- “Nghiệp đoàn Đôc lập Việt Nam hy vọng có cơ hội đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam” (RFA) - Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU), do một nhóm người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuyên bố thành lập vào ngày 1/7/2020. Chủ tịch của VIU, ông Bùi Thiện Tri dành cho RFA một cuộc phỏng vấn xoay quanh tổ chức công đoàn độc lập vừa được thành lập này. Trước hết, ông Bùi Thiện Tri cho biết về bối cảnh và mục đích ra đời của VIU: Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và gần đây là EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam). Để được tham gia vào các hiệp định thương mại này thì Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện về quyền của người lao động. Trong đó, có quyền thành lập nghiệp đoàn tự do. Và gần đây, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động mới. Trong đó, có quy định về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; tức là có thể hiểu đó là nghiệp đoàn<!>
- Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam ra mắt (RFA) - Vào ngày 1 tháng 7, Ban Điều Hành Nghiệp Đoàn Độc lập Việt Nam phát đi thông cáo báo chí ra mắt tổ chức có tên Nghiệp Đoàn Độc Lập Việt Nam. Thông cáo báo chí nêu rõ ‘Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu,
- Người nhà TNLT Nguyễn Trung Tôn bị giam lỏng, sách nhiễu (RFA) - Ngày 30 tháng 6 năm 2020, con trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn là anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa cho biết mình bị lực lượng an ninh thường phục của xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá tấn công bằng dùi cui ngay trước mặt công an và cảnh sát giao thông nhưng không ai can ngăn. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ TNLT Nguyễn Trung Tôn kể lại, từ ngày 26-6-2020, an ninh xã Quảng Yên đến nhà bà Lành, ra lệnh miệng yêu cầu tất cả mọi người không được ra khỏi nhà trong vài ngày tới. Tối ngày 29-6, an ninh còn dùng dây khoá, khoá cổng nhà bà Lành để ngăn không ai trốn ra khỏi nhà trong đêm
- Báo cáo viên đặc biệt của LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình về những đàn áp tôn giáo (RFA) - Hai Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc hôm 30/4 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, yêu cầu giải trình về hành vi đàn áp, sách nhiễu đối với những người có ý định tham dự một hội nghị quốc tế về tự do tôn giáo ở Thái Lan diễn ra vào năm 2019. Bức thư được công bố hôm 29/6 vừa qua, sau khi Việt Nam không trả lời trong vòng thời gian 60 ngày kể từ khi thư được chuyển cho phía Việt Nam.
- SBS – Quan chức Phú Yên bị đề nghị chế tài sau vụ xung đột ở Thánh Thất Cao Đài Hiếu Xương (RFI) - BPSOS đưa thêm các quan chức lãnh đạo tỉnh Phú Yên vào danh sách đề nghị Hoa kỳ chế tài sau một vụ xung đột bị cho là có tính chất vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng tại Thánh Thất Cao Đài Hiếu Xương (Thánh Thất Phú Lâm) ở tỉnh này. Vụ xung đột tại Thánh Thất Hiếu Xương. Sáng ngày 18/6/2020, một nhóm khoảng 60 người thuộc chi phái 1997 trá danh Cao Đài do nhà nước dựng lên cùng với công an thường phục đến Thánh thất Hiếu Xương (hay còn gọi là Thánh thất Phú Lâm) tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên đang do các tín đồ Cao Đài chân truyền cai quản để giành quyền điều hành nơi này.
- Bất đồng chính kiến Việt Nam: Mưu sinh và viễn kiến (BBC) - Năm nhà hoạt động tự do, dân chủ và xã hội dân sự từ Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về khó khăn trong hoạt động của giới này và trình bày viễn kiến cùng kỳ vọng về tương lai của đất nước.
- Nhân rộng mô hình giám đốc công an là người ngoài tỉnh để chống tham nhũng: bổn cũ soạn lại trước đại hội đảng? (RFA) - Đảng ủy Công an trung ương và lãnh đạo Bộ Công an thời gian qua đang quyết tâm thực hiện bố trí giám đốc công an tỉnh không phải người địa phương. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng - ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho biết chủ trương vừa nêu được nói nhằm hạn chế những tác động “thân hữu”, “cánh hẩu” để xảy ra những vụ việc tiêu cực ngày càng phức tạp. Vẫn theo lời Thiếu tướng Hồng, hiện giám đốc công an tỉnh cơ bản đều được điều động từ nơi khác đến trong quá trình kiện toàn nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới
- Liệu Việt Nam có thể trở thành nước phát triển vào năm 2045 như cao vọng của lãnh đạo? (RFA) - “Trong chiến lược phát triển mới, mục tiêu tổng quát đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập cao.” Đó là phát biểu của ông Bùi Tất Thắng, Chánh Văn phòng Tiểu ban Kinh tế xã hội chuẩn bị Đại hội XIII, khi nói về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tại Hội nghị ‘Chiến lược phát triển bền vững đất nước’ do Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hôm 1/7. Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 7 năm 2020, liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, việc đặt ra các mục tiêu có thể là điều khích lệ, nhưng điều cơ bản là phải xây dựng những phương án cụ thể và những chính sách và biện pháp để bảo đảm mục tiêu đó được thực hiện. Cho đến nay, Việt Nam đặt ra mục tiêu, nhưng theo ông chính quyền đã chậm và ít xây dựng các phương án, cũng như thực thi các phương án đó, và các chính sách đưa ra cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
- Tổng giám đốc Công ty Phú An Thịnh Land bị bắt giam 4 tháng để điều tra (RFA) - Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần Địa ốc Phú An Thịnh Land; đồng thời bắt tạm giam tổng giám đốc của công ty này 4 tháng để điều tra. Truyền thông trong nước, loan tin vừa nêu vào ngày 1/7. Tin cho biết Công an TP.HCM đã tiếp nhận khoảng 50 đơn tố cáo của người dân liên quan số tiền tương đương 30 tỷ đồng trong việc mua bán dự án với Công ty Phú An Thịnh Land.
- Cần Thơ thừa nhận thu hồi đất dự án khu đô thị mới Thới Lai “sai cả hệ thống” (RFA) - Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ ngày 1/7 chính thức thừa nhận vị trí thu hồi đất thực hiện dự án khu đô thị mới huyện Thới Lai là “sai cả hệ thống” và đồng thời cam kết sẽ sửa sai, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Truyền thông trong nước loan tin dẫn thông báo của ông Dương Tấn Hiển phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tại cuộc họp giao ban báo chí quý II/2020.
- Hỏi ý dân việc tặng huân chương cho ông Nguyễn Đức Chung về chống COVID-19? (RFA) - Diễm Thi, RFA - Trong danh sách những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong việc chống dịch COVID-19 được Hội đồng Thi đua - khen thưởng Hà Nội công bố lấy ý kiến nhân dân trước khi tặng thưởng huân chương, có Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung. Cá nhân ông Nguyễn Đức Chung được xét tặng Huân chương Lao động hạng nhất trong vai trò trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của thủ đô. Việc xét tặng huân chương lần này lại được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trong 7 ngày trước khi đề nghị tặng thưởng. Tuy vậy, trong thực tế lâu nay, đảng và chính quyền Việt Nam từng tự ý quyết định nhiều việc hệ trọng ảnh hưởng đến người dân và cả đất nước gây hậu quả nặng nề
- Tại HĐBA, Mỹ bị chỉ trích khi kêu gọi kéo dài lệnh cấm vận vũ khí Iran (RFI) - Thùy Dương - Hôm qua 30/06/2020, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp về chủ đề hạt nhân Iran, Washington, Matcơva, Bắc Kinh và Teheran đã có những trao đổi gay gắt. Ở hậu trường, Mỹ đã cố gắng đàm phán với các nước nhằm đạt được một dự thảo nghị quyết để kéo dài vô thời hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, vốn sẽ hết hạn vào tháng 10/2020. Nhưng ngày hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompéo dường như bị cô lập và bị chỉ trích nặng nề.
- Úc tái phối trí chiến lược an ninh đối phó với Trung Quốc (RFI) - Tú Anh - Ngân sách quốc phòng của Úc sẽ tăng 40% trong những năm tới, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Trong chiếu hướng này, theo thủ tướng Scott Morrison, Úc sẽ xét lại chiến lược an ninh và mua thêm tên lửa hành trình có khả năng tấn công đối thủ từ xa. Trong 10 năm tới đây, Úc sẽ chi 270 tỷ đô la Úc, tương đương với 170 tỷ đô la Mỹ, để trang bị và cải tiến khả năng phòng thủ. Sức mạnh của quân đội Úc trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ gia tăng đáng kể, theo như giải thích của thủ tướng Scott Morrison ngày hôm nay 01/07/2020 : Người Úc phải ý thức đang bước vào một thời đại bớt thuận lợi về mặt chiến lược.
- Úc sẽ mua hỏa tiễn tầm xa, lo xung đột xảy ra (BBC) - Úc tuyên bố sẽ tăng mạnh chi tiêu quân sự, tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong lúc căng thẳng đang lên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
- Biden sẽ không tổ chức vận động tranh cử trong bối cảnh đại dịch (BBC) - "Đây là chiến dịch tranh cử bất thường nhất, tôi nghĩ, trong lịch sử hiện đại," ứng cử viên đảng Dân chủ nói.
- Biên giới Ấn-Trung: Bắc Kinh thổi bùng lửa xung đột để dập tắt bất đồng nội bộ ? (RFI) - Trọng Thành - Giữa tháng 6/2020 vừa qua, xung đột bùng phát tại vùng biên giới với Ấn Độ-Trung Quốc, gây tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phía, lần đầu tiên kể từ năm 1975. Mặc dù hai bên duy trì đàm phán, đối thoại, nhưng nguy cơ bùng nổ đụng độ lớn trong thời gian tới tiếp tục treo lơ lửng. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao lại xảy ra xung đột đẫm máu giữa Trung Quốc với Ấn Độ vào thời điểm này? Nguyên cớ có thể dẫn đến xung đột thì có nhiều: tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp tại một khu vực hơn trăm nghìn cây số vuông tại vùng biên giới Ấn - Trung, không khí dân tộc chủ nghĩa tại Ấn Độ, hay thế đối đầu chiến lược giữa Hoa Kỳ cùng các đồng minh, đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đang thành hình, mà New Delhi là một bên tham gia, để ngăn chặn các tham vọng bá quyền của Trung Quốc…
- Luật an ninh Hồng Kông, hồi kết của ảo tưởng phương Tây về Trung Quốc (RFI) - Thụy My - « Hồng Kông : Trung Quốc áp đặt luật an ninh » là tít chính của Le Monde hôm nay với nhận định, luật này đã làm tắt hẳn ảo tưởng của phương Tây về một sự mở cửa dân chủ của chế độ Bắc Kinh. Hồng Kông cũng là chủ đề được các báo Paris bàn luận nhiều nhất, bên cạnh sự kiện nước Đức của bà Angela Merkel chính thức làm chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu (EU). Một năm sau phong trào dân chủ, Bắc Kinh ra luật « bàn tay sắt » với Hồng Kông. Le Monde lưu ý, theo truyền thống thì ngày 1 tháng Bảy tại Hồng Kông được đánh dấu bằng hai sự kiện riêng biệt : lễ thượng kỳ với diễn văn của trưởng đặc khu, và cuộc tuần hành lớn của người dân vào buổi chiều. Năm 2003, có đến nửa triệu người tham gia cuộc tuần hành để chống lại luật an ninh được dự kiến trong điều 23 Luật căn bản (Hiến Pháp) Hồng Kông.
- Ngoại trưởng Mỹ : « Một ngày buồn » cho Hồng Kông (RFI) - Thanh Hà - Trong thông cáo ngày 30/06/2020, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, tuyên bố « Mỹ sẽ không khoanh tay nhìn Hồng Kông bị nhận chìm trong guồng máy an ninh » của Bắc Kinh. Washington dọa ban hành thêm một loạt biện pháp trả đũa việc Trung Quốc tước đoạt quyền tự trị của đặc khu hành chính này. Cuối tháng 5/2020, Mỹ đã rút lại quy chế ưu đãi về tài chính thương mại dành cho Hồng Kông. Ngoài ra, ông Pompeo đánh giá hôm qua là một ngày « buồn thảm đối với Hồng Kông, đối với tất cả những người yêu chuộng tự do tại Trung Quốc »;
- Hong Kong: Anh quốc mở cửa, hứa hẹn cho dân Hong Kong nhập quốc tịch (BBC) - Thủ tướng Anh nói khoảng 3 triệu người Hong Kong sẽ có cơ hội định cư và sau đó xin quốc tịch Anh, để phản ứng luật an ninh mới.
- Đài Loan mở văn phòng để hỗ trợ người Hong Kong muốn định cư (BBC) - VP Dịch vụ Đài Loan-Hong Kong vừa được khai trương ở Đài Bắc nhằm 'ủng hộ dân chủ tự do' ở Hong Kong.
- Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực (BBC) - Chín người bị bắt với cáo buộc vi phạm pháp luật, hơn 300 người khác bị giữ tại cuộc tuần hành không được phép tổ chức.
- Hong Kong: Hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7 (BBC) - Cảnh sát Hong Kong nói họ đã bắt giữ hơn 300 người, trong đó có chín người bị bắt theo luật an ninh mới.
- TQ xả nước cứu đập Tam Hiệp, lo ngại vỡ đập vẫn chưa dứt (BBC) - Lũ lớn tiếp diễn làm gia tăng áp lực nước lên đập Tam Hiệp giữa lúc chính quyền Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ đập thủy điện lớn nhất thế giới.
- Covid-19: EU mở cửa cho 15 nước nhưng không gồm Việt Nam (BBC) - EU từ 1/7 mở cửa cho công dân 15 nước trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, nhưng không gồm VN.
- Covid-19: Thế giới sau sáu tháng vật lộn chống đại dịch (BBC) - Hơn 500 ngàn người đã thiệt mạng trên toàn cầu, tròn sáu tháng sau khi Trung Quốc chính thức công bố dịch bệnh tại Vũ Hán.
- Covid-19: Căng thẳng tác động đến cuộc sống của ta thế nào? (BBC) - Ít ai ngờ rằng chút lo âu, căng thẳng thời dịch bệnh Covid-19 lại có thể khiến ta không toàn tâm toàn ý làm việc và thậm chí làm hỏng việc khi cần nhất.
- Dịch Covid-19 có dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu? (BBC) - Covid-19 khiến hàng triêụ người có thể rơi vào cảnh đói nghèo cùng cực, nhất là ở châu Mỹ Latinh và một số vùng châu Phi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét