Với việc cảnh sát nổ súng tiêu diệt cụ Kình, bắn bị thương Lê Đình Chức, VKS xác định là cần thiết và đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, một số công dân có đơn đề nghị khởi tố vụ án Giết người đối với việc cụ Kình bị bắn chết. Tuy nhiên, cáo trạng cho rằng cụ Kình đã chỉ đạo và trực tiếp "thực hiện hành vi chống đối quyết liệt, tàn bạo" nên cảnh sát nổ súng bắn chết là đúng quy định.
Theo đó, tổng cộng 29 bị can trong vụ án này sẽ được đưa ra xét xử trong đó có 25 bị can bị truy tố về tội Giết người, với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.
4 bị can bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ là Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng khung hình phạt từ hai năm đến 7 năm tù.
Cũng liên quan đến vụ án xảy ra ở Đồng Tâm, hôm 24/6, Công An Hà Nội đã bắt giữ 4 nhà hoạt động gồm Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Thị Tâm với cáo buộc làm tàng trữ phát tán thông tin vật phẩm nhằm chống nhà nước.
Cả bốn người này thời gian qua đều lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, đồng thời cung cấp thông tin về vụ đụng độ cho các viên chức ngoại giao ở các tòa đại sứ nước ngoài ở Việt Nam.
Ngay sau khi vụ án diễn ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế cũng đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm.
Việt Nam xét xử vụ Đồng Tâm tháng tới
06/07/2020
Người dân Đồng Tâm chặn lối vào làng để phản đối chính quyền bắt người vào tháng 4 năm 2017.
Vụ án tranh chấp đất đai dẫn đến chết người ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, dự kiến sẽ được đem ra xét xử trong tháng 8, Chánh án Toà án Nhân dân Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Chính, cho báo chí biết hôm 6/7.
Trước đó, trong cáo trạng công bố ngày 24/6, Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội cáo buộc 29 bị cáo, đều là người dân Đồng Tâm, đã “tấn công nhằm tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ” trong đêm xảy ra vụ bố ráp 9/1 khiến cho ông Lê Đình Kình và 3 công an tử vong.
Vụ tranh chấp đất ở khu vực cánh đồng Sênh giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã kéo dài nhiều năm nhưng không được giải quyết thoả đáng. Người dân Đồng Tâm cho rằng khu vực đất tranh chấp không phải là đất quốc phòng, mà là đất nông nghiệp thuộc sở hữu của dân làng.
Xung đột kéo dài đã dẫn đến sự kiện người dân Đồng Tâm “bắt giữ làm con tin” 38 cán bộ thi hành nhiệm vụ vào năm 2017 và vụ bố ráp gây chết người hôm 9/1.
Trong số 29 người dân Đồng Tâm bị truy tố, có 25 người bị truy tố về tội “Giết người” với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 4 người còn lại bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ”, có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.
Người đại diện cho dân làng Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, đã bị bắn chết trong vụ bố ráp, nên kết luận điều tra không đề cập đến việc xử lý.
Hôm 24/6, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 3 thành viên trong gia đình của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, bao gồm ông Trịnh Bá Phương, em trai Trịnh Bá Tư và mẹ ông là Cấn Thị Thêu. Gia đình ông Phương là nơi đầu tiên và thường xuyên cung cấp thông tin, hình ảnh cập nhật về vụ bố ráp ở Đồng Tâm ra bên ngoài và cho các cơ quan truyền thông quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét