- Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines phản đối cuộc tập trận 5 ngày tại Biển Đông của Trung Quốc (RFA) - Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 7 phát đi thông cáo báo chí nêu rõ quan ngại về cuộc tập trận kéo dài từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 7 mà Trung Quốc tiến hành tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho rằng tiến hành tập trận tại vùng lãnh thổ tranh chấp là đi ngược lại nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định; gây bất ổn thêm nữa tình hình ở Biển Đông. Hoạt động tập trận như thế cũng vi phạm cam kết của Trung Quốc về Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) là tránh những hoạt động làm phức tạp, hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định.<!>
- Biển Đông: Bình luận về đối đầu Mỹ - Trung, và diễn tiến sau vụ Repsol (BBC) - Hai nhà quan sát từ Việt Nam cho rằng có chiều hướng ‘căng thẳng leo thang’ giữa Trung Quốc với Mỹ và bình luận về điều gì mà Việt Nam cần làm.
- Việt Nam, Mỹ nói về nâng cấp quan hệ, phản đối Trung Quốc (BBC) - Việt Nam và Mỹ cùng lúc đưa ra thông điệp về tăng cường quan hệ ngoại giao và quan ngại về hành động của TQ tại Biển Đông.
- Bộ trưởng Ngoại giao Úc trả lời dân biểu Chris Hayes về tù nhân Châu Văn Khảm (RFA) - Bộ trưởng Ngoại giao chính phủ Canberra, bà Marise Payne có thư trả lời cho dân biểu Liên bang Úc Chris Hayes về trường hợp tù nhân Châu Văn Khảm, công dân Úc gốc Việt 71 tuổi, đang phải thụ án tù 12 năm tại Việt Nam với cáo buộc ‘hoạt động khủng bố nhằm lật đổ chính quyền’. Thư ký ngày 29 tháng 6 và được dân biểu Chris Hayes công bố ngày 2 tháng 7 nêu rõ bà ngoại trưởng Úc hiểu thực tế công dân Châu Văn Khảm tiếp tục bị giam giữ tại Việt Nam khiến vợ con và gia đình ông này đau buồn như thế nào
- Các tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn (BoxitVN) - Tháng 6 năm 2020. Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chúng tôi, các tổ chức nhân quyền quốc tế được ký tên dưới đây, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về vụ bắt giữ người bảo vệ nhân quyền Tiến sĩ Phạm Chí Dũng vào tháng 11 năm 2019 và các đồng sự của ông gần đây. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan có trách nhiệm trong chính phủ bảo đảm trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.
- Việt Nam ngày càng mạnh tay đối với những người chỉ trích chính phủ (BoxitVN) - Trước Đại hội của đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam, các cơ quan an ninh đã bắt giữ và hành hạ những người chỉ trích chính phủ và người bất đồng chính kiến. Với Hiệp định Thương mại Tự do trong tay, Đức và Liên minh Âu châu (EU) có khả năng gây áp lực. Bà Bùi Thị Kim Phượng phải đi một ngày một đêm bằng xe buýt để được thăm chồng khoảng gần một tiếng đồng hồ tại Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. “Chúng tôi ngồi cách nhau khoảng một thước, bị ngăn bởi một tấm kính lưới, không được phép chạm vào nhau, bị tám nhân viên cảnh sát và một camera canh chừng, và phải nói chuyện qua điện thoại.”
- Báo nhà nước đồng loạt đưa tin Hồ Duy Hải có bằng chứng ngoại phạm do luật sư và gia đình cung cấp (BoxitVN) - Đình Việt - Chiều nay (3/7), luật sư Trần Hồng Phong (người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải) và gia đình tiếp tục có đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải và cung cấp thêm tình tiết mới. Đơn này được gửi đến Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Chánh án TAND Tối cao. Trong đơn, luật sư Phong cho biết, thời gian gần đây, ông đã tiếp nhận được nhiều tài liệu, bản ảnh mới. Qua xem xét, đối chiếu nội dung, thứ tự bút lục, chữ viết, chữ ký, sự liên quan và thống nhất với các tài liệu trong hồ sơ vụ án cùng nhiều dấu hiệu khác, ông cho rằng đây là những tài liệu có thật, đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An thực hiện trong giai đoạn điều tra, đã được VKSND tỉnh Long An đánh số bút lục. Tuy nhiên sau đó đã bị rút, không đưa vào hồ sơ tố tụng chính thức
- VNTB – Những con số thống kê đang rất cần sự tỉnh táo của đại hội đảng các cấp (VNTB) - Mỹ Thuận (VNTB) – Thông thường, ở đại hội đảng bộ các cấp hiện đang tiến hành rải đều trên toàn quốc để phục vụ ‘cơ cấu’ nhân sự đảng dự kiến cho bầu cử nhiệm kỳ mới, người ta hay có những báo cáo thành tích với lời văn ‘có cánh’, những dự báo tương lai đầy viễn cảnh tươi đẹp, và vẫn kèm mẫu câu quen thuộc của tuyên giáo, là dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng, không gì không vượt qua. Bài viết này xin được trích dẫn những con số mang tính thống kê (chưa đầy đủ) trên báo chí, qua đó hy vọng các nhà kỷ trị của đảng cầm quyền có cái nhìn tỉnh táo hơn, cầu thị hơn trong mọi quyết sách; tránh duy ý chí với cái nhìn yếm thế đối với các ý kiến phản biện (1). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có 12 tỉnh, thành phố tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm, gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hòa Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau. Trong đó, chỉ số tăng tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng âm (-) 3,61%, Quảng Nam -11,51%, Khánh Hòa -12,02%, Bà Rịa – Vũng Tàu -6,87%, Hòa Bình -6,51%… (2)
- Hà Nội có khách sạn dát vàng 'từ A tới Z' (BBC) - Bạn đã từng ở khách sạn dát vàng từ bể bơi tới bồn tắm bao giờ chưa?
- Sáng kiến thay ống hút nhựa bằng ống hút làm từ cỏ bàng (RFI) - Thanh Hà - Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị cấm hoàn toàn việc dùng ống hút nhựa vào năm 2021, một chủ công ty Việt Nam đã có sáng kiến thay thế ống hút nhựa bằng ống hút làm từ cỏ bàng, vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Bí quyết thành công của hãng là làm ra sản phẩm từ những vật liệu "người ta vất đi". Là một công ty nhỏ hoạt động từ năm 2018 với vỏn vẹn 4 nhân viên chính ngay tại Long An, 3T đã chóng tìm được một chỗ đứng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và được báo chí quốc tế quan tâm
- Có thật sự dân chủ tự do mất ưu thế so với độc tài ? (RFI) - Tú Anh - Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí phương Tây, hôm 29/06/2020, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà cảm thấy mô hình dân chủ tự do dường như yếu thế so với sức mạnh của các chế độ độc tài. Vì sao một nhà lãnh đạo chính trị có tầm cỡ, đã kinh qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản có vẻ mất niềm tin như vậy ? Có thật sự chế độ độc tài là giải pháp tối ưu khi đất nước bị khủng hoảng? Cây bút bình luận của báo Le Monde, nhà báo Sylvie Kauffman chứng minh thực tế không như lầm tưởng.
- Thổ Nhĩ Kỳ xử vụ ám sát nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi (RFI) - Thu Hằng - Ngày 03/07/2020, tư pháp Thổ Nhĩ kỳ bắt đầu xét xử vắng mặt 20 công dân Ả Rập Xê Út liên quan đến vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi vào tháng 10/2018 ở Istanbul. Trong số bị cáo có hai người thân cận của hoàng thái tử Mohammed Ben Salman, người bị chính quyền Ankara nghi là chủ mưu. Vụ ám sát đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị giữa hai nước
- Vụ máy bay bị bắn hạ : Iran chấp nhận bồi thường cho gia đình các nạn nhân (RFI) - Minh Anh - Chính quyền Teheran đưa ra một cử chỉ có thiện ý, chấp nhận bồi thường cho gia đình các nạn nhân nước ngoài trong vụ chiếc Boeing của Ukraina bị bắn nhầm tại Iran hồi tháng Giêng năm nay. Ngoại trưởng Thụy Điển hôm thứ Năm 02/07/2020 thông báo như trên. Từ thủ đô Iran, thông tín viên RFI, Siavosh Ghazi cho biết cụ thể : « Chính quyền Teheran vẫn chưa xác nhận thông tin này. Nhưng theo nữ ngoại trưởng Thụy Điển, một thỏa thuận sơ bộ đã được ký kết để bồi thường cho các nạn nhân nước ngoài trong vụ tai nạn đó.
- Căng thẳng Paris - Ankara : Thêm một dấu hiệu NATO trong tình trạng « chết não » ? (RFI) - Thanh Hà - « Địa Trung Hải đang trở thành một điểm nóng, nguy cơ đụng độ trên biển giữa các thành viên của trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ngày càng lớn, NATO kín đáo ngoảnh mặt nhìn đi nơi khác». Một nhà ngoại giao châu Âu chỉ trích NATO bất lực trước áp lực và tham vọng của Ankara. NATO đang đau đầu vì một thành viên chủ chốt nhưng đầy tham vọng là Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cố gần đây nhất đã xảy ra hôm 10/06/2020 khi hộ tống hạm của Pháp bị chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ chiếu ra-đa kiểm soát hỏa lực trong lúc tham gia chiến dịch Sea Guardian ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Libya. Paris xem đây là một sự cố « vô cùng nghiêm trọng ». Tàu Pháp có nhiệm vụ giám sát lệnh cấm bán vũ khí cho Libya, Thổ Nhĩ Kỳ bị tình nghi là nguồn cung cấp vũ khí cho chính quyền Tripoli. Hậu quả kèm theo Paris quyết định tạm ngừng tham gia vào chiến dịch giám sát biển nói trên cho tới khi nào NATO làm sáng tỏ lập trường của Ankara về Libya
- Black Lives Matter: Hãy đồng hành tư tưởng với con mình (BBC) - Chuyện cha con người Việt ở Mỹ trao đổi về ‘tham gia vận động và đấu tranh cho lý tưởng, nhưng cần để ý đến mặt trái của vấn đề’.
- Trịnh Nhạn Hùng nắm an ninh Hong Kong, giới đấu tranh mở 'Nghị viện lưu vong' (BBC) - Cựu Bí thư Quảng Đông nắm Văn phòng An ninh ở Hong Kong trong khi giới đấu tranh nói sẽ lập Nghị viện lưu vong.
- Căng thẳng Ấn-Trung : Thủ tướng Modi bất ngờ thăm vùng Himalaya (RFI) - Thu Hằng - Ngày 03/07/2020, thủ tướng Ấn Độ Nadrendra Modi đã bất ngờ đến thị sát tình hình ở Ladakh, thuộc vùng núi Himalaya sát biên giới với Trung Quốc. Đây là nơi đã diễn ra vụ đụng độ chết người giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 15/06. Theo AFP, ông Modi đã gặp gỡ các quân nhân trong một doanh trại tại vùng Nimu (ở độ cao hơn 3.300 mét). Sau đó, ông đến thăm những quân nhân bị thương trong vụ ẩu đả hiện được điều trị tại một bệnh viện ở Leh, thủ phủ vùng Ladakh. Tháp tùng thủ tướng Modi có tham mưu trưởng, tướng Bipin Rawat và tư lệnh quân đội, tướng MM Naravan.
- Bầu cử TT Mỹ : Tập Cận Bình « giơ cả hai tay » ủng hộ Donald Trump (RFI) - Thùy Dương - Quan hệ Mỹ - Trung vẫn luôn thu hút sự quan tâm của báo Pháp. Đáng chú ý là bài viết của cây bút thời luận nổi tiếng Alain Frachon trên Le Monde : « Tập Cận Bình bỏ phiếu ủng hộ Donald Trump ». Ủng hộ phe Cộng Hòa trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ gần như đã trở thành truyền thống của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Theo cây bút thời luận Alain Frachon, đó không chỉ là nhằm tôn vinh việc tổng thống Richard Nixon (1913-1994) bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung với Mao Trạch Đông, không chỉ là vì đảng Cộng Hòa thường ít « lên lớp » Trung Quốc về nhân quyền hơn so với phe Dân Chủ Mỹ, mà chủ yếu vì đảng Cộng Hòa nói chung thực tế hơn trong chính sách đối ngoại, nhất là về việc làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận
- Cái chết của George Floyd: Biểu tình bạo lực tại Washington DC (BBC) - Tại thủ đô nước Mỹ đã xảy ra tình trạng bạo lực tồi tệ nhất sau cái chết của một người da đen, George Floyd.
- Nguồn vốn nước ngoài tăng tốc rút khỏi Trung Quốc – 5 công ty nước ngoài xác nhận đầu tư vào Indonesia (BoxitVN) - Thanh Hương - Đầu tư nước ngoài đang tăng tốc rút vốn khỏi Trung Quốc đại lục, và khu vực Đông Nam Á là một trong số những lựa chọn của các nhà đầu tư. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố vào ngày 30/6 rằng có 7 công ty nước ngoài đã quyết định chuyển sản xuất đến Indonesia, 5 trong số đó là đến từ đại lục, và 17 công ty nước ngoài khác cũng đang có ý định đầu tư vào Indonesia.
- Thủ tướng Đức nói quyền tị nạn dành cho tất cả, kể cả người Hong Kong (BBC) - Bà Merkel cũng nói châu Âu phải tiếp tục đối thoại với Trung Quốc vì tầm quan trọng của nước này trên thế giới.
- Hong Kong: Nhà hoạt động Nathan Law chạy ra nước ngoài ‘vì nguy hiểm’ (BBC) - Một nhà đấu tranh nổi tiếng của Hong Kong, Nathan Law, đã chạy khỏi nơi này sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh gây tranh cãi.
- Virus corona ở Bắc Hàn: Kim Jong-un tuyên bố 'thành công rực rỡ' (BBC) - Ông Kim Jong-un nói thành công này là nhờ 'sự lãnh đạo có tầm nhìn xa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng'.
- Thải độc kỹ thuật số trong thời Covid-19 (BBC) - Ngồi hàng giờ trước điện thoại và máy tính có thể khiến bạn lo âu, hoảng sợ trước sự bất định của tương lai khi đọc tin tức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét