COVID-19 có thể chuyển xấu giống đại dịch cúm năm 1918Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, gần đây đã đề xuất rằng dịch COVID-19 có khả năng tiếp cận đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 về mức độ nghiêm trọng trong khi bày tỏ hy vọng sự can thiệp từ phía chính quyền sẽ ngăn chặn một kết quả như vậy, theo The Epoch Times.TS Fauci đưa ra nhận xét này trong một hội thảo trực tuyến về Sáng kiến Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Georgetown hôm thứ ba, trong thời gian đó, ông đã gọi dịch COVID-19 là “đại dịch có tầm vóc lịch sử”.<!>
“Đây là một cái gì đó mà khi lịch sử nhìn lại, nó sẽ tương đương với những gì chúng ta từng thấy vào năm 1918”, ông nói thêm, đề cập đến đại dịch cúm mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) gọi là đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại”. Người ta ước tính rằng khoảng 500 triệu, hoặc khoảng một phần ba dân số thế giới tại thời điểm đó, đã bị lây nhiễm căn bệnh này, do vi-rút có nguồn gốc từ cúm gia cầm H1N1 gây ra.
Iran công bố số liệu chấn động: 25 triệu người nhiễm COVID-19
Tổng thống Iran Hassan Rouhani
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 18/7 tuyên bố quốc gia 80 triệu dân này có khoảng 25 triệu người đã nhiễm virus Vũ Hán, và 35 triệu người khác có nguy cơ nhiễm căn bệnh chết người này.
Reuters trích tuyên bố của ông Rouhani được phát sóng trên truyền hình: “Theo ước tính của chúng tôi, hiện có 25 triệu người Iran đã nhiễm virus này và khoảng 14.000 người đã mất đi sinh mạng”.
Ông Rouhani nói tiếp: “Có khả năng 30-35 triệu người khác sẽ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm”. Ông cũng nói đã có hơn 200.000 người đã nhập viện”.
Tổng thống Iran cho biết các số liệu mà ông đề cập là căn cứ theo một báo cáo mới của Bộ Y tế nước này. Những số liệu này vượt xa so với thống kê trước đây mà Iran công bố, đó là 269.440 người nhiễm và 13.791 người tử vong.
Chính quyền Iran hôm 18/7 đã thắt chặt trở lại các biện pháp hạn chế ở thủ đô Tehran, trong đó có việc cấm tụ tập tôn giáo và văn hóa, đóng cửa các trường học, các quán cà phê, bể bơi trong nhà, công viên và sở thú, theo Reuters.
Giới chức Mỹ hồi tháng 5 cáo buộc chính quyền Iran giấu diếm thực trạng dịch COVID-19, trong khi dịch bệnh lây lan trên khắp Iran. Al Arabiya News đưa tin, lãnh tụ tối cao của Iran, ông Ali Khamenei hôm 3/5 bác bỏ tính nghiêm trọng của dịch virus Trung Quốc, nói rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi, tai ương này không phải là vấn đề lớn. Đã có những vụ lớn hơn trong quá khứ và chúng tôi đã có những trường hợp như vậy ở đất nước này”.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng cảnh báo về phòng thí nghiệm Vũ Hán 2 năm trước đây
Hai đoạn điện báo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2018 cảnh báo rằng một phòng thí nghiệm mới ở Vũ Hán không có đủ nhân viên được đào tạo để vận hành nó một cách an toàn trong quá trình nghiên cứu các chủng virus corona giống SARS được phân lập từ dơi, theo các đoạn điện báo được công bố hôm thứ Sáu nhờ Đạo luật Tự do Thông tin.
Một đoạn điện báo được gửi về từ Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hôm 19/1/2018, đã thông báo cho Washington biết Trung Quốc đã mở Viện Virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) đầu tiên và rằng lãnh đạo phòng thí nghiệm này cho rằng họ đã sẵn sàng nghiên cứu mầm bệnh cấp độ bốn (P4) – những virus có độc lực cao nhất có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, theo Breitbart.
Tuy nhiên, đoạn điện báo cảnh báo rằng “có một sự thiếu hụt nghiêm trọng các kỹ thuật viên và điều tra viên được đào tạo bài bản để vận hành an toàn phòng thí nghiệm này”. Nó cũng lưu ý “một sự thiếu minh bạch trong các chính sách và hướng dẫn của chính phủ Trung Quốc”, và rằng Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc (NHFPC) chưa cấp phép phòng thí nghiệm triển khai nghiên cứu về mầm bệnh rất dễ lây lan.
Bất chấp có những hạn chế này, phòng thí nghiệm này vẫn tiến hành nghiên cứu về các chủng virus corona giống SARS, bức điện báo cho hay.
Máy bay do thám của Mỹ được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía nam Trung Quốc
Một máy bay do thám của quân đội Mỹ đã được phát hiện ở gần bờ biển phía nam Trung Quốc tổng cộng 3 lần trong tuần này tính đến hôm thứ Sáu (17/6), tờ Bưu Điện Nam Hoa buổi sáng dẫn các nguồn tin Trung Quốc cho hay, trong bối cảnh Hải quân Mỹ báo cáo có hai nhóm tàu sân bay đang tiến hành các cuộc tập trận kép ở Biển Đông để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, theo sau việc Mỹ chính thức bác các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông hồi đầu tuần.
Máy bay E-8C của Không lực Hoa Kỳ, được trang bị hệ thống radar chuyên dụng, thông tin liên lạc, vận hành và điều khiển chuyên nghiệp, đã được nhìn thấy 72 hải lý ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông, theo tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI), một viện chính sách có trụ sở tại Đại học Bắc Kinh.
Đây là vụ chứng kiến thứ ba trong tuần, Viện này cho biết. Các nhà phân tích cho biết chiếc máy bay này có thể đang theo dõi việc triển khai và di chuyển của quân đội của Trung Quốc dọc bờ biển.
Máy bay ném bom tàng hình B-1B đến Guam sau khi Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông
Không quân Mỹ hôm thứ Sáu đã triển khai hai máy bay ném bom B-1B tới đảo Guam khi Hải quân nước này tiếp tục các hoạt động tập trận của tàu sân bay kép ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông, theo Stars and Stripes.
Cả hai nhánh lực lượng quân đội đều mô tả các hoạt động là mang tính thường lệ, nhưng tuân theo một thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai (13/7) chính thức chấp nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với một số rạn san hô và đảo nhỏ ở Biển Đông.
Họ sẽ huấn luyện với các đồng minh, các nước đối tác và các lực lượng quân đội khác của Hoa Kỳ. Việc triển khai cũng hỗ trợ “các nhiệm vụ răn đe chiến lược nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực”, Không quân Mỹ cho biết.
Trung Quốc đẩy mạnh việc đóng tàu sân bay
Trung Quốc dự kiến sẽ ra mắt một con tàu sân bay thế hệ kế tiếp trong vòng một năm tới và việc chế tạo một con tàu chị em của con tàu thế hệ mới này hiện đang được đẩy nhanh, hai nguồn tin thân cận với các dự án cho biết.
Tàu sân bay Type 002 – tàu sân bay thứ ba của đất nước và thứ hai được phát triển trong nước – đã bắt đầu quá trình lắp ráp cuối cùng, hai nguồn tin độc lập nói với tờ South China Morning Post.
“Việc lắp ráp con tàu sân bay mới đã bắt đầu và dự kiến sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm tới, vì đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ”, theo nguồn đầu tiên, chia sẻ trong điều kiện giấu tên vì sự nhạy cảm của vấn đề.
“Các công nhân của công ty cũng đang bắt đầu công việc khởi công cho chiếc tàu sân bay chị em của con tàu mới. Cả hai tàu đều được đóng bởi Nhà máy đóng tàu Giang Nam gần Thượng Hải”.
Chính quyền Trung Quốc cho phá đê để giảm lũ
Chính quyền huyện Túc Tùng, tỉnh An Huy, Trung Quốc mới đây đã phá đê để xả lũ, khiến nhiều ngôi làng bên ngoài đê bị ngập lụt Twitter).
Mới đây, chính quyền Trung Quốc đã cưỡng chế người dân huyện Túc Tùng, tỉnh An Huy ra khỏi nơi sinh sống để tiến hành phá đê nhằm giảm bớt tình trạng lũ lụt.
Kết quả là, nhiều thôn làng bên ngoài con đê bị ngập trong nước. Có nơi nước sâu tới 5,6m, nhấn chìm cả tòa nhà 2 tầng. Ngoài ra, người dân còn cho biết, vì để bảo vệ sông Dương Tử và đảm bảo an toàn cho các thành phố lớn, chính quyền cũng cho phá vỡ một con đập lớn ở huyện Túc Tùng, gây ngập lụt các vùng nông thôn.
Sau khi chính quyền huyện Túc Tùng phá vỡ con đê Đồng Mã vào ngày 12/7, nhiều ngôi làng bên ngoài đê đã bị nhấn chìm. Dân làng địa phương nói với tờ The Epoch Times tiếng Trung hôm 17/7 rằng, chính quyền đã phái cảnh sát vũ trang đến cưỡng ép, xua đuổi người dân phải rời đi, sau đó phá đê, xả lũ khiến nhiều ngôi làng chìm trong biển nước, những vật dụng quan trọng cũng chưa kịp mang đi.
Bác sĩ Trương (không phải tên thật) cho biết: “Ở phía trong con đê Đồng Mã thì không vấn đề gì, nhưng ở bên ngoài đê thì toàn bộ thôn trang đều bị ngập lụt, tủ lạnh và điều hòa bị hỏng, hoa màu bị ngâm trong nước, không còn gì nữa”.
“Người dân bên ngoài đê sơ tán vào phía trong con đê, ai có gia đình người thân thì ở nhờ, vì nhà cửa đã bị nước lũ nhấn chìm, có người đến quần áo cũng không có để thay”.
Chia sẻ với tờ The Epoch Times tiếng Trung, bác sĩ Trương nói: “Tất cả mọi người sau khi nghe thấy lệnh thì bắt buộc phải ra khỏi nhà. Nào là cảnh sát giao thông, cảnh sát vũ trang vào nhà đuổi người đi, nếu không di chuyển thì sẽ bị khiêng ra ngoài”.
Ông Lý (không phải tên thật), chủ một cửa hàng tư nhân ở thôn Tứ Châu, xã Châu Đầu, huyện Túc Tùng chia sẻ với tờ The Epoch Times tiếng Trung rằng thôn Tam Châu thuộc thị trấn Hối Khẩu và thôn Tứ Châu thuộc xã Châu Đầu, huyện Túc Tùng đều bị ngập lụt và hiện có hơn 1000 người phải trú ngụ tại một chỗ.
Ông nói: “Chính quyền thông báo thời gian sơ tán quá vội vàng, chỉ khoảng trước 6 giờ. Ở trên nói rằng việc xả lũ đã được sắp xếp, vậy là mọi người để chạy thoát thân nên tài sản cũng như nơi ở của họ đã bị mất”.
“Nhiều người chuyển đồ đạc lên tầng hai, nghĩ rằng như vậy sẽ an toàn, nhưng ngay cả tầng hai cao 5,6m cũng bị ngập”.
Ông Trương chia sẻ: “Nước ở thượng nguồn sông Dương Tử rất cao, nếu như xả lũ để cố gắng bảo vệ con sông và các thành phố lớn, thì các thôn làng bên cạnh sẽ chìm ngập trong nước, lũ lụt 3 tỉnh, 6 huyện sẽ tạo thành 1 cái hồ lớn, giống như một vùng biển nội địa nhỏ”.
Ông phàn nàn: “Chính quyền làm ngập lụt các thôn làng của chúng tôi. Vùng quê chúng tôi vô cùng khổ cực, vì hàng năm đều bị lũ lụt nên các công ty lớn không dám đến phát triển, đầu tư nước ngoài cũng không có. Nơi đây mãi mãi là một vùng nông thôn khó khăn, nghèo nàn. Cuộc sống của người dân rất đáng thương”.
Đỉnh lũ thứ 2 đi qua Tam Hiệp, dự kiến 4 ngày tới sẽ đến Vũ Hán
Đập Tam Hiệp xả lũ
Trong khi đó, bờ kè thành phố Vũ Hán đang tới mức giới hạn và xuất hiện hiện tượng thấm nước. Nước sông đã vượt mức báo động, đỉnh lũ thứ 2 tràn về sẽ là mối đe dọa lớn.
Vào ngày 18/7, Đài quan sát Khí tượng Trung ương Trung Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo về mưa bão, lũ quét và thảm họa địa chất trong lưu vực sông Trường Giang. Theo dự báo thời tiết, mưa lớn sẽ xảy ra ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam và sẽ kéo dài trong 3 ngày. Ngoài ra, Cam Túc, Vân Nam, Hoa Bắc, Sơn Đông, Quý Châu và những nơi khác cũng sẽ có mưa to dữ dội.
Trường Giang Nhật báo cho hay, đỉnh lũ số 2 của sông Trường Giang hiện đang đi qua đập Tam Hiệp và mực nước ở đó đang tăng nhanh, ước tính có thể đến Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc trong 4 ngày tới. Cục Thủy văn sông Trường Giang đã đưa ra cảnh báo lũ khẩn cấp cho vùng trung và hạ lưu sông Trường Giang, bao gồm khu vực hồ Động Đình, hồ Bà Dương và sông Thủy Dương…
Một video đăng tải lên Twitter cho thấy bờ kè sông Trường Giang tại thành phố Vũ Hán đang xuất hiện hiện tượng thấm nước. Mực nước tại sông cũng đang vượt quá mực nước cảnh báo hơn 1 mét, nếu đỉnh lũ thứ 2 tràn về, thì không biết bờ kè có thể chịu đựng được nữa không.
Trước đó, sáng ngày 17/7, Cục Thủy văn của Ủy ban Tài nguyên Nước sông Trường Giang thuộc Bộ Thuỷ lợi thông báo, do ảnh hưởng của mưa lớn, lượng nước giữa khu vực thượng nguồn sông Trường Giang và Tam Hiệp đã tăng lên đáng kể. Theo thông tin do Bộ Thuỷ Lợi Trung Quốc công bố, vào lúc 8h tối ngày 17/7, cơn lũ tràn vào đập Tam Hiệp với tốc độ dòng chảy 59.000 m3/s, vượt qua tốc độ dòng chảy của đỉnh lũ số 1.
Dữ liệu từ trang web của Cục Thủy văn Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang cho thấy, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa được đo hôm 18/7 lên tới 59.800 m3/s. Theo “Quy định về đánh số lũ của các con sông lớn trên toàn quốc”, do đã đạt tiêu chuẩn đánh số lũ nên thông báo “Đỉnh lũ số 2 trên sông Trường Giang năm 2020” đã được ban hành.
Hiện tại, các trạm quan trắc nước lũ ở trung và thượng lưu sông Trường Giang đã phát hiện những trận lụt lớn vượt quá mực nước cảnh báo. Vì vậy, nhiều khu vực đã nâng cấp “ứng phó khẩn cấp” phòng chống lũ lên cấp 1 (cấp cao nhất).
Trạm quan trắc thủy văn Hán Khẩu ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã đưa ra một thông báo rằng, khu vực này tiếp tục xuất hiện mực nước trên 28 mét, vượt quá mực nước cảnh báo trong ngày thứ 12 liên tiếp.
Theo tờ Hồ Bắc Nhật báo, do chịu ảnh hưởng của mực nước cao của sông Trường Giang, mưa lớn và nước ở thượng nguồn đổ về, vào lúc 8h tối ngày 17/7, mực nước tại trạm Thủy Bích Kiều trên sông Thủy Dương ở thành phố Nam Kinh là 13,35 mét, cao hơn 2,85 mét so với mực nước cảnh báo. Mực nước ở trạm Di Sơn thuộc hồ Thạch Cữu là 12,86 mét, vượt mức cảnh báo 2,46 mét. Thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đã quyết định bắt đầu khởi động ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ cấp 1 ở khu vực sông Thủy Dương và hồ Thạch Cữu.
Trái: bà Hoa Xuân Oánh (ảnh: Wikimedia Commons); Phải: ông Hồ Tích Tiến
Với phong cách ngoại giao ‘chiến lang’, Trung Quốc tiếp tục xúc phạm Mỹ
Theo AFP, vào hôm 17/7, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh nói rằng, các quan chức Mỹ đã bị “mất trí và phát điên” trong cách hành xử với chính quyền Trung Quốc.
“Những người này, vì lợi ích cá nhân và lợi ích chính trị, đã không ngần ngại đánh lạc hướng dư luận trong nước, tới mức họ mất trí và phát điên”, bà Hoa nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
“Một con chim sẻ không thể hiểu nổi tham vọng của con thiên nga. Đây là đánh giá sai lầm nghiêm trọng và hiểu sai về mục tiêu chiến lược của Trung Quốc”, bà Hoa khẳng định.
Tuyên bố của bà Hoa được cho là nhằm đáp trả Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Pelham Barr, khi ông Bộ trưởng một ngày trước đó nói rằng Bắc Kinh đang thực hiện “chiến tranh kinh tế chớp nhoáng” nhằm thay thế Washington thành cường quốc thế giới cũng như truyền bá tư tưởng chính trị khắp toàn cầu.
Trước đó, vào hôm 13/7, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu-cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc đã hỏi trên Twitter rằng, Hoa Kỳ có đang bị “tâm thần” hay không khi ra bản thông cáo bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phong cách ngoại giao “chiến lang” được cho là phong cách mới mà các nhà ngoại giao Trung Quốc gần đây thường xuyên sử dụng. Những nhà ngoại giao nước này thường sẵn sàng đe dọa hay thậm chí là xúc phạm những quốc gia mà họ cho là có hành vi không tốt với Trung Quốc. Không chỉ các nhà ngoại giao, truyền thông Trung Quốc cũng từng đưa ra những phát biểu mạnh bạo, như tờ Hoàn Cầu từng ví nước Úc giống “bã kẹo cao su dính trên đế giày của Trung Quốc” và “phải chà vào đá mới gỡ được”, sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của dịch Covid-19.
Trinh sát cơ Mỹ lại quần thảo gần Trung Quốc
Theo SCMP, vào hôm 17/7, tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đăng trên Twitter cho biết trinh sát cơ E-8C Joint STARS của không quân Mỹ đã hoạt động tại khu vực phía nam đảo Đài Loan và tới vị trí cách bờ biển tỉnh Quảng Đông 72 hải lý (133 km).
SCSPI cho biết đây là lần thứ ba trong tuần máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Cùng ngày, một máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry của không quân Mỹ cũng hoạt động trên khu vực Biển Đông.
Hoạt động của trinh sát cơ E-8C và máy bay cảnh báo sớm E-3C diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quanh Đài Loan khi hòn đảo tổ chức cuộc diễn tập bắn đạn thật Hán Quang. Trung Quốc được cho là đã cử hai tàu trinh sát tới khu vực phía đông đảo Đài Loan để “rình mò” theo dõi cuộc diễn tập, buộc lực lượng phòng vệ của Đài Loan phải cử tàu tuần tra ra ứng phó.
8 chiến cơ Trung Quốc xuất hiện tại quần đảo Hoàng Sa
Các hình ảnh từ vệ tinh hôm thứ Sáu (17/7) cho thấy 8 chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa, trong khi các tàu sân bay Mỹ đang thực hiện một cuộc tập trận lần thứ 2 ở Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.
BenarNews cho biết trang tin này đã nhìn thấy các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các chiến cơ Trung Quốc đậu trên đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ít nhất 4 chiếc máy bay có vẻ ngoài giống chiến cơ J-11B hiện đang phục vụ lực lượng Không quân và lực lượng Hàng không Hải quân Trung Quốc. 4 chiếc còn lại có vẻ là một mẫu máy bay chiến đấu khác.
Theo BenarNews, trang tin chuyên về Đông Nam Á, các nhà phân tích cho biết đây là lần tập trung nhiều máy bay chiến đấu nhất từng được phát hiện tại đảo Phú Lâm. Các máy bay quân sự và các tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện tại đảo Phú Lâm trước đó, đặc biệt là trong các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông từ ngày 1-5/7.
Tạp chí Forbes đã đưa tin về sự hiện diện của 4 chiếc chiến cơ J-11B tại Đảo Phú Lâm vào thứ Tư (15/7), nhưng chúng không ở cùng một chỗ vào thứ Năm. Sau đó, chúng xuất hiện trở lại cùng với 4 máy bay chiến đấu khác vào thứ Sáu.
Sự hiện diện của những chiếc máy bay cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục quân sự hóa các thực thể mà họ chiếm đóng ở Biển Đông, theo BenarNews.
Cũng hôm 17/7, hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Nimitz và USS Reagan tiếp tục diễn tập ở Biển Đông, sau khi Mỹ ra thông cáo bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển chiến lược này.
Theo BenarNews, ông David Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng các căn cứ của Bắc Kinh ở Biển Đông, như đảo Phú Lâm.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một phản ứng nghiêm khắc đối với cảnh báo đó của Mỹ hôm 15/7, nói rằng Bắc Kinh “sẽ tiếp tục giữ vững chủ quyền, an ninh, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi”.
Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ không đi xa hơn trên con đường sai lầm”.
Ông Zack Cooper, một nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ có trụ sở tại Washington, nói với BenarNews rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cuộc diễn tập quân sự và việc thay đổi chính sách của Hoa Kỳ như một cái cớ để họ có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả việc triển khai chiến cơ hiện diện thường xuyên ở đảo Phú Lâm.
Ông Cooper nói: “Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc có thể đang lợi dụng [lập trường của Mỹ ở Biển Đông] để làm cái cớ để đưa các máy bay chiến đấu vào hòn đảo này, họ luôn có ý đồ như vậy, và họ nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để làm điều đó, khi mà họ có thể thử làm và đổ lỗi cho Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, ông nói: “Tôi không nghĩ điều này có thể dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp nào đó. Tôi nghĩ có dấu hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh sẽ sử dụng điều này làm cơ hội để tăng cường hiện diện trong khu vực”.
Chính quyền Tổng thống Trump gần đây đưa ra hàng loạt quyết sách đối đầu với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, từ Biển Đông đến Hồng Kông, vấn đề nhân quyền cho người dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Có thông tin cho biết Nhà Trắng đang xem xét kế hoạch cấm nhập cảnh đối với toàn bộ các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và gia đình của họ.
Các nhà phân tích nhận định chính quyền Trump coi ĐCSTQ là kẻ thù số 1 của Hoa Kỳ và khả năng đang xây dựng một liên minh quốc tế để chống lại các mối nguy hại từ ĐCSTQ.
Dân Ấn Độ đòi đổi tên đường gần Đại sứ quán Trung Quốc thành ‘Đường Đạt Lai Lạt Ma’
Theo tờ Taiwan News, người dân Ấn Độ đang khởi động một chiến dịch trực tuyến kêu gọi đổi tên đường gần đại sứ quán Trung Quốc thành đường “Đại Lai Lạt Ma”. Tính đến sáng ngày 17/7, 979 người đã ký vào đơn thỉnh nguyện trên trang Change.org.
Giải thích về lý do đề nghị đổi tên đường, ông Om Prakash Mishra, cựu bộ trưởng Nhà ở cho biết tên đường Panchsheel Marg gần Đại sứ quán Trung Quốc là một hiệp ước được ký giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1954 để biểu thị sự tôn trọng lẫn nhau về toàn vẹn lãnh thổ giữa hai bên. Theo ông, hiệp ước được hình thành trên cơ sở cả hai nước sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và sẽ cùng tồn tại hòa bình, nhưng những diễn biến gần đây đã khiến ông tin rằng Bắc Kinh không có ý định tôn trọng thỏa thuận song phương này.
Theo ông Mishra, việc đặt tên nhà lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma cho con đường sẽ không chỉ tôn vinh người từng đoạt giải Nobel Hòa bình, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh về chủ nghĩa bành trướng xâm lược của họ. Vị quan chức Ấn Độ nói đùa rằng sẽ rất vui khi thấy đại sứ Trung Quốc đi dọc theo đường Đạt Lai Lạt Ma mỗi ngày để làm việc.
Công chúa Anh bí mật kết hôn
Theo CNN, công chúa Anh Beatrice, con gái hoàng tử Andrew, đã tổ chức hôn lễ bí mật ở lâu đài Windsor với sự chứng kiến của Nữ hoàng Elizabeth II.
Điện Buckingham hôm 17/7 xác nhận công chúa Beatrice và hôn phu Edoardo Mapelli Mozzi đã tổ chức hôn lễ cùng ngày. Hai người đính hôn từ tháng 9 năm ngoái, song đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới lễ cưới của họ.
“Lễ cưới riêng của công chúa Beatrice và ngài Edoardo Mapelli Mozzi được cử hành lúc 11h ngày 17/7 tại nhà thờ hoàng gia All Saints ở Windsor”, Điện Buckingham ra tuyên bố.
Theo điện Buckingham, bữa tiệc nhỏ có sự tham gia của Nữ hoàng Anh, Hoàng thân Philip và gia đình. Hôn lễ cũng diễn ra theo các quy tắc liên quan của chính phủ Anh.
Vũ Hán phát cảnh báo lũ ‘màu đỏ’, nước hồ chứa Tam Hiệp vượt 10m so với mức an toàn
Đập Tam Hiệp
Nước hồ Bà Dương cũng đang cao hơn 2,5 mét so với mốc cảnh báo. Khu vực nước tràn ra đã rộng hơn 2.000 km2.
Hôm qua (17/7), Reuters đưa tin, thành phố trung tâm của Vũ Hán và các tỉnh An Huy, Giang Tây, Chiết Giang đã đưa ra cảnh báo đỏ cho mưa lớn và mức nước tại các sông hồ.
Thành phố Vũ Hán, bên bờ sông Dương Tử, cảnh báo người dân nên đề phòng khi mực nước nhanh chóng đạt đến mức an toàn tối đa được đảm bảo.
Hồ chứa Tam Hiệp khổng lồ, nơi đang tích trữ nhiều nước hơn để cố gắng giảm bớt lưu lượng gây ra rủi ro lũ lụt ở hạ lưu, hiện đang có mức nước cao hơn 10 mét so với mức cảnh báo của nó, và dòng chảy hiện tại vào hồ chứa là hơn 50.000 mét khối/giây.
Cũng theo Reuters, mực nước ở hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, do lưu lượng tại Dương Tử cao nên cũng đã dâng lên cao hơn 2,5 mét so với mức cảnh báo của hồ. Khu vực nước tràn ra đã rộng hơn 2.000 km2 và một phần của thị trấn xung quanh đã bị ngập lụt.
Xa hơn về phía đông, Thái Hồ gần Thượng Hải cũng đã tuyên bố báo động đỏ sau khi mực nước tăng lên gần 1 mét so với mức an toàn.
Các nhà phân tích cho rằng hoạt động kinh tế ở các khu vực khác của Trung Quốc, đặc biệt là nhu cầu xây dựng, thép và xi măng cũng bị tổn thương do lũ lụt. Sau khi hồi phục nhanh hơn dự kiến trong quý 2, nền kinh tế Trung Quốc lại đang có nguy cơ mất một số động lực tăng trưởng.
Chuyên gia phân tích của Morgan Stanley cho biết, “ước tính lũ lụt gần đây ở các khu vực sông Dương Tử có thể hãm tốc độ tăng của GDP mất 0,4-0,8 điểm phần trăm trong quý ba”.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét