Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Thượng Viện thông qua dự luật quốc phòng ngược quan điểm TT Trump

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/07/TS-thuong-vien-thong-qua-du-luat-quoc-phong-bat-chap-de-doa-phu-quyet.jpg


WASHINGTON, DC (NV) – Thượng Viện Mỹ do đảng Cộng Hòa kiểm soát vừa thông qua dự luật quốc phòng trị giá $740 tỷ hôm Thứ Năm, 23 Tháng Bảy, định hình chính sách cho Ngũ Giác Đài, bất chấp đe dọa phủ quyết của Tổng Thống Donald Trump, vì trong đó có điều khoản xóa bỏ các tên của những nhân vật gốc Liên Quân Miền Nam trong thời Nội Chiến khỏi các căn cứ quân sự.
<!> 
Tổng Thống Donald Trump lâu nay vẫn phản đối việc đổi tên này và từng đe dọa phủ quyết dự luật quốc phòng nếu có điều khoản này trong đó.
Kết quả cuộc bỏ phiếu 86-14 cho thấy đây là một trong số ít lần Thượng Viện hành động ngược với tổng thống cùng đảng, và có thể mở đường cho những bất đồng từ đây đến ngày bầu cử với Tòa Bạch Ốc, theo Reuters.

Hồi đầu tuần, Hạ Viện dưới sự kiểm soát của đảng Dân Chủ thông qua dự luật này với tỷ lệ hơn hai phần ba cần thiết để vượt quá quyền phủ quyết của tổng thống.

Phiên bản của Thượng Viện có thay đổi so với dự luật của Hạ Viện, và hai bên cần phải điều chỉnh cho tới khi giống nhau.

Trong dự luật quốc phòng của Hạ Viện, cũng có điều khoản thay đổi tên các căn cứ quân sự.


Như vậy, qua việc ủng hộ xóa tên có nguồn gốc Liên Quân Miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ, đảng Cộng Hòa gởi ra một thông điệp khác biệt với ông Trump về vấn đề chính trị nhạy cảm nhất nước Mỹ: Sự bình đẳng chủng tộc.

Không có nhận xét nào: