù chữ), quần đảo Vanuatu lại có vị trí chiến lược. Với 80 hòn đảo, nước này án ngữ trên chiều dài 1.300 cây số ở Nam Thái Bình Dương, so với 3.000 cây số của Úc Ðại Lợi. Vanuatu được Bắc Kinh chọn làm đầu cầu của "Con đường tơ lụa mới". Tòa Ðại sứ Trung Quốc được bảo vệ chặt chẽ như boong-ke, là dấu ấn lớn nhất của Bắc Kinh trong khu vực, bị tình báo các nước nghi ngờ ẩn giấu thiết bị nghe lén.

Đặc phái viên tờ báo mô tả dọc theo con đường từ Port-Vila đến phía bắc đảo Efaté là một loạt những nhà kho vật liệu xây dựng và thực phẩm mang toàn tên tiếng Hoa. Trung Quốc hiện là chủ nợ nắm 36% số nợ của đảo quốc. Tuy Ðại sứ Trung Quốc ca ngợi "Hai nước đang trên đỉnh cao quan hệ" nhưng người dân địa phương không bị lừa: 200.000 liều vắc-xin được Sinopharm tặng không được dùng đến vì không tin tưởng chất lượng.

Úc Ðại Lợi, cường quốc khu vực đối phó ảnh hưởng Bắc Kinh với 74 triệu Mỹ kim đầu tư trong năm 2023, trong đó có 14 triệu đô viện trợ không hoàn lại. Úc Ðại Lợi đẩy được một tập đoàn Trung Quốc ra khỏi dự án hiện đại hóa ba phi trường chính. Với các công trình của Úc Ðại Lợi, các công ty Vanuatu hiện phải sử dụng lao động từ Việt Nam và Phi Luật Tân.

Về phần nước Pháp hiện diện quá khiêm tốn, và theo nhà nghiên cứu Antoine Bondaz trên báo Libération "Pháp đến Thái Bình Dương trễ tràng". Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Pháp đặt chân lên đảo quốc, và xưa nay chưa có Ngoại trưởng Pháp nào đến đây. Không quan tâm đến các láng giềng của lãnh thổ hải ngoại là một điều khó thể chấp nhận. Ông Bondaz cho rằng vấn đề là Tổng thống Macron luôn muốn tránh khỏi cuộc xung đột Mỹ-Trung.


Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan Lo Ngại Về Thỏa Thuận Cảnh Sát Trung Quốc-Quần Đảo Solomon


(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Quần đảo Solomon, Manasseh Sogavare, bắt tay tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 10/7/2023.)

-Ngày 26/7/2023, Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan bày tỏ lo ngại về một thỏa thuận mới giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon mà họ cho rằng sẽ phá hoại các tiêu chuẩn an ninh khu vực đã nhất trí của Thái Bình Dương.

Đầu tháng này, Hoa Kỳ, Úc Ðại Lợi, Tân Tây Lan và đảng đối lập của Quần đảo Solomon đã kêu gọi Thủ tướng Manasseh Sogavare công bố "ngay lập tức" các chi tiết về thỏa thuận cảnh sát với Bắc Kinh, giữa những lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ tạo ra thêm tranh chấp trong khu vực.

Thủ tướng Úc Ðại Lợi Anthony Albanese ngày 26/7 bay tới thủ đô Wellington của Tân Tây Lan để hội đàm về các chủ đề bao gồm khí hậu, quốc phòng và kinh tế với người đồng cấp Tân Tây Lan Chris Hipkins.

Một tuyên bố chung được đưa ra sau các cuộc đàm phán kêu gọi minh bạch về thỏa thuận cảnh sát giữa Quần đảo Solomon với Trung Quốc.

"Các nhà lãnh đạo nhất trí rằng Diễn đàn Các quần đảo Thái Bình Dương cần thảo luận những vấn đề này và khuyến khích sự minh bạch, cho phép khu vực cùng nhau xem xét các tác động đối với an ninh chung của chúng ta", tuyên bố viết.

Cả hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ lo ngại về "những thách thức ngày càng tăng đối với ổn định khu vực" ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả việc quân sự hóa các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và căng thẳng ở Eo biển Đài Loan.

Việc tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mỗi quốc gia, là rất quan trọng để quản lý sự khác biệt mặc dù các nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và "sự xói mòn có hệ thống" đối với tự do và nhân quyền ở Hồng Kông.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Tân Tây Lan hôm 26/7 như một phần của chuyến công du khu vực bắt đầu ở Tonga và bao gồm một chặn dừng chân ở Úc Ðại Lợi. Ông Blinken đã chỉ trích "cách hành xử có vấn đề" của Trung Quốc trong khu vực trong một cuộc họp báo vào đầu ngày ở Tonga.


Bí Mật Vẫn Bao Trùm Về Số Phận Ngoại Trưởng Trung Quốc Tần Cương

-Quay lại với vụ Ngoại trưởng Tần Cương bị rơi đài, báo Le Monde nhận thấy số phận của ông ta vẫn còn là điều bí ẩn. Sau gần một tháng biến mất không rõ lý do, rốt cuộc tối thứ Ba (26/7/2023) Tân Hoa Xã loan báo Tần Cương (Qin Gang) đã bị cách chức.

Người tiền nhiệm Vương Nghị (Wang Yi), phụ trách đối ngoại của đảng trở thành người kế nhiệm – một sự bất thường vì ông Vương một mình đóng cả vai trò số 1 và số 2. Tờ báo ghi nhận ngay cả lời giải thích của phát ngôn viên Bộ Ngoại gGiao là ông Tần Cương vắng mặt "vì lý do sức khỏe" cũng bị xóa khỏi trang web.

Sự mất tích của nhân vật được cho là rất thân cận với Tập Cận Bình đã gây ra rất nhiều đồn đãi. Tin đồn khả tín nhất là vụ ngoại tình với Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), người dẫn chương trình nổi tiếng của đài Phượng Hoàng của Hồng Kông đang là thông tín viên ở Hoa Kỳ. Trên Twitter, cô này đăng rất nhiều thông tin để ngầm chứng tỏ mối quan hệ đặc biệt với Ngoại trưởng Trung Quốc. Hồi tháng Ba, Phó Hiểu Điền công khai chúc mừng sinh nhật Tần Cương. Đến tháng Tư, cô ta đăng ba tấm ảnh: một phi cơ riêng, ảnh phỏng vấn Ngoại trưởng một năm trước và ảnh cuối với con trai mới sinh, không cho biết người cha là ai. Từ đó đến nay Phó Hiểu Điền cũng biệt dạng.

Tuy vậy tại Hoa Lục, chuyện ngoại tình chưa đủ để làm mất ghế một viên chức cấp cao như vậy. Chuyên gia Alex Payette cho rằng thế nào Ban An ninh Nội chính cũng đã biết về mối quan hệ này, nhưng vấn đề là ai đã nhân cơ hội đó hất cẳng Tần Cương? Theo ông Payette, sự thăng tiến nhanh chóng đã khiến Tần Cương trở thành mục tiêu bị ganh ghét. Sự kiện Ngoại trưởng mất chức chỉ sau sáu tháng được bổ nhiệm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, vốn đang cố gắng xúc tiến những trao đổi sau ba năm tự cô lập vì Covid. Việc Vương Nghị quay lại sau bảy tháng rời chức vụ có lẽ chỉ là giải pháp tạm thời. Năm nay 69 tuổi, ông ta đã quá tuổi về hưu.


Trung Quốc Giúp Nam Dương "Dời Đô"


(Hình: Tổng thống Nam Dương Joko Widodo (giữa) và phu nhân Iriana tại Phi trường Quốc tế Thành Đô, Trung Quốc, ngày 27/7/2023.)

-Tổng thống Nam Dương Joko Widodo công du Trung Quốc 3 ngày, kể từ ngày 27/7/2023. Trong ngày đầu tiên, lãnh đạo Nam Dương đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thành Đô, Tứ Xuyên, để thảo luận về nhiều dự án chung, trong đó có việc phát triển thủ đô mới của Nam Dương.

Nam Dương dự kiến "dời đô" khỏi Jakarta trên đảo Java, quá đông dân cư và bị ô nhiễm, đến Nusantara trên đảo Borneo vào năm 2024. Theo văn phòng Tổng thống Nam Dương, được hãng tin Nhật NHK trích dẫn, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí thúc đẩy hợp tác về dự án xây dựng thủ đô mới Nusantara ở tỉnh Tây Kalimantan. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng hỗ trợ Jakarta phát triển khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Kalimantan.

Ngoại trưởng Nam Dương Retno Marsudi, được AP trích dẫn, cho biết hai nước đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác về y tế, trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm cho dự án đầu tư, như trong lĩnh vực xe chạy bằng năng lượng tái tạo, thành phố thông minh và thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp số. Nam Dương muốn có vai trò lớn hơn trong tư cách là nhà cung cấp niken và các nguyên liệu thô khác cho ngành công nghiệp xe hơi điện đang phát triển mạnh của Trung Quốc.

Về quan hệ quốc tế, hai nguyên thủ thảo luận các vấn đề trong vùng và quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổng thống Nam Dương, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, nhấn mạnh đến vai trò "chiến lược" của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nơi "cần được bảo vệ như một khu vực hòa bình và ổn định".

Trong chuyến công du Trung Quốc, Tổng thống Joko Widodo dự lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đại học Thế giới (FISU) lần thứ 31 tại Thành Đô. Năm 2023, Nam Dương và Trung Quốc kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước thắt chặt hợp tác kinh tế thông qua Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường - BRI của Trung Quốc, trong đó có dự án xây dựng đường tàu hỏa cao tốc nối Jakarta và Bandung.


Quốc Hội Thái Lan Họp Trở Lại Hôm 4/8 Về Việc Bầu Thủ Tướng


(Hình: Phòng họp Quốc hội Thái Lan.)

-Quốc hội Thái Lan dự kiến họp vào ngày 4/8/2023 để cố gắng một lần nữa bầu chọn ra Thủ tướng, Quốc hội cho biết hôm thứ Năm (27/7), trong bối cảnh bế tắc chính trị kéo dài sau cuộc bầu cử toàn quốc hồi tháng 5.

Hai nỗ lực trước đây của đảng Tiến lên, đảng đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, để lãnh đạo đảng là Pita Limjaroenrat được chuẩn thuận làm Thủ tướng đều đã bị các nhà lập pháp bảo thủ và gắn với giới quân đội ngăn cản.

Đảng Pheu Thai, đứng thứ nhì trong cuộc bầu cử tháng 5 và là một thành phần trong liên minh gồm 8 đảng cùng với đảng Tiến lên, dự kiến sẽ giới thiệu ứng cử cho chức Thủ tướng trong lần sắp tới.

Các cử tri ở nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã góp phần to lớn giúp đảng Tiến lên giành chiến thắng gây ngạc nhiên trong cuộc bầu cử trước các đối thủ được quân đội hậu thuẫn, những người đã thống trị nền chính trị của nước này trong phần lớn thập kỷ qua.

Nhưng Thượng viện do quân đội đề cử và các đối thủ thuộc giới bảo thủ, bảo hoàng đã bác bỏ ông Pita, cản đường trở thành Thủ tướng của ông.

Một văn bản của Quốc hội phác thảo chương trình nghị sự của họ cho ngày 4/8 cho thấy Hạ viện sẽ "xem xét và tán thành một cá nhân phù hợp để trở thành Thủ tướng".

Tuy nhiên, phát ngôn viên Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha nói với các phóng viên tại Quốc hội trước khi chương trình nghị sự được công bố rằng cuộc bỏ phiếu có thể bị hoãn lại tùy vào việc tòa án xem xét lại một quyết định trước đó.

Tòa án Bảo Hiến của Thái Lan dự kiến sẽ xem xét vào thứ Năm tuần tới, 3/8, một khiếu nại về một quyết định hồi đầu tháng 7 ngăn cản tư cách ứng cử viên của ông Pita cho vị trí lãnh đạo cao nhất trong chính phủ.

Ông Wan Noor cho hay nếu tòa án chấp nhận đơn khiếu nại, cuộc bỏ phiếu của Quốc hội vào ngày hôm sau, 4/8, sẽ bị hoãn lại.


Cam Bốt: Mở Đầu Kỷ Nguyên Hun Manet, Nhưng Chưa Là Hồi Kết của Hun Sen

-Trong bài "Hun Sen chuyển giao quyền lực ở Cam Bốt cho con trai", báo Le Figaro cho rằng đã đóng lại một chương trị vì gần 4 thập niên, nhưng câu chuyện của gia tộc nhà Hun chỉ mới bắt đầu.

Ba ngày sau chiến thắng trong cuộc bầu cử dàn cảnh, hôm 26/7/2023, Thủ tướng Hun Sen loan báo sẽ không ứng cử nhiệm kỳ mới. Sau 38 năm cầm quyền, sắp bước sang tuổi 71, ông ta nhường ghế cho con trai lớn Hun Manet, bắt đầu một sự chuyển tiếp gia đình trị đã dự kiến từ lâu. Hôm Chủ Nhật, Hun Manet đã được bầu làm Dân biểu của đảng Nhân dân Cam Bốt (PPC) do Hun Sen lãnh đạo, tại một trong 12 đơn vị bầu cử của Nam Vang.

Đây là lần đầu tiên tướng 4 sao 45 tuổi giữ một chức vụ dân cử, và Quốc hội trong đó đảng của Hun Sen chiếm 120/125 sẽ "đề cử" Hun Manet làm Thủ tướng. Được biết trong suốt chiến dịch tranh cử, PPC chưa hề loan báo ứng cử viên chính thức cho chức vụ này. Trên truyền hình, Hun Sen biện minh: "Con trai tôi không thừa hưởng chức Thủ tướng mà không theo thủ tục hợp pháp".

Nhưng sự khởi đầu kỷ nguyên Hun Manet không đánh dấu cho hồi kết của kỷ nguyên Hun Sen. Dù lên ngôi cách đây "38 năm, 7 tháng và 8 ngày" như đã nhấn mạnh trên ti vi, Hun Sen tái khẳng định vẫn là Chủ tịch đảng PPC, và loan báo ý định trở thành Chủ tịch Thượng viện vào tháng Hai tới. Với vị trí này, Hun Sen có thể thông qua những đạo luật gây tranh cãi nhất.

Giảng viên Neil Loughlin của City University ở Luân Đôn dự báo: "Hun Manet sẽ cai trị dưới cái bóng của người cha một thời gian nữa". Tân Thủ tướng sẽ phải tìm ra điểm thăng bằng giữa việc làm hài lòng các khuôn mặt lão thành muốn giựt dây trong hậu trường, và đáp ứng đòi hỏi của dân số trẻ mong muốn đất nước phát triển.

Có đến 72% người Cam Bốt dưới 40 tuổi, họ không hề biết một nhà lãnh đạo nào khác ngoài Hun Sen. Ou VIraq, nhóm tư vấn địa phương Future Forum cho rằng sự thay đổi này sẽ gây hứng khởi cho một bộ phận dân chúng. Tuy nhiên, tính chính danh của chính phủ sắp tới, rất có thể gồm con cái của các Bộ trưởng hiện nay, sẽ được đặt ra.

Hun Manet sẽ phải loan báo một chương trình cải cách rõ ràng. Nhưng nhiều tiếng đồng hồ sau loan báo chính thức của người cha, Thủ tướng tương lai vẫn im lặng. Hoạt động duy nhất được công bố là thăm Hồng Kông vào mùa thu để tham gia hội nghị thượng đỉnh Con đường tơ lụa mới. Báo Les Echos lưu ý, như một sự tình cờ, trong tuần này Nam Vang cho biết đã hoàn tất căn cứ Hải quân Ream, vốn bị Hoa Kỳ nghi ngờ là đầu cầu trong khu vực để Bắc Kinh đóng quân. Ảnh vệ tinh cho thấy các cầu cảng đủ sức tiếp nhận các chiến hạm Trung Quốc, kể cả hàng không mẫu hạm Phúc Kiến.


Mỹ Khai Triển Tàu Tuần Duyên Đến Papua New Guinea


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Papua New Guinea và đồng cấp Mỹ tướng Lloyd Austin (người thứ nhì bên trái) tại Port Moresby. Ảnh ngày 27/7/2023.)

-Hôm 27/7/2023, tại Port Moresby, thủ đô Papua New Guinea, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyd Austin, thông báo sẽ cho khai triển một tàu tuần duyên đến Papua New Guinea trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là viên chức cao cấp Mỹ đầu tiên tới thăm Papua New Guinea.

Theo thông tấn xã AFP, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố "một tàu tuần duyên sẽ đến Papua New Guinea vào tháng 8" và ông nhấn mạnh sự hợp tác cần thiết trong việc áp dụng luật hàng hải, đấu tranh chống nạn đánh bắt hải sản trái phép và nạn buôn người.

Bộ trưởng Austin cho biết Hoa Kỳ không có ý định thiết lập một căn cứ quân sự lâu dài ở Papua New Guinea. Lời khẳng định này nhằm xoa dịu những lo ngại là Papua New Guinea có thể phụ thuộc vào Mỹ về quốc phòng và an ninh sau khi hai bên ký kết một hiệp ước an ninh, quốc phòng ngày 22/05/2023.

Trong khuôn khổ chuyến công du Tân Tây Lan, hôm 27/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu ra khả năng Wellington và các đối tác khác tham gia hiệp ước phòng thủ AUKUS. Khả năng hợp tác này khiến Trung Quốc khó chịu.

Hôm qua, 26/7, Thủ tướng Tân Tây Lan Chris Hipkins, được AFP trích dẫn, đã tuyên bố "sẵn sàng đối thoại" về khả năng tham gia AUKUS, vai trò của Tân Tây Lan trong liên minh này, miễn là việc hợp tác này không liên quan đến lĩnh vực phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Giữa những năm 1980, Tân Tây Lan đã chính thức tuyên bố là lãnh thổ không phát triển năng lượng nguyên tử.

Chính quyền Wellington sẽ xem xét hợp tác về kỹ thuật quốc phòng như điều khiển học, trí tuệ nhân tạo và vũ khí siêu thanh. Đây là những lĩnh vực hợp tác trong "trụ cột thứ hai" của hiệp ước AUKUS.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Tân Tây Lan, bà Nanaia Mahuta cho biết "chưa có gì được quyết định" và Wellington sẽ xem xét mọi đề xuất.

AUKUS là hiệp ước hợp tác quân sự ba bên, Mỹ, Anh và Úc Ðại Lợi. Văn bản này được công bố ngày 15/09/2021, nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ và tố cáo hiệp ước này gây bất ổn trong khu vực.


Bị Nhận Thêm Cáo Buộc, Ông Trump Nói Đã Nộp Video An Ninh và Không Làm Gì Sai

(Hình: Cựu Tổng thống Mỹ Trump tại câu lạc bộ Trump National Golf Club Bedminster ở New Jersey, 13/6/2023.)

-Vào ngày thứ Sáu (28/7/2023), ông Donald Trump phủ nhận chuyện có hành vi sai trái trong việc giải quyết các đoạn video an ninh mà các nhà điều tra liên bang truy tìm, một ngày sau khi các Công tố viên đưa ra thêm các cáo buộc mới quy rằng vị cựu Tổng thống đã ra lệnh cho nhân viên tại khu nghỉ dưỡng ở Florida của ông xóa các đoạn video.

Ông Trump, hiện dẫn đầu trong cuộc đua để được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên Tổng thống năm 2024, nói trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình phát thanh John Fredericks, người có quan điểm bảo thủ, rằng ông tin là ông không buộc phải giao nộp các đoạn video của camera an ninh tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông nhưng dù sao ông cũng đã nộp.

"Đây là những cuộn băng an ninh. Chúng tôi đã giao nộp chúng cho họ... Tôi thậm chí còn không chắc là họ đang nói điều gì", ông Trump nói.

Công tố viên đặc biệt của Hoa Kỳ Jack Smith đã nộp hồ sơ về 3 tội danh mới áp vào ông Trump hôm 27/7, nâng tổng số tội danh lên 40 và cáo buộc là Carlos De Oliveira, một nhân viên bảo trì tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump, đã có mưu đồ cản trở công lý, theo đó, ông De Oliveira bị quy là đã giúp đỡ ông Trump giấu diếm các tài liệu.

De Oliveira, 56 tuổi, nói với một nhân viên khác tại khu nghỉ dưỡng nơi ông Trump sinh sống rằng "ông chủ" muốn các video an ninh về khu nhà ở Florida bị xóa đi sau khi Bộ Tư pháp ra trát đòi giao nộp.

Các Công tố viên cũng cáo buộc De Oliveira đã nói dối FBI trong một cuộc phỏng vấn tự nguyện, đã khai man rằng ông ta không liên quan đến việc di chuyển các thùng tài liệu mật tại Mar-a-Lago.

Luật sư của De Oliveira không hồi đáp khi Reuters đề nghị đưa ra bình luận.

"Họ đã theo sát điều tra hai nhân viên tốt ngày hôm qua, đó là những người tốt", ông Trump nói. "Họ đang cố đe dọa nhiều người để người ta lên tiếng và bịa đặt về tôi. Bởi vì tôi không làm gì sai".

Ông Trump cũng cho biết ông sẽ không dừng chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2024 nếu bị kết tội và kết án về nhiều tội danh áp vào ông.

Không có nhận xét nào: