Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI SÁNG 8/7 - Hoa Tự Do

image.png
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo  Mỹ trừng phạt quan chức Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng - Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pomeo thông báo chính phủ Mỹ sẽ hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc tham gia vào việc cản trở người Mỹ tới Tây Tạng, theo AFP. “Hôm nay tôi sẽ yêu cầu hạn chế thị thực đối với các quan chức chính phủ Trung Quốc và các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc có vai trò đáng kể trong việc xây dựng hoặc thực thi các chính sách liên quan đến việc hạn chế người nước ngoài tiếp cận các khu vực thuộc Tây Tạng”, ông Pompeo nói.
<!>
Tây Tạng cũng như Tân Cương là những khu vực nhạy cảm bị chính quyền Trung Quốc quản lý chặt, nên khách nước ngoài khó lòng tự do tiếp cận khu vực này. Chính quyền Trung Quốc đã chiếm đóng Tây Tạng từ năm 1950. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, họ đã “dùng bàn tay sắt” để quản lý cũng như hủy hoại nền văn hóa bản địa ở đây.

Luật an ninh Hồng Kông đặt Đài Loan trong tình thế nguy hiểm

Những nhà hoạt động nhân quyền lo ngại việc Bắc Kinh cho thông qua luật an ninh quốc gia Hồng Kông đã đặt Đài Loan trong tình thế nguy hiểm. Trong khi đó, nhiều người Đài Loan cũng có cùng suy nghĩ này, cho rằng chính quyền Trung Quốc sẽ sớm đưa hòn đảo quê hương họ vào vòng kiểm tỏa, theo bản tin hôm thứ Ba của Fox News.
“Đạo luật đó khiến tôi càng không thích Trung Quốc”, Sylvia Chang, 18 tuổi, sinh viên của Đại học Quốc gia Đài Loan, nói với AFP. “Họ đã hứa sẽ không thay đối chính sách với Hồng Kông trong 50 năm, nhưng họ ngày càng đàn áp hơn. Tôi lo sợ Hồng Kông hôm nay có thể là Đài Loan vào ngày mai”.
“Luật an ninh quốc gia khiến tôi tự hỏi Trung Quốc sẽ đi xa tới đâu. Hiện tại tôi không thấy đường giới hạn và không gì là không thể. Tôi nghĩ Đài Loan có thể là mục tiêu tiếp theo mà họ nhắm đến”, Weng Peng, một nhà báo Đài Loan, người ủng hộ các phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, nói.

Bắc Kinh đang ép nhiều người gốc Hoa về nước

Các đặc vụ Trung Quốc đang tìm cách để buộc hàng trăm người gốc Hoa sống ở Mỹ quay về nước, trong đó có nhiều nhà hoạt động dân chủ ra nước ngoài vì sự đàn áp của Bắc Kinh, The Guardian dẫn tin từ giám đốc FBI, Christopher Wray.
Ông Wray cho biết hành động của đặc vụ Trung Quốc nằm trong một chiến dịch có tên Fox Hunt (săn cáo). Theo đó, đặc vụ của Trung Nam Hải sẽ đưa ra hai lựa chọn cho những mục tiêu của họ, quay trở về hoặc bị ám sát.
Fox Hunt được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng từ 6 năm trước với danh nghĩa để truy bắt những quan chức tham nhũng chạy trốn. Nhưng theo ông Wray, kế hoạch này dần dần đã chuyển sang nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến với Bắc Kinh.

Chính quyền Trump chính thức đưa Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

image.png

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (7/7) đã chính thức đưa Hoa Kỳ ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cơ quan của Liên Hợp Quốc mà ông Trump lên án là “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và yếu kém trong việc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
Thượng nghị sỹ Bob Menendez, một đảng viên Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết chính quyền Trump đã thông báo cho Nghị viện về việc rời khỏi WHO. “Nghị viện đã nhận được thông báo rằng Tổng thống chính thức rút Hoa Kỳ khỏi WHO giữa lúc xảy ra một đại dịch”, ông Menendez viết.
Forbes cho biết một phát ngôn viên Nhà Trắng đã xác nhận với tạp chí này rằng thông báo từ bỏ tư cách thành viên của Mỹ đã được gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Theo quy định, quốc gia rời WHO cần báo trước 1 năm, vì vậy quyết định của chính quyền Trump sẽ có hiệu lực từ ngày 6/7/2021. Như vậy không loại trừ khả năng Hoa Kỳ có thể sẽ đảo ngược quyết định rời WHO trong thời gian này.
Thượng nghị sỹ Menendez chỉ trích quyết định rời WHO, cho rằng “điều này sẽ không bảo vệ tính mạng hay lợi ích của Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, các nghị sỹ thuộc phái conservative (ủng hộ các giá trị truyền thống) tán thưởng quyết định của Tổng thống Trump.
“Nếu một tổ chức che đậy và nói dối cho sự bưng bít và dối trá của một quốc gia khác, sao chúng ta lại phải tham gia vào một nhóm mục ruỗng như vậy?”, hạ nghị sỹ Rick Crawford (đảng Cộng hòa, bang Arkansas) bày tỏ.
Ông Crawford cho rằng: “Việc rút khỏi WHO là một hành động quan trọng trong trách nhiệm giải trình đối với đất nước chúng ta và đối với tất cả các quốc gia bị thiệt hại vì COVID”.
Hồi tháng 5, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ đưa Mỹ rời khỏi WHO với lý do tổ chức này đã thất bại trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 và là một con rối của Trung Quốc. Tổng thống Trump cũng tuyên bố chấm dứt tài trợ cho WHO, bất chấp lời kêu gọi “xem xét lại” của tổ chức này.
Đầu tháng 5, tình báo Đức tiết lộ thông tin cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân đề nghị WHO trì hoãn tiết lộ thông tin quan trọng về việc virus corona lây lan từ người sang người, khiến thế giới “đã bị lỡ ít nhất 4 tuần, nếu không muốn nói là 6 tuần, trong cuộc chiến chống virus này”, theo kết luận của BND, Cơ quan Tình báo Liên bang Đức.
Trong cuộc họp báo riêng về Trung Quốc vào cuối tháng 5, Tổng thống Trump lên án WHO nhận phần lớn tài trợ từ Hoa Kỳ nhưng lại “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Ông cũng lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới.

Tổng thống Brazil nhiễm virus Vũ Hán

image.png

Hôm thứ Ba, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nói rằng ông đã bị nhiễm virus Vũ Hán, trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang bùng phát mạnh tại đất nước ông, theo SBS News.
Ông Bolsonaro nói với phóng viên truyền hình rằng ông bắt đầu có triệu trứng của bệnh Covid vào Chủ nhật vừa qua. Kết thúc cuộc phỏng vấn, ông gỡ khẩu trang cười chào phóng viên và nói “Bạn có thể thấy gương mặt tôi, tôi khỏe và tôi bình tĩnh”, ông nói.
Ông Bolsonaro cũng cho biết ông đã dùng hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét, để điều trị Covid.
WHO thừa nhận virus Vũ Hán lây lan qua không khí
image.png

Tổ chức Y tế Thế giới đã thừa nhận có bằng chứng về sự lây lan của nCoV trong không khí, sau khi một nhóm các nhà khoa học kêu gọi cơ quan toàn cầu cập nhật hướng dẫn liên quan đến COVID-19, theo SBS News. “Chúng tôi đã nói về khả năng lưu chuyển trong không khí [của nCoV] và đây là một con đường lây lan của COVID-19”, lãnh đạo kỹ thuật của WHO trong đại dịch COVID-19, Maria Van Kerkhove, nói trong một cuộc họp báo hôm 7/7.
WHO trước đây nói rằng virus gây bệnh COVID-19 lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ bắn ra từ mũi và miệng của người nhiễm bệnh, sau đó sẽ nhanh chóng chìm xuống đất. Nhưng hơn 200 nhà khoa học từ 32 nước khẳng định rằng virus Vũ Hán bám trong các hạt nhỏ hơn không bị chìm xuống đất và có thể di chuyển trong không khí để gây bệnh.

ĐCSTQ che giấu một loại virus tương tự nCoV trong phòng thí nghiệm Vũ Hán từ năm 2012

ĐCSTQ che giấu một loại virus tương tự nCoV trong phòng thí nghiệm Vũ Hán từ năm 2012
Tờ The Sunday Times của Anh vừa đưa ra một tiết lộ chấn động: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu một chủng virus corona rất giống với Covid-19 trong phòng thí nghiệm gây tranh cãi ở Vũ Hán từ năm 2012.
Một báo cáo được công bố ngày 4/7 bởi một kênh truyền thông uy tín của Anh nhấn mạnh rằng 8 năm trước, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy chủng virus corona này trong một mỏ đồng bị bỏ hoang có nhiều dơi và chuột.
Các chuyên gia đã tìm thấy chủng loại virus gần giống với nCoV sau khi nó gây ra cái chết của sáu công nhân làm việc tại mỏ Tongarin thuộc quận Mo Giang nằm ở phía tây nam Trung Quốc.
Theo báo cáo, 3 công nhân đã xuất hiện các triệu chứng sốt, ho và các vấn đề về hô hấp, các triệu chứng tương thích với Covid-19.
Các nghiên cứu tại thời điểm đó cho thấy 4 trong số 6 người bệnh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể được tạo ra bởi virus corona, trong khi hai người còn lại đã qua đời trước khi được xét nghiệm.
Điều gây sốc nhất, theo nhận định của tờ The Sunday Times, là việc chủng virus corona này, được phát hiện vào tháng 8/2012, được lưu trữ trong phòng thí nghiệm virus gây tranh cãi ở Vũ Hán, thành phố tâm chấn đại dịch. 
Bên cạnh đó, tờ The Sunday Times cho biết có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ không công khai dữ liệu về loại virus này, mặc dù khám phá này có thể là chìa khóa trong việc chống dịch.
Thông tin này được đưa ra ánh sáng thông qua luận án của một bác sĩ trẻ, mà người hướng dẫn của anh là một vị giáo sư mà vào năm 2012 từng làm việc trong khu cấp cứu của bệnh viện nơi các thợ mỏ bị nhiễm bệnh được điều trị.
Nguồn gốc của nCoV
Việc xác định nguồn gốc của nCoV, đã lây nhiễm cho hơn 11 triệu người và khiến hơn 531.000 người tử vong, hứa hẹn sẽ tiếp tục hé lộ những dữ liệu mới.
Trên thực tế, thông tin này đã được công khai ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sẽ cử một phái đoàn đến Trung Quốc trong tuần này để tìm hiểu xem liệu nCoV có bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không. Đây là một diễn biến đáng ngờ, trong bối cảnh tồn tại mối liên hệ gần gũi giữa giới chức WHO và giới lãnh đạo ĐCSTQ. Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần lên án WHO giúp Trung Quốc che giấu dịch bệnh.
Trên thực tế, nhiều cáo buộc chỉ ra rằng các thí nghiệm có nguy cơ cao  liên quan đến việc chỉnh sửa các chủng virus corona để gia tăng khả năng lây nhiễm đang được tiến hành tại phòng thí nghiệm Vũ Hán,.
Tờ The Sunday Times nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây, các nhà khoa học của Viện Virus học Vũ Hán đã thu thập hàng trăm mẫu virus corona từ các khu vực cách xa Trung Quốc để tiến hành các cuộc điều tra này.
Những thực tế này trái ngược hoàn toàn với lời giải thích được đưa ra bởi ĐCSTQ.
Hồi tháng 2, Tiến sĩ Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) của Viện Virus học Vũ Hán đã công bố công trình học thuật sâu rộng nhất về virus corona chủng mới từ trước đến nay.
Bên cạnh việc cung cấp một mô tả di truyền toàn diện về virus này, nghiên cứu của bà Thạch – được xuất bản trên tạp chí Nature – đã chỉ ra rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán có chứa một mẫu dơi có tên là RaTG13, tương thích 96,2% với nCoV.
Nhưng phát hiện mới được The Sunday Times hé lộ cho thấy mẫu RaTG13 đã được tìm thấy trong mỏ đồng vào năm 2012, và tệ hơn, khi thông tin này mãi vẫn không được công bố cho đến tận bây giờ.

Hướng ánh nhìn về Trung Quốc

Ngay trong tháng Tư, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ ra rằng, sau khi xem qua một số kết quả thử nghiệm, ông đã có một “mức độ tin tưởng khá cao” rằng nCoV bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán.
Vị tổng thống cho biết Washington đang “xem xét điều này rất, rất kỹ càng”.
“Chúng ta sẽ tìm hiểu xem nó đến từ đâu. Có rất nhiều giả thuyết. Trung Quốc thậm chí có thể nói cho chúng ta biết đấy”, Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (7/7) đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi WHO với lý do tổ chức này “lấy Trung Quốc làm trung tâm” và yếu kém trong việc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
Trước đó vào hồi tháng 5, Tổng thống Trump đã cảnh báo ông sẽ đưa Mỹ rời khỏi WHO với lý do tổ chức này đã thất bại trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 và là một con rối của Trung Quốc. Tổng thống Trump cũng tuyên bố chấm dứt tài trợ cho WHO, bất chấp lời kêu gọi “xem xét lại” của tổ chức này.
Đầu tháng 5, tình báo Đức tiết lộ thông tin cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân đề nghị WHO trì hoãn tiết lộ thông tin quan trọng về việc virus corona lây lan từ người sang người, khiến thế giới “đã bị lỡ ít nhất 4 tuần, nếu không muốn nói là 6 tuần, trong cuộc chiến chống virus này”, theo kết luận của BND, Cơ quan Tình báo Liên bang Đức.
Trong cuộc họp báo riêng về Trung Quốc vào cuối tháng 5, Tổng thống Trump lên án WHO nhận phần lớn tài trợ từ Hoa Kỳ nhưng lại “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Ông cũng lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới.
HOA TỰ DO

Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: