Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Nét đẹp của phụ nữ xưa qua ảnh tài liệu của Viện Viễn Đông Bác Cổ - Andy Van ST

Phu nu Viet Nam xua anh 2



Nét đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ y phục cổ truyền của từng dân tộc, hay hoạt động tín ngưỡng, hoặc những ánh mắt trẻ thơ không kém phần sâu lắng của các thiếu nữ…
Đồ cúng tế. Phụ nữ quây quần xung quanh mâm đồ cúng trong nghi lễ dựng tượng đồng trước chùa Sét. Chùa thờ các vị sư tổ, ở làng Thịnh Liệt, cách Hà Nội vài cây số, (1954, L. Malleret).
Phu nu Viet Nam xua anh 3
Một chị hàng quà (Hà Nội, 1955, khuyết danh).
Phu nu Viet Nam xua anh 4
Ảnh trái: một chị hàng cá. Ảnh phải: những người bán gà, (Hà Nội, 1955, khuyết danh).
Phu nu Viet Nam xua anh 5
Thợ thủ công nữ đang làm mành tre,( khuyết danh). 
Thường được gọi chung là “khu 36 phố phường” dành cho nhiều phường hội nghề nghiệp nhưng khu phố cổ Hà Nội, nằm ở phía Bắc bờ hồ, chỉ trải dài trên diện tích không quá một trăm héc ta bao gồm các phố có tên gọi theo hoạt động nghề nghiệp ngày xưa (Hàng Dầu, Hàng Bông, Hàng Vải, Hàng Buồm, Hàng Muối, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Mành...).
Phu nu Viet Nam xua anh 6
Phụ nữ và trẻ em ở Tà Lèng, (Lai Châu, 1952, khuyết danh).
Phu nu Viet Nam xua anh 7
Thiếu nữ người H’Mông trắng,(Cao Bằng, 1951, khuyết danh).
Phu nu Viet Nam xua anh 8
Thiếu nữ Dao đỏ, Hòa Bình, (khuyết niên đại, khuyết danh).
Phu nu Viet Nam xua anh 9
Người Tày ở Cao Bằng (Bắc bộ),(khuyết danh).
Phu nu Viet Nam xua anh 10
Phụ nữ Mán Lan Tiền, tỉnh Lào Cai, (Olov Janse).
Andy Van ST
Ngược dòng thời gian trở về đầu thế kỷ 20 qua nét đẹp của phụ nữ Việt Nam
July 7,2020



Theo báo "Sài Gòn" và "Hà Thành ngọ báo", vào giữa thập niên 1930, cuộc thi sắc đẹp của chị em phụ nữ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Số lượng tin bài viết về chủ đề này trên các báo còn khiêm tốn nhưng cũng cho chúng ta biết một lượng thông tin nhất định về quy mô, hình thức, cách thức tổ chức, hay những cô đoạt giải của những cuộc thi sắc đẹp này...

Các cuộc thi sắc đẹp diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước
Tờ Hà Thành ngọ báo số 2234, ra ngày 12/2/1935, đăng bài “Cuộc chợ phiên ở hội khai trí lấy tiền giúp dân bị bão lụt, Trung Kỳ” có dành góc nhỏ viết về cuộc thi sắc đẹp nằm trong khuôn khổ của cuộc chợ phiên.
Bài báo cho biết hội đồng chấm thi có các ông Nguyễn Tiến Lãng, Tôn Thất Bình, Lê Vũ Thái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Tuân và một bà đầm.

1383304911-622.jpg
Từ trái sang: Nghệ sĩ Kim Xuân, Lan Phương, Ái Liên và Kim Chung.

Kết quả, cô Ái Liên được chấm là hoa khôi. Phần thưởng cho cô là pho tượng bằng cẩm thạch. Cô Ái Liên thuộc Hội kịch Bắc Kỳ. Bài báo này cũng cho biết vẻ đẹp của cô Ái Liên như sau: “Cô đẹp vì mặt đánh phấn cực trắng và lúc cười lại lộ cái răng vàng”.

Hoa khoi Viet Nam anh 1
Cô Ng.Thị Nhẫn. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bài báo đăng 2 bức ảnh. Bức thứ nhất chụp 7 cô gái của nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh. Phía dưới ảnh có chú thích ghi như sau: “Cuộc thi sắc đẹp từ trái sang phải không kể cô đứng đầu, từ cô thứ 2 giở đi, các cô: Loan, Ái Liên, Hồng, Tính. Hai cô áo thâm đến chậm không kịp dự cuộc thi”.

Bức thứ 2 là ảnh chân dung cô Ái Liên (chụp bán thân) của nhiếp ảnh gia Lê Đình Chữ. Dưới có chú thích ghi “Cô Ái Liên được giải nhất cuộc thi gái đẹp tại khai trí hôm qua”.
Cũng liên quan cuộc thi sắc đẹp này, tờ Hà Thành ngọ báo số 2234, ra ngày 12/2/1935 trang nhất còn đăng ảnh chân dung của cô gái đạt giải ăn mặc của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh. Dưới bức ảnh có dòng chú thích ghi “Cô Ng. Thị Nhẫn, chiếm giải nhất về lối ăn mặc thường trong cuộc thi sắc đẹp tại khai trí tiến đức hôm chủ nhật ngày 10/2/1935”.

Sau cuộc thi trên ít tháng, ở Sài Gòn cũng diễn ra một cuộc thi sắc đẹp tại một hội chợ Chợ Lớn. Tờ Sài Gòn số 561 ra ngày 16/4/1935, trang nhất đăng tin "Hai ngôi sao được trúng tuyển cuộc thi sắc đẹp tại hội chợ Chợ Lớn" cho biết: “Trong một hội chợ đêm ở Chợ Lớn, người ta có tổ chức một cuộc thi sắc đẹp. Cô Siu - Kam - Chung và cô Lei-TSeng được giải ba”.
Sau phần tin thành văn là 2 bức ảnh chân dung, một bức chú thích là “Cô Siu - Kam - Chung”, một bức chú thích là “Cô Lei-Tseng”.

Cũng đăng thông tin về cuộc thi này, tờ Hà Thành ngọ báo, số 2295, ra ngày 21/4/1935, trang nhất có đăng ảnh chân dung (bán thân) cô Lei-TSeng, dưới bức ảnh có dòng chú thích như sau: “Cô Lei-Tseng được bầu làm hoa khôi Chợ Lớn (Miss Chợ Lớn) trong cuộc thi sắc đẹp ở Chợ Lớn vừa rồi”.

Hoa khoi Viet Nam anh 2
Cuộc thi sắc đẹp ngày hội Đền Hùng năm 1936. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bên cạnh đăng tin các cuộc thi sắc đẹp ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, các báo còn đăng tin các cuộc thi sắc đẹp ở các tỉnh. Hà Thành ngọ báo, số 2573, ra ngày 9/4/1936, trên trang nhất đăng dòng tin “Cuộc thi gái đẹp ngày hội Đền Hùng” kèm theo một bức ảnh minh họa của Tuệ Dung. Phía dưới bức ảnh có dòng chú thích: “Cô Đặng Thị Mùi (1) đứng thứ 2 hàng trên (từ trái sang phải) ở làng Cao Mai phủ Lâm Thao chiếm giải hoa khôi”.

Một cuộc thi sắc đẹp khác diễn ở tỉnh Bắc Giang đã chọn ra hai cô đạt giải nhất là một cô tỉnh và một cô quê. Hà Thành Ngọ báo, số 2589 ra ngày 29/4/1936 trang nhất đăng ảnh chụp hai cô đạt giải này. Người chụp bức ảnh này là nhiếp ảnh gia Lê Đình Chữ. Phía dưới bức ảnh có dòng chú thích “2 cô được giải nhất cuộc thi sắc đẹp tại Bắc Giang: cô tỉnh và cô quê”.

Tuyển chọn hoa khôi dự thi đấu xảo quốc tế
Ngoài các cuộc thi sắc đẹp nêu trên, báo chí thời kỳ này còn cho biết, ở Nam Kỳ lần đầu tiên tuyển chọn hai hoa khôi đại diện cho phụ nữ thuộc địa đi dự thi đấu xảo quốc tế. Tờ Sài Gòn số 1093, ra ngày 30/4/1937 đăng bài "Đi dự cuộc đấu xảo ở Pari Hai đóa hoa lai".

Bài báo cho biết hai bông hoa lai được chấm để thay mặt cho phụ nữ Nam Kỳ đi dự đấu xảo ở Paris. Cô Hélène Trương làm Miss Nam Kỳ, cô Humbert làm Miss Sài Gòn.
Cô Hélène Trương (cha An Nam, mẹ Pháp) tuổi đôi tám (16) là ái nữ của ông Nguyễn Khắc Trương, chủ hiệu Au Tisseu ở đường Bonnard (đường Lê Lợi ngày nay).

Hoa khoi Viet Nam anh 3
Cô Hélène Trương. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Cô Humbert (cha người Pháp, mẹ An Nam) tầm tuổi cô Hélène Trương là ái nữ của chủ hiệu kim hoàn Bijoux Fix, cũng ở tại đường Bonnard.

Sáng kiến chọn con lai làm hoa khôi dự cuộc đấu xảo ở Paris là do ông Maurice de Waleffe đưa ra. Có nhiều cô gái lai Pháp đến dự tuyển và 2 cô gái trên được lựa chọn.
Cũng theo bài báo, cô Humbert vì nhiều lý lẽ riêng nên chưa chắc đã cùng cô Hélène Trương đi dự cuộc đấu xảo ở Paris.

Tóm lại, các cuộc thi sắc đẹp ở Việt Nam trong thập niên 1930 dù diễn ra ở khắp nơi trên cả nước, nhưng quy mô nhỏ và thường nằm khuôn khổ một hội chợ, một lễ hội. Trường hợp chọn hoa khôi đi dự cuộc đấu xảo ở Paris là con lai nằm ngoài một cuộc thi thông thường.
Chẳng thế mà khi đề cập đến việc chọn người đi thay cô Humbert, bài báo Đi dự cuộc đấu xảo ở Pari Hai đóa hoa lai viết: “Ban tổ chức cũng nên lựa người An Nam thế vào, chớ cần gì phải lai hay không lai mà làm gì”.

See the source image


Andy Van

See the source image

Không có nhận xét nào: