Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

TIN TỨC HOA KỲ TỪ NGÀY 26/7 - 28/7/2023 - MHP


Một bảng quảng cáo di động phản đối Ủy ban Giám sát Hạ viện của Đảng Cộng Hòa đi ngang qua Điện Capitol của Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 10/05/2023. (Ảnh: Jemal Countess/Getty Images cho Dự án Quốc hội Liêm chính — Congressional Integrity Project) -Thứ sáu, 28/07/2023 Dòng đầu tư trị giá hàng tỷ dollar đổ vào các quỹ ESG từng tăng tốc nhanh chóng trong thập niên qua dường như đang bị đình trệ.
Kevin Stocklin
<!>
Theo một báo cáo của Morningstar (pdf), một công ty phân tích quỹ cũng nằm trong số các cơ quan xếp hạng Môi trường, Xã hội, và Quản trị (ESG) hàng đầu, số lượng quỹ “bền vững” dành cho các nhà đầu tư đã tăng 12% từ năm 2021 đến năm 2022, nhưng “dòng tiền chảy vào các quỹ bền vững của Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 3.1 tỷ USD vào năm 2022, mức thấp nhất trong vòng bảy năm.”

Ngoài ra, báo cáo này nêu rõ rằng vào năm 2022, “tổng tài sản trong các quỹ bền vững đạt mức 286 tỷ USD, giảm 20% so với mức cao nhất mọi thời đại là 358 tỷ USD vào cuối năm 2021,” và “3.1 tỷ dòng tiền ròng chảy vào hàng năm của họ là thấp hơn nhiều mức thu trung bình hàng năm 47 tỷ USD mà các quỹ này đã có được trong ba năm trước đó.”

Những thách thức của các quỹ ESG đang diễn ra trong một năm rất khó khăn đối với các quỹ đầu tư nói chung. Trong khi các quỹ “bền vững” tăng trưởng 0.9% vào năm 2022, sau khi đã tăng hơn 30% mỗi năm trong hai năm trước đó, thì nhìn chung các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ đã giảm 1.3% vào năm 2022.

Ngoài những thách thức đó, thì hiệu suất của các quỹ ESG đã tụt hậu so với thị trường vào năm 2022.

“Hầu hết các quỹ bền vững đều hoạt động kém hiệu quả trong năm 2022, xếp ở nửa dưới của Danh mục Morningstar tương ứng,” báo cáo trên cho biết. “Lực cản lớn nhất đối với hiệu quả đầu tư là sự thiếu cân đối tương đối trong tỷ trọng ngành năng lượng.”

Chevron, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của Mỹ, đã báo cáo lợi nhuận kỷ lục 36.5 tỷ USD cho năm 2022, tăng gấp đôi lợi nhuận so với năm trước. Exxon Mobil, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Mỹ, cũng phá kỷ lục khi kiếm được 56 tỷ USD lợi nhuận cho năm 2022.

Một báo cáo tài chính của Reuters đã tuyên bố rằng “các công ty lớn về dầu mỏ dự kiến sẽ phá vỡ kỷ lục hàng năm của chính họ do giá cao và nhu cầu tăng vọt, đẩy tổng giá trị của họ lên gần 200 tỷ USD.”

Tuy nhiên, Morningstar đã bảo vệ việc đầu tư vào ESG, nói rằng “một năm hoạt động kém hiệu quả không xóa bỏ được hiệu quả vượt trội trong dài hạn.” Morningstar viết, nếu tính cả năm 2020, một năm mà các cổ phiếu năng lượng bị cản trở bởi các lệnh phong tỏa xã hội và nhu cầu về dầu khí giảm mạnh, thì các quỹ “bền vững” vốn kiêng kỵ các cổ phiếu năng lượng để ủng hộ các ngành phát thải thấp như công nghệ và tài chính, sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.

Diễn thuyết trước các nhà lập pháp tiểu bang Texas hồi tháng 12/2022, bà Lori Heinel, Giám đốc đầu tư của State Street, nói với các thượng nghị sĩ, “Tôi không có bằng chứng nào cho thấy việc [đầu tư theo ESG] này mang lại lợi nhuận tốt trong bất kỳ khung thời gian nào. Trên thực tế, chúng tôi đã thấy bằng chứng hoàn toàn trái ngược.”

“Năm ngoái, nếu quý vị không sở hữu các công ty năng lượng, thì quý vị đã tổn thất rất lớn so với các tiêu chuẩn chung,” bà Heinel nói. “Năm trước nữa, thì hiệu quả hoàn toàn ngược lại … nhưng nhưng đó chỉ là một sự tình cờ, không phải vì đó là một khoản đầu tư tốt.”
Quỹ ESG trao quyền, làm giàu cho Wall Street

Các quỹ ESG thường tính phí cao hơn, chẳng hạn như các quỹ chỉ số thụ động không yêu cầu các nhà quản lý quỹ phân tích cổ phiếu riêng lẻ. Mặc dù các nhà quản lý tài sản có thể đang thiết lập các quỹ ESG mới vì mối lo ngại thực sự đối với các vấn đề về công lý xã hội và môi trường, nhưng có thêm lợi ích là họ kiếm được nhiều tiền hơn từ chúng.

Báo cáo của Morningstar cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các nhà quản lý tài sản ESG trong việc thuyết phục các công ty tuân theo nghị trình của họ. Cơ chế này được gọi là “biểu quyết theo ủy quyền” hoặc cách các nhà quản lý tài sản bỏ phiếu cho cổ phiếu công ty mà quỹ của họ mua thay mặt cho các nhà đầu tư đầu cuối trong quỹ của họ.

Theo Morningstar, 10 quỹ ESG lớn nhất “đã ủng hộ hơn 60% các nghị quyết về ESG quan trọng mà họ đã biểu quyết vào năm 2022. Con số này dao động từ ủng hộ 100% (quỹ Parnassus Core Equity và Calvert Equity) đến 20% (quỹ Chỉ số Xã hội FTSE của Vanguard).”

Trong khi những người ủng hộ ESG lập luận rằng các lá phiếu biểu quyết theo ủy quyền của cổ đông phần lớn là mang tính tượng trưng và các giám đốc điều hành công ty không bắt buộc phải tuân theo chúng, thì Morningstar nhận thấy rằng “94% các đề nghị liên quan đến ESG đã được thực hiện đầy đủ trong các trường hợp đạt được sự ủng hộ của đa số. Trong ¾ số trường hợp có ít nhất 30% ủng hộ, ban quản lý đã hành động theo đề nghị.”

Tuy nhiên, một số nhà quản lý quỹ ít lạc quan hơn về đầu tư theo ESG.

Một nhà quản lý quỹ, Inspire Advisors, đã đóng tất cả các quỹ ESG của mình. Trong một bài đăng trên blog vào tháng 08/2022 có tiêu đề “Các nhà đầu tư tin vào Kinh Thánh từ bỏ ESG,” giám đốc điều hành Robert Netzly đã giải thích lý do tại sao.

Ông Netzly viết: “Chúng tôi đã loại bỏ ESG khỏi tên của tất cả các sản phẩm của mình và không còn xác định phương pháp đầu tư của chúng tôi là một phần của danh mục ESG.”

“Đối với bất kỳ ai chưa biết, ESG là một cách tiếp cận đầu tư nhằm xác định các rủi ro tiềm ẩn và phần thưởng vốn có trong một khoản đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường, xã hội, và quản trị, mà nhìn bề ngoài là một khái niệm khá lành mạnh,” ông nói. “Thật không may, ESG đã trở thành vũ khí của các nhà hoạt động thiên tả để thúc đẩy nghị trình xã hội chủ nghĩa Marx có hại của họ.”

Vanguard, công ty quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới, đã rút khỏi sáng kiến Các nhà quản lý Tài sản Phát thải ròng bằng không (Net Zero Asset Managers, NZAM) hồi tháng 12, và vào tháng Hai năm nay, Giám đốc điều hành của Vanguard, ông Tim Buckley, cho biết: “Chúng tôi không thể khẳng định rằng đầu tư theo ESG mang lại hiệu quả tốt hơn là theo đầu tư dựa trên chỉ số rộng. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đầu tư theo ESG không có bất kỳ lợi thế nào so với đầu tư trên diện rộng.”

Ông Larry Fink, Giám đốc điều hành của BlackRock và là người ủng hộ đầu tư ESG lâu năm, cho biết hồi tháng Sáu rằng “Tôi sẽ không sử dụng từ ESG vì khái niệm này đã bị cánh cực tả và cực hữu lạm dụng,” đồng thời cho biết thêm rằng ông thấy “xấu hổ vì là một phần của cuộc trò chuyện này.”

BlackRock được xếp hạng là công ty quản lý tài sản lớn nhất của các quỹ “bền vững” trong ba năm qua, tiếp theo là Parnassus, Calvert, Vanguard, và Nuveen/TIAA. Trong khi bác bỏ thuật ngữ ESG, ông Fink tuyên bố rằng ông vẫn tin tưởng vào “chủ nghĩa tư bản có lương tâm,” mà một số người cho là việc đổi tên các chính sách tương tự dưới một cái tên khác.
ESG và quản lý rủi ro

Phù hợp với lập luận rằng đầu tư theo ESG chỉ đơn giản là vấn đề quản lý rủi ro, Morningstar đã tuyên bố rằng “các quỹ bền vững tiếp tục mang lại mức độ rủi ro về ESG thấp hơn” dựa trên tiêu chí xếp hạng rủi ro ESG của riêng họ. Ngoài những rủi ro mà các công ty có thể gặp phải do nhiệt độ tăng cao, những người ủng hộ ESG còn trích dẫn vai trò của chính sách của chính phủ.

Những diễn biến chính trị lớn vào năm 2022 được Morningstar trích dẫn bao gồm một quy định của chính phủ Tổng thống Biden, do Bộ Lao động ban hành, cho phép đầu tư theo ESG trong các quỹ hưu trí tư nhân, cũng như việc thực hiện cái gọi là “kế toán xanh” đối với toàn bộ các công ty niêm yết, cũng như với nhà cung cấp và khách hàng của họ, theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và những nỗ lực của SEC nhằm tiêu chuẩn hóa việc công bố thông tin đối với quỹ ESG. Các lĩnh vực khác mà chính phủ ông Biden đang ủng hộ ESG bao gồm các quy định chặt chẽ hơn đáng kể về khí thải CO2 từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đối với xe hơi và máy phát điện, cũng như hàng tỷ USD trợ cấp cho người mua xe điện và để xây dựng các nhà máy sản xuất pin xe hơi.

Tuy nhiên, các giám đốc điều hành công ty theo đuổi chính sách ESG có thể khiến công ty của họ gặp những rủi ro mới, bao gồm các vụ kiện phân biệt chủng tộc, hành động chống độc quyền, và tiếp xúc quá nhiều với các quốc gia có khả năng là đối thủ như Trung Quốc.

Do nhiều công ty bảo hiểm là thành viên của các câu lạc bộ chống nhiên liệu hóa thạch như Liên minh Bảo hiểm Phát thải ròng bằng không (Net Zero Insurers Alliance, NZIA) và Climate Action 100+, hồi tháng Năm, tổng chưởng lý từ 23 tiểu bang đã yêu cầu thông tin từ 28 công ty bảo hiểm như một phần của cuộc điều tra tiềm năng về hành vi vi phạm luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Hôm 14/07, 13 tổng chưởng lý của các tiểu bang theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống đã gửi thư cho các CEO của 100 tập đoàn hàng đầu, nhấn mạnh rằng phán quyết chống lại các chính sách tuyển sinh dựa trên chủng tộc tại Harvard và Đại học North Carolina của Tối cao Pháp viện hôm 29/06 cũng áp dụng cho các chính sách phân biệt chủng tộc tại các công ty tư nhân, và rằng các công ty này sẽ gặp nguy hiểm về mặt pháp lý nếu họ vi phạm luật dân quyền của liên bang hoặc tiểu bang.

Tuần trước (17-23/07), các tổng chưởng lý từ New York, Illinois, Nevada, và bốn tiểu bang khác đã phản đối tuyên bố này, lập luận rằng phán quyết của Tối cao Pháp viện không áp dụng cho các nỗ lực đa dạng của chủ doanh nghiệp và kêu gọi các công ty tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới và chủng tộc. Mặc dù vấn đề cuối cùng có thể sẽ được quyết định tại tòa án, nhưng những người đi làm đang bắt đầu thắng được các vụ kiện phân biệt chủng tộc mang tính tiền lệ chống lại các công ty.

Hồi tháng Sáu, Starbucks, một công ty cà phê, đã nhận được lệnh phải trả 25.6 triệu USD cho một nhân viên mà một bồi thẩm đoàn ở New Jersey xác định là đã bị sa thải vì bà là người da trắng. Và vào tháng Năm, ba công chức của thành phố New York đã kiện quỹ hưu trí thành phố vì đã đầu tư tiền hưu trí của họ theo tiêu chí ESG, hành động mà những nhân viên này cho rằng sẽ làm giảm quỹ dành cho về hưu của họ.

Ngoài ra, các công ty như Disney, Target, và Anheuser Busch, nhà sản xuất của thương hiệu bia Bud Light, gần đây đã chứng kiến giá cổ phiếu bán ra của họ bị ảnh hưởng sau khi thúc đẩy các mục tiêu gây tranh cãi về công lý xã hội khiến một số khách hàng của họ xa lánh. Và trong khi các nhà sản xuất xe hơi như Ford và GM đã đặt cược hàng tỷ USD vào việc xây dựng các nhà máy lắp ráp pin EV mới và cam kết chuyển đổi hầu hết hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất của họ sang EV trong những năm tới, thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với EV dường như cũng đang bị đình trệ dẫn đến lượng hàng tồn kho và mức chiết khấu của đại lý cao.

Ước tính, Ford đã lỗ trung bình khoảng 60,000 USD cho mỗi chiếc xe điện được bán ra vào năm 2022. Và các chuyên gia trong ngành, trong đó có ông Carlos Tavares, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất xe hơi Stellantis, trước đây là hãng Chrysler, không tin là các nhà sản xuất xe hơi phương Tây có thể có đủ nguyên liệu để sản xuất xe điện ở quy mô lớn, trong điều kiện các khoáng chất thiết yếu cho pin như cobalt và lithium được khai thác ở các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo và thường được tinh chế ở Trung Quốc.

Một số nhà phê bình đã lập luận rằng những vấn đề này có thể gây ra nhiều rủi ro tức thời và thực chất hơn cho các công ty và nhà đầu tư so với việc nhiệt độ tăng cao.

Vân Du biên dịch

Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ sẽ phản ứng như thế nào trước một bản cáo trạng có thể xảy ra đối với cựu TT Trump liên quan đến sự kiện 06/01


Cựu Tổng thống Donald Trump tham dự UFC 290 tại T-Mobile Arena ở Las Vegas, hôm 08/07/2023. (Ảnh: Steve Marcus/Getty Images)
Ryan Morgan

Thứ sáu, 28/07/202
Các nhà lập pháp ở cả hai đảng chính trị đang chuẩn bị nhận tin tức rằng Tổng thống (TT) Donald Trump có thể bị buộc tội hình sự liên quan đến vụ xâm nhập Điện Capitol của Hoa Kỳ vào ngày 06/01/2021.

Hôm 18/07, ông Trump thông báo đã nhận được một thông báo từ Biện lý Đặc biệt Jack Smith, nói rằng ông là mục tiêu của một cuộc điều tra về vụ xâm phạm Điện Capitol. Ông Trump cho biết nhóm pháp lý của ông có thời hạn bốn ngày để hiện diện trước một đại bồi thẩm đoàn, một hành động mà ông nói “hầu như luôn có nghĩa là Trình diện trước tòa và Truy tố” sắp xảy ra.

Hồi tháng Tư, Biện lý Quận Manhattan Alvin Bragg đã buộc tội hình sự đối với ông Trump với các cáo buộc cho rằng ông đã làm sai lệch hồ sơ kinh doanh một cách bất hợp pháp để che giấu một thỏa thuận không tiết lộ mà ông đã dàn xếp với diễn viên đóng phim người lớn Stephanie Clifford, hay còn được gọi là Stormy Daniels.

Hồi tháng Sáu, vị biện lý đặc biệt này lại buộc tội hình sự ông Trump, lần này là tại tòa án liên bang, với cáo buộc cho rằng ông đã quản lý sai các tài liệu mật sau khi rời Tòa Bạch Ốc và cản trở nỗ lực lấy lại những tài liệu đó.

Vẫn còn phải xem biện lý đặc biệt này có thể đưa ra cáo buộc nào, nếu có, liên quan đến vụ xâm phạm Điện Capitol hơn hai năm rưỡi trước hay không. Với tư cách là tổng thống, ông Trump đã kêu gọi những người ủng hộ tập hợp ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 06/01/2021 khi ông đưa ra các ý kiến phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020. Khi ông Trump diễn thuyết tại công viên Ellipse, một số đám đông tụ tập đã bắt đầu di chuyển đến Điện Capitol. Một số người đã vào được tòa nhà, trong khi những người khác đụng độ với Cảnh sát Thủ đô khiến Quốc hội không thể thực hiện công việc của mình.

Trong một bài đăng trên trương mục xã hội Truth Social của mình hôm thứ Năm (27/07), ông Trump thông báo rằng các luật sư của ông đã gặp vị biện lý đặc biệt này. Ông đã mô tả cuộc gặp này là hiệu quả, với việc các luật sư của ông “giải thích chi tiết rằng tôi đã không làm gì sai, đã được nhiều luật sư cố vấn, và rằng một Bản cáo trạng truy tố tôi sẽ chỉ hủy hoại thêm Đất nước của chúng ta.”
Những người ủng hộ ông Trump cáo buộc về sự chính trị hóa

Những người ủng hộ ông Trump trong Đảng Cộng Hòa hầu như đều mô tả những nỗ lực buộc tội ông là có động cơ chính trị. Mô tả này vẫn đúng như vậy trước phỏng đoán về một bản cáo trạng thứ ba được loan báo hôm thứ Năm này.

“Điều đó hoàn toàn vô lý,” Dân biểu Andy Biggs (Cộng Hòa-Arizona) nói với NTD News. “Chắc chắn là có động cơ chính trị. Và, quý vị biết đấy, nỗ lực này là có thật. Nếu điều họ đang cố gắng làm và tác động đến cuộc bầu cử của chúng ta cũng như tấn công ông Donald Trump và những người ủng hộ ông ấy không hề có thực và nghiêm trọng đến mức như vậy, thì quý vị sẽ nói điều này thật nực cười, nhưng không hề đáng cười. Đó là sự lạm dụng quyền lực hết sức nghiêm trọng.”

Dân biểu Jody Arrington (Cộng Hòa-Texas) đã lặp lại quan điểm này, nói rằng việc cố gắng truy tố cựu tổng thống về các sự kiện vào ngày 06/01/2021, là “vớ vẩn, giống như hầu hết các cáo buộc đã được đưa ra về cựu tổng thống của chúng ta.”

Trong phần bình luận cho NTD News hôm thứ Năm, ông Arrington nói thêm, “Chúng ta đã chứng kiến vụ đàn hặc bị vũ khí hóa, chúng ta đã chứng kiến các phiên tòa xét xử của Tối cao Pháp viện bị vũ khí hóa. Ý tôi là, chúng ta đang tiến gần đến một nền cộng hòa chuối hơn là nền cộng hòa lập hiến mà những nhà lập quốc của chúng ta đã hình dung.”

Các cáo buộc hình sự được đưa ra khi ông Trump liên tục dẫn đầu lĩnh vực bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa năm 2024. Cựu tổng thống đã gọi các bản cáo trạng hình sự trước đó như là những nỗ lực can thiệp vào quá trình bầu cử, nhưng ông cũng đã chứng kiến số liệu thăm dò ý kiến sơ bộ của mình tăng lên kể từ khi có bản cáo trạng ở Manhattan và các cáo buộc sau đó trong vụ tài liệu mật.

Ông Arrington đã ca ngợi cuộc thăm dò ý kiến về ông Trump như một dấu hiệu cho thấy công chúng tham gia thăm dò không tin rằng cựu tổng thống đã làm bất cứ điều gì sai trái.

“Tôi nghĩ ông ấy sẽ được minh oan,” ông Arrington nói. “Và, quý vị biết đấy, quý vị nhìn vào các cuộc thăm dò, việc này không có ảnh hưởng đến người dân Mỹ, tôi nghĩ họ đang nhìn thấu điều này.”
Nữ nghị sĩ Đảng Dân Chủ: ‘Hãy để hệ thống tư pháp tiến hành’

Đảng Dân Chủ đã liên tục bảo vệ các bản cáo trạng khác nhau truy tố ông Trump. Trong bối cảnh các cáo buộc hình sự ngày càng nhiều, một số nhà lập pháp Đảng Dân Chủ đã lặp lại điệp khúc cho rằng việc truy tố ông chứng tỏ rằng “không ai đứng trên pháp luật.”

Đảng Dân Chủ cũng khẳng định ông Trump đang được đối xử công bằng và sẽ tiếp tục có cơ hội tự bào chữa trước những cáo buộc mà ông phải đối mặt.

“Tôi nói rằng, hãy để hệ thống tư pháp tiến hành,” Dân biểu Sheila Jackson Lee (Dân Chủ-Texas) nói với NTD News hôm thứ Năm. “Và không có bản cáo trạng nào được đưa ra nếu không có sự thật và không có công tố viên nào phải nhấn mạnh vụ án của họ. Tôi phải là một người thực sự tin tưởng vào Hiến Pháp và thủ tục tố tụng hợp pháp. Ông Trump sẽ có cơ hội của mình thông qua các tòa án để có thủ tục tố tụng hợp pháp và ông ấy nên được như vậy.”

Bà nói thêm rằng thủ tục pháp lý phải được tiến hành “mà không có bình luận hay sự can thiệp nào của bất kỳ ai trong chúng ta tại Quốc hội Hoa Kỳ.”

Theo NTD News
Thanh Tâm biên dịch

Vụ tài liệu mật: Cựu TT Trump bị thêm 3 cáo buộc; thêm bị đơn thứ ba


Cựu Tổng thống Donald Trump được giới thiệu tại bữa tối Ngày Lincoln của Đảng Cộng Hòa Quận Oakland tại Suburban Collection Showplace ở Novi, Michigan, hôm 25/06/2023. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images)
Janice Hisle
Thứ sáu, 28/07/2023
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã ban hành một bản cáo trạng cập nhật, bổ sung các cáo buộc mới và một bị đơn thứ ba trong vụ tài liệu mật truy tố cựu Tổng thống (TT) Donald Trump.

Hôm 27/07, một đại bồi thẩm đoàn ở Quận phía Nam của Florida đưa ra một bản cáo trạng thay thế, trong đó thêm nhiều cáo buộc đối với ông Trump và phụ tá của ông, ông Walt Nauta, đồng thời cáo buộc thêm một nhân viên khác của ông Trump với ba tội danh.

Bản cáo trạng (pdf) cho biết cựu tổng thống bị buộc tội với một cáo buộc bổ sung là cố ý lưu giữ thông tin quốc phòng. Cả ba bị đơn còn bị buộc tội với hai cáo buộc về hành vi cản trở mới phát sinh từ những cáo buộc rằng họ đã tìm cách xóa đoạn phim giám sát ở Mar-a-Lago.


Bản cáo trạng cáo buộc rằng ông Trump đã yêu cầu xóa đoạn phim nêu trên sau khi các điều tra viên liên bang đến khu dinh thự này hồi tháng 06/2022 để thu thập các tài liệu mật mà ông đã mang theo sau khi rời Tòa Bạch Ốc một năm trước đó. Sau đó, các quan chức cơ quan chấp pháp đã đưa ra một trát lệnh yêu cầu cung cấp đoạn phim này sau khi thấy các camera giám sát trong lúc họ đang ở đó.

Bản cáo trạng trích lời ông Carlos De Oliveira, một người quản lý khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, nói với một đồng sự rằng “ông chủ” muốn máy chủ lưu trữ đoạn phim đó phải được xóa đi. Bản cáo trạng nói rằng hồi tháng 06 năm ngoái, ông De Oliveira đã đến phòng công nghệ thông tin (IT), dẫn theo một nhân viên đến một căn phòng nhỏ được gọi là “tủ âm thanh” và hỏi người này xem máy chủ này lưu giữ đoạn phim trong bao nhiêu ngày.

Khi nhân viên này nói rằng anh ta không nghĩ rằng mình có thể xóa đoạn phim, thì ông De Oliveira trả lời rằng “ông chủ” muốn xong chuyện này, nói rằng, “Chúng ta sẽ làm gì đây?” bản cáo trạng nêu rõ.

Ông De Oliveira, 56 tuổi, ở Palm Beach Gardens, Florida, là một bị đơn được bổ sung vào bản cáo trạng này. Ông còn bị buộc tội khai man và trình bày sai sự thật trong một cuộc thẩm vấn tự nguyện với FBI hôm 13/01. Ông đã được triệu tập để trình diện tại tòa án liên bang ở Miami lúc 10 giờ 30 sáng ngày 31/07.

Bản cáo trạng mới cũng đưa ra một cáo buộc bổ sung theo Đạo luật Gián điệp đối với ông Trump bắt nguồn từ cuộc gặp hồi tháng 07/2021 với một nhà xuất bản sách tại câu lạc bộ golf Bedminster, New Jersey của ông, trong đó cựu tổng thống được cho là đã đề cập đến một tài liệu quân sự mật nêu chi tiết các kế hoạch tấn công nước khác của Hoa Kỳ.

Cuộc gặp ở Bedminster đã được đề cập trong bản cáo trạng ban đầu nhưng không có cáo buộc nào được đưa ra dựa trên vụ việc vào thời điểm đó.

Sau đó, ông Trump khẳng định rằng ông không đưa ra bất kỳ tài liệu mật nào tại cuộc gặp đó và những tài liệu mà ông có là những mẩu tin tức “về Iran và những chuyện khác.”

Đáp lại các cáo buộc bổ sung này, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích chính phủ của Tổng thống Joe Biden và Biện lý Đặc biệt Jack Smith.

“Đây chẳng qua là một nỗ lực tuyệt vọng và thất bại liên tục của Gia đình Tội phạm Biden và Bộ Tư pháp của họ nhằm sách nhiễu Tổng thống Trump và những người xung quanh ông ấy,” chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết.

“Ông Jack Smith loạn trí biết rằng họ không có cơ sở pháp lý nào, và đang tìm mọi cách để cứu vãn cuộc săn phù thủy bất hợp pháp của họ và để lôi kéo một người nào đó không phải ông Donald Trump ra tranh cử với ông Joe Biden Gian dối.”

Bản cáo trạng mới này nâng tổng số cáo buộc dành cho ông Trump lên 42.

Đa phần các cáo buộc trong bản cáo trạng được công bố hồi tháng trước‚ 31 cáo buộc, đều nhằm vào ông Trump theo Đạo luật Gián điệp. Cáo trạng này cũng bao gồm 5 cáo buộc cho rằng ông Trump và ông Nauta che giấu các tài liệu đã có trát lệnh yêu cầu cung cấp. Về hai cáo buộc khác, bản cáo trạng ban đầu cáo buộc ông Trump và ông Nauta khai man về cuộc điều tra.

Ông Trump và ông Nauta đã không nhận tội đối với các cáo buộc trong bản cáo trạng ban đầu. Phiên tòa xét xử của họ được ấn định vào ngày 20/05/2024.

Trong hồ sơ tòa án mới, DOJ cho biết họ dự định giữ nguyên ngày xét xử này bất chấp các cáo buộc bổ sung hiện được đưa vào vụ án.

Ngoài vụ tài liệu này, thì một bản cáo trạng liên bang khác dự kiến sẽ liên quan đến những nỗ lực của cựu tổng thống nhằm tranh chấp kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và các sự kiện xung quanh ngày 06/01/2021. Trước đó vào thứ Năm (27/07), ông Trump xác nhận rằng các luật sư của ông đã họp với văn phòng của ông Smith để phản đối vụ việc, nhưng cho biết “không có dấu hiệu thông báo” về một bản cáo trạng sẽ được đưa ra. Cuộc họp diễn ra sau khi tuần trước ông Trump nhận được một “bức thư mục tiêu” từ văn phòng của ông Smith, một hành động báo hiệu một bản cáo trạng sắp xảy ra.

Một cuộc điều tra của Quận Fulton, Georgia về việc ông Trump tranh chấp kết quả bầu cử của tiểu bang này cũng được cho là sẽ dẫn đến các cáo buộc hình sự trong những tuần tới.

Trong một vụ án khác, ông Trump phải đối mặt với các cáo buộc của tiểu bang ở New York. Vụ đó liên quan đến các cáo buộc rằng ông đã ngụy tạo hồ sơ kinh doanh để che giấu việc hoàn trả khoản thanh toán tiền bịt miệng.

Bản tin có sự đóng góp của The Associated Press
Cẩm An biên dịch

PHÂN TÍCH: Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tuần này, nhưng liệu đó có phải là lần tăng lãi suất cuối cùng?

Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, tại Cục Dự trữ Liên bang ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 14/06/2023. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP qua Getty Images)
Andrew Moran
Thứ sáu, 28/07/2023
Cục Dự trữ Liên bang sẽ kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hôm 26/07 và các nhà đầu tư kỳ vọng đây có thể là lần cuối cùng ngân hàng trung này ương tăng lãi suất.

Trong bản Tóm tắt Dự báo Kinh tế (SEP) cập nhật từ tháng Sáu, Fed đã báo hiệu thêm hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay giữa bối cảnh lạm phát gia tăng và thị trường lao động tốt hơn mong đợi. Nhưng sàn [giao dịch] hợp đồng tương lai được cho là đang chống lại tuyên bố này của Fed.

Theo CME FedWatch Tool, các nhà đầu tư cho ra rằng ngân hàng trung ương sẽ kích hoạt tăng lãi suất một phần tư điểm và nâng lãi suất chuẩn các quỹ của Fed lên phạm vi 5.25 và 5.50%. Sau cuộc họp FOMC vào tháng Bảy, các nhà giao dịch dự đoán các quan chức sẽ để nguyên lãi suất, và đầu năm 2024 là thời điểm để cắt giảm lãi suất.

Thị trường đang định giá theo khả năng 98% là sẽ tăng lãi suất vào tháng Bảy, 21% tăng lãi suất vào tháng Chín, và 37% tăng lãi suất vào tháng 11.

Các nhà quan sát thị trường khẳng định rằng Chủ tịch Jerome Powell có thể sẽ đề nghị cần thắt chặt tiền tệ hơn nữa trong bối cảnh [chỉ số] lạm phát lõi dai dẳng và cố thủ. Chỉ số này là một thước đo loại bỏ các thành phần năng lượng và thực phẩm có giá dễ biến động.

Ông Ben Kirby, đồng trưởng nhóm quản lý đầu tư và danh mục đầu tư tại Thornburg Investment Management, cho biết trong một ghi chú nghiên cứu: “Lạm phát đang giảm (quá chậm) nhưng vẫn ở trên mức mục tiêu, và các tín hiệu gần đây từ nền kinh tế thị trường cho thấy một cuộc suy thoái sắp xảy ra, vì vậy có thể hiểu được việc ông Powell nói rằng ông ấy dự kiến việc tăng lãi suất sẽ tiếp tục.”

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung đã giảm từ 9.1% vào tháng 06/2022 xuống còn 3% vào tháng 06/2023, nhưng CPI căn bản không chậm lại với tốc độ mà Fed ưng thuận, đạt mức 4.8% vào tháng trước. Ngoài ra, thước đo lạm phát ưa thích của ngân hàng trung ương — chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) — vẫn duy trì ở mức trên 4%, cao hơn tỷ lệ mục tiêu 2% của Fed.

Cũng có nguy cơ là các con số CPI tháng Bảy tăng vọt. Mô hình Nowcasting của Fed Cleveland cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ lạm phát căn bản lần lượt là 3.4% và 4.9%.

Mua sắm hàng bách hóa ở Rosemead, California, vào ngày 21/04/2022. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)

Nhiều người cho rằng Fed có nhiều cơ hội để thắt chặt tiền tệ hơn khi nền kinh tế hoạt động tốt hơn so với ước tính đồng thuận từ một năm trước.

“Ngay cả với 10 lần tăng lãi suất trước đây với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm, thì nền kinh tế đã vẫn bền bỉ và thị trường lao động mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên,” ông Greg McBride, giám đốc phân tích tài chính tại Bankrate, cho biết. “Liệu lãi suất có tăng thêm sau cuộc họp tháng này hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào chỉ số lạm phát trong những tháng tới.”

Các nhà kinh tế của Deutsche Bank khẳng định rằng “sự phụ thuộc vào dữ liệu sẽ vẫn là chủ đề chính của Chủ tịch Fed.”

“Có thể ông Powell nhấn mạnh rằng cần có thêm bằng chứng hơn nữa để khiến kỳ vọng lạm phát được kiểm soát và rằng, như biểu đồ chấm tháng Sáu cho thấy, Ủy ban dự đoán có thể cần thiết phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa,” các nhà kinh tế ngân hàng viết trong một báo cáo nghiên cứu. “Với hai báo cáo chính về việc làm và CPI trước cuộc họp tháng Chín — cũng như cuộc họp tại Jackson Hole để điều chỉnh khi cần thiết — ông Powell khó có thể đưa ra hướng dẫn rõ ràng về kết quả của các cuộc họp sắp tới.”

Sự phụ thuộc vào dữ liệu là chủ đề chính cho một điệp khúc của các quan chức Fed trong những tuần gần đây. Trước khi chuyển sang thời kỳ yên ắng, nhiều nhân vật của ngân hàng trung ương cho rằng còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát, và rằng lãi suất cuối kỳ cần phải tăng thêm hoặc giữ ở mức cao trong một thời gian được kéo dài.

Thống đốc Fed Christopher Waller nói với The Money Marketeers của Đại học New York vào đầu tháng này: “Tôi thấy hai lần tăng 25 điểm căn bản nữa trong phạm vi mục tiêu trong bốn cuộc họp còn lại trong năm nay là cần thiết để giữ cho lạm phát tiến tới mục tiêu của chúng ta.”

Bà Mary Daly, Chủ tịch Fed ở San Francisco đồng ý rằng hai lần tăng lãi suất nữa là “một dự báo hợp lý.”

Bà Daly cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC: “Ngay lúc này, tất cả sự chú ý của tôi đều tập trung vào việc liệu chúng ta có phải tăng lãi suất thêm nữa hay không và chúng ta cần tăng bao nhiêu nữa để giảm lạm phát xuống 2%.”
Suy thoái

Một cuộc thăm dò mới đối với các nhà kinh tế học thuật và kinh doanh mới của Tạp chí Wall Street Journal đã hạ thấp khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới từ 61% xuống 54%. Tỷ lệ này thể hiện mức giảm theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 08/2020, báo hiệu một lộ trình rõ ràng hơn cho mục tiêu hạ cánh mềm của Fed.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Research cũng cắt giảm xác suất suy thoái của Mỹ trong năm tới xuống còn 20%, giảm so với dự báo trước đó là 25%.

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) vào tháng Bảy đối với các nhà kinh tế cho thấy tỷ lệ suy thoái của Hoa Kỳ ở mức 50% hoặc thấp hơn.

Ông Carlos Herrera, chủ tịch Khảo sát Điều kiện Kinh doanh của NABE và là nhà kinh tế trưởng của Coca-Cola Bắc Mỹ, cho biết trong một tuyên bố: “Hơn nữa, phần lớn các thành viên tham gia hội thảo tự tin hơn về nền kinh tế trong năm tới, vì họ thấy khả năng suy thoái giảm dần.”

Khách hàng xếp hàng chờ bên ngoài trụ sở Silicon Valley Bank (SVB) đã bị đóng cửa ở Santa Clara, California, hôm 13/03/2023. (Ảnh: Vivian Yin/The Epoch Times)

Nhưng biên bản họp từ một số cuộc họp FOMC gần đây nhất cho thấy các nhà kinh tế của Fed dự đoán một cuộc suy thoái nhẹ vào cuối năm nay, xuất phát từ sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank, Signature Bank, và First Republic Bank.

Các nhà kinh tế của Deutsche Bank lưu ý rằng trong cuộc họp báo sau cuộc họp FOMC, ông Powell có thể sẽ đề cập đến cả nguy cơ hạ cánh mềm và suy thoái.

Họ viết: “ông Powell có thể lưu ý rằng triển vọng hạ cánh mềm đã được cải thiện, đồng thời thừa nhận rằng rủi ro suy thoái vẫn còn cao.”

Ông Kirby nói, mặc dù vậy, một cuộc suy thoái “có nhiều khả năng xảy ra hơn là một sự hạ cánh mềm.”

“Chỉ dựa trên tiền lệ trong lịch sử, chúng tôi vẫn nghĩ rằng một cuộc suy thoái có nhiều khả năng xảy ra hơn là một cuộc hạ cánh mềm. Nhưng khả năng này giống như chờ đợi một quả táo rơi xuống — quý vị thấy những lực lượng sẽ làm cho quả táo rơi xuống, nhưng thật khó để nói chính xác về thời gian,” ông nhận định, và nói thêm rằng suy thoái sẽ không xảy ra cho đến năm sau.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 sẽ được công bố hôm 27/07 và được dự đoán là 1.8%. Con số này sẽ giảm so với số liệu quý đầu tiên là 2%.

Ngay cả khi lãi suất cao hơn, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, và lạm phát cao hơn mục tiêu, nền kinh tế Hoa Kỳ đã vẫn chứng tỏ được khả năng phục hồi nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và thị trường việc làm chắc chắn.

Dữ liệu của SEP cho thấy các quan chức Fed đã điều chỉnh dự đoán GDP của họ cho năm 2023 trở về sau, từ 0.4% vào tháng Ba lên 1% vào tháng Sáu.

Vân Du biên dịch

BÀI VIẾT CHUYÊN SÂU: Chuyên gia an ninh quốc tế cho biết nếu Hoa Kỳ gửi thêm vũ khí cho Ukraine thì chiến tranh có thể vượt khỏi tầm kiểm soát
Mặc dù sự kiện hạt nhân khó có thể xảy ra nhưng phải được xem xét ‘vô cùng nghiêm túc’
Xe tăng Ukraine tiến về hướng Bakhmut, thuộc vùng Donetsk Oblast, ngày 20/3/2023. (Ảnh: Aris Messinis/AFP qua Getty Images)
Ella Kietlinska
Joshua Philipp
Thứ sáu, 28/07/2023
Một chuyên gia an ninh quốc tế cho biết, việc tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine có thể khiến cuộc chiến với Nga tiếp tục leo thang và rốt cuộc có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, mở rộng ra ngoài Ukraine.

Ông Max Abrahms, giáo sư khoa học chính trị, nói với chương trình “Crossroads” của EpochTV hôm 17/07, “Tôi không tin rằng việc cung cấp vũ khí liên tục [và] vô thời hạn cho người Ukraine sẽ buộc [Tổng thống Nga Vladimir] Putin phải đơn giản rời khỏi toàn bộ lãnh thổ sau năm 1991 này.”

Ông Abrahms nói thêm: “Tôi thực sự tin rằng chúng ta đổ càng nhiều vũ khí vào đây thì Nga sẽ càng quyết tâm gấp bội.”

Năm 1991, Liên bang Xô Viết, bao gồm 15 nước cộng hòa trong đó có Ukraine, không còn tồn tại với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã giành được độc lập.

Ông Max Abrahms, chuyên gia an ninh quốc tế và giáo sư khoa học chính trị, đã trả lời phỏng vấn trong chương trình “Crossroads” của EpochTV hôm 13/07/2023. (Ảnh chụp màn hình qua The Epoch Times)

Ông Abrahms nói rằng ông ủng hộ một loại giải pháp “không chính thức” hoặc “ngã rẽ” để giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Ông Abrahms cho rằng cuộc chiến có khả năng mở rộng thành “chiến tranh nóng” bên ngoài Ukraine.

Ông cho biết cuộc chiến này đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho người Ukraine, trong đó có thường dân. Ông Abrahms tiếp tục: “Nga có thể gây thiệt hại cho nhiều thường dân hơn nếu họ muốn, mặc dù không rõ “giới hạn nào dành cho ông Putin.”

“Chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ về cơ bản là ép buộc ông Putin ngồi vào bàn đàm phán bằng cách không ngừng giúp đỡ cho Ukraine, những tôi nghĩ rằng chiến lược đó sẽ không hiệu quả.”

Ông Abrahms cho biết, có lẽ Hoa Kỳ đang dựa vào “mô hình răn đe” để tiếp cận cuộc chiến ở Ukraine. “Ý tưởng là nếu một bên, chẳng hạn như bên Ukraine, đủ mạnh, thì điều này sẽ ngăn cản Nga không tiếp tục tham chiến.”

Nhưng ông Abrahms cho biết cũng có “một mô hình xoắn ốc” nên được xem là “quan trọng không kém.”

“Ý tưởng là chúng ta càng chi viện vũ khí nhiều bao nhiêu, bao gồm cả những vũ khí đang gây tranh cãi, thì thực sự càng có thể khiến phía Nga củng cố khả năng leo thang nhiều bấy nhiêu, và thậm chí tình hình sẽ còn vượt khỏi tầm kiểm soát hơn nữa, cả ở Ukraine lẫn những nơi khác.”

Ông Abrahms tin rằng các nhà lãnh đạo các nước NATO, những người đã họp lại hồi đầu tháng này (07/2023) tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva, ủng hộ mạnh mẽ mô hình răn đe, nhưng “thực sự họ cũng cần phải xem trọng mô hình xoắn ốc”.

Những chiếc xe đạp trẻ em giữa đống đổ nát trong một tòa nhà chung cư bị hư hại trong cuộc không kích bằng phi đạn và drone của Nga, trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, gần Odesa, Ukraine, hôm 19/07/2023. (Ảnh: Stringer/Reuters)
Khả năng làm hại thường dân

Ông Abrahms lo ngại rằng “việc phương Tây rót vũ khí vào Ukraine sẽ kéo dài cuộc chiến tranh tiêu hao này, [và] thực ra sẽ còn khiến người Nga rất có thể chĩa mũi súng vào chính người dân hơn.”

Ông Abrahms cho biết trong “cuộc nghiên cứu nghiêm túc theo phương pháp luận” đã phát hiện ra rằng yếu tố then chốt quyết định việc một chính phủ có ít hay nhiều khả năng sử dụng vũ lực tràn lan nhắm vào người dân, cố gắng tàn sát hàng ngàn người, là mức độ tuyệt vọng của chính phủ đó.

“Sự tuyệt vọng được đo bằng độ dài của cuộc chiến, cũng như số lượng binh lính mà họ đã mất trong cuộc chiến.”

Ông nói: “Đã có thường dân đổ máu ở Ukraine, nhưng điều này thực sự có thể trở nên tệ hơn.”

Ông Abrahms giải thích rằng các chủ thể phi nhà nước chuyển sang khủng bố cũng có sự tương đồng như thế bởi vì họ tuyệt vọng và không có “các con đường cải tổ chính trị nào khác.”

Ông Abrahms nói thêm rằng vai trò của sự tuyệt vọng nên được tính đến như một yếu tố rủi ro làm leo thang cuộc chiến nhắm vào thường dân.

Ông cũng chỉ trích việc chính phủ Tổng thống Biden cung cấp cho Ukraine bom chùm, loại vũ khí bị cấm ở nhiều quốc gia và có thể làm tăng số lượng thương vong ở thường dân.

Ông Abrahms cho biết loại bom này “có thể tồn tại trong nhiều năm” và gây thương tích hoặc thiệt mạng cho thường dân.

“Điều này hết sức trớ trêu bởi vì chủ yếu Hoa Kỳ biện minh rằng họ ủng hộ cho Ukraine là để bảo vệ người dân trước ông Vladimir Putin. Nhưng trên thực tế, các vũ khí của chính chúng ta sẽ gây hại cho một số người dân.”


Một quân nhân Nga tuần tra khu vực của Nhà máy Điện Hạt nhân Zaporizhzhia ở Energodar, trong một bức ảnh được chụp trong chuyến đi truyền thông do quân đội Nga tổ chức, vào ngày 01/05/2022. (Andrey Borodulin/AFP qua Getty Images)
Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân

Ông Abrahms cho rằng vũ khí hạt nhân không thể nào được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Hoa Kỳ vẫn cần lo lắng về một sự kiện hạt nhân.

“Rủi ro thực ra được quyết định qua hai yếu tố, khả năng xảy ra điều đó và nếu điều đó xảy ra thì hậu quả nghiêm trọng đến mức nào.”

“Tôi nghĩ, chính bởi vì điều tuyệt đối đúng là việc sử dụng hạt nhân sẽ rất thảm khốc và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc thế chiến khác, nên chúng ta cần phải xem xét vô cùng nghiêm túc điều đó.”

Ông Abrahms nói, chính phủ muốn biện minh cho quan điểm của Hoa Kỳ về các cuộc xung đột “bằng những từ ngữ hết sức có đạo đức” mà tại đó Hoa Kỳ chiếm lợi thế còn kẻ thù của họ là “vô cùng xấu xa.”

Ông Abrahms khẳng định, cuộc chiến ở Ukraine rất phức tạp, hơn nữa cả phía Nga và phía Ukraine đều vi phạm về mặt đạo đức.

Ông cho biết cuộc nghiên cứu của ông cho thấy rằng “một phe cực hữu trong các chiến binh Ukraine có liên hệ với chủ nghĩa tân Quốc xã.”

Bằng chứng thường được trích dẫn về mối liên hệ của các chiến binh Ukraine với chủ nghĩa tân Quốc xã là Tiểu đoàn Azov, một tổ chức bán quân sự tình nguyện được thành lập hồi năm 2014, một tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu ở vùng Donbas của Ukraine giữa các lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn và các lực lượng Ukraine. Tiểu đoàn này tham chiến và đạt được một số thành công trong việc chống quân ly khai.

Hồi cuối năm 2014, tiểu đoàn gồm hơn 400 quân nhân này đã được mở rộng thành một trung đoàn và sáp nhập vào Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine và tại đây họ đã tăng lên khoảng 2,500 binh sĩ.

Ông Abrahms cho biết qua thời gian Tiểu đoàn Azov vẫn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với chủ nghĩa tân Quốc xã, kể cả sau cuộc xâm lược của Nga hồi tháng 02/2022 và cho dù tiểu đoàn này đã được hợp nhất vào quân đội Ukraine.

Ông Abrahms nói thêm rằng luận điệu của giới quyền uy trở thành là: sau khi tiểu đoàn này hợp nhất với quân đội Ukraine thì không cần phải lo lắng về hệ tư tưởng tân Quốc xã của họ.

“Giới quyền uy cố gắng minh oan cho nhiều khía cạnh tiêu cực của cuộc chiến, nhưng nhìn chung ở cả hai bên, cuộc chiến này thực sự khá nhơ nhuốc.”

Ông Massimo Introvigne, một nhà xã hội học người Ý và là giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu về các Tôn giáo Mới ở Ý, cho biết bên phía Nga cũng có những người theo chủ nghĩa tân Quốc xã đang chiến đấu.

Ông Introvigne viết cho Bitter Winter rằng một số thành viên của Tổ chức Thống nhất Quốc gia Nga — một đảng tân Quốc xã đã bị cấm ở Nga vào năm 1999 trên lý thuyết nhưng vẫn còn hoạt động — hiện có mặt trên lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở miền đông Ukraine và đang chiến đấu cho phía Nga.
Mối liên hệ với chủ nghĩa tân Quốc xã

Hồi năm 2014, ông Andreas Umland, một nhà khoa học chính trị đã nghiên cứu về Tiểu đoàn Azov, nói với hãng thông tấn Hromadske.tv của Ukraine rằng một số sáng lập viên và thành viên của Tiểu đoàn Azov “theo tân Quốc xã” chứ không phải bản thân tiểu đoàn này.

Sau khi hợp nhất với quân đội Ukraine, tiểu đoàn này vẫn giữ nguyên phù hiệu móc sói được Đức Quốc xã sử dụng. Tuy nhiên, ông Umland nói với Agence France-Presse một tháng sau cuộc xâm lược của Nga rằng ở Ukraine, biểu tượng này “không còn mang hàm ý là một loại biểu tượng phát xít nữa.”

Trước cuộc xâm lược Ukraine, ông Putin đã công bố một bài diễn văn dường như được ghi âm trước, trong đó ông nói rằng ông đã cho phép một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Trong bài diễn văn này, ông Putin khẳng định rằng chiến dịch này nhằm “phi quân sự hóa và phi Quốc xã hóa” ở Ukraine.

Ông Introvigne viết cho tổ chức Human Rights Without Frontiers rằng mối liên hệ của Ukraine với Đức Quốc xã bắt đầu từ Đệ nhị Thế chiến khi một phong trào dân tộc chủ nghĩa của Ukraine bắt đầu hợp tác với Đức Quốc xã trong cuộc xâm lược vào Liên Xô năm 1941.

Ông Introvigne viết rằng, sự áp bức của Liên Xô đã gây ra rất nhiều đau khổ cho người dân Ukraine mà đỉnh điểm là nạn đói nhân tạo Holodomor “do Stalin tạo ra để xóa sổ giai tầng tiểu địa chủ Ukraine, những người được xem là nòng cốt của phong trào ủng hộ độc lập. Khi đó, ít nhất ba triệu rưỡi người Ukraine đã chết đói vào năm 1932 và 1933.”

“Sau khi độc lập, một phong trào tân Quốc xã nhỏ đã phát triển ở Ukraine,” ông Introvigne cho biết. “Phong trào này không bao gồm các cựu chiến binh của Đệ nhị Thế chiến… Một tỷ lệ khá lớn những kẻ theo tân Quốc xã mới mẻ, trẻ tuổi này xuất thân từ những người hâm mộ bóng đá quá khích.”

Hồi năm 2011, ông Introvigne đã đến Ukraine với tư cách là Đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu để đánh giá tình hình nhân quyền. Ông cho biết phong trào này không đóng vai trò quan trọng nào trong chính trường nhưng đã tạo ra Tiểu đoàn Azov sau khi cuộc cách mạng ly khai do Nga hậu thuẫn nổ ra ở miền đông Ukraine.

Bản tin có sự đóng góp của Jack Phillips và Reuters
Thanh Nhã biên dịch

Cựu TT Trump xác nhận các luật sư đã gặp DOJ, cho biết ‘không có dấu hiệu thông báo’ về bản cáo trạng đã được đưa ra
Cựu Tổng thống Donald Trump chuẩn bị trình bày tại Câu lạc bộ Golf Quốc gia Trump ở Bedminster, New Jersey, hôm 13/06/2023. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Janice Hisle
Thứ sáu, 28/07/2023
Các luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Donald Trump đã gặp các công tố viên của Bộ Tư pháp (DOJ) ở Hoa Thịnh Đốn hôm 27/07. Họ biện hộ cho trường hợp của ông rằng ông không có hành vi sai trái nào liên quan đến vụ bạo lực tại Điện Capitol của Hoa Kỳ vào ngày 06/01/2021.

Trong một tuyên bố được đăng trên nền tảng Truth Social của mình, ông Trump đã xác minh rằng cuộc gặp đã diễn ra. Nhưng ông cho biết rằng “không có dấu hiệu thông báo” rằng một bản cáo trạng sắp xảy ra, đồng thời bác bỏ một số bản tin.

Cựu tổng thống viết: “Đừng tin vào tin tức giả mạo về bất cứ điều gì.”

“Các luật sư của tôi đã có một cuộc họp hữu ích với DOJ sáng nay, giải thích chi tiết rằng tôi không làm gì sai.”

Ông lưu ý rằng nhiều luật sư đã khuyến cáo rằng “một bản cáo trạng truy tố tôi sẽ chỉ hủy hoại thêm đất nước của chúng ta.”

Cuộc họp kể trên diễn ra chín ngày sau khi cựu tổng thống tiết lộ công khai rằng ông đã nhận được một “bức thư mục tiêu” từ văn phòng của Biện lý Đặc biệt Jack Smith.

Bức thư đó thông báo cho ông Trump rằng ông đang là mục tiêu của một cuộc điều tra của một đại bồi thẩm đoàn xuất phát từ việc ông thách thức kết quả bầu cử năm 2020 vốn đã chỉ định thành viên Đảng Dân Chủ Joe Biden là người chiến thắng chung cuộc và kết thúc bằng cuộc biểu tình ngày 06/01/2021.

Hơn 1,000 người đã bị buộc tội liên quan đến vụ xâm phạm ngày 06/01.

Ông Trump chưa bao giờ nhượng bộ ông Biden và tiếp tục khẳng định cuộc bầu cử là “gian lận” hoặc “bị đánh cắp.” Tuy nhiên, nhiều nỗ lực để thách thức kết quả bầu cử trong các phiên tòa đã thất bại.

Cựu tổng thống và các luật sư của ông nói rằng ông đang thực hiện quyền Tu chính án thứ Nhất của mình để lên tiếng phản đối cuộc bầu cử.

Kể từ khi ông Trump tiết lộ bức thư nhắm mục tiêu vào ông hôm 18/07, các bản tin đã rò rỉ về nội dung được cho là ở trong thư trong khi suy đoán xoay quanh những cáo buộc mà ông Trump có thể phải đối mặt.

Một phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử ông Trump từ chối bình luận về cuộc gặp giữa các luật sư với DOJ. Một trong những luật sư của ông, người được cho là đã tham gia cuộc họp, luật sư John Lauro, Tampa, Florida, đã không phúc đáp yêu cầu bình luận của The Epoch Times vào thời điểm phát hành bản tin này.
Bản cáo trạng sắp tới

Bởi vì các đại bồi thẩm đoàn hoạt động trong bí mật, nên tình trạng công việc của họ trong vụ án ngày 06/01 được cho là sẽ được giữ bí mật.

Tính đến chiều muộn ngày 27/07, không có thông tin cập nhật nào được công bố. Thời điểm của bất kỳ bản cáo trạng tiềm năng nào vẫn chưa được biết. Văn phòng của ông Smith đã từ chối bình luận về cuộc họp.

Tuy nhiên, các nhà quan sát lưu ý rằng các luật sư của ông Trump đã tổ chức một cuộc họp tương tự với các công tố viên DOJ chỉ vài ngày trước khi đại bồi thẩm đoàn Florida truy tố ông về các cáo buộc liên bang vào tháng trước.

Trong trường hợp ở Florida, ông Trump và phụ tá, ông Walt Nauta, bị cáo buộc quản lý sai các tài liệu của chính phủ có đánh dấu mật. Họ không nhận tội và sẽ bị xét xử vào tháng 05/2024.

Trong một vụ án khác, ông Trump phải đối mặt với các cáo buộc của tiểu bang ở New York. Vụ đó liên quan đến các cáo buộc rằng ông đã ngụy tạo hồ sơ kinh doanh để che giấu việc hoàn trả khoản thanh toán tiền bịt miệng.

Cựu tổng thống khẳng định rằng tất cả các vụ kiện chống lại ông đều có động cơ chính trị và nhằm mục đích cản trở nỗ lực tranh cử của ông vào Oval Office. Tuy nhiên, các thành viên Đảng Dân Chủ cho rằng không ai đứng trên luật pháp.

Bất chấp những rắc rối pháp lý của mình, ông Trump vẫn là lựa chọn số 1 của các cử tri tiềm năng với tư cách là ứng cử viên thuộc Đảng Cộng Hòa trong các cuộc thăm dò dư luận quốc gia. Mức trung bình của RealClearPolitics trong cuộc thăm dò mới nhất cho thấy ông dẫn trước Thống đốc Florida Ron DeSantis 34 điểm. Ông Trump đang thu hút 52% số phiếu theo lý thuyết so với 18% ủng hộ ông DeSantis. Một số người ủng hộ và chuyên gia nói rằng một số sự ủng hộ liên tục dành cho ông Trump bắt nguồn từ phản ứng dữ dội chống lại cáo buộc “vũ khí hóa” hệ thống tư pháp hình sự.

Sau khi đăng tuyên bố của mình về cuộc gặp giữa các luật sư của mình với các công tố viên DOJ, ông Trump quay trở lại công việc vận động tranh cử tổng thống lần thứ ba của mình.

Mới đây nhất, ông đã đăng bài trên Truth Social trong một chuỗi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông là người dẫn đầu thành công cho đề cử tổng thống của GOP trong cuộc bầu cử năm 2024.

Ông Trump đã bày tỏ quyết tâm tiếp tục nỗ lực chống lại hai bản cáo trạng mà ông phải đối mặt đồng thời vận động giành lại Tòa Bạch Ốc.

Ông có hai sự kiện vận động tranh cử được lên lịch ở các tiểu bang quan trọng vào cuối tuần này: Tiệc tối Ngày Lincoln ở Iowa vào ngày 28/07 và một cuộc tập hợp ở quận Erie, Pennsylvania, vào ngày 29/07.

Bản tin có sự đóng góp của The Associated Press
Minh Ngọc biên dịch

Ông Hunter Biden thừa nhận đã nhận tiền từ công ty có liên kết với ĐCST

Ông Joe Biden cùng con trai Hunter Biden tham dự Lễ Lăn Trứng Phục sinh hàng năm trên Bãi cỏ phía Nam của Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 10/04/2023. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Tom Ozimek
Thứ sáu, 28/07/2023
Hôm thứ Tư (26/07), ông Hunter Biden đã thừa nhận trước tòa trong phiên điều trần thỏa thuận nhận tội thất bại rằng ông đã nhận được hơn nửa triệu dollar từ một công ty có liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dường như mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của Tổng thống Joe Biden rằng không có ai trong gia đình Biden “kiếm tiền từ Trung Quốc.”

Theo một biên bản nguyên văn của phiên tòa (pdf) mà The Epoch Times có được, biện lý liên bang Quận Delaware, ông David Weiss, đã đọc một bản khai trước tòa cho thấy ông Hunter Biden đã nhận 664,000 USD từ một “công ty đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.”

Sau đó, chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Maryellen Noreika, đã yêu cầu nói rõ hơn về công ty đó.

Bà hỏi: “664,000 USD từ một công ty đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Đó có phải là một trong những công ty mà chúng ta đã nói đến không?”

Ông Hunter Biden trả lời, “Tôi cho là như vậy.”

Thẩm phán hỏi, “Công ty nào vậy?”

Con trai tổng thống trả lời, “Tôi cho rằng là CEFC.”

CEFC là một công ty năng lượng của Trung Quốc có liên hệ với ĐCSTQ, do ông Diệp Giản Minh (Ye Jianming) thành lập. Ông Hunter Biden đã khai với thẩm phán này rằng ông Diệp và ông đã cùng sáng lập công ty Hudson West hồi năm 2017.

Thẩm phán hỏi, “Đối tác của ông là ai?”

“Tôi không biết đánh vần tên ông ấy thế nào; ông Ye Jianming [Diệp Giản Minh] là chủ tịch của công ty đó,” một công ty mà ông Biden cho biết không còn tồn tại.

Lời khai của ông Hunter Biden tại tòa án Delaware dường như mâu thuẫn với những gì trước đó tổng thống đã phủ nhận.

Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình hồi tháng 10/2020, ông Joe Biden nói với Tổng thống đương thời Donald Trump: “Con trai tôi không kiếm tiền từ cái mà, cái mà ông đang nói đến, Trung Quốc.”

“Người duy nhất kiếm tiền từ Trung Quốc là người này,” ông Biden nói vào thời điểm đó, ám chỉ ông Trump. “Ông ấy là người duy nhất. Ngoài ra chẳng có ai kiếm tiền từ Trung Quốc.”

Tòa Bạch Ốc đã không trả lời ngay tức thì yêu cầu bình luận về những lời nói rõ ràng là trái ngược này.

Tổng thống Joe Biden, cùng con trai Hunter Biden, đến Căn cứ Lực lượng Phòng không Quốc gia Hancock Field ở Syracuse, New York, hôm 04/02/2023. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP qua Getty Images)
CEFC trở thành tâm điểm chú ý

CEFC đã trở thành tâm điểm chú ý một số lần trước đây, mà gần đây nhất là công ty này được nhắc đến trong bản lời khai đã bị bôi đen một phần của người tố cáo từ IRS (pdf) trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện.

Người tố cáo này đã tiết lộ các tin nhắn trên WhatsApp cho thấy rằng ông Hunter Biden yêu cầu CEFC cung cấp 10 triệu USD và đổi lại, ông hứa hẹn “gia đình Biden” sẽ cung cấp các dịch vụ.

The Epoch Times đã liên lạc với luật sư của ông Hunter Biden sau khi vụ đòi 10 triệu USD từ CEFC bị tiết lộ nhưng không nhận được hồi âm.

Ông Tony Bobulinski, đối tác kinh doanh cũ của ông Hunter Biden, đã tiết lộ những điều khác, cho thấy rằng ông Biden có mối quan hệ thân thiết với ông Diệp Giản Minh.

Hơn nữa, cuộc điều tra của Thượng viện do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo đã đưa ra một báo cáo về các giao dịch kinh doanh của ông Hunter Biden, cho thấy ông đã tiến hành kinh doanh với nhiều công dân Trung Quốc có liên hệ với ĐCSTQ, trong đó có ông Diệp.

Theo báo cáo nói trên (pdf), chỉ vài ngày sau khi ông Biden trao đổi trên WhatsApp với một giám đốc điều hành của CEFC, công ty Hudson West đã nhận được khoản tiền 5 triệu USD từ CEFC.

Ngoài ra, hồ sơ mà Ủy ban Giám sát Hạ viện có được qua trát lệnh cho thấy rằng, hồi năm 2017, các thành viên của gia đình Biden đã nhận được khoản thanh toán hơn 1 triệu USD đến từ các trương mục liên quan đến ông Rob Walker, một đối tác kinh doanh của ông Hunter Biden và các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của họ.

Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của nhóm pháp lý của ông Hunter Biden đã xác nhận với Fox News rằng khoản thanh toán này đã được thực hiện, nhưng nhấn mạnh rằng những trương mục đó “thuộc về ông Hunter, chú của ông Hunter và bà Hallie — chứ không phải ai khác.” Bà Hallie là đề cập đến bà Hallie Biden, người vợ góa của người con trai quá cố của tổng thống Joe Biden.

Theo các tài liệu của công ty mà The Epoch Times có được hồi cuối năm 2020, ông Walker đã làm việc với ông Hunter Biden, ông Bobulinski, em trai của Tổng thống Joe Biden là ông James Biden — cũng như ông Diệp của CEFC — trong một liên doanh được thành lập ở Delaware hồi năm 2017.
Cuộc điều tra các giao dịch kinh doanh của gia đình Biden

Việc ông Hunter Biden thừa nhận trước tòa hôm 26/07 rằng ông đã nhận tiền từ CEFC và rằng đối tác kinh doanh của ông là chủ tịch của công ty này diễn ra khi các dân biểu Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện tiếp tục điều tra các giao dịch kinh doanh ở ngoại quốc của gia đình Biden. Họ lập luận rằng các khoản tiền nhận từ công dân ngoại quốc có thể tác động đến an ninh quốc gia.

Trước đó, một phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc điều tra gia đình Biden của Ủy ban Giám sát là lãng phí thì giờ và cáo buộc Đảng Cộng Hòa tham gia vào một cuộc điều tra có động cơ chính trị.

Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của Ủy ban Giám sát Hạ viện cho biết cần phải có được câu trả lời về các giao dịch kinh doanh của gia đình Biden và ủy ban này đang “điều tra xem gia đình Biden đã lợi dụng tầm ảnh hưởng để trục lợi ra sao và liệu Tổng thống Biden có vì các giao dịch kinh doanh của gia đình ông mà thỏa hiệp với các địch thủ ngoại quốc hay không.

Trong khi đó, trong phiên điều trần hôm 26/07 ở Delaware, thẩm phán đã từ chối chấp nhận thỏa thuận nhận tội của ông Hunter Biden, một thỏa thuận mà Đảng Cộng Hòa chỉ trích là quá khoan dung.

Việc làm sáng tỏ thỏa thuận này đã khiến ông Biden tuyên bố không nhận tội, tạo tiền đề cho một thỏa thuận nhận tội sửa đổi trong tương lai khi thẩm phán cho cả hai bên 30 ngày để nộp hồ sơ giải khai những vấn đề mà bà quan tâm.

Ông Hunter Biden có xu hướng nhận các tội tiểu hình vì không đóng thuế và đồng ý với cái gọi là thỏa thuận chuyển hướng cho phép ông tránh bị truy tố một tội sử dụng súng.

Thanh Nhã biên dịch

Ông Elon Musk: Đổi tên thương hiệu Twitter thành X là một bước đi hướng tới ‘app cho mọi thứ’
Ảnh minh họa logo Twitter mới ở London hôm 24/07/2023. (Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images)
Frank Fang
Thứ năm, 27/07/2023
Ông Elon Musk cho biết việc đổi thương hiệu Twitter thành X chỉ là một bước để biến nền tảng truyền thông xã hội này thành cái mà ông gọi là “app cho mọi thứ.”

Ông Musk viết trong một bài đăng trên Twitter hôm 24/07, “X Corp đã mua lại Twitter để bảo đảm quyền tự do ngôn luận và là một bước thúc đẩy đến X, app cho mọi thứ. Đây không chỉ đơn giản là việc một công ty tự đổi tên cho mình, nhưng vẫn hoạt động như cũ.”

Hôm thứ Hai (24/07), Twitter đã bắt đầu thay thế logo con chim xanh mang tính biểu tượng của mình bằng một chữ cái cách điệu duy nhất là X. Trong khi đó, tên miền web X.com hiện chuyển hướng khách truy cập đến Twitter.com.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Musk chia sẻ tầm nhìn của mình về hướng phát triển của Twitter. Chỉ vài tuần trước khi hoàn tất giao dịch mua Twitter trị giá 44 tỷ USD của mình, ông đã tweet rằng “việc mua Twitter là một bước thúc đẩy để tạo ra X, app cho mọi thứ.”

Ông Musk nói thêm, “Cái tên Twitter đã có ý nghĩa khi quanh đi quẩn lại đây chỉ là những tin nhắn 140 ký tự — giống như tiếng chim hót líu lo — nhưng giờ đây quý vị có thể đăng hầu hết mọi thứ, kể cả video dài vài giờ.”

Chủ sở hữu Twitter tuyên bố sẽ sớm bổ sung thêm nhiều tính năng cho ứng dụng này.

“Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ bổ sung các thông tin liên lạc toàn diện và khả năng điều hành toàn bộ thế giới tài chính của quý vị,” ông Musk nói thêm. “Cái tên Twitter không có ý nghĩa gì trong bối cảnh đó, vì vậy chúng tôi phải vĩnh biệt chú chim này.”

Ông Elon Musk nói trong chuyến thăm của mình tại hội chợ đổi mới và khởi nghiệp công nghệ Vivatech tại trung tâm triển lãm Porte de Versailles ở Paris hôm 16/06/2023. (Ảnh: Alain Jocard/AFP qua Getty Images)
‘Hệ sinh thái đáng chú ý’

Kể từ khi tiếp nhận Twitter, ông Musk đã thực hiện một số thay đổi. Giờ đây, những người tạo nội dung đáp ứng các tiêu chí nhất định sẽ đủ điều kiện để nhận một phần doanh thu quảng cáo của công ty. Người dùng cũng có tùy chọn để được đánh dấu xác thực trong Twitter Blue, một chương trình ghi danh trả phí hàng tháng tự nguyện.

Hôm thứ Ba (25/07), ông Dinesh D’Souza, một tác giả kiêm nhà làm phim, đã nói trong podcast của mình rằng ông hình dung ứng dụng Twitter sẽ trở thành như thế nào, đặc biệt là ứng dụng sẽ phát triển như thế nào với các tùy chọn thanh toán.

Ông D’Souza nói: “Vì vậy, Twitter trở thành giống như ứng dụng tài chính, quý vị có thể ghi có cho trương mục tiền của mình trên một tính năng của Twitter, quý vị có thể thực hiện các giao dịch.”

Ông nói thêm, “Chắc là ông Elon Musk đang cố gắng khiến nhiều ngân hàng ngừng kinh doanh đây, vì xét cho cùng thì các ngân hàng đều có cơ sở vật chất truyền thống, họ có các giao dịch viên, họ tính phí giao dịch. Và ý tưởng ở đây là quý vị loại bỏ tất cả những thứ đó — quý vị khiến cho toàn bộ ngành đó dùng điện tử, và quý vị sẽ có tất cả mọi thứ tại chỗ.”

Ông dự đoán rằng Twitter sẽ cố gắng “hợp nhất tài chính của mọi người vào một ứng dụng duy nhất.”

Theo ông D’Souza, nếu ông Musk có thể hoàn thành các kế hoạch đầy tham vọng của mình đối với Twitter, thì sẽ không còn ai thắc mắc liệu người đứng đầu Tesla này đã trả quá nhiều tiền để mua nền tảng mạng xã hội này hồi năm ngoái.

Ông kết luận, “Nếu hóa ra ông ấy có năng lực để phát triển Twitter thành hệ sinh thái tài chính, video, và truyền thông đáng chú ý như thế này, cũng như động từ tweet cũ độc đáo, mà tôi đoán bây giờ đổi tên mới nên sẽ được thay bằng động từ X, thì khi suy xét lại, có lẽ ông Elon Musk đã trả quá ít cho Twitter mới đúng.”
‘Mô hình hay’

Thật ra nhiều tháng trước vụ mua lại, ông Musk đã chia sẻ tầm nhìn của mình về Twitter.

Trong All-In Sumit hồi tháng 05/2022, ông Musk cho biết ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc WeChat có thể là “một mô hình hay” nếu ông có thể mua Twitter với giá hợp lý.

“Nếu quý vị ở Trung Quốc, thì về cơ bản cứ như là quý vị sống trên WeChat,” ông Musk nói. “Ứng dụng này làm được mọi thứ — giống như Twitter, cộng với PayPal, cộng với rất nhiều thứ, và tất cả được hợp nhất thành một, với một giao diện thực sự tuyệt vời.”

Ông cho biết thêm, “Đây đúng là một ứng dụng xuất sắc, và chúng ta không có ứng dụng nào như vậy bên ngoài Trung Quốc. Một ứng dụng như vậy sẽ rất hữu dụng.”

Ông John Mac Ghlionn, một nhà nghiên cứu và là cộng tác viên của Epoch Times, đã viết trong một bài bình luận phát hành hồi tháng Sáu rằng người Mỹ nên lo lắng nếu họ sắp sử dụng một “app cho mọi thứ” hay còn gọi “siêu ứng dụng” do ông Musk thiết kế. Ông đặt câu hỏi tại sao mọi người nên tin tưởng giao thông tin cá nhân của họ cho ông Musk.

Ông Ghlionn viết, “Khi xét đến mối liên hệ của ông Musk với Trung Quốc, thì bằng chứng là không thể chối cãi. Suy cho cùng, có hàng chục ngàn chiếc Tesla được sản xuất tại Trung Quốc mỗi tháng. Hơn nữa, Tencent Holdings Ltd., công ty đứng sau WeChat, sở hữu một cổ phần khá lớn trong Tesla.”

Tuy rằng một siêu ứng dụng mang lại sự tiện lợi tuyệt vời, nhưng ông Ghlionn cũng cảnh báo điều này cũng đi kèm với cái giá phải trả.

Ông giải thích: “Hãy tưởng tượng rằng nếu tin tặc có quyền truy cập vào trương mục siêu ứng dụng của quý vị. Tất cả mọi thứ, từ tin nhắn và hình ảnh riêng tư cho đến chi tiết trương mục ngân hàng của quý vị đều bị tiết lộ.”

“Đây chỉ là một số vấn đề mà một siêu ứng dụng có thể tạo ra. Ông Musk muốn biến X thành hiện thực, nhưng chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu chúng ta có thực sự muốn trở thành một phần trong giấc mơ công nghệ của ông ấy hay không. Về phần tôi thì không.”

Hồi tháng 05/2020, Citizen Lab, một tổ chức giám sát kỹ thuật số có trụ sở tại Canada, đã công bố trong báo cáo của mình rằng WeChat đã theo dõi thông tin liên lạc giữa những người dùng bên ngoài Trung Quốc để cải thiện thuật toán của họ nhằm kiểm duyệt các trương mục ở Trung Quốc.

Thanh Nguyên biên dịch

Nợ thẻ tín dụng: Nguy cơ dẫn đến chủ nghĩa xã hội
Một bức ảnh tư liệu chụp nhiều loại thẻ tín dụng và thẻ thưởng được trưng bày ở Zelienople, Pennsylvania, hôm 31/01/2018. (Ảnh: Keith Srakocic/AP)
Thomas McArdle
Thứ năm, 27/07/2023
Vì những lý do từ siêu hình cho đến những lo ngại thực tế liên quan đến việc bóc lột người nghèo và trách nhiệm cá nhân, vào thời Trung cổ, phản ánh tư tưởng của Plato và Aristotle, Giáo hội Công giáo đã xem việc cho vay lấy lãi là một tội ác nghiêm trọng.

Mặc dù chưa bao giờ có lệnh cấm tuyệt đối về việc cung cấp tín dụng được nêu trong kinh Cựu Ước hoặc Tân Ước, hoặc kể cả trong các tuyên bố giáo lý thời trung cổ, nhưng bất kỳ thực hành hoặc điều kiện nào làm giảm tính toàn vẹn của khái niệm tài sản tư nhân đều được xem là có vấn đề.

Theo nhà thần học đạo đức Dòng Tên người Bỉ Fr. Arthur Vermeersch, “Cho vay lấy lãi cho chúng ta cơ hội khai thác sở thích hoặc nhu cầu thiết yếu của người khác bằng cách buộc họ phải tuân theo những điều kiện tồi tệ.” Một mô tả như vậy về hoạt động cho vay có thể gợi lên hình ảnh của những chủ nhà băng keo kiệt, nhẫn tâm như nhân vật ông già Potter do nam diễn viên Lionel Barrymore thủ vai trong phim “It’s a Wonderful Life.”

Nhưng trong thế kỷ 21, những người nợ nần chồng chất có thể thấy rằng không phải một chủ nợ béo bở nào đó mà là chính phủ sẽ đến gõ cửa và sử dụng sức nặng của khoản nợ mà họ mắc để buộc họ phải sống theo những cách trái ngược với ý nguyện của họ. Ví dụ, nợ cá nhân đã trở thành một cách khác để Cánh Tả dập tắt sự lựa chọn cá nhân và khiến mọi người trông đợi vào một nhà nước toàn năng để cung cấp cho các nhu cầu và đặc quyền khác nhau của họ.

Sự thay đổi dữ dội từ nền kinh tế đang bùng nổ của ông Trump sang các biện pháp phong tỏa do COVID cho đến việc chi tiêu hàng ngàn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden không chỉ gây ra tỷ lệ lạm phát chưa từng thấy trong 40 năm mà còn đẩy nợ cá nhân quay vòng lên mức kỷ lục. Nợ thẻ tín dụng chưa thanh toán là 858 tỷ USD vào tháng 03/2020, giảm xuống còn 736 tỷ USD vào 13 tháng sau trong bối cảnh phong tỏa. Theo đo lường của Cục Dự trữ Liên bang, nợ thẻ tín dụng trong tháng này đã đạt mức chưa từng có 993 tỷ USD — bất chấp tất cả các biện pháp kích thích mà Hoa Thịnh Đốn đã lấy từ túi của người đóng thuế để cứu trợ có mục tiêu.

Khoản nợ thẻ tín dụng mới trị giá 179.4 tỷ USD tích lũy vào năm 2022 đánh dấu khoản tiền lớn nhất trong một năm — với 84.9 tỷ USD trong số đó là chỉ tính riêng cho quý 4/2022, dưới hình thức của một đợt mua sắm Giáng Sinh sau thời kỳ phong tỏa.

Hơn nữa, các CEO như ông Jamie Dimon của JPMorgan Chase xem việc người Mỹ háo hức sử dụng thẻ tín dụng của họ sau thời kỳ COVID là một dấu hiệu tích cực về sự thịnh vượng trong những tháng tới, cho thấy người tiêu dùng “kiên cường … không bị suy thoái.” Khi người dân mua nhiều ngay bây giờ và trả tiền sau, chắc chắn điều đó có nghĩa là họ tin tưởng vào tương lai, và không thể phủ nhận rằng chúng ta đang chứng kiến một thái độ thở phào nhẹ nhõm nói chung sau một thời gian dài chịu đựng những hạn chế do virus corona trong hoạt động kinh tế và cảm giác chán chường đi kèm.

Người Mỹ và nhiều công dân nước khác may mắn được sống ở các quốc gia tự do có phản ứng tự nhiên là lạc quan và tích cực. Hoàn cảnh cá nhân của họ cho phép họ có các khoản nợ quay vòng chất đầy trong ví cũng như túi tiền của họ, và họ thích sử dụng nợ. Nhưng nợ thì vẫn là nợ. Rốt cuộc thì mức nợ tổng thể cao kéo dài có nghĩa là đầu tư ít hơn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhỏ hơn vốn tạo ra rất nhiều việc làm, và cuối cùng sẽ làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng và tính linh hoạt của nền kinh tế. Và khi suy thoái kinh tế toàn diện phủ trùm xuống họ, với tình trạng mất việc và khủng hoảng tín dụng kéo theo, và lần này là trong một môi trường lạm phát cao, thì số dư thẻ tín dụng đó sẽ đột nhiên trở nên đáng sợ. Còn điều gì mà chúng ta sẽ không làm để giảm bớt dư nợ khi chúng ta đang trong tình trạng tồi tệ đây?

Chính phủ liên bang sở hữu chìa khóa mở cửa phòng giam của nhà tù cho các con nợ ngày nay. Chúng ta đã thấy Tổng thống Biden cố gắng chính trị hóa khoản nợ cá nhân theo cách bất hợp pháp bằng cách thưởng việc xóa nợ cho những người có bằng đại học, một nhóm cử tri ủng hộ nhiều cho Đảng Dân Chủ — một ý tưởng thực sự làm tăng nợ tiêu dùng — nhưng may mắn thay đã bị cơ quan tư pháp liên bang ngăn chặn.

Tòa Bạch Ốc ngay lập tức bắt tay vào việc tìm ra cách né tránh phán quyết bác bỏ chương trình giảm nợ cho sinh viên của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào tháng trước thông qua việc cố gắng sử dụng một cách giải thích đáng ngờ về một luật khác. Các quy định của nhánh hành pháp sẽ cho phép người vay chỉ phải trả một tỷ lệ nhỏ trong thu nhập khả dụng của họ, được tính trừ đi chi phí về nhà ở, thực phẩm, và các chi phí khác được xem là cần thiết.

Bất chấp sự can thiệp trực tiếp của chính phủ liên bang vào các khoản vay đại học, không có dấu hiệu nào cho thấy Cánh Tả nắm quyền trong tương lai sẽ không rêu rao giảm nợ tương tự trong vấn đề liên quan đến các hóa đơn thẻ tín dụng.

Tất nhiên, giảm nợ như vậy không phải là giảm vô điều kiện. Và đó là điểm then chốt. Những người được đề nghị cứu trợ sẽ phải được đánh giá trước theo các tiêu chí được tính toán kỹ lưỡng về thu nhập, lối sống, và để khuyến khích hành vi mong muốn — với khả năng phiếu bầu của họ có thể bị mua chuộc đứng đầu danh sách.

Quý vị muốn thấy dư nợ thẻ MasterCard thu nhỏ một cách kỳ diệu? Được thôi — chỉ cần giảm lượng khí thải carbon của quý vị. Hoặc chứng minh rằng doanh nghiệp nhỏ mà quý vị sở hữu không kỳ thị đồng tính. Hoặc đưa con quý vị vào một chương trình giáo dục (hay nói cách khác, một khóa học truyền bá tư tưởng) đã được chuẩn thuận. Những điều này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nói đến những cách mà Đảng Dân Chủ ngày nay có thể sử dụng nợ để hối lộ và thao túng hành vi kể cả của những người không đồng ý với họ về hầu hết mọi thứ.

Từ việc gửi chi phiếu trực tiếp cho công dân; phúc lợi ngụy trang dưới hình thức giảm thuế; đến sự tham nhũng công khai bất chấp bằng tiền của người đóng thuế dưới hình thức hợp đồng chính phủ trao cho các nhóm được ưa thích về mặt chính trị, kể cả trên cơ sở chủng tộc — ở Hoa Thịnh Đốn cũng như ở các tiểu bang và thành phố có sự chia rẽ về đảng phái và chính trị, chính phủ sử dụng tiền mặt để thu hút hoạt động mà họ thích.

Không ai nên mơ tưởng rằng dư nợ thẻ tín dụng quá cao mà anh ta hoặc cô ta mang theo sẽ không phải là mục tiêu để các chính trị gia khai thác “nhu cầu thiết yếu của người khác bằng cách buộc họ phải tuân theo những điều kiện tồi tệ.” Tình trạng dân số nói chung phải chấp nhận sự giúp đỡ của chính phủ có thể là định nghĩa chính xác nhất về chủ nghĩa xã hội hiện nay.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Nhật Thăng biên dịch

Dự đoán về cuộc điều tra của bồi thẩm đoàn đối với cựu TT Trump liên quan đến sự kiện ngày 06/01
Ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa và là cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rời sân khấu sau khi diễn thuyết tại hội nghị tiểu bang thường niên của Đảng Cộng Hòa North Carolina ở Greensboro, North Carolina, hôm 10/06/2023. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Catherine Yang

Thứ năm, 27/07/2023
Khi cựu Tổng thống (TT) Donald Trump tiết lộ trên mạng xã hội rằng ông là mục tiêu trong cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về các sự kiện ngày 06/01/2021 và được yêu cầu xuất hiện trước một đại bồi thẩm đoàn, thì ông đã viết việc điều tra này “hầu như luôn có nghĩa là Ra trình diện và Truy tố.”

Nhiều người cũng có suy nghĩ tương tự; một cuộc thăm dò của Harvard CAPS/Harris được tiến hành hôm 19 và 20/07 (pdf) cho thấy 57 phần trăm cử tri cho rằng các công tố viên liên bang đã có một vụ án hình sự mạnh mẽ chống lại cựu tổng thống, ngay cả khi không có cáo buộc chính thức nào được xác nhận.

Ông John O’Connor, một luật sư và cựu công tố viên liên bang, cho biết “điều phiền hà” nhất trong số các cáo buộc tiềm ẩn đối với ông Trump là cản trở một thủ tục tố tụng chính thức vì nó liên quan đến Mục 1512 Đề mục 18 Bộ luật Hoa Kỳ.

Ông nói với The Epoch Times: “Có hai khía cạnh của việc này, một là can thiệp vào nhân chứng. Điều này có thể liên quan đến việc “ngăn người nào đó làm chứng, hoặc thay đổi lời khai của họ bằng áp lực hoặc bằng hành vi lừa dối,” nhưng đạo luật này cũng “cấm can thiệp vào thủ tục tố tụng chính thức hoặc cản trở thủ tục tố tụng chính thức một cách sai trái.”

Ông O’Connor cho biết “cản trở” thì chỉ cần [là bị cáo] đã cố gắng làm như vậy, cho dù nỗ lực đó có thành công hay không, trong khi “sai trái” có nghĩa là bị cáo hẳn đã phải có ý định không trung thực hoặc xấu.

“Ý định sai trái là gì? Chẳng hạn, ở Indiana, bồi thẩm đoàn có thể xem những gì ông Trump làm là có mục đích dân chủ. Ông ấy đang cố gắng bảo vệ nền dân chủ. Đó là những gì mà mọi người ở đó nhìn nhận về sự việc này. Nhưng ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, với 90% cử tri ghi danh là thuộc Đảng Dân Chủ và một bầu không khí rất đảng phái, thì tôi nghĩ rất có thể, đặc biệt là với những chỉ dẫn đúng đắn từ thẩm phán, bồi thẩm đoàn có thể coi ông ấy là người có ý định sai trái,” ông O’Connor nói.

Ông O’Connor cho biết, việc cản trở cũng có khả năng được diễn giải qua lăng kính đảng phái.

Ông nói, “Chắc chắn ông ấy đã cố gắng trì hoãn các thủ tục kiểm phiếu. Điều đó có cản trở họ không? Chúng ta hãy nhìn vào cuộc bỏ phiếu cho ông Brett Kavanaugh. Việc xác nhận cho vị trí của ông ấy đã bị trì hoãn do nhiều người gây áp lực, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Jeff Flake, để cố gắng hoãn các phiên điều trần, và ông ấy đã làm như vậy. Đó có phải là cản trở không? Mọi người sẽ nói không, đó là các công dân đang thực hiện các quyền dân chủ của họ và thực sự chỉ kiến nghị những người đại diện của họ làm những gì họ muốn.”

“Quý vị có thể xem xét điều này theo hai cách riêng biệt, nhưng tôi nghĩ bên công tố sẽ nói rằng ông Trump đã cản trở các thủ tục bằng cách khiến ông Pence không kiểm phiếu,” ông O’Connor nói. “Tôi nghĩ đó là lời buộc tội nguy hiểm nhất dành cho ông ấy.”

Một người thân cận với nhóm pháp lý của ông Trump, vốn quen thuộc với việc chuẩn bị pháp lý cho cuộc điều tra, cho biết một bản cáo trạng sẽ không cản trở chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng như không giúp ích gì cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden nhiều như người ta mong đợi, và không chỉ bởi vì hai bản cáo trạng trước đã chứng kiến ông Trump vượt lên trong các cuộc thăm dò. Nếu bị truy tố, nhóm của ông Trump sẽ có thể triệu tập các thành viên trong nhóm của ông Biden cũng như các quan chức tiểu bang ở các tiểu bang có tranh chấp “để tìm ra sự thật về những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020.”
Họ nói: “Nếu họ truy tố ông ấy, thì chuyện tồi tệ sẽ xảy ra.”


Các vụ truy tố, thời điểm, và chiến dịch tranh cử

Ông O’Connor nói rằng nếu một bản cáo trạng sắp được đưa ra, thì sự việc sẽ sớm diễn ra thôi. Ông cho rằng cuộc điều tra về ngày 06/01 sẽ diễn ra trước các cuộc bầu cử sơ bộ, và nếu điều đó khiến ông Trump mất bất kỳ phiếu bầu nào thì những phiếu này sẽ là từ những người theo phái trung dung — những người độc lập, thành viên Đảng Cộng Hòa ôn hòa ngay từ đầu đã không đứng về phía ông Trump, và các thành viên Đảng Dân Chủ ôn hòa không muốn ông Biden trở lại nhiệm sở. Tuy nhiên, biên độ hẹp đó sẽ bắt đầu quan trọng trong cuộc tổng tuyển cử.

“Tôi không nghĩ ngày 06/01 sẽ thay đổi suy nghĩ của bất kỳ ai trong số những người trung thành theo ông ấy, trường hợp đó có thể được coi là có tính chất đảng phái,” ông O’Connor cho biết. “Các cáo buộc mà có vẻ không mang tính đảng phái là các tội danh từ 32 đến 37 trong bản cáo trạng Mar-a-Lago hiện tại.”

“Tôi cho rằng nhiều người ủng hộ ông Trump không nhận ra những cáo buộc này mạnh đến mức như thế nào, về vụ Mar-a-Lago với sáu tội danh đó,” ông nói, và nói thêm rằng ông nghĩ 31 tội danh đầu tiên yếu hơn nhiều và có vẻ thiên về đảng phái.

Các tội danh 32–37 là (pdf) âm mưu cản trở công lý, giữ lại tài liệu hoặc hồ sơ, che giấu tài liệu hoặc hồ sơ một cách sai trái, che giấu tài liệu trong một cuộc điều tra liên bang, âm mưu che giấu, và các tuyên bố và trình bày sai sự thật.

Căn cứ vào việc có đoạn video an ninh ghi lại cảnh các hộp được di chuyển và các bức thư điện tử về thời điểm luật sư của ông Trump sẽ đến kiểm tra các tài liệu, “bản thân tôi là một công tố viên và tôi đã khởi tố những trường hợp này, thì sự việc sẽ rất nghiêm trọng,” ông O’Connor nói. “Rất khó để nói rằng ông Trump không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra ở đây.”

Nhưng thời điểm tiến hành những vụ truy tố này có nghĩa là tất cả chuyện này sẽ được làm sáng tỏ trước công chúng vào tháng 05/2024, “vào lúc giữa cuộc tổng tuyển cử,” ông O’Connor nói. Ông cho rằng kết quả của vụ Mar-a-Lago quả thực có thể thay đổi suy nghĩ của cử tri, kể cả những người ủng hộ ông Trump, nhưng khi đó các cuộc bầu cử sơ bộ đã kết thúc từ lâu. Tuy nhiên, ông Biden đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý của chính mình. “Rất, rất khó để dự đoán chính xác tình hình này sẽ diễn ra như thế nào … Tôi không nghĩ đã từng có một cuộc bầu cử nào mà hai ứng cử viên hàng đầu lại mắc sai lầm về nghĩa vụ pháp lý như vậy.”

Cẩm An biên dịch
Tòa hoãn thỏa thuận nhận tội của ông Hunter Biden sau khi thẩm phán đặt câu hỏi

Ông Hunter Biden đến tòa nhà Liên bang J. Caleb Boggs ở Wilmington, tiểu bang Delaware, hôm 26/07/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Joseph Lord
Savannah Hulsey Pointer
Thứ năm, 27/07/2023

WILMINGTON, Delaware — Phiên điều trần về thỏa thuận nhận tội của ông Hunter Biden hôm 26/07/2023 đã kết thúc với việc thẩm phán hoãn lại thỏa thuận này vì những phản đối về các điều khoản trong thỏa thuận. Với quyết định này của thẩm phán, ông Hunter Biden đã tuyên bố vô tội vào thời điểm hiện tại.

Ông Hunter Biden, con trai của Tổng thống Biden, đã trình diện trước thẩm phán Maryellen Noreika tại Wilmington, Delaware, về một số cáo buộc liên quan đến việc ông Hunter cố tình không đóng thuế thu nhập, và sở hữu một khẩu súng trong thời gian đang là người sử dụng trái phép chất bị kiểm soát. Những cáo buộc này tạo thành một trọng tội.

Theo thỏa thuận chuyển hướng trước khi xét xử (pretrial diversion) được đề nghị, tức là một thỏa thuận sơ bộ giữa các luật sư của ông Hunter Biden và công tố viên David Weiss, ông Hunter Biden đã đồng ý nhận tội đối với các cáo buộc về thuế để đổi lấy quyền miễn trừ đối với các tội phạm tiềm ẩn khác về thuế, súng, và ma túy, vốn có thể đã vi phạm trong khoảng thời gian từ 2014 đến năm 2019. Trong thỏa thuận này, các công tố viên đề nghị mức án quản chế.

Tuy nhiên, Thẩm phán Noreika, người được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm và đang làm chủ tọa vụ án, đã nêu lên những lo ngại đáng kể về phạm vi và khả năng thực thi của thỏa thuận chuyển hướng này.

Các thỏa thuận chuyển hướng trước khi xét xử thường có phạm vi tương đối hẹp, cho phép một bị cáo được miễn truy tố đối với các tội được xác định là có phạm vi hẹp.

Bà bày tỏ sự bối rối của mình về tính phức tạp của các thỏa thuận đan xen này và đặt câu hỏi liệu ông Hunter Biden có đồng ý nhận tội về các cáo buộc về thuế nếu thỏa thuận chuyển hướng này không được đưa vào hay không.

Về vấn đề này, những luật sư đại diện cho ông Hunter Biden xác nhận rằng ông ấy vẫn sẽ tham gia biện hộ bất chấp mọi vấn đề thực thi có thể phát sinh sau đó.
Thỏa thuận chuyển hướng trước khi xét xử

Trong một diễn biến quan trọng trong phiên điều trần về thỏa thuận nhận tội của ông Hunter Biden, điều được tiết lộ là thỏa thuận chuyển hướng trước khi xét xử ban đầu được cho là chỉ liên quan đến cáo buộc về súng nhưng sau đó đã được thêm vào các điều khoản rộng hơn nhằm bảo vệ ông Hunter Biden khỏi khả năng bị truy tố các tội về thuế, súng, và ma túy.

Sự phức tạp của vấn đề đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong phòng xử án, và thẩm phán đã đặt ra câu hỏi về tính hợp lệ của thỏa thuận, viện dẫn các thủ tục không đạt tiêu chuẩn trong quá trình soạn thảo và thực hiện.

Khi trình bày thỏa thuận này, luật sư của cả hai bên nêu ra rằng trách nhiệm duy nhất của thẩm phán là ký vào thỏa thuận vì thỏa thuận đã được hai bên chấp thuận. Tuy nhiên, Thẩm phán Noreika nói với các luật sư rằng làm như vậy chẳng khác gì “không xem xét cẩn thận mà vẫn cứ chấp thuận” thỏa thuận này.

Khi thẩm phán yêu cầu dẫn chứng về một tiền lệ tương tự, luật sư của cả hai phía đã không thể đưa ra tiền lệ nào, chỉ nói rằng thỏa thuận này là một thỏa thuận “song phương” phục vụ lợi ích của đôi bên.

Thẩm phán Noreika, thất vọng về sự thiếu minh bạch và băn khoăn về sự rườm rà của thỏa thuận, đã đặt câu hỏi: “Sẽ như thế nào nếu … tôi không làm theo những gì mà tất cả các vị đã quyết định là tôi sẽ làm?” Bà đã hoãn quyết định về thỏa thuận nhận tội để cho phép kiểm tra thêm các chi tiết của thỏa thuận này, cũng như xem lại thẩm quyền của mình trong việc chấp nhận hoặc bác bỏ thỏa thuận.

Ông Hunter Biden đã tuyên bố vô tội trong phiên điều trần này trong khi chờ quyết định cuối cùng của thẩm phán về thỏa thuận chuyển hướng. Thẩm phán Noreika nhấn mạnh rằng việc trì hoãn của bà không nên được hiểu là sự chấp thuận hay bác bỏ dứt khoát thỏa thuận, mà điều này cho thấy ý định của bà là xem xét cẩn thận tất cả các phương diện cũng như tác động tiềm ẩn của thỏa thuận nhận tội.

Trong số các điều kiện để không phải lãnh án tù, thẩm phán Noreika đã ra lệnh cho ông Hunter Biden cai rượu và các chất bất hợp pháp, kiểm tra ma túy ngẫu nhiên, không sở hữu súng, “tiếp tục hoặc tích cực tìm kiếm việc làm,” và thông báo tất cả các kế hoạch du lịch ra ngoại quốc.
Những nỗ lực đệ trình bằng chứng trước đây

Thỏa thuận nhận tội này được đưa ra là một phần trong cuộc điều tra của ông Weiss. Cuộc điều tra này đã chiếm lĩnh những dòng tin nổi bật trong vài tuần qua một phần do các cáo buộc từ hai người tố cáo của Sở Thuế vụ (IRS) cho rằng IRS và Bộ Tư pháp (DOJ) đã can thiệp vào cuộc điều tra ông Hunter Biden để bảo vệ gia đình ông ấy.

Cuộc điều tra con trai tổng thống đã bắt đầu hồi tháng 11/2018 và đã phát sinh từ một cuộc điều tra riêng biệt về một công ty của IRS. Trong suốt quá trình điều tra, các điều tra viên của IRS cho biết họ biết được rằng ông Hunter Biden đã nhận hàng triệu dollar từ các công dân ngoại quốc ở Romania, Trung Quốc, và Ukraine.

Tiết lộ các cáo buộc này, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Jason Smith (Dân Chủ-Missouri) nói rằng ông Hunter Biden đã không báo cáo hơn 2 triệu USD thu nhập từ các nguồn ngoại quốc, một phần trong số hơn 17 triệu USD mà ông Hunter Biden được cho là đã nhận.

Nhà lập pháp này cũng đã đệ trình một bản góp ý thân hữu của tòa án (amicus brief) (pdf) hôm 25/07 lên Tòa án Địa hạt Liên bang để khuyến khích thẩm phán bác bỏ thỏa thuận mà ông Hunter Biden đã đạt được với các công tố viên.

Trong bản góp ý, ông Smith đã trích dẫn lời khai của hai điều tra viên Sở Thuế vụ. Những người tố cáo này cho rằng con trai của Tổng thống Biden đã nhận được sự ưu ái từ Bộ Tư pháp, khiến nhà lập pháp này yêu cầu thẩm phán xem xét lời khai đó khi quyết định có chấp thuận thỏa thuận nhận tội hay không.

Ông Smith nói trong bản góp ý của mình rằng ông “đã được biết bị cáo này dường như đã được hưởng lợi từ sự can thiệp chính trị. Điều này đặt ra câu hỏi về tính đúng đắn của cuộc điều tra của Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ.”

Cuối cùng, IRS đã đề nghị ba cáo buộc đối với ông Hunter Biden: tội cố ý không đóng thuế hoặc trốn thuế, tội gian lận hoặc khai man, và tội cố ý không nộp tờ khai, cung cấp thông tin, hoặc đóng thuế.

Bản góp ý của ông Smith nêu ra mối lo ngại rằng những cáo buộc đó được cho là không đủ để phản ánh hành vi của ông Hunter Biden. Một số thành viên Đảng Cộng Hòa đã lên tiếng công kích thỏa thuận nhận tội này là một “thỏa thuận ưu ái.”

Vân Sa biên dịch

Sau khi ông Hunter Biden bị điều tra, một người bạn của ông đến làm việc cho bên công tố
Ông Hunter Biden đến nâng cốc chúc mừng trong một buổi Quốc yến để vinh danh thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại Toà Bạch Ốc hôm 22/06/2023. (Ảnh: Stefani Reynolds/AFP qua Getty Images)
Zachary Stieber

Thứ năm, 27/07/2023
Văn phòng biện lý Hoa Kỳ điều tra ông Hunter Biden, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, đã thuê một người bạn của ông Hunter sau khi cuộc điều tra này bắt đầu.

Theo thông tin trên Linkedln, ông Alexander Mackler, người từng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau cho gia đình Biden trong nhiều năm, đã làm việc cho Văn phòng Biện lý Hoa Kỳ quận Delaware vào năm 2019.

Theo thông tin mà người tố cáo của IRS là ông Joseph Zeigler nói với các nhà lập pháp trong một cuộc thẩm vấn gần đây (pdf), cũng chính văn phòng này đã khởi xướng cuộc điều tra ông Hunter Biden — con trai tổng thống — hồi tháng 01/2019, khoảng hai tháng sau khi IRS bắt đầu điều tra ông.

Một phát ngôn viên của văn phòng biện lý Hoa Kỳ nói trên, một cơ quan thuộc Bộ Tư pháp (DOJ) và do ông David Weiss đứng đầu, đã không hồi âm khi được đề nghị bình luận về việc này.

Ông Michael Chamberlain, giám đốc của tổ chức Protect the Public’s Trust, chia sẻ với The Epoch Times qua thư điện tử: “Tôi không thể tưởng tượng được rằng một văn phòng biện lý Hoa Kỳ lại cho phép một người rất thân thiết với mục tiêu của một cuộc điều tra tham gia vào vụ án này. Nhưng theo lời khai của người tố cáo cho thấy những bất thường trong cách quản lý vụ án này, thật đáng buồn là không nằm ngoài khả năng đó.”

Ông Chamberlain nói thêm: “Về vấn đề này, DOJ nợ người dân Mỹ rất nhiều sự minh bạch hơn nữa.”

Ông Alexander Mackler trong một hình ảnh không ghi ngày tháng. (Ảnh: LinkedIn)
Đảm nhận nhiều chức vụ chồng chéo cho gia đình Biden

Hồi năm 2007 và năm 2008, ông Mackler làm việc cho văn phòng của ông Joe Biden, khi đó ông Joe Biden vẫn còn là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Năm 2010, ông là người quản lý chiến dịch cho ông Beau Biden, một người con trai khác của ông Joe Biden. Theo bản tóm tắt cá nhân, từ tháng 09/2014 đến tháng 08/2016 ông trở thành phó cố vấn cho phó tổng thống đương thời Joe Biden; cũng vào tháng 08/2016, ông bắt đầu làm việc ở văn phòng biện lý Hoa Kỳ.

Các thư điện tử từ một máy điện toán xách tay mà FBI đã xác thực là của ông Hunter Biden cho thấy rằng, vào tháng 09/2016, ông Mackler đang làm việc cho gia đình Biden, bao gồm cả việc giúp xem xét một tuyên bố chính thức công bố một viện nghiên cứu Biden tại Đại học Delaware. Ông ấy cũng nói với ông Hunter Biden rằng một khi mọi người thôi giữ các chức vụ công, thì “họ có thể làm hầu hết mọi thứ họ muốn và nhận tiền từ hầu như bất kỳ ai mà họ có thể muốn nhận cũng như những người mà bản thân họ thấy phù hợp.”

Theo các thư điện tử, ông Mackler thường trao đổi thư từ với ông Hunter Biden cũng như các doanh nhân từng làm việc với ông ấy. Trong một tin nhắn hồi năm 2018, khi đang làm việc tại văn phòng biện lý Hoa Kỳ, ông Mackler đã mô tả ông Hunter Biden như một “người anh em” và trong các tin nhắn, ông Mackler nói với ông Hunter rằng ông yêu quý ông ấy.

Các hồ sơ tòa án cũng cho thấy ông Mackler đã cùng với bà Lesley Wolf (một công tố viên khác ở Delaware) đã khởi tố ít nhất một vụ án. Theo những người tố cáo, bà Wolf đã ngăn chặn các nhà điều tra truy cập nội dung máy điện toán xách tay nói trên.

Ông Mackler đã không trả lời các yêu cầu bình luận được gửi qua LinkedIn và tới Sở Tư pháp Delaware, nơi ông hiện đang làm phó tổng chưởng lý dưới quyền Tổng Chưởng lý Delaware Kathy Jennings, một người lâu nay ủng hộ ông Joe Biden.
Những mối quan tâm về cuộc điều tra

Ông Weiss, người được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, trên danh nghĩa là người đứng đầu cuộc điều tra ông Hunter Biden. Hôm 23/06, Tổng Chưởng lý Merrick Garland, người được ông Joe Biden bổ nhiệm, nói với các phóng viên rằng ông Weiss “được phép đưa ra một quyết định truy tố theo bất kỳ cách nào mà ông ấy muốn và tại bất kỳ khu vực nào mà ông ấy muốn.”

Nhưng những người tố cáo đã phản bác ý kiến đó khi chỉ ra các ghi chú từ một cuộc họp mà các điều tra viên từ IRS và ông Weiss đã tham gia.

Theo các ghi chú mà người tố cáo từ IRS Gary Shapley đưa ra, ông Weiss nói rằng ông không phải là người quyết định liệu có nộp đơn buộc tội hay không, hơn nữa ông cho biết các yêu cầu cáo buộc ở Hoa Thịnh Đốn và California đã bị từ chối.

Ông Darrell Waldon, một quan chức IRS khác, đã chứng thực những ghi chú này. Ông Waldon đã chuyển vấn đề này đến tổng thanh tra Bộ Ngân khố phụ trách việc quản lý thuế.

Tòa nhà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 28/06/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Kế hoạch nhận tội

Theo các công tố viên và luật sư bào chữa, ông Hunter Biden dự định sẽ nhận hai tội liên quan tới việc cố ý không đóng thuế.

Vẫn còn phải xem liệu tòa án liên bang ở Delaware có chấp nhận thỏa thuận nhận tội này hay không, vì điều này vẫn chưa được công khai.

Các công tố viên cũng đã cho phép ông Hunter Biden tham gia một chương trình can thiệp trước khi xét xử với cáo buộc thứ ba, điều được đưa ra vì ông sở hữu một khẩu súng trong khi bản thân là người nghiện ma túy.

Một số chuyên gia pháp lý cho biết nếu ông Hunter Biden thành công trong chương trình chuyển hướng này, thì tội danh đó có thể sẽ được xóa bỏ.
Lời khai sắp tới

Tuần này (24-30/07), Bộ Tư Pháp cho biết ông Weiss đã đồng ý làm chứng trước Hạ viện Hoa Kỳ, nơi đang xem xét cuộc điều tra ông Hunter Biden và việc ông Joe Biden dính líu đến các giao dịch kinh doanh của ông Hunter.

Trợ lý Tổng Chưởng lý Carlos Felipe Uriarte nói với dân biểu Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio) rằng ông Weiss có thể làm chứng sau kỳ nghỉ Quốc hội, dự kiến bắt đầu từ cuối tháng Bảy và kéo dài đến ngày 04/09.

Theo Dân biểu James Comer (Cộng Hòa -Kentucky) và luật sư Matthew Schwartz của ông Archer, ông Devon Archer, một cộng sự kinh doanh lâu năm của ông Hunter Biden, dự kiến sẽ tham gia một cuộc thẩm vấn được ghi chép vào ngày 31/07.

Luật sư Matthew Schwartz chia sẻ với The Epoch Times trong một thư điện tử rằng ông Archer đã trả lời các câu hỏi từ một đại bồi thẩm đoàn liên bang, Bộ Tư pháp, và các cơ quan chính phủ khác.

Theo ông Schwartz, những cơ quan này đang điều tra “gia đình Biden.”

Vân Sa biên dịch
MHP

Không có nhận xét nào: