Ngoài Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc còn có một địa đạo dài hàng ngàn mét, do một nhân vật vô cùng nổi tiếng trong lịch sử xây dựng.Vào thời cổ đại, công nghệ thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, nhưng những di tích khảo cổ ngày nay cho thấy những gì mà người xưa làm được quả thực phi thường. Đặc biệt phải kể đến Vạn Lý Trường Thành gắn liền với tên tuổi của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.<!>
Thế nhưng ít ai biết, Trung Quốc thậm chí còn có một địa đạo dài hàng ngàn mét, và cũng do một nhân vật vô cùng nổi tiếng trong lịch sử xây dựng.
Vạn Lý Trường Thành
Nói về các biểu tượng của Trung Quốc không thể không nhắc đến Vạn Lý Trường Thành. Nhiều người và kể cả những ghi chép trong sách vở ngày nay đều cho rằng Tần Thủy Hoàng là người xây dựng nên bức tường thành này. Tuy nhiên trên thực tế, một số đoạn tường thành được xây dựng từ trước khi vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN, cho đến nay chỉ còn sót lại ít di tích.
Những gì mà ngày nay chúng ta còn được tham quan ở Vạn Lý Trường Thành chủ yếu là được xây dựng từ thời nhà Minh vào giai đoạn năm 1368-1647.
Trường thành dưới lòng đất
Cũng giống như Vạn Lý Trường Thành, trường thành dưới lòng đất cũng được xây nên với mục đích chống lại kẻ địch. Người tạo nên công trình địa đạo này là một nhân vật vô cùng nổi tiếng trong lịch sử - Tào Tháo.
Mặc dù con người và những việc làm của Tào Tháo khiến thế nhân nhiều người chê trách, nhưng không thể phủ nhận ông có nhiều đóng góp lớn cho đất nước và "trường thành dưới lòng đất" là một trong số đó.
Tào Tháo khi xây dựng công trình này không chỉ phục vụ chiến tranh, mà còn vì dã tâm của chính ông. Như chúng ta đã biết, Tào Tháo là một người có tâm cơ đặc biệt sâu sắc và tham vọng rất lớn. Mục tiêu của ông không chỉ là thống nhất Tam Quốc, mà còn muốn làm bá chủ Trung Nguyên. Để thực hiện dã tâm đó, Tào Tháo bắt đầu thúc tiến xây dưng các cơ quan trên và dưới mặt đất, vì thế mà có "Vạn Lý Trường Thành" dưới lòng đất.
Do không nổi tiếng bằng Vạn Lý Trường Thành nên "trường thành dưới đất" của Tào Tháo được ít người biết đến. Từng có một bộ phim tên Đồng Tước Đài công chiếu năm 2012, nội dung của bộ phim tập trung vào câu chuyện những năm cuối đời của Tào Tháo. Trong bộ phim này có đề cập tới việc Tào Tháo xây dựng trường thành dưới lòng đất, qua đó cho thấy Tào Tháo không hề tùy hứng nhất thời mà vì tính kế lâu dài.
"Trường thành dưới đất" mang đến cho quân đội Tào Tháo rất nhiều lợi ích. Công trình này không chỉ giúp Tào Tháo dễ dàng bí mật vận lượng, mà còn có thể bày binh tập kích đối thủ. Vì vậy, công trình này có ý nghĩa quân sự vô cùng quan trọng trong thời binh đao chiến quốc.
Sau thời Tào Tháo, có không ít bậc quân vương biết đến sự tồn tại của công trình này này. Họ cũng vận dụng nó rất tốt để chiếm được lợi thế trong các trận chiến. Nếu không phải thời Nam Tống xảy ra trận đại hồng thủy, khu vực Bặc Châu (thuộc tỉnh An Huy ngày nay) chìm trong biển nước, khiến "trường thành dưới đất" bị chôn vùi hoàn toàn, thì sự huy hoàng của địa đạo này không chỉ dừng lại ở đó.
Sau khi mất hết dấu tích trong trận đại hồng thủy thời Nam Tống, mãi đến năm 1969 người ta mới ngẫu nhiên phát hiện ra dấu tích của công trình này.
Khi đó, người dân Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, xây dựng các hầm phòng không, thì công trình "trường thành dưới đất" này mới được xuất hiện một lần nữa.
Các chuyên gia đã thực hiện một cuộc khảo sát trên di tích được phát hiện và ước tính rằng "trường thành dưới đất" dài hơn 8.000m. Không chỉ cấu trúc của mỗi phần có những cách sử dụng khác nhau, mà những lối rẽ được thiết kế giống như hình chữ T.
Những lối rẽ này không chỉ làm cho việc vận chuyển thực phẩm và vũ khí thuận tiện hơn. Hơn nữa, khi chỉ đứng nhìn nó từ bên ngoài, sẽ khó có thể phát hiện ra những lối rẽ ngầm đó. Điều này như thêm một minh chứng cho thấy Tào Tháo là một nhà cầm quân thiên tài và luôn có những bước tính rất thận trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét