Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

PHIM "PHỐ HOÀI" DO ĐẠO DIỄN SONG CHI THỰC HIỆN

Từ truyện ngắn "Phố Hoài" của Nhà văn Quế Hương, Đạo diễn Song Chi dựng thành phim tình cảm cùng tên "Phố Hoài" thật cảm động.
<!>
Nhà văn Quế Hương đã chuyển thể truyện ngắn này thành kịch bản truyện phim, Đạo diễn Song Chi đã dàn dựng "phim trường" trên khung cảnh địa phương hoàn toàn ăn khớp với nét sinh hoạt hiện thực của xã hội Phố cổ Hội An. Phần âm nhạc và nhạc phẩm Phố Hoài trong phim do Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biễn sáng tác và điều phối. Đạo diễn Song Chi đã mời được những diễn viên chính thủ diễn nhập vai một cách tuyệt vời. Võ Hoàng Minh trong vai nam học sinh tên Dậu diễn đạt xuất sắc về mọi khía cạnh. Lê Hương Thảo trong vai Cô Rêu ở tuổi chuyển mình với phong cách thật dễ thương, biểu tả tình yêu vô cùng lãng mạn. Diễn viên Dũng Nhi trong vai Ông Dậu khi đã lớn tuổi thể hiện nét ưu tư sâu thẳm của một người trí thức nặng lòng với quê hương, với kỷ niệm, và với người xưa cảnh cũ. Nữ diễn viên tài hoa Minh Đức trong vai Bà Rêu ở tuổi xế chiều biểu đạt hết sức sống động hình ảnh một người phụ nữ lớn tuổi, nghèo khó, mất trí, cam phận, và ... cũng đành.
Tuy nhiên hai diễn viên Dũng Nhi và Minh Đức dường như quá cố gắng nói giọng Quảng Nam nên không được tự nhiên lắm, nhưng phong cách của họ rất nhập vai với khung cảnh xã hội Hội An trong những năm 1960s và hiện nay.
Một cảnh trong phim mà tôi không thích là hình ảnh người cha bắt con gái ở tuổi thiếu nữ nằm trên đi-vân rồi cầm roi đánh con gái vì người con gái đã lấy một quyển sách quý của ông đem tặng cho người Thầy giáo mà cô ấy thầm thương yêu. Về phương diện văn hóa thì thập niên 1960 tại Việt Nam còn rất ít cung cách dạy con, nhất là con gái, một cách bạo hành rất gia trưởng như thế.
Phải ghi nhận Đạo diễn Song Chi là một Đạo diễn Điện ảnh thật tài hoa với một tâm hồn nghệ sĩ yêu nghề hết sức thiết tha.
Phim Phố Hoài được thực hiên năm 2002 cho chương trình của Đài Truyền Hình nên mức độ đầu tư không được như phim trên màn ảnh rộng (mà người lớn tuổi thường gọi là màn ảnh đại vĩ tuyến) trước khi Đạo diễn Song Chi đi tị nạn chính trị tại Norway năm 2009.
Điều đáng nói ở đây là Phim Phố Hoài khác với Truyện ngắn Phố Hoài ở chỗ Nhà văn Quế Hương đã thêm vào kịch bản truyện phim tình cảm nam nữ đầu đời xen lẫn giữa tình thơ và tình yêu thật thơ mộng, thật lãng mạn.
Một phim phải nói là quá hay, quá thực, và rất nhân bản.



Trần Việt Long

2 nhận xét:

Nang Cali nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Nang Cali nói...

Cảm ơn Anh đã cho xem phim Phố Hoài rất hay, rất nớ về xứ Quảng