Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

Giới Thiệu Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH – Tại Bắc Cali và Kính Chuyển Tin Quốc Tế & Việt Nam Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tin Người Việt Khắp Nơi
BAN TỔ CHỨC ĐẠI NHẠC HỘI Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Bắc Cali - P.O.Box 51099, San Jose, CA 95151 - E-Mail: camonanhtpb@gmail.com
THƯ MỜI HỌP
v/v Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Bắc Cali
Kính gởi: - Quý Tổ Chức, Hội Đoàn
-Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí
- Quý Chiến Hữu và Đồng Hương
- Quý Anh Chị Em Thiện Nguyện Viên
<!>
Kính thưa Quý vị,

Để chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH -Bắc Cali vào Chủ Nhật, ngày 30 tháng 7 năm 2023 sắp tới tại San Jose, chúng tôi trân trọng kính mời Quý vị bỏ chút thì giờ vui lòng đến tham dự buổi họp nhằm tường trình và kiện toàn công việc tổ chức.

• Thời gian: Chủ Nhật, ngày 23 tháng 7 năm 2023 – từ 9.30am – 12.30pm
• Địa điểm: Tully Library, 880 Tully Road, San Jose, CA 95111

Vì tính chất quan trọng của buổi họp, chúng tôi ước mong sự hưởng ứng tham dự đông đủ của Quý vị. Đặc biệt đối với các tổ chức, hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí và các anh chị em thiện nguyện viên đã ghi danh hỗ trợ hoặc đã nhận nhiệm vụ đối với Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh -Bắc Cali như đã phổ biến qua thông báo trước đây.

Sự hiện diện của Quý vị không những để tiếp tay hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm với Ban Tổ Chức, mà còn thể hiện mối quan tâm đối với tình trạng anh em Thương Phế Binh đang trong hoàn cảnh khốn khó tại quê nhà.

Trân trọng,
San Jose, ngày 10 tháng 7 năm 2023
TM /Ban Tổ Chức
Hoàng Kính

* Điện thoại liên lạc: -Hoàng Kính: (510) 798-7726 - Lê Văn Chính (510)207-6920 - Tôn Nữ Phượng Cát: (408) 823-8854
– Hoàng Anh -Phương: (510)648- 9555 - Nguyễn Văn Tám: ( 408) 425 – 5924 - Lê Bá Nghê:: (408)464-5347 -
- Bùi Phước Ty: (510)541-6500 - Đặng Thị Nhàn: ( 408) 674-7794 - Hoàng Thưởng: (408) 219-4334 Nguyễn Khắc Chương: (510) 499 -5823



Lời Chúc Thành Công!

Cảm tạ BTC đã gởi poster thông báo. Đây là việc làm thật ý nghĩa, nhất là chúng ta, không còn bao nhiêu cơ hội, giúp các mảnh đời khốn khổ “cuối tầng địa ngục!” này. Hân hạnh được góp tay quảng bá và sẽ kêu gọi Quý Ân Nhân yểm trợ.

Hoan Hô! Kính Chúc Quý Anh Chị Trong BTC Thành Công!


Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 16 Thành Công! Thu Sơ Khởi Gần 220 Ngàn Mỹ Mỹ Kim, Con Số Càng Tăng Cao Trong Những Ngày Tới!

(Lâm Hoài Thạch/NV)

– Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) kỳ 16 khai mạc từ 10 giờ sáng Chủ Nhật, 9 Tháng Bảy, tại QD Venue, thành phố Westminster, và đến khi chương trình kết thúc lúc 7 giờ tối, ban tổ chức cho biết đã nhận được quyên góp khoảng $217,753, đồng thời chương trình vẫn đang tiếp tục nhận sự đóng góp của đồng hương tại Hoa Kỳ và khắp thế giới.


(Hình: Ban văn nghệ Lực Lượng Đặc Biệt đồng ca bài “Chiến Sĩ Vô Danh.”)

Đại nhạc hội do Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH tổ chức với sự hợp tác của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ cùng sự hỗ trợ của nhiều đoàn thể khác.

Mục đích của Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 16 nhằm vinh danh người chiến sĩ VNCH, và gây quỹ giúp thương phế binh và quả phụ VNCH đang sống ở quê nhà.

Chương trình văn nghệ với sự đóng góp của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Lực Lượng Đặc Biệt, Hội Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, và còn nhiều hội khác.


(Hình: Ca sĩ Mai Vy (trái) nhận quyên góp của đồng hương.)

Đại nhạc hội có sự góp mặt của lực lượng ca nghệ sĩ hùng hậu như Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Hương Thủy, Mai Vy, Mai Thanh Thúy, Phượng Linh, Kha Hồng Nhung, Mỹ Lan, Trần Anh Chí, Đặng Hà Duy, Gia Huy, Đặng Vũ, Hoàng Sỹ Phú, Nguyễn Đức Đạt, Đình Đại, Mê Linh, Phong Dinh, Thúy Anh, Đào Anh Tuấn, Huy Tuấn, Phan Rick Nguyễn, Jennifer Ngô, Ngọc Vy, Bá Cơ, Mary Đỗ, Phillip Nam và Cẩm Thu, cùng hai ban nhạc Quốc Thắng và Hoàng Nghĩa.

Chương trình được Little Saigon TV 56.10 (Orange County, California), Saigon TV 57.5 (Orange County, California); VietTV Network (Houston, Texas); VietBay TV 24.5 (San Jose, California)… trực tiếp thu hình.


(Hình: Ca sĩ Trang Thanh Lan (trái) và Phương Hồng Quế song ca bài “Em Hậu Phương, Anh Tiền Tuyến.”)

Bà Nguyễn Thanh Thủy, hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, kiêm trưởng ban tổ chức, nói trong diễn văn khai mạc: “Kể từ 2019, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH đã cùng với các anh chị em cựu quân, cán, chính VNCH; các hội đoàn cựu học sinh; cựu sinh viên; vài đài truyền hình với các ca nghệ sĩ… Tất cả đã đóng góp công sức thực hiện những buổi văn nghệ gây quỹ, hầu có phương tiện để chia sẻ nỗi đau thương của các thương phế binh VNCH tại quê nhà.”

“Những hình ảnh già nua còm cõi, thân xác xanh xao bệnh tật, nhưng các anh vẫn cố gắng gửi đến hội nhưng lá thư để yêu cầu cứu giúp qua bưu điện, qua email, hay qua điện thoại. Hội xin thiết tha mong mỏi quý vị đang có cuộc sống đầy đủ tại đất nước tự do, xin nhủ lòng thương xót nhịn bớt chút đỉnh chi tiêu để giúp đỡ các thương phế binh VNCH đã hy sinh xương máu cho chúng ta được như ngày hôm nay,” bà hội trưởng nói tiếp.


(Hình: Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH đồng ca bài “Cám Ơn Anh.”)

Bà Nguyễn Thanh Thủy cho hay: “Nhân dịp có một số thắc mắc từ đồng hương do hội nhận được về vài vấn đề đã gây hiểu lầm trong các cộng đồng tị nạn, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH xin trân trọng minh định như sau:

1-Kể từ ngày 22 Tháng Năm, 2019, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH đã chính thức không còn hợp tác với đài truyền hình SBTN, và thực tế đã chấm dứt mọi liên hệ dưới bất kỳ hình thức nào với đài SBTN.

2-Kể từ ngày 9 Tháng Tám, 2018, hội đã đồng ý để ông Nam Lộc thôi hợp tác với hội theo đơn xin từ nhiệm của ông với lý do không có thì giờ, vì quá bận việc với tổ chức VOICE ở Thái Lan và giúp đỡ con mới ra trường mở văn phòng. Do đó, bắt đầu từ ngày 9 Tháng Tám, 2018, ông Nam Lộc không còn là cố vấn của hội và đã chấm dứt mọi liên hệ với hội, đặc biệt liên quan đến thương phế binh.

3-Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH là một hội bất vụ lợi (Non-Profit) số 314-1107-EIN 26-4499-492, với tên Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh No. 6,325,259; và tên Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH No. 6, 325, 268 theo giấy phép ký ngày 20 Tháng Tư, 2021.”


(Hình: Bà Nguyễn Thanh Thủy (thứ năm từ trái) và các cựu quân nhân VNCH. )

Trong số quan khách đến dự, Dân Biểu Trí Tạ (Địa Hạt 70) bày tỏ: “Chúng tôi hiện diện hôm nay để ủng hộ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, nhằm cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH tại quê nhà. Đây là việc làm có ý nghĩa của đồng hương tại hải ngoại đối với những cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH trong tinh thần ‘lá lành đùm lá rách.’ Xin cám ơn ban tổ chức và tất cả đồng hương tại hải ngoại đã duy trì truyền thống này trong hơn hai thập niên qua.”

Kỹ Sư Tạ Trung, chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, chia sẻ: “Hiện nay, vẫn còn rất nhiều thương phế binh VNCH đang sống tại quê nhà, và cũng đã có nhiều người đã chết vì bệnh hoạn, già yếu. Số anh em còn lại sống rất khốn khổ, vì họ là những thương binh tàn tật cụt mất tay chân, hay mù lòa không thể đi làm để mưu sinh. Vì thế, chúng ta may mắn được sống tại hải ngoại, thì chúng ta có bổn phận phải cứu giúp họ, bằng cách là đến ủng hộ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh VNCH.”


(Hình: Đồng hương đến dự.)

Trong số đồng hương đến dự, Trưởng Hướng Đạo Hồ Đăng tâm tình: “Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam luôn trân quý lá cờ vàng ba sọc đỏ và tri ân sự hy sinh các các chiến sĩ VNCH. Riêng cá nhân tôi rất cảm phục tinh thần dấn thân tích cực của ban tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 16.”

Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân, giám đốc Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, nói: “Tôi có lời kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại nên tích cực ủng hộ chương trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh được tổ chức hằng năm. Vì sau cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam, chúng ta đã mang ơn các cựu chiến sĩ VNCH rất nhiều, nhất là những người thương phế binh VNCH đang còn sống cực khổ tại quê nhà, và họ rất cần sự giúp đỡ của chúng ta.”

Mọi cứu trợ, chi phiếu xin đề: Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 16, hoặc qua Zelle – Paypal – Credit Card, xin gởi về P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799, điện thoại (714) 837-5998, (714) 371-7967; (888) 333-9030. [qd]


Tin Vui: Nhà hoạt động nhân quyền, Ông Châu Văn Khảm được Việt Nam thả trên cơ sở ‘nhân đạo!’ về Úc!


(Hình: Ông Châu Văn Khảm (giữa), phu nhân, và Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Australia Chris Bowen, ngày 11/7/2023.)

-Nhà hoạt động nhân quyền Châu Văn Khảm vừa được chính quyền Việt Nam phóng thích sau 4 năm rưỡi tù và ông đã đoàn tụ với gia đình và bạn bè ở Sydney, Australia sáng nay (11/7), một đại diện của tổ chức Việt Tân cho VOA biết.

Ông Khảm, công dân Úc, 74 tuổi, thành viên của tổ chức Việt Tân, bị chính quyền Việt Nam bắt giam hồi năm 2019 và bị tuyên án 12 năm tù vì tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền" theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện của Việt Tân tại Úc Châu, nói với VOA hôm 11/7:

“Đây quả là một tin rất mừng, không những cho gia đình ông Châu Văn Khảm, mà cho toàn thể đồng hương ở khắp nơi, tại Úc Châu cũng như trên thế giới”.

Trao đổi với VOA, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia hôm 11/7 dẫn phát biểu của Thủ tướng Australia Anthony Albanese khi đang công du Đức nói: “Australia rất hoan nghênh việc trả tự do cho Châu Văn Khảm. Đây là vấn đề mà tôi đã nêu ra trong chuyến thăm Việt Nam, đó là một chuyến thăm rất mang tính xây dựng. Và tôi cảm ơn những người bạn của chúng tôi ở Việt Nam đã lắng nghe và đồng ý trong chuyến thăm của tôi để điều này xảy ra”.

“Đây là một ví dụ về cách tham gia một cách xây dựng đạt được kết quả vì lợi ích quốc gia của Úc”, ông Albanese cho biết thêm.

Trước đó, Quyền Thủ tướng Úc Richard Marles cũng hoan nghênh việc ông Khảm được trả tự do và cảm ơn chính phủ Việt Nam.

“Điều này được thực hiện trên cơ sở nhân đạo và trên tinh thần hữu nghị giữa Australia và Việt Nam,” ông Marles nói sáng nay.

“Đây là kết quả của sự vận động thận trọng từ phía chính phủ Australia với chính phủ Việt Nam trong nhiều tháng nay, bao gồm cả chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Việt Nam vào tháng 6”.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị bình luận về việc phóng thích ông Khảm, nhưng chưa được phản hồi.

Gia đình đề nghị Toàn quyền Australia nêu vụ ông Châu Văn Khảm trong chuyến thăm Việt Nam

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong cho biết thêm:

“Phải nói rằng trong suốt thời gian hơn 4 năm vừa qua, Bộ Ngoại giao Úc và Chính phủ Úc đã liên tục và đắc lực, đã nêu vấn đề của ông Châu Văn Khảm hơn 80 lần trong nhiều lần gặp gỡ khác nhau. Và mới đây nhất khi Thủ tướng Úc Anthony Albanese đi Việt Nam cũng đã nêu vấn đề này với cấp cao nhất ở Việt Nam để vận động cho ông Châu Văn Khảm.”

Bà Trang Châu, vợ ông Châu Văn Khảm, nói với đài ABC rằng đã hơn 4 năm rưỡi gia đình không được thăm gặp ông.

Bà cảm ơn chính phủ Úc đã đưa ông về nước.

“Hôm nay tôi rất vui… Chồng tôi đã về nhà, [anh ấy] hạnh phúc và khỏe mạnh,” bà nói.

“Chúng tôi rất vui mừng cho gia đình ông Châu Văn Khảm và ghi nhận những nỗ lực thành công của chính phủ Australia ở các cấp cao nhất để bảo đảm việc trả tự do cho ông ấy. Ông Châu Văn Khảm chỉ là một trong số hơn 150 tù nhân chính trị ở Việt Nam, bị giam giữ vì những hành vi tự do ngôn luận ôn hòa”, bà Elaine Pearson, Giám đốc Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trong một thông cáo hôm 11/7.

Hồi năm ngoái, nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của LHQ (UNWGAD) đưa ra ý kiến về trường hợp của tù nhân chính trị Châu Văn Khảm, nói rằng việc giam giữ ông Khảm là “tùy tiện” và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.

Nhóm này nói rằng việc cáo buộc ông Khảm là không có cơ sở pháp lý, “lẽ ra ông không phải bị kết án” và rằng việc bắt giam, kết án ông đã vi phạm các chuẩn mực và công ước quốc tế mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.

Trong khi đó văn thư phản hồi ngày 1/3/2022 của chính quyền Việt Nam nói rằng “ông Văn Khảm đã bị bắt vì ông ấy đã vi phạm luật pháp của Việt Nam chứ không phải vì “quan điểm dân chủ” của ông ấy”.

Chính phủ Việt Nam lập luận rằng tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (còn gọi là Việt Tân) không phải là “một tổ chức ôn hòa ủng hộ cải cách dân chủ”, mà là “một tổ chức khủng bố”.

“Mục tiêu của tổ chức này được cho là nhằm lật đổ Việt Nam sử dụng nhiều phương pháp, bao gồm các hoạt động nổi loạn và đe dọa trực tiếp đến an ninh, an toàn quốc gia và trật tự công cộng”, phía Việt Nam cho biết thêm.

Tổ chức Việt Tân có trụ sở ở Mỹ đã phản bác các cáo buộc của chính phủ Việt Nam


Kỷ lục hiếm thấy! Một ông gốc Việt, ở thành phố San Jose, bị tố cáo rửa tiền, trên 18 triệu! bòn rút được cho mình, trên hàng triệu Mỹ kim!


-Nam Lê góp phần che giấu nhiều triệu Mỹ kim tiền lương khỏi đóng thuế và bảo hiểm thất nghiệp cho hai công ty Atlas Private Security của Foster và VP Security, trụ sở tại San Jose, trong đó có khoảng $18 triệu của Atlas để bòn rút được $1.13 triệu tiền mặt cho những kẻ đồng lõa chia chác.

Nam Lê, 52 tuổi, cư ngụ tại San Jose, bị cáo tội rửa tiền hàng triệu đôla bằng sổ lương cho hai công ty dịch vụ giữ an ninh, hôm Thứ Hai, 3 Tháng Bảy, đã cam kết không tranh cãi về cáo trạng.

Một trong hai công ty Nam giúp đỡ rửa tiền do Robert Foster, một cựu cảnh sát viên San Jose điều hành; ông này đang thọ án ba năm tù vì bóc lột nhân viên và gian lận thuế cũng như bảo hiểm thất nghiệp.

Theo cáo trạng từ văn phòng công tố Quận Santa Clara, Nam góp phần che giấu nhiều triệu Mỹ kim tiền lương khỏi đóng thuế và bảo hiểm thất nghiệp cho hai công ty Atlas Private Security của Foster và VP Security, trụ sở tại San Jose, trong đó có khoảng $18 triệu của Atlas để bòn rút được $1.13 triệu tiền mặt cho những kẻ đồng lõa chia chác.

Nam được chia phân nửa số tiền bòn rút được, theo cáo trạng. Cứ mỗi đôla che giấu được cho mỗi giờ nhân viên làm việc trên sổ lương, Nam được trả 50 cent.

Nhân viên của Atlas bị bóc lột hầu hết thuộc thành phần sắc tộc thiểu số. Foster và đồng bọn khai báo bớt số giờ làm việc và tiền lương phụ trội làm thêm giờ của nhân viên, trả tiền mặt cho nhân viên, và không trình báo chính xác các tai nạn lao động, theo cáo trạng ghi nhận. Điều này khiến cho công ty Atlas bớt được tiền bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp, và các loại thuế.

Nhân viên của Atlas được Defense Protection Group, là công ty của Nam, trả lương. Họ không được biết số giờ làm, mức lương, hay lịch trình làm việc. Công ty của Nam giúp chuyển tiền từ Atlas qua để nhóm của Foster trốn thuế và chi phí các loại bảo hiểm, cũng như khỏi trả lương phụ trội cho nhân viên làm thêm giờ.

Foster phải trả $1.13 triệu cho công ty bảo hiểm Everest National Insurance và Sở Phát Triển Việc Làm EDD trước khi bị tuyên án.

Tòa sẽ tuyên án bị can Nam Lê vào năm tới.


Biến Chuyển Thời Cuộc Đang Được Chú ý Nhất: Chung Quanh Thượng Đỉnh Nato!

Ba Lan Tái Khẳng Định Ủng Hộ Ukraine Gia Nhập NATO


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda tại lễ tưởng niệm các nạn nhân của Ðệ nhị Thế chiến ở Lutsk, Ukraine, ngày 9/7/2023.)

-Ba Lan và Ukraine chọn thành phố Lutsk, biểu tượng cho lịch sử thời Ðệ nhị Thế chiến giữa hai nước, để thể hiện tinh thần “đoàn kết, cùng nhau sát cánh chống một kẻ thù chung”.

Tại lễ “tưởng niệm các nạn nhân trong vùng Volhynie” ngày 9/7/2023, Tổng thống Ba Lan tái khẳng định ủng hộ Ukraine gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thượng đỉnh Vilnius ngày 11 và 12/7. Thông tín viên Martin Chabal của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại thủ đô Warsaw của Ba Lan cho biết thêm:

“Tổng thống Ba Lan đến Ukraine trước khi lên đường đến Lithuania tham dự thượng đỉnh Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các nước thành viên có thể sẽ thảo luận trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư về liên minh với Kyiv và khả năng Ukraine gia nhập khối.

Phái đoàn Ba Lan đã đến Lutsk, thành phố nằm bên trong đường biên giới Ba Lan trong thời gian dài. Tại đây, dân quân Ukraine đã sát hại vài chục ngàn người Ba Lan trong Ðệ nhị Thế chiến. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nhân dịp tưởng niệm 80 năm các vụ thảm sát để một lần nữa khẳng định tình hữu nghị lớn với Ukraine.

Bời vì không phải ngẫu nhiên mà Ba Lan và Ukraine cùng tham gia lễ tưởng niệm này. Các vụ thảm sát người Ba Lan ở vùng Volhynie là một vết thương sâu, đôi khi vẫn gây căng thẳng giữa Kyiv và Warsaw, dù cả hai bên tỏ ra rất thân nhau từ một năm qua.

Cho dù chủ đề thượng đỉnh NATO được đề cập ngắn gọn, theo ông Volodymyr Zelensky, nhưng Tổng thống Ukraine xác nhận rằng các cuộc thảo luận đó rất cụ thể và Ba Lan sẽ ủng hộ Ukraine để đạt được “kết quả tốt nhất cho Kyiv”.

Dù không một chi tiết nào được tiết lộ nhưng chắc chắn là sẽ có những yêu cầu mới về cung cấp thiết bị để hỗ trợ cho cuộc phản công của Ukraine”.

Ngày 10/7, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh cảnh cáo việc kết nạp Ukraine vào NATO “sẽ gây ra những hậu quả rất tiêu cực cho cấu trúc an ninh Âu Châu”. Trả lời báo giới, ông Dmitri Peskov lên án “một mối đe dọa” đối với Nga, buộc Nga phải có “phản ứng rõ ràng và cứng rắn”.


NATO Cam Kết Nhận Ukraine Làm Thành Viên


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy (trái) gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Kyiv ngày 20/4/2023.)

-Người đứng đầu Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 7/7 loan báo liên minh quân sự này sẽ thống nhất tại một hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới về cách đưa Kyiv đến gần hơn với việc gia nhập NATO, trong khi Tổng thống Ukraine nỗ lực kêu gọi ủng hộ Ukraine vào NATO trong chuyến công du một số nước NATO.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đến thăm Cộng hòa Czech và Slovakia một ngày sau khi tới Bảo Gia Lợi và dự kiến sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ sau đó trong ngày 7/7.

Tại Prague, ông đã giành được cam kết ủng hộ Ukraine gia nhập NATO “ngay khi chiến tranh (với Nga) kết thúc” và tại Sofia ông đã giành được sự ủng hộ để trở thành thành viên “ngay khi các điều kiện cho phép”.

Slovakia nói câu hỏi về tư cách thành viên của Kyiv là “khi nào” chứ không phải là “được hay không”.

Tại một cuộc họp báo ở Bratislava, ông Zelenskyy nói ông mong đợi sự thống nhất giữa các quốc gia thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh ngày 11-12 tháng 7 ở Vilnius và muốn các bước cụ thể đối với việc gia nhập liên minh của Ukraine.

“Có sức mạnh trong sự thống nhất của NATO”, ông nói, thêm rằng những câu hỏi chưa quyết định về tương lai của Ukraine trong NATO và tư cách thành viên đang chờ giải quyết của Thụy Điển là “mối đe dọa đối với sức mạnh của liên minh”.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ những gì Ukraine sẽ được trao tại thủ đô của Lithuania. Liên minh bị chia rẽ về việc Ukraine nên tiến tới tư cách thành viên nhanh chóng như thế nào và một số quốc gia cảnh giác với bất kỳ bước đi nào có thể đưa NATO đến gần hơn chiến tranh với Nga.

Ông Zelenskyy thừa nhận rằng Kyiv khó có thể gia nhập NATO khi đang có chiến tranh với Nga.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tái khẳng định quan điểm của ông rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, ông Stoltenberg nói: “Hội nghị thượng đỉnh của chúng tôi sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng: NATO đoàn kết và sự gây hấn của Nga sẽ không phải không trả giá”.

Tổng thống Slovakia, Zuzana Caputova, cho biết bà kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo ra sự hợp tác chính trị và thực tế sâu sắc hơn với Ukraine, “ví dụ như dưới hình thức thành lập Hội đồng NATO-Ukraine”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn sự mở rộng của NATO về phía biên giới Nga trong hai thập niên qua là lý do khiến ông quyết định gửi hàng chục ngàn quân đến Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Ông đã đe dọa có hành động nếu Ukraine gia nhập NATO.

Thảo Luận ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bất chấp sự tức giận của Nga, Thủ tướng Czech, ông Petr Fiala nói trong một cuộc họp báo với ông Zelenskyy ở Prague rằng ông mong muốn tất cả các đồng minh NATO ủng hộ Ukraine trong nguyện vọng trở thành thành viên.

“Tôi tin rằng tương lai của Ukraine là ở Liên Hiệp Âu Châu, tương lai của Ukraine là ở NATO, và điều này sẽ bảo đảm rằng tình huống như chúng ta đang trải qua ở Âu Châu sẽ không xảy ra nữa”, ông Fiala nói.

Ông Zelenskyy và ông Fiala đã đến thăm đài tưởng niệm dành riêng cho các cuộc biểu tình Cách mạng Nhung năm 1989 của Czechoslovakia nhằm lật đổ chế độ Cộng sản một cách hòa bình. Chủ tịch Hạ viện đã đưa cho ông Zelenskyy một chiếc áo phông đen có dòng chữ “Nga là một quốc gia khủng bố”, một cụm từ trong Nghị quyết Quốc hội năm 2022.

Prague là ủng hộ viên mạnh mẽ của Kyiv, cung cấp viện trợ quân sự và các trợ giúp khác, và ông Fiala hứa hẹn sẽ cung cấp thêm máy bay trực thăng tấn công và hàng trăm ngàn viên đạn đường kính lớn.

Ông Zelenskyy hoan nghênh “gói phòng thủ mới, mạnh mẽ, rất kịp thời” nhưng cho biết cần thêm vũ khí.

“Không có vũ khí tầm xa, không chỉ khó thực hiện nhiệm vụ tấn công mà còn khó thực hiện chiến dịch phòng thủ”, ông nói. “Trước hết, chúng tôi đang nói về các hệ thống tầm xa với Hoa Kỳ và hiện giờ việc này chỉ phụ thuộc vào họ”.

Kyiv nói họ đã giành lại một cụm làng ở miền Nam Ukraine kể từ khi phát động cuộc phản công vào đầu tháng 6, nhưng họ thiếu hỏa lực và Không quân yểm trợ để đạt được tiến bộ nhanh hơn.

Sau cuộc hội đàm ở Prague và Slovakia, ông Zelenskyy dự kiến gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ở Istanbul.

Các viên chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về khả năng gia hạn thỏa thuận ngũ cốc thời chiến cho phép xuất cảng ngũ cốc Ukraine an toàn qua Biển Đen.

Nga, tức giận về các khía cạnh của việc thực hiện thỏa thuận ngũ cốc, đã đe dọa sẽ không cho phép gia hạn thêm sau ngày 17/7.


Ankara Ủng Hộ Thụy Điển Gia Nhập NATO Nếu Liên Hiệp Âu Châu Mở Lại Đàm Phán Kết Nạp Thổ Nhĩ Kỳ


(Hình: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại dinh Tổng thống ở Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 8/11/2022.)

-Ngày 10/7/2023, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan gặp Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristensson tại thủ đô Vilnius của Lithuania. Tại cuộc họp do Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg dàn xếp, ông Erdoğan tuyên bố sẽ ủng hộ Thụy Điển gia nhập Liên minh NATO nhưng với điều kiện Liên Hiệp Âu Châu mở lại các cuộc đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ trước.

Theo ông Erdoğan, hầu hết các nước thành viên NATO cũng là thành viên Liên Hiệp Âu Châu. Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị gia nhập Liên Hiệp Âu Châu từ năm 1999. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán song phương, bắt đầu từ năm 2005, đã bị đình chỉ từ nhiều năm qua do tồn tại nhiều bất đồng giữa hai bên.

Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết cản trở Thụy Điển gia nhập NATO vì muốn Stockholm nhân nhượng nhiều hơn về hồ sơ chống khủng bố Kurdistan, cho dù gần đây, Tổng thống Mỹ không ngừng ủng hộ Thụy Điển. Ông Joe Biden đã điện đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ để bày tỏ mong muốn “đón Thụy Điển vào NATO ngay khi có thể”, theo thông cáo ngày 9/7 của Tòa Bạch Ốc.

Dù Tổng thống Erdoğan công nhận hôm 9/7 là Thụy Điển đã “có những bước đi đúng hướng” chống đảng Lao Động Kurdistan - PKK nhưng ông vẫn cho là chưa đủ.

Thông tín viên RFI Anne Andlauer tại Istanbul cho biết thêm về chiến lược của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ:

Ông Recep Tayyip Erdoğan tiếp tục cáo buộc Thụy Điển bảo vệ những kẻ khủng bố, đặc biệt là để thành viên của đảng Lao Động Kurdistan (PKK) biểu tình, chiêu mộ và gây quỹ tại Thụy Điển. Tổng thống Erdoğan yêu cầu dẫn độ vài chục công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thụy Điển đã nhiều lần nhân nhượng. Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chưa hài lòng. Ông tiếp tục mặc cả chừng nào còn có thể. Ông Erdoğan vẫn nổi tiếng là hay đổi ý và có thói quen ký các thỏa thuận vào phút chót. Cho nên có thể là ông sẽ bỏ quyền phủ quyết. Nhưng sau khi đã đối đầu với Stockholm và các đồng minh suốt một năm trời, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ nhân nhượng khi ông có thể coi việc bật đèn xanh là một thắng lợi ngoại giao cho Ankara.

Cuộc mặc cả này có lợi cho Mạc Tư Khoa, nhưng không ngăn cản ông Erdoğan đưa ra quyết định khiến đồng nhiệm Nga Vladmir Putin tức giận. Thứ Bẩy (08/07), ông đã cho phép nhiều chỉ huy của binh đoàn Azov trở về Ukraine trong khi lẽ ra họ phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi hết chiến tranh.

Sự kiện này minh họa rất rõ cho khoảng cách lớn, thường trực của ông Tayyip Erdoğan giữa Ukraine và Nga, giữa NATO và Nga. Các nước thành viên NATO phải liên tục đối phó với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khó khăn, nhưng cần thiết.


Tổng Thống Mỹ Biden Ghé Anh Quốc Trước Khi Dự Thượng Đỉnh NATO


(Hình: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xuống máy bay Air Force One tại phi trường Stansted, Anh Quốc, ngày 9/7/2023.)

-Hôm 10/7/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden ghé thăm Anh Quốc, trước khi đi dự một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Vilnius của Lithuania, khai mạc ngày 11/7.

Ông Biden đã đến Luân Đôn tối 9/7 và hôm 10/7 hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak và sau đó được vua Charles Đệ Tam tiếp tại lâu đài Windsor, trong bối cảnh đang có bất hòa giữa Hoa Thịnh Ðốn và Luân Đôn, đồng minh thân cận nhất.

Việc Tổng thống Joe Biden không dự lễ đăng quang của vua Charles Đệ Tam, mà cử phu nhân Jill Biden đi thay, đã bị chỉ trích nhiều tại Anh Quốc. Luân Đôn cũng không chấp nhận việc Tổng thống Mỹ chỉ trích cách thức mà chính phủ Anh Quốc giải quyết hồ sơ Bắc Ái Nhĩ Lan kể từ sau Brexit.

Trước chuyến đi này, Tòa Bạch Ốc đã ra thông cáo nhấn mạnh là Tổng thống Biden muốn “tăng cường hơn nữa quan hệ với Anh Quốc”, còn đối với Luân Đôn chuyến thăm của Tổng thống Mỹ “chứng tỏ mối quan hệ vững chắc giữa Hoa Kỳ với Anh Quốc”.

Nhưng trọng tâm chuyến công du Âu Châu lần này của Tổng thống Joe Biden chính là thượng đỉnh NATO tại Vilnius, với hồ sơ tế nhị nhất, đó là việc Ukraine gia nhập khối này. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Loubna Anaki của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

“Về mặt chính thức, đối với Joe Biden, chuyến công du này nhằm thể hiện sự đoàn kết giữa Hoa Kỳ với các nước đồng minh. Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông Jake Sullivan đã tuyên bố: “Cần phải chứng tỏ quyết tâm yểm trợ Kyiv”.

Trong hai ngày tại Vilnius, Tổng thống Biden sẽ hội đàm với lãnh đạo các nước thành viên NATO và sẽ có một bài phát biểu. Nhưng ông sẽ phải trả lời các câu hỏi của những đồng minh, nhất là về quyết định vào tuần trước của Hoa Thịnh Ðốn viện trợ bom chùm cho Kyiv, trong khi đây lại là loại vũ khí mà hơn hai phần ba số thành viên NATO cấm sử dụng.

Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải vận dụng hết tài ngoại giao: Thể hiện sự yểm trợ không lay chuyển đối với Ukraine, nhưng vẫn từ chối cho Kyiv gia nhập NATO vào lúc này, trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn Liên minh Bắc Đại Tây Dương nhanh chóng có lời mời chính thức.

Tỏ ra cứng rắn nhưng vẫn có lời khuyến khích cụ thể về khả năng Ukraine gia nhập NATO trong tương lai, đó chính là thách thức đối với Tổng thống Joe Biden trong chuyến đi này”.


Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh Thảo Luận Về Ukraine Trước Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Luân Đôn, ngày 10/7/2023.)

-Cuộc chiến ở Ukraine sẽ là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự hôm 10/7/2023, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak gặp nhau tại Luân Đôn giữa lúc các đồng minh chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Vilnius, Lithuania, theo VOA News.

Đây sẽ là cuộc họp thứ sáu của các nhà lãnh đạo trong sáu tháng qua. Vào tháng 6, ông Biden đã tiếp đón ông Sunak tại Tòa Bạch Ốc, cam kết thực hiện Tuyên bố Đại Tây Dương để hợp tác về kỹ thuật tiên tiến, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp thế giới.

Ông Biden cũng dự kiến sẽ gặp Vua Charles của Anh hôm 10/7 trước khi tới Vilnius, nơi không có khả năng NATO sẽ chào đón Thụy Điển với tư cách là thành viên thứ 32 do sự phản đối dai dẳng từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong chuyến bay tới Anh, ông Biden có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về một nỗ lực vào phút cuối nhằm mở đường cho việc Ankara đồng ý cho Thụy Điển gia nhập – một quá trình phải được tất cả các thành viên hiện tại nhất trí.

Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan nói với VOA trên chuyên cơ Air Force One đang trên đường tới Luân Đôn: “Tôi không thể mô tả mức độ gần, xa như thế nào, tất cả những gì tôi có thể nói là chúng tôi tin rằng Thụy Điển nên được kết nạp vào NATO càng sớm càng tốt”. Ông nói thêm: “Chúng tôi tin rằng nên có một con đường để làm như vậy”.

Trong thông báo về cuộc điện đàm, Ankara tuyên bố rằng Thụy Điển đã thực hiện một số bước đi đúng hướng nhưng chưa đạt được đủ tiến bộ để hỗ trợ đơn xin gia nhập NATO của Stockholm.

Ankara cáo buộc Thụy Điển quá khoan dung đối với các tổ chức chiến binh người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là các nhóm khủng bố. Theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển đã ban hành các cải cách, bao gồm luật chống khủng bố mới. Ông Erdogan ban đầu cáo buộc Phần Lan thực hiện hành động tương tự, nhưng đã chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Helsinki vào tháng 4.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg mời ông Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson thảo luận về quan điểm của họ tại cuộc họp hôm 10/7 ở Vilnius.

Ông Sullivan nói thêm rằng ông Biden và ông Erdogan đã thảo luận về việc bán F-16, một chủ đề vẫn là điểm nhấn đối với Ankara mặc dù nước này phủ nhận công khai. Trong tuyên bố của mình, Ankara lưu ý rằng ông Erdogan nói “sẽ là sai lầm nếu liên kết việc Thụy Điển gia nhập NATO với việc bán máy bay phản lực F-16”, đồng thời cảm ơn ông Biden vì đã ủng hộ Ankara trong mong muốn mua máy bay chiến đấu.

Các nhà Lập pháp từ cả hai đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các thương vụ bán vũ khí lớn, nhấn mạnh rằng trước tiên Ankara phải từ bỏ sự phản đối việc Thụy Điển gia nhập trước khi thỏa thuận có thể được tiến hành.

Tại cuộc họp kéo dài hai ngày ở Vilnius, các nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm cả việc đưa ra những từ ngữ cuối cùng của một thông cáo thỏa hiệp sẽ báo hiệu cho Kyiv rằng họ đang tiến gần hơn đến tư cách thành viên mà không cần hứa hẹn về việc gia nhập nhanh chóng.

Ông Biden đã nhiều lần nói rằng Ukraine phải thực hiện các cải cách bổ sung để đủ điều kiện trở thành thành viên NATO. Trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình vào tuần trước, ông Biden nói với CNN rằng ông nghĩ còn quá sớm để kêu gọi bỏ phiếu về việc Ukraine gia nhập NATO.


Khối NATO Bị Chia Rẽ Về Vấn Đề Thâu Nhận Ukraine
(Thanh Phương)


(Hình: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, thủ đô của Lithuania ngày 10/7/2023.)

-Trong lịch sử của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), có lẽ chưa bao giờ tổ chức này lại đứng trước một vấn đề nan giải như vậy: Nên hay không nên khởi động ngay từ bây giờ tiến trình thâu nhận Ukraine, một quốc gia đang có chiến tranh với Nga?

Trước cuộc họp thượng đỉnh của khối NATO khai mạc ngày mai tại Vilnius, thủ đô Lithuania, đây là một vấn đề đang gây chia rẽ nặng nề các nước đồng minh, nhất là kể từ cuối tháng 6, Tổng thống Zelensky đã liên tục hối thúc NATO chính thức có lời mời Ukraine gia nhập khối này.

Thật ra thì vào năm 2008, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bucarest, NATO đã chấp nhận là trong tương lai Ukraine sẽ được gia nhập khối này. Nhưng lúc đó lãnh đạo các nước thành viên đã không phê chuẩn “Kế hoạch Hành động để trở thành Thành viên” (Membership Action Plan - MAP), một kiểu lộ trình để đưa Ukraine tiến gần đến NATO.

Trong khuôn khổ kế hoạch MAP, các nước ứng viên phải chứng minh đáp ứng được những tiêu chuẩn về kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời chứng minh là có đủ khả năng đóng góp về mặt quân sự cho Liên minh. Kể từ năm 1999, nhiều nước xin gia nhập NATO, nhất là các nước thuộc khối Cộng sản cũ ở Đông Âu, đã thực thi kế hoạch đó, cho dù đây không phải là điều bắt buộc. Riêng Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập nhưng đã hợp tác với NATO từ lâu, thì đã được mời gia nhập Liên minh mà không cần phải theo đúng kế hoạch MAP.

Ngày càng có nhiều nước thành viên như Anh Quốc đang vận động để Ukraine được kết nạp vào NATO mà không cần thực thi kế hoạch MAP. Làm như vậy, khối NATO không cần phải khởi động ngay tiến trình kết nạp chính thức, hoặc công bố một lộ trình cụ thể cho Ukraine. Hơn nữa, kể từ khi bị Nga xâm lược, quân đội Ukraine được xem là đã vượt qua những giai đoạn quan trọng để đáp ứng các tiêu chuẩn của Liên minh. Phương Tây thì cũng đang huấn luyện binh lính Ukraine theo các chuẩn mực của NATO, đồng thời viện trợ cho Kyiv ngày càng nhiều vũ khí tối tân, số vũ khí thời Liên Xô của Ukraine ngày càng ít đi.

Một số thành viên Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, muốn là một lộ trình cho việc kết nạp Ukraine được công bố ngay từ thượng đỉnh của Liên minh lần này. Ngay cả nước Pháp cũng đã thay đổi ý kiến. Cho đến tháng 12 năm 2022, Tổng thống Emmanuel Macron vẫn còn loại trừ khả năng kết nạp Ukraine. Nhưng hôm 28/06 vừa qua, cũng chính ông Macron đã kêu gọi “xác định một con đường để cụ thể hóa việc Ukraine gia nhập NATO”.

Nhưng một số thành viên khác như Hoa Kỳ và Đức sợ rằng quyết định như vậy sẽ đẩy khối NATO tiến gần đến một cuộc chiến tranh với Nga. Tổng thống Joe Biden khi trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Mỹ CNN hôm qua đã tuyên bố: “Tôi không nghĩ là nước này sẵn sàng để gia nhập NATO. Tôi không nghĩ là có một sự nhất trí trong NATO để thâu nhận Ukraine giữa lúc đang có xung đột. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ có chiến tranh với Nga”.

Tổng thống Vladimir Putin đã từng lấy cớ khối NATO mở rộng đến biên giới nước Nga để biện minh cho việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Ðiện Cẩm Linh vẫn cho rằng việc mở rộng khối NATO đến biên giới nước Nga là một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng. Tuy các nước phương Tây khẳng định Liên minh Bắc Đại Tây Dương chỉ là một tổ chức mang tính phòng thủ, Mạc Tư Khoa vẫn dọa sẽ có phản ứng để bảo đảm an ninh cho nước Nga trong trường hợp Ukraine được gia nhập NATO. Hôm nay, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitri Peskov cũng vừa tuyên bố là việc Ukraine gia nhập NATO sẽ có những hậu quả “rất tiêu cực” cho an ninh Âu Châu. Phát ngôn viên này một lần nữa nhấn mạnh: “Đây sẽ là một mối đe dọa tuyệt đối đối với nước chúng tôi, buộc chúng tôi phải có một phản ứng rõ ràng và cứng rắn”.

Trong chuyến thăm Kyiv vào tháng 4 vừa qua, Tổng Thư ký khối NATO Jens Stoltenberg tuy công nhận “vị trí chính đáng” của Ukraine chính là trong khối NATO, nhưng nói thêm là không thể nào kết nạp Kyiv khi nào mà xung đột với Nga chưa chấm dứt. Lãnh đạo NATO cũng đã loại trừ khả năng là thượng đỉnh lần này sẽ chính thức có lời mời Ukraine gia nhập. Thật ra thì bản thân Tổng thống Zelensky cuối cùng cũng nhận thấy là Ukraine không thể nào được kết nạp vào NATO khi chiến tranh chưa chấm dứt, nhưng ông vẫn hy vọng thượng đỉnh Vilnius sẽ bắn “một tín hiệu rõ ràng” đến Kyiv.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Ðiện Cẩm Linh: Tổng Thống Nga Đã Gặp Ông Chủ Wagner 5 Ngày Sau “Binh Biến”


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thủ đô Mạc Tư Khoa, ngày 29/6/2023.)

-Lần đầu tiên chính quyền Nga thông báo về việc Tổng thống Vladimir Putin đã gặp Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo công ty lính đánh thuê, ít ngày sau vụ “binh biến” bất thành.

Theo hãng tin Anh Reuters, trả lời báo giới hôm 10/7/2023, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitri Peskov, cho biết Tổng thống Nga đã có một cuộc họp ngày 29/6 với 35 người, trong đó có Prigozhin và nhiều chỉ huy của Wagner. Cuộc họp kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Thông báo được Ðiện Cẩm Linh đưa ra sau khi nhật báo Pháp Libération hôm thứ Sáu (7/7), công bố một bài viết, dựa trên một số nguồn tin tình báo phương Tây, khẳng định Prigozhin bị giam tại Ðiện Cẩm Linh, sau khi đến phủ Tổng thống Nga tham dự một cuộc họp.

Theo phát ngôn viên Dmitri Peskov, một nội dung chính của cuộc họp này là để “Tổng thống đưa ra đánh giá về các hoạt động của công ty (Wagner) trên mặt trận trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt (tại Ukraine), và đưa ra đánh giá của riêng ông về các diễn biến ngày 24/06 (tức về cuộc binh biến bất thành)”.

Trong cuộc họp này, “các chỉ huy quân sự đã trình bày quan điểm của họ về diễn biến (vụ nổi loạn). Tất cả đều nhấn mạnh họ là những người lính trung thành với quân đội, với Tổng thống, với tư lệnh tối cao, đồng thời khẳng định sẵn sàng chiến đấu vì đất mẹ”.

Vụ “binh biến” của ông chủ Wagner, cựu đầu bếp của Tổng thống Nga, chỉ kéo dài chưa đầy 24 tiếng đồng hồ. Nhiều nhà quan sát coi vụ “binh biến” này như thách thức lớn nhất với chế độ Putin kể từ năm 1999. Tuy nhiên, ngay sau đó, Yevgeny Prigozhin đã cho biết vụ nổi loạn hoàn toàn không có mục tiêu lật đổ chính quyền Nga.

Vụ “binh biến” chấm dứt sau một thỏa thuận với trung gian của Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, theo đó, lãnh đạo công ty Wagner sẽ phải lưu trú tại Belarus. Ngày 27/06, tức hai ngày trước cuộc họp nói trên, Tổng thống Belarus khẳng định Yevgeny Prigozhin đã có mặt tại Belarus. Đến ngày 6/8, cũng lãnh đạo Belarus cho biết ông chủ Wagner đã quay trở về Nga.


Bộ Trưởng Quốc Phòng Ukraine Tuyên Bố Chỉ Dùng Bom Chùm Để Giải Phóng Lãnh Thổ!


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov.)

-Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov hoan nghênh quyết định của Mỹ gửi bom chùm đến Kyiv, nói rằng nó sẽ giúp giải phóng lãnh thổ Ukraine nhưng tuyên bố sẽ không dùng bom chùm ở Nga.

Ngày thứ Sáu (7/7/2023), Mỹ loan báo sẽ cung cấp cho Ukraine bom chùm vốn bị cấm bởi nhiều quốc gia để hỗ trợ cuộc phản công chống lại lực lượng Nga chiếm đóng.

Ông Reznikov nói loại bom này sẽ giúp cứu sống binh sĩ Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Ukraine sẽ kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng chúng và trao đổi thông tin với các đối tác của mình.

“Lập trường của chúng tôi là đơn giản - chúng tôi cần giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời và cứu mạng người dân của chúng tôi”, ông Reznikov viết trên Twitter. “Ukraine sẽ chỉ sử dụng loại bom này để giải phóng các vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận của chúng tôi. Bom này sẽ không được sử dụng trên lãnh thổ được công nhận chính thức của Nga”.

Bom chùm bị cấm bởi hơn 100 quốc gia. Chúng thường phóng xuất một số lượng lớn những quả bom nhỏ hơn có thể sát hại bừa bãi trên một khu vực rộng lớn. Những quả bom không phát nổ đề ra mối nguy hiểm trong nhiều thập niên.

Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden, ngày thứ Sáu đưa ra lập luận cho việc cung cấp vũ khí này cho Ukraine để đòi lại lãnh thổ bị chiếm giữ kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2 năm 2022.

“Chúng tôi nhận thức rằng bom chùm tạo ra nguy cơ gây tổn hại cho thường dân từ vật liệu chưa nổ”, ông Sullivan nói với các phóng viên. “Tuy nhiên, cũng có nguy cơ gây tổn hại cho thường dân hết sức to lớn nếu binh lính và xe tăng Nga tràn qua các vị trí của Ukraine, chiếm thêm lãnh thổ Ukraine và khuất phục thêm thường dân Ukraine vì Ukraine không có đủ pháo”, ông nói.

Ông Reznikov nói quân đội sẽ không sử dụng bom chùm trong khu vực đô thị và sẽ chỉ sử dụng chúng “để chọc thủng các tuyến phòng thủ của kẻ thù”.

Nga, Ukraine và Mỹ không ký Công ước về Bom chùm cấm sản xuất, tàng trữ, sử dụng và chuyển giao vũ khí này.


Tư Lệnh Miền Trung của Mỹ: Thủ Lĩnh IS ở Syria Bị Tiêu Diệt Trong Một Cuộc Không Khích


(Hình: Máy bay SU-34 và SU-35 của quân đội Nga thả pháo sáng trên đường bay của máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Không quân Hoa Kỳ, phía dưới bên trái, trên bầu trời Syria, ngày 6/7/2023.)

-Theo VOA News, hôm 9/7/2023, Bộ Tư lệnh miền Trung của Hoa Kỳ cho biết một cuộc không kích của Hoa Kỳ đã giết chết một thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền Đông Syia.

Một tuyên bố của CENTCOM cho biết cuộc không kích giết chết ông Usamah al-Muhajir được tiến hành hôm 7/7.

Tướng Michael “Erik” Kurilla, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Trung của Hoa Kỳ, cho biết: “Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi vẫn cam kết đánh bại IS trên toàn khu vực. “Nhà nước Hồi giáo vẫn là một mối đe dọa, không chỉ đối với khu vực mà còn xa hơn nữa”.

Tuyên bố nói thêm rằng các hoạt động chống lại IS, “cùng với các lực lượng đối tác ở Iraq và Syria, sẽ tiếp tục đánh bại nhóm này”.

CENTCOM cũng cho biết hôm 9/7 rằng không có dấu hiệu nào cho thấy dân thường đã thiệt mạng trong cuộc không kích hôm 7/7. Tuy nhiên, lực lượng liên minh đang đánh giá các báo cáo về một thường dân bị thương.

Trong một tuyên bố, CENTCOM cho biết cuộc tấn công hôm 7/7 nhằm vào IS “được thực hiện bởi chính những chiếc MQ-9 (máy bay không người lái) đã... bị máy bay Nga quấy rối trong một cuộc chạm trán kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ”.

Nga là đồng minh chủ chốt của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm 2014, Nhà nước Hồi giáo đã kiểm soát 1/3 lãnh thổ của Iraq và Syria. Nhóm chiến binh đã bị đánh trả ở cả hai quốc gia, nhưng các chiến binh của họ vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công.


Tổng Thống Uzbekistan, Ông Mirziyoyev Tái Đắc Cử!


(Hình: Tổng thống Uzbekistan, ông Shavkat Mirziyoyev ngày 9/7/2023.)

-Ngày 10/7/2023, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay cử tri ở Uzbekistan đã trao chiến thắng được nhiều người mong đợi cho Tổng thống Shavkat Mirziyoyev. Ông được trở lại văn phòng với gần 90% số phiếu bầu mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối mạnh mẽ nào.

Cuộc bầu cử Tổng thống chớp nhoáng diễn ra chỉ vài tháng sau một cuộc bỏ phiếu khác đã làm thay đổi Hiến pháp của đất nước, mở rộng giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống từ hai nhiệm kỳ 5 năm lên 2 nhiệm kỳ 7 năm.

Nếu không có sự thay đổi này, ông Mirziyoyev sẽ phải rời nhiệm sở vào năm 2026, sau cuộc bầu cử nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai vào năm 2021.

Tuy nhiên, giờ đây, ông có thể bắt đầu lại và tranh cử trong 2 nhiệm kỳ 7 năm, làm tăng khả năng ông có thể tại vị cho đến năm 2037.

Ông Mirziyoyev, 65 tuổi, được bầu lần đầu tiên vào năm 2016 sau cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Islam Karimov, người đã cai trị Uzbekistan từ thời Liên Xô.

Ông Mirziyoyev đã đưa ra một loạt cải cách kể từ khi nhậm chức trong khi vẫn duy trì quan hệ với Nga.


Pháp: Báo Động Về Bạo Lực của Các Nhóm Cực Hữu


(Ảnh:- Stephane De Sakutin, tư liệu: Lãnh đạo cơ quan tình báo Pháp DGSI Nicolas Lerner tại trụ sở DGSI ở Levallois-Perret, Pháp, ngày 5/11/2018.)

-Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Le Monde, được đăng trên mạng hôm 9/7/2023, lãnh đạo Tổng cục An ninh Nội địa của Pháp (DGSI), ông Nicolas Lerner, báo động về mối đe dọa khủng bố tại Pháp, nhất là những hành động bạo lực của các nhóm cực hữu.

Theo ông Nicolas Lerner, nguy cơ khủng bố của các nhóm thánh chiến Hồi giáo đã giảm bớt, nhưng cơ quan DGSI theo dõi ngày càng nhiều những cá nhân cực đoan đang sống tại Âu Châu và Trung Á, bị các tổ chức khủng bố ở Syria hay A Phú Hãn kích động.

Ông Lerner lo ngại về bạo lực của phe cực tả trong các sự việc liên quan đến môi trường. Ông công nhận cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu là “chính đáng”, nhưng phải được tiến hành với những phương tiện “được chấp nhận trong một nền Dân chủ”, chứ không thể là một cái cớ để tấn công vào những biểu tượng của Nhà nước hay tấn công các lực lượng an ninh.

Nhưng đáng ngại nhất hiện này chính là bạo lực từ các nhóm cực hữu đã bùng lên kể từ mùa Xuân năm nay. Lãnh đạo DGSI cho biết từ năm 2017 đến nay, cơ quan tình báo đã ngăn ngận 10 âm mưu khủng bố của phe cực hữu. Các thành viên cực hữu ngày càng cực đoan hơn. Mục tiêu tấn công của họ không còn chỉ là những công dân theo Hồi giáo, Do Thái, mà nay họ nhắm vào cả các Dân biểu, trong có các thị trưởng, đặc biệt thị trưởng những địa phương tiếp nhận những người tị nạn hoặc đang xin tị nạn.

Theo ông Lerner, những hành vi bạo lực cực hữu ngày càng trở nên phổ biến, thường đó là hành động của những các cá nhân riêng lẻ hoặc của những nhóm rất nhỏ. Tổng số thành viên theo xu hướng bạo lực này được ước lượng là khoảng 2.000 người.


Liên Hiệp Âu Châu và Tân Tây Lan Ký Hiệp Định Tự Do Thương Mại


(Hình: Bộ trưởng Thương mại Tân Tây Lan Damien O’Connor (trên màn hình) họp qua video với các viên chức Liên Hiệp Âu Châu tại trụ sở Hội Đồng Âu Châu ở Brussels, Bỉ, ngày 27/6/2023.)

-Ngày 9/7/2023, Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Tân Tây Lan đã ký Hiệp định Tự do Thương mại sau 4 năm đàm phán.

Brussels đặt mục tiêu tăng thêm 30% kim ngạch thương mại song phương trong vòng 10 năm tới. Ngoài ra, Hiệp định còn có một chương liên quan đến “phát triển bền vững”. Đây là lần đầu tiên, một điều khoản như vậy được đưa vào một thỏa thuận của Liên Hiệp Âu Châu. Thông tín viên Jean-Jacques Héry của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại thủ đô Brussels của Bỉ cho biết thêm:

“Thỏa thuận đạt được vào năm 2022 là thành quả của bốn năm đàm phán, đôi lúc rất khó khăn. Ngày 9/7/2023, hai bên hoan nghênh việc ký kết này. Tại Brussels, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula Von der Leyen đánh giá văn bản “đầy tham vọng” và “rất cân đối”. Về phía Tân Tây Lan, Thủ tướng Chris Hipkins nhấn mạnh đến “những lợi ích khổng lồ” cho cả hai bên.

Tân Tây Lan thể hiện mong muốn tìm kiếm thêm đầu ra thương mại, trong khi khoảng 30% tổng xuất cảng của nước này là sang Trung Quốc. Về phần mình, Liên Hiệp Âu Châu muốn tăng cường hiện diện ở Á Châu-Thái Bình Dương do khu vực này hiện trở thành cực quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới.

Cụ thể, Liên Hiệp Âu Châu hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Tân Tây Lan, xuất cảng chủ yếu rượu vang, hoa quả và thịt. Kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 9 tỉ Euro trong năm 2022. Với Hiệp định sẽ giúp hàng xuất cảng Âu Châu giảm khoảng 140 triệu Euro thuế quan hàng năm, Brussels kỳ vọng tăng khối lượng xuất cảng lên thành 4,5 tỉ Euro hàng năm. Song song đó, đầu tư của Liên Hiệp Âu Châu vào Tân Tây Lan có thể sẽ tăng 80%.

Để có hiệu lực hoàn toàn, Hiệp định hiện còn phải chờ được Nghị Viện Âu Châu thông qua và được Tân Tây Lan phê chuẩn”.


Bắc Hàn Dọa Bắn Hạ Máy Bay Do Thám Mỹ Xâm Nhập Không Phận


(Ảnh: Chiến đấu cơ F-18 Super Hornet của Không quân Hoa Kỳ đáp xuống hàng không mẫu hạm USS Nimitz gần Busan, Nam Hàn, ngày 27/3/2023.)

-Hôm 10/7/2023, Bộ Quốc phòng Bắc Hàn tố cáo một phi cơ trinh sát Mỹ “nhiều lần” xâm nhập không phận nước này, và đe dọa sẽ bắn hạ, nếu việc này tái diễn. Hiện tại, bộ chỉ huy quân đội Mỹ đồn trú tại Nam Hàn chưa có phản ứng về thông báo này.

Hãng tin nhà nước Bắc Hàn KCNA dẫn lại thông báo của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này, theo đó, phi cơ do thám Mỹ xâm nhập không phận liên tục trong tám ngày đầu tháng 7/2023 này. Bộ Quốc phòng Bắc Hàn cũng nhắc lại đã từng bắn hạ một số phi cơ Mỹ trên biển hoặc tại vùng biên giới Liên Triều.

Cũng trong thông báo nói trên, Bình Nhưỡng đã lên án kế hoạch khai triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên. Khai triển tàu ngầm mang phi đạn-đạn đạo là một cam kết của chính quyền Mỹ nhân chuyến công du của Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol hồi tháng 4/2023, nhằm tăng cường các biện pháp răn đe với Bắc Hàn. Hôm 10/7, theo Yonhap, tướng John Weidner, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Nam Hàn, cho biết một tàu ngầm nguyên tử sẽ sớm ghé Nam Hàn.

Quan hệ Nam Bắc Hàn “đang ở mức tồi tệ nhất”, theo thông tấn xã AFP, đặc biệt với chính sách tăng cường phát triển vũ khí nguyên tử chiến thuật của Bình Nhưỡng. Lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un khẳng định vị thế cường quốc nguyên tử của Bắc Hàn là “không thể đảo ngược”. Hôm nay, trước khi tham dự thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Vilnius, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có thái độ kiên quyết để buộc chế độ Bắc Hàn từ bỏ tham vọng nguyên tử.


Bắc Kinh Kêu Gọi Mỹ Xét Lại Các Biện Pháp Trừng Phạt Công Ty Trung Quốc


(Hình: Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Janet Yellen tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, ngày 8/7/2023.)

-Ngay sau khi Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet Yellen trở về nước sau chuyến công du 4 ngày, mở ra triển vọng tan băng trong quan hệ song phương, Bộ Tài chánh Trung Quốc hôm 10/7/2023, đã ra một thông báo kêu gọi Hoa Thịnh Ðốn có “các biện pháp cụ thể” để đáp ứng “các quan ngại chủ yếu” của Trung Quốc về quan hệ kinh tế song phương.

Hãng tin Anh Reuters dẫn lại thông báo của Bộ Tài chánh Trung Quốc: nếu như Bắc Kinh thỏa thuận “duy trì trao đổi cấp cao và các đối thoại về kinh tế ở mọi cấp độ” với Mỹ, chính quyền Trung Quốc cũng “yêu cầu” Hoa Thịnh Ðốn “ngừng loại trừ các công ty Trung Quốc, dỡ bỏ các lệnh cấm đối với các sản phẩm liên quan đến vùng Tân Cương”, bị Hoa Kỳ trừng phạt với cáo buộc Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức, vi phạm nhân quyền.

Theo báo mạng Hồng Kông South China Morning Post, thông báo của Bộ Tài chánh Trung Quốc cũng cho biết, trong các cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tài chánh Mỹ, phía Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ thuế quan với nhiều hàng hóa Trung Quốc, “ngừng hạn chế hoạt động các công ty Trung Quốc, bảo đảm đối xử công bằng trong đầu tư song phương”. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã đưa hơn 1.000 công ty Trung Quốc vào danh sách trừng phạt hoặc hạn chế xuất cảng, và đang xem xét nhiều hạn chế mới đối với đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, vì lý do an ninh quốc gia.

Thông tấn xã Reuters hôm 10/7 dẫn nhận định của ông Bruce Pang, Kinh tế gia trưởng và phụ trách về Hoa Lục của công ty Tư vấn Bất động sản Toàn cầu Jones Lang LaSalle, có trụ sở tại Hồng Kông: “Việc nối lại các cuộc đàm phán cấp cao Trung-Mỹ trong nhiều lĩnh vực có thể mở ra cơ hội hợp tác nhiều hơn về các vấn đề song phương và toàn cầu”, và trong hàng loạt vấn đề, Mỹ-Trung có thể đạt được đồng thuận hơn là đối đầu, “trong đó có biến đổi khí hậu và cắt giảm thuế quan”.


Tin Việt Nam Hôm Nay
***
Căng Thẳng Biển Đông, Bạo Lực Tại Miến Ðiện… Bao Trùm Chương Trình Nghị Sự ASEAN


(Hình: Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hội đàm với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah hôm 10/5/2023 trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Nam Dương.)

-Căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bạo lực kéo dài tại Miến Ðiện và quan ngại chạy đua vũ trang trong khu vực là những chủ đề được cho bao trùm tại kỳ họp cấp Ngoại trưởng Khối các Quốc gia Đông Nam Á và các nước đối tác đối thoại ở Nam Dương trong tuần này.

Hãng thông tấn AP loan tin ngày 10/7/2023 và cho biết kỳ họp Ngoại trưởng Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) lần này sẽ diễn ra trong hai ngày 11 và 12; sau đó vào các ngày 13 và 14 các đối tác đối thoại Á Châu và Phương Tây của ASEAN sẽ tham gia thảo luận các vấn đề nóng khu vực như vừa nêu.

Tin nói rõ Ngoại trưởng 3 nước đối tác với ASEAN gồm Antony Blinken của Hoa Kỳ, Sergei Lavrov của Nga và Tần Cương của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc họp.

Bắc Hàn chưa thông báo chính thức Bộ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui có tham gia kỳ họp cấp Ngoại trưởng ASEAN lần này hay không.

Cho đến lúc này thông tin về các cuộc gặp bên lề giữa những nước liên quan cũng chưa được rõ.

Tại kỳ họp lần này, dự kiến sẽ có kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông cần tự chế.

Trung Quốc và ASEAN đang trong quá trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) nhằm ngăn chặn tình trạng leo thang căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông; thế nhưng suốt thời gian qua hoạt động đàm phán vẫn bị trì trệ.

Trong khi đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, Âu Châu trong thời gian qua đưa chiến hạm đến Biển Đông thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại khu vực căng thẳng này.

Hãng thông tấn AP dẫn nguồn từ các Ngoại trưởng ASEAN về mối quan ngại chạy đua vũ trang và tăng cường sức mạnh Hải quân tại khu vực có thể dẫn đến đánh giá sai lệch, làm gia tăng căng thẳng, gây phương hại đến hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.


Chiến Hạm INS Kirpan của Ấn Độ Đến Cam Ranh và Sẽ Được Bàn Giao Cho Việt Nam Cuối Tháng Bảy


(Hình: Chiến hạm INS Kirpan.)

-Hôm 8/7/2023, chiến hạm Ấn Độ INS Kirpan đến cảng Cam Ranh và dự kiến đến cuối tháng Bảy này sẽ chính thức bàn giao cho Hải quân Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Chính phủ Tân Ðề Ly được truyền thông cả hai nước Ấn Độ và Việt Nam dẫn thông báo vừa nêu. Theo đó việc bàn giao chiến hạm INS Kirpan cho phía Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành công tác huấn luyện nhân sự liên quan.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, việc chuyển giao chiến hạm INS Kirpan cho Hải quân Việt Nam thể hiện cam kết của Tân Ðề Ly trong công tác hỗ trợ cho các đối tác cùng chí hướng nâng cáo năng lực và tiềm lực quốc phòng trên cơ sở sáng kiến “Anninh và Tăng trưởng cho tấc cả trong khu vực (SAGAR)”.

INS Kirpan là hộ tống hạm phi đạn thuộc lớp Khurki do chính Ấn Độ chế tạo. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí và cảm biến hiện đại.

Đây là chiến hạm đang trong biên chế đầu tiên mà Ấn Độ tặng cho một nước khác.

Thông báo tặng chiến hạm INS Kirpan của Ấn Độ cho Việt Nam được đưa ra trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đến Ấn Độ hôm 19/6 vừa qua.


Thống Đốc Tiểu Bang Nebraska của Hoa Kỳ Dẫn Đầu Phái Đoàn Xúc Tiến Thương Mại Tại Việt Nam


(Hình: Thống đốc tiểu bang Nebraska, Jim Pillen.)

-Thống đốc Nebraska, ông Jim Pillen dẫn đầu phái đoàn doanh nhân tiểu bang này đến Việt Nam nhằm thúc đẩy cơ hội mở rộng thương mại tại quốc gia Đông Nam Á này.

Thông báo của Văn phòng Thống đốc Jim Pillen cho biết phái đoàn khởi sự chuyến làm việc một tuần tại Việt Nam kể từ ngày 9/7/2023. Người đứng đầu tiểu bang Nebraska của Hoa Kỳ được dẫn lời rằng “Việt Nam là thị trường quan trọng và là nước nhập cảng đang gia tăng các mặt hàng gluten bắp, bã đậu nành và bã rượu khô từ Nebraska”.

Đây là chuyến công tác thương mại đầu tiên đến Việt Nam của Thống đốc Jim Pillen, dù trong những năm qua giữa tiểu bang Nebraska Hoa Kỳ và Việt Nam từng có những cuộc trao đổi thương mại được cho là tích cực. Lần này, ông Jim Pillen bày tỏ mong muốn có thể đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp của phía Việt Nam.

Thống kê hồi năm 2021 cho thấy tổng kim ngạch xuất cảng của Nebraska sang Việt Nam lên đến gần 1 tỉ Mỹ kim. Những sản phẩm xuất cảng chủ yếu bán sang quốc gia Đông Nam Á này gồm các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu khô, thị bò.


Mỹ Áp Thuế Chống Trợ Cấp Với Mắc Áo Thép Nhập Cảng Từ Việt Nam Gần 32%


(Hình: Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập cảng từ Việt Nam.)

-Sản phẩm mắc áo thép nhập cảng từ Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục áp thuế chống trợ cấp với thuế suất 31,58%.

Đó là thông tin trong kết luận cuối cùng của đợt rà soát lần thứ hai lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập cảng từ Việt Nam và được Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương cho truyền thông hay trong ngày 9/7/2023.

Cục Phòng vệ cho biết theo kết luận, DOC quyết định tiếp tục áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo thép nhập cảng từ Việt Nam với mức thuế 31,58% (trừ một công ty bị áp dụng thuế suất riêng là 90,42%). Mức thuế này không thay đổi so với mức thuế hiện hành.

Theo Cục Phòng vệ Thương mại, sự việc được DOC thông báo khởi xướng từ ngày 3/4 và không có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia rà soát.

Qua đó, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các nhà xuất cảng mới của Việt Nam (nếu có) cần liên hệ với DOC trước khi xuất cảng để được tính toán mức thuế chống trợ cấp riêng, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung là 31,58%.

Hồi tháng 5/2023, DOC cũng chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép nhập cảng từ Việt Nam.

Việc điều tra được tiến hành theo đơn khiếu nại của công ty Edsal Manufacturing CO.j INC. (Mỹ). Sản phẩm bị điều tra là giá để đồ bằng thép không dùng bulông được đóng gói sẵn có mã HS 9403.20.0075.

Vẫn theo Cục Phòng vệ Thương mại, dữ liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2022 cho thấy, Việt Nam xuất cảng khoảng 32,7 triệu Mỹ kim sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Mỹ, chiếm khoảng 15,5% tổng kim ngạch xuất cảng của các nước vào Mỹ.


Thép Trung Quốc Tràn Ngập Thị Trường Việt Nam


(Hình minh họa.)

-Khoảng 2,6 triệu tấn thép Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2023.

Được truyền thông loan trong ngày 9/7/2023, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó lượng nhập cảng thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập cảng từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam. Đặc biệt trong tháng 3/2023, lượng nhập thép từ Trung Quốc tăng 146% so với tháng 3/2022.

Trong khi đó, cũng theo thống kê của VSA, trong 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thô trong nước chỉ đạt hơn 7,5 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022; tiêu thụ đạt 7,6 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ 2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp thép gặp khó khi sản xuất và tiêu thụ khi thép thành phẩm các loại giảm lần lượt 20% và 18%.

Vẫn theo VSA, lượng nhập cảng thép từ Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng mạnh trở lại.

Ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát mới đây cho biết trên tờ Vietnambiz rằng, trước đây, Việt Nam xuất cảng nhiều thép sang Trung Quốc vì nhu cầu của họ lớn nhưng hiện tại nhu cầu chững lại, ngành bất động sản có vấn đề và họ quay lại xuất cảng, gây sức ép với thị trường thép thế giới và Việt Nam xuất cảng thép sang các thị trường trong đó có cả Trung Quốc sẽ khó hơn.

Theo VSA, doanh thu toàn ngành thép nửa đầu năm 2023 ước giảm 70%-80% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu một thời kỳ suy giảm dài và liên tục.

Trước những diến biến xấu của thị trường, VSA đã kiến nghị Bộ Tài chánh điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%. Bên cạnh đó, xem xét hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất.

VSA cũng kiến nghị các cơ quan tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất cảng các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước....

Gần như các sản phẩm thép nhập cảng vào Việt Nam đều có thuế nhập cảng bằng 0%.


Chuỗi Burger Nhật Bản – Shogun Burger – Mở Cửa Hàng Đầu Tiên Tại Việt Nam


(Hình: Shogun Burger của Nhật Bản.)

-Tờ Inside Retail Asia loan tin trong ngày 10/7/2023 cho hay chuỗi cửa hàng burger Nhật Bản Shogun Burger, đã ra mắt quốc tế sau 7 năm hoạt động, vừa khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

Theo tin, nhà hàng đầu tiên Shogun Burger được mở tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Bên cạnh việc giới thiệu các loại burger đặc trưng của mình ra thị trường Việt Nam, thương hiệu này cũng sẽ cung cấp các lựa chọn burger dành riêng cho Việt Nam, chẳng hạn như sử dụng patê kết hợp giữa thịt bò Nhật Bản và Việt Nam, hay Burger Bánh mì….

Kể từ khi thành lập vào năm 2016, chuỗi cửa hàng burger Nhật Bản đã mở 11 cửa hàng tại Nhật. Chuỗi này thuộc sở hữu của công ty nhà hàng Ganesha có trụ sở tại Toyama.

Shogun Burger được đánh giá là top 10 thương hiệu Thực phẩm Thế giới được đánh giá cao vào năm 2022.

Hôm tháng 6/2023, một thương hiệu cà phê và bánh pretzel nổi tiếng của Mỹ đã phải rời thị trường Việt Nam sau gần bốn năm hoạt động.

Khi mới khai trương cửa hàng tại Việt Nam, Auntie Anne’s đã được người tiêu dùng đón nhận một cách nồng nhiệt, hầu hết các cửa hàng của thương hiệu này tại Việt Nam đều có lượng khách hàng khá đông. Sau gần bốn năm phát triển, Auntie Anne’s sở hữu nhóm khách hàng trung thành lên tới 20.000 thành viên trên hệ thống quản trị và hơn 80.000 người theo dõi trên fanpage chính thức.

Tuy nhiên, một bài viết trên tờ Diễn đàn doanh nghiệp bình luận rằng, sự thất bại của Auntie Anne’s có lẽ do chọn sai thời điểm để thâm nhập vào Việt Nam khi thương hiệu này bước vào thị trường vào thời điểm đại dịch COVID-19.

Một bản tin trên tờ CNBC đánh giá, Việt Nam có cả một nền văn hóa ẩm thực đường phố phong phú, là đối thủ đáng gờm của các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế muốn thâm nhập vào đất nước này.


Việt Nam Đặt Mục Tiêu Đón Trên 8 Triệu Khách Quốc Tế Trong 6 Tháng Cuối Năm


(Hình: Khách du lịch quốc tế tại Hà Nội hôm 28/8/2022.)

-Việt Nam trở thành điểm đến phổ biến nhất ở Đông Nam Á khi lọt vào top 20 trong nhóm được tìm kiếm nhiều nhất trong những tháng gần đây.

Báo cáo của Google Destination Insights phát ra ngày 9/7/2023 và được truyền thông Việt Nam loan, cho thấy Việt Nam là điểm đến được tìm kiếm nhiều thứ bảy trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 vừa qua và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á lọt vào top 20.

Ngành du lịch Việt Nam vừa thông báo đã đón hơn 5,5 triệu khách quốc tế trong sáu tháng đầu năm 2023 và đặt mục tiêu đón hơn tám triệu khách trong sáu tháng cuối năm.

Tờ Tuổi Trẻ Online trong ngày 9/7 có bài viết ghi nhận ý kiến của ông Bobby Nguyễn, Chủ tịch của tập đoàn du lịch Rustic Hospitality Group, nhận định với Đài DW của Đức rằng, du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh đầu năm 2023 do sự gia tăng chủ yếu đến từ du khách Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Hàn.

Ông Bobby Nguyễn cũng nhấn mạnh sự lan tỏa của mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay các kênh quảng cáo của Google và ảnh hưởng từ các cộng đồng du lịch lớn đã đưa hình ảnh của Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Dù vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành du lịch, Việt Nam vẫn cần nhiều chính sách cải thiện du lịch để cạnh tranh với Thái Lan và đạt được mức đón khách cao như trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.


Việt Nam Hạ Chỉ Tiêu Tăng Trưởng Tín Dụng Để Ngăn Chặn Các Khoản Vay Rủi Ro Cao


(Hình: Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội.)

-Thông tấn xã Reuters cho hay hôm 10/7/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay từ 15% xuống 14%, một điều chỉnh nhỏ có thể nhằm gửi cảnh báo tới các tổ chức tín dụng cho vay khi giao dịch với những người đi vay tiềm ẩn rủi ro.

Quốc gia định hướng xuất cảng này đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp phần lớn do nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa mà họ sản xuất và lắp ráp giảm, đồng thời đang cố gắng vực dậy lĩnh vực bất động sản bị đình trệ bởi nợ xấu và nguồn cung bất động sản cao cấp quá mức.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát” tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Động thái này là một sự điều chỉnh nhỏ đối với chính sách hiện tại của ngân hàng vốn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15%, và một phần phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay chậm hơn dự kiến, đến cuối tháng 6 vẫn dưới 5% so với đầu năm.

Tuy nhiên, trong nửa cuối tháng 6, mức tăng trưởng tín dụng đã tăng tốc từ mức 3,36% vào ngày 15/6.

Trong một cuộc họp báo vào tháng trước, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng cao hơn nhưng cũng nhằm tránh hỗ trợ cho vay “không kiểm soát và không lành mạnh”.

Tín dụng quá mức cho các lĩnh vực rủi ro cao được coi là một lực cản khác có thể cản trở tăng trưởng kinh tế, vốn trong nửa đầu năm ở mức dưới 4%, so với mục tiêu 6,5% của chính phủ trong năm.

Trong những tháng qua, lĩnh vực bất động sản đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tín dụng do chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ và các quy định chặt chẽ hơn về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Hồi đầu năm nay, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho các công ty và hoãn một phần kế hoạch cải cách trái phiếu doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào: