Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 14/7/2020

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana
Philippines ủng hộ Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đôn - Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay bày tỏ sự nhất trí với Mỹ sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.“Chúng tôi nhất trí cao với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết trong thông cáohôm nay.Ông Lorenzana cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ các phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016 và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).<!>

Trung Quốc phản đối thông cáo của Mỹ về Biển Đông

Chính quyền Trung Quốc hôm nay tuyên bố họ kiên quyết phản đối thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Reuters.
Bắc Kinh tuyên bố cáo buộc từ phía Washington đối với nước này là “hoàn toàn phi lý”.

Khảo sát: Đa số người có tín ngưỡng ủng hộ ông Trump tái đắc cử

Democracy Institute/Sunday Express hôm thứ Ba (14/7) công bố kết quả khảo sát cho thấy, đa số người Mỹ có tín ngưỡng ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Cuộc khảo sát về đối đầu giữa Tổng thống Trump và ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden được Democracy Institute phối hợp với Sunday Express thực hiện từ ngày 1/7 đến 3/7 với sự tham gia của 1.500 đáp viên. Sai số khảo sát là +-2,5%.
Theo kết quả khảo sát, ông Trump và ông Biden hòa nhau ở phiếu phổ thông, với 47% phiếu ủng hộ. Trong khi, ở phiếu Đại cử tri, ông Trump dẫn ông Biden 309 so với 229.
Chia theo tín ngưỡng của cử tri, ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng tôn giáo. 90% người Công giáo Phúc âm (Evangelical Christians) ủng hộ ông Trump, chỉ có 8% cho biết sẽ bỏ phiếu cho ông Biden.
56% người theo đạo Tin lành ủng hộ ông Trump, 42% bỏ phiếu cho ông Biden. 52% người theo Công giáo Roma ủng hộ ông Trump, trong khi 44% ủng hộ ông Biden.
Ông Biden nhận được sự ủng hộ của đa số người theo Do Thái giáo (61%) và những người vô thần (90%).

Anh cấm Huawei khỏi mạng 5G, một chiến thắng ngoại giao cho ông Trump

Quyết định của chính phủ Anh sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, nhưng đây lại là một chiến thắng về mặt ngoại giao cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Thủ tướng Anh Boris Johnson quyết định gạch tên Huawei khỏi mạng 5G của Anh vào hôm thứ Ba (14/7), như vậy là nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc không còn được chào đón ở phương Tây, theo Reuters.
Động thái mới nhất này của chính phủ Anh cũng đảo ngược quyết định hồi tháng 1 cấp cho Huawei một vai trò hạn chế trong hệ thống 5G.
Quyết định được đưa ra khi Anh không còn là thành viên liên minh châu Âu được xem có phần mạo hiểm nhưng nay London đã “mất tinh thần” vì cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hồng Kông và hiểu ra rằng Bắc Kinh không nói toàn bộ sự thật về cuộc khủng hoảng virus corona.
Phía Mỹ coi các thiết bị Huawei được sử dụng để làm công cụ do thám phương Tây.

Anh phạt tiền người không đeo khẩu trang

Chính phủ Anh hôm 13/7 thông báo người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi mua sắm tại các cửa hàng kể từ ngày 24/7 tới, nếu không có thể bị phạt tới 125 USD, theo hãng thông tấn AP.
“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang trong một không gian kín giúp bảo vệ các cá nhân và người xung quanh khỏi nCoV”, Văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết.
Những ai không tuân thủ có thể bị phạt tới 100 bảng (125 USD), căn cứ theo luật y tế công cộng của Anh.

Đài Loan tặng Los Angeles, Mỹ 400.000 khẩu trang

Phòng Thương mại Mỹ – Đài Loan hôm nay đã quyên tặng 400.000 khẩu trang phẫu thuật cho Los Angeles để hỗ trợ khu vực này chống dịch Covid-19, theo Taiwan News.
Bà Kathryn Barger, giám sát viên quận Los Angeles cho biết đây là đợt quyên tặng lớn nhất mà quận nhận được kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đại diện cho 10 triệu cư dân trong quận, bà Barger cảm ơn chính phủ Đài Loan và văn phòng Thương mại Mỹ – Đài vì hành động tốt đẹp của họ. Bà nói thêm rằng khẩu trang sẽ được phân phát cho các nhân viên y tế tuyến đầu.

35% doanh nghiệp Hồng Kông cân nhắc rời thành phố

35% doanh nghiệp Hồng Kông cân nhắc rời thành phố
So với một tháng trước, đã có thêm nhiều công ty hiện đang xem xét di dời ra khỏi Hồng Kông khi Luật An ninh quốc gia được chính quyền Bắc Kinh chính thức thi hành, theo mộtcuộc khảo sát kinh doanh được công bố ngày 13/7.
Luật An ninh quốc gia, được Bắc Kinh chính thức ban hành vào ngày 13/6, sẽ hình sự hóa các cá nhân có các hành vi lật đổ, ly khai, khủng bố và thông đồng với các thế lực nước ngoài chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với hình phạt tối đa là tù chung thân, theo The Epoch Times.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hồng Kông đã khảo sát 183 công ty, tương đương 15% tổng số các thành viên của họ từ ngày 6/7 đến ngày 9/7. Trong số những công ty được hỏi, 98 công ty có trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ, 65 tại Hồng Kông và 13 tại Châu Âu.
Khoảng 30% cho biết họ đã cân nhắc việc di chuyển tài sản hoặc hoạt động kinh doanh ra khỏi đặc khu trong trung và dài hạn, trong khi khoảng 5% cho biết họ đang xem xét thực hiện điều đó trong ngắn hạn. Tỷ lệ cộng lại cao hơn khoảng 6 điểm so với khảo sát trước đó của AmCham, được công bố hôm 3/6, trong khi khoảng 29% trong số 180 công ty được hỏi cho biết họ đang xem xét di dời.
Trong cuộc khảo sát hiện tại, một thành viên giấu tên cho biết ông “lo ngại về sự lưu thông tự do và toàn vẹn của thông tin và dữ liệu, cũng như bảo mật cá nhân”.
Một thành viên giấu tên khác viện dẫn một “rủi ro chính trị gia tăng” là một nguyên nhân để cân nhắc cắt giảm hoạt động kinh doanh trong thành phố.
Khi được hỏi liệu họ có xem xét rời khỏi Hồng Kông với tư cách cá nhân do Luật An ninh quốc gia hay không, 48% cho biết họ sẽ làm vậy trong trung hạn và dài hạn, trong khi gần 4% cho biết họ sẽ rời đi trong ngắn hạn. Trong cuộc khảo sát vào tháng 6, khoảng 38% cho biết cá nhân họ đang cân nhắc rời thành phố.
Cuộc điều tra tháng 6 được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc – cơ quan lập pháp của nước này – cho biết họ sẽ thông qua luật này khi bỏ phiếu vào ngày 28/5.
Hơn một nửa (56%) trong số những người được khảo sát cho biết họ cảm thấy luật này hà khắc hơn những gì họ nghĩ, trong khi khoảng 40% cho biết luật đúng như những gì họ dự đoán. 
“Hầu như mọi điều khoản [của Luật An ninh] đều quá chung chung, như vậy đã trao cho ĐCSTQ một thứ quyền lực vượt ngoài tầm kiểm soát”, một người được hỏi cho biết.
Khoảng 78% số người được hỏi cho biết họ rất quan ngại về luật này. Khi được yêu cầu kể tên những lo ngại này, 65% cho biết họ lo ngại về “sự mơ hồ về phạm vi và quyền hạn thực thi pháp luật”, gần 61% cho biết họ lo lắng về ảnh hưởng của luật đối với sự độc lập của nền tư pháp Hồng Kông, và 51% cho biết luật này “đe dọa vị thế của Hồng Kông như một trung tâm kinh doanh quốc tế”.
Một thành viên giấu tên đã khá cụ thể khi đưa ra mối lo ngại của ông trước “việc bị mất quyền tự do ngôn luận và phát biểu”, trong khi một người khác nói luật này “sẽ thúc đẩy việc biến đổi Hồng Kông từ một trung tâm kinh doanh quốc tế sang một trung tâm kinh doanh của đại lục”.
Hơn một nửa (51%) cho biết việc thực thi luật khiến họ cảm thấy bất an khi sống và làm việc ở Hồng Kông, trong khi chỉ có 26% cho rằng luật này khiến họ cảm thấy an toàn hơn.
“Quá bất an. Tính pháp quyền đang dần biến mất”, một thành viên giấu tên nêu rõ.
“Dù là một người giữ hộ chiếu nước ngoài, luật này vẫn có thể được áp dụng đối với tôi và không thể đặt bất kỳ niềm tin nào vào sự bảo vệ nào của tòa án đương địa”, một người khác nói.
Gần 49% số người được hỏi cho biết doanh nghiệp của họ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi Luật An ninh quốc gia, so với khoảng 13% cho biết sẽ có hiệu ứng tích cực. Trong khi đó, khoảng 64% tuyên bố rằng tác động của luật đối với triển vọng kinh doanh của họ sẽ là tiêu cực, so với 22% cho rằng tác động sẽ là tích cực.
Hơn hai phần ba (67%) ôm giữ một viễn cảnh bi quan về triển vọng kinh doanh tổng thể của thành phố.
Một người được hỏi giấu tên bày tỏ sự sợ hãi về việc mất tự do báo chí và tự do ngôn luận.
“Liệu các nhân viên của tôi có bị đi tù vì những gì họ đăng trên các mạng xã hội? Liệu tôi vẫn có thể đọc tin tức chân thực hay chỉ là các tuyên truyền của ĐCSTQ?” một người khác nói.
Một người được hỏi khác cho biết: “Hồng Kông không còn là một thị trường tự do, minh bạch và công bằng, với hệ thống tư pháp và pháp lý độc lập, do chế độ ‘một quốc gia, hai chế độ đã chết’”.
“Một quốc gia, hai chế độ” là một khuôn khổ mà Bắc Kinh hứa hẹn cho Hồng Kông, nhằm bảo vệ quyền tự trị cao độ của thành phố cảng này trong 50 năm kế tiếp sau khi thành phố được Anh trao trả về Trung Quốc vào năm 1997.

Thương nhân tiết lộ kho lương thực Trung Quốc dự trữ toàn phế phẩm không ăn được

Người dân Trung Quốc trước thông tin này cũng xâu chuỗi liên kết với sự kiện hàng loạt kho lương bốc cháy thời gian gần đây tại Trung Quốc.
Trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc liên tiếp hứng chịu thảm họa, lũ lụt triền miên, trời giáng mưa đá, tuyết rơi mùa hè, cộng thêm đại dịch châu chấu tấn công gần đây khiến nguy cơ khan hiếm lương thực trong nước càng thêm trầm trọng. Mặc dù các quan chức Trung Quốc không ngừng tuyên bố rằng “trong kho tồn trữ đầy đủ lương thực”, nhưng gần đây có nhà buôn ngũ cốc tiết lộ rằng những gì được lưu trữ trong kho lương thực của nhà nước không phải là lương thực, mà chỉ là một đống “phế phẩm” vốn không ăn được.
Vào ngày 12/7, một đoạn video ngắn do một nhà buôn ngũ cốc quay lại được lan truyền rộng rãi trên Internet. Nhà buôn ngũ cốc này nói rằng bà đã mua một lượng lớn ngô từ kho dự trữ lương thực nhà nước ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang với giá gần 2.000 nhân dân tệ/tấn. Nhà buôn này cho hay trong quá trình mua bán, bà còn bị người canh giữ nhà kho làm khó dễ, đòi tiền hoa hồng, nhưng cuối cùng, thứ mà bà mua được chỉ là một đống “phế phẩm dưới sàng”.
ái gì gọi là “phế phẩm dưới sàng”, chính là chỉ các bã vụn, bụi đất, rác rưởi bên dưới cái sàng sau khi người ta dùng cái sàng để sàng lọc lương thực. Từ video có thể thấy rằng, nhà buôn ngũ cốc này ở trong một kho chứa ngũ cốc, tiện tay bốc một nắm hạt rồi xòe bàn tay ra, toàn bộ đều là “phế phẩm dưới sàng” như vậy. Người tố giác nói rằng các quan chức tồn trữ lương thực ngay từ đầu đã nói rõ với bà rằng đây là “hàng dưới sàng”, thực phẩm mà nhà nước bỏ tiền ra tích trữ lại chính là những thứ phế phẩm dưới sàng này. Các quan chức còn nói rằng trong kho tất cả đều lương thực như vậy, và thách thức “bà có thể làm gì?”
Video ngắn này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng. Tập đoàn quản lý tồn trữ lương thực Trung Quốc sau đó đã đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ điều tra vụ việc này một cách nghiêm ngặt, nhưng nhiều cư dân mạng mỉa mai nói rằng mỗi lần chính quyền Trung Quốc muốn kiểm tra kho lương, các kho lương trên khắp cả nước đều đột ngột bốc cháy. Gần đây, do lũ lụt nghiêm trọng cộng thêm nạn châu chấu hoành hành, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu kiểm tra lương thực tồn kho. Được biết, các kho chứa ngũ cốc lớn ở Thượng Hải, Hà Nam và Quý Châu đã liên tiếp bốc cháy. Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc ít đưa tin về các vụ cháy kho lương, nhưng nhiều cư dân mạng đã đăng tải video lên Twitter, chỉ ra rằng các kho chứa ngũ cốc trên khắp Trung Quốc liên tục xảy ra hỏa hoạn.
Ngày 1/7, kho dự trữ lương thực tại thành phố Đô Quân, tỉnh Quý Châu đã bốc cháy, diện tích bị cháy khoảng 200 mét vuông. Nguyên nhân vụ cháy không được báo cáo. Một người đã làm việc trong kho dự trữ lương thực trong suốt nửa cuộc đời của mình nói rằng kho lương thực sẽ không bắt lửa trong những trường hợp thông thường, ngay cả khi có sự cố chập điện. Bốn bức tường và phần nóc của nhà kho đều là những vật liệu không cháy được. Trước đây, khi nhà kho lương thực xảy ra hỏa hoạn, chỉ có một tầng phía trên của lương thực bị cháy, chứ chưa bao giờ thấy khói lửa cuồn cuộn bao trùm hết cả nhà kho như vậy. Thiệt hại do đám cháy trong kho lương thực còn nghiêm trọng hơn vụ hỏa hoạn trong tòa nhà chính phủ. Người dân bình luận rằng đây là do chính quyền địa phương tẩm xăng rồi phóng hỏa, trong đó vốn không có lương thực, vậy nên họ sợ bị điều tra.
Trên thực tế, ông Lý Nguyên Hoa, chuyên gia lịch sử Trung Quốc và cựu phó giáo sư của học viện Khoa học Giáo dục của trường đại học sư phạm Thủ đô, Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, rằng Trung Quốc đại lục luôn phải đối mặt với vấn đề dự trữ lương thực không đủ, cộng thêm tổn thất lượng lớn diện tích đất canh tác, sa mạc hóa cho đến các loại thảm họa trong những năm gần đây, khiến vấn đề thiếu lương thực ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng.
Vào tháng Tư năm nay, Vương Hồng, giám đốc đảm bảo an ninh lương thực của Cục dự trữ lương thực Trung Quốc cũng công khai thừa nhận rằng dự trữ lương thực thành phẩm tại các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc chỉ có thể đáp ứng nhu cầu từ 10 đến 15 ngày, trong đó chỉ khoảng 1 tỷ tấn lương thực có thể dùng vào việc ứng phó khẩn cấp, điều đó có nghĩa là nếu chia theo bình quân đầu người thì mỗi người Trung Quốc chỉ có hơn 0,5 kg lương thực trong kho dự trữ quốc gia.
Điểm tin thế giới sáng 14/7: Máy bay Mỹ bay sát bờ biển Trung Quốc

Máy bay Mỹ bay sát bờ biển Trung Quốc

Hôm thứ Hai, một máy bay do thám của Mỹ đã tiến gần địa phận tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP) nhận định đây là một động thái được Mỹ thiết kế để giám sát các hoạt động quân sự dọc bờ biển phía nam Trung Quốc.
Nhóm chuyên gia đại học Bắc Kinh đã công bố tọa độ hoạt động của máy bay Mỹ trên Twitter, nói rằng máy bay E-8C của Mỹ được ghi nhận hoạt động cách bờ biển Trung Quốc 110 km.
Trước khi được phát hiện lai vãng gần Quảng Đông, E-8C đã có mặt tại căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản và đã bay qua Tokyo vào sáng thứ Hai, theo hình ảnh được tài khoản No Callsign đăng trên Twitter.
Động thái của máy bay Mỹ trùng thời điểm Đài Loan tổ chức cuộc tập trận Hán Quảng thường niên. Cuộc tập trận này vừa khởi động hôm thứ Hai.

Mỹ tiếp tục lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ coi việc Bắc Kinh theo đuổi các hoạt động khai thác tài nguyên ở Biển Đông và các hành vi bắt nạt của họ trên vùng biển này là bất hợp pháp, theo SCMP.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng: việc Bắc Kinh tuyên bố sở hữu các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, chiến dịch bắt nạt của họ để kiểm soát chúng cũng thế”, ông Pompeo nói.
SCMP bình luận, phát biểu của ông Pompeo là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế các hành động lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Việc lên án này gần như chắc chắn có tác dụng tức thì, hơn nữa sẽ làm Bắc Kinh khó chịu.

Từ họp báo đến Twitter, Ngoại trưởng Mỹ leo thang chỉ trích giới cầm quyền Trung Quốc

Nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ Mike Pompeo đang gia tăng những lời chỉ trích công khai nhắm vào giới cầm quyền Trung Quốc, không chỉ trong các bài phát biểu chính thức, mà còn thông qua các bình luận trên trạng mạng xã hội cá nhân của ông.
Trong cuộc họp báo hôm 13/7, Ngoại trưởng Pompeo đã công bố lập trường của chính quyền Trump về Biển Đông, trong đó Washington bác bỏ hầu như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, một động thái dự kiến sẽ thu hút phản ứng dữ dội từ chính quyền Trung Quốc.
“Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát chúng cũng như vậy”, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố.
Bên cạnh thông cáo chính thức từ Bộ Ngoại giao, ông Pompeo cũng đưa ra bình luận cùng ngày trên trang Twitter của ông, nơi ông có hơn 2 triệu người theo dõi: “Chúng tôi đang tăng cường chính sách của Hoa Kỳ đối với các tuyên bố hàng hải ở Biển Đông, căn cứ theo luật pháp quốc tế, nhằm bác bỏ các mối đe dọa, bắt nạt và yêu sách của Bắc Kinh đòi [biến Biển Đông thành] đế chế hàng hải”.
Ông viết tiếp: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có căn cứ pháp lý để áp đặt ý chí của mình lên khu vực, cũng như đòi hỏi các nguồn tài nguyên ở ngoài khơi bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á”.
Ngoại trưởng Pompeo hiện là quan chức đi đầu trong hàng loạt động thái của chính quyền Trump nhằm lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hôm 12/7, Ngoại trưởng Pompeo viết trên Twitter: “Cũng như với tất cả các chế độ Cộng sản vốn không được dân bầu, Bắc Kinh lo sợ suy nghĩ tự do của người dân hơn bất kỳ kẻ thù nước ngoài nào”.
Bình luận này được đi kèm một bức ảnh chụp ông Pompeo kèm lời trích dẫn của ông: “ĐCSTQ có vấn đề lớn về mức độ đáng tin cậy”.
Những phát biểu công khai lên án Bắc Kinh cho thấy khả năng chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện một chiến dịch phơi bày thông tin trước khi đưa ra những động thái quyết liệt hơn nữa nhắm vào ĐCSTQ.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 25/6, Ngoại trưởng Pompeo lên án Trung Quốc “đe dọa Việt Nam” và nhiều quốc gia khác, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp công chúng hiểu biết về sự nguy hại của ĐCSTQ.
“Một khi chúng ta tự tin rằng chúng ta có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động”, ông Pompeo nói.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cũng đưa ra những phát biểu tương tự. Vào cuối tháng 6, ông O’Brien tiết lộ chính quyền Trump sẽ còn có nhiều bài lên án Trung Quốc trong những ngày tới. Ông O’Brien đang có chuyến công tác 3 ngày tới châu Âu để bàn bạc với Anh, Pháp, Đức và Ý về cách đối phó với các mối nguy hại từ ĐCSTQ.
Giới quan sát nhận định những diễn biến này cho thấy mối quan hệ Mỹ – Trung khả năng sẽ tiếp tục xảy ra những tình huống đối đầu và căng thẳng hơn nữa trong thời gian không xa.

Trung Quốc đang ‘cướp đất’ của nhiều quốc gia láng giềng?

Cuộc đụng độ biên giới giữa Quân đội Ấn Độ và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thổi bùng ngọn lửa bài Trung ở Ấn Độ. Lời kêu gọi tẩy chay hàng Tàu và giảm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được nghe rõ ràng trong giới tinh hoa cho đến bàn dân trăm họ ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ không phải là cuộc tranh chấp duy nhất mà Trung Quốc có.
Trung Quốc đại lục có diện tích hơn 9 triệu km², là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, với cảnh quan rộng lớn và đa dạng, từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam. Mặc dù được Thượng Đế ưu ái khi ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú như vậy, chính quyền Trung Quốc dường như vẫn cảm thấy chưa đủ và hiện đang tranh chấp biên giới với nhiều quốc gia láng giềng. Sau đây là một số nước đang có tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

Nepal

Đầu tháng 5/2020, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã tuyên bố trên Twitter rằng, toàn bộ đỉnh Everest là thuộc Trung Quốc chứ không phải là của Nepal. Điều này khiến cho người dân Nepal phẫn nộ và dòng tweet này sau đó đã bị xóa. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một số khu vực của Nepal từ hồi chiến tranh Trung Quốc – Nepal giai đoạn 1788-1792. Trung Quốc cho rằng các khu vực này là một phần thuộc Tây Tạng của Trung Quốc.
Các nghị sĩ Nepal cáo buộc Trung Quốc đã lấn chiếm 64 ha đất ở các quận Dolakha, Humla, Sindhupalchowk, Sankhuwasabha, Gorkha và Rasuwa của nước này, và cho biết một vài trong 98 cột trụ dọc biên giới dài 1.414,88 km giữa Trung Quốc và Nepal đã biến mất.

Bhutan

Vào tháng 7/2017, các quan chức cấp cao của Bhutan đã lên tiếng chống lại việc Trung Quốc xâm lấn dọc biên giới giữa hai nước, đồng thời yêu cầu nước này tôn trọng biên giới mà hai bên từng thỏa thuận. Có thông tin cho biết, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các vụ xâm lấn tương tự, trong đó các cuộc tuần tra của Trung Quốc đã cản trở những người chăn thả ở Bhutan tiếp cận các vùng đất đồng cỏ nằm trong lãnh thổ của Bhutan.

Nhật Bản

Tranh chấp Trung Quốc – Nhật Bản là về một nhóm các hòn đảo không có người ở nằm ở Biển Hoa Đông và được Nhật Bản đặt tên là Quần đảo Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư. Nhóm các hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản từ những năm 1890, tuy nhiên vào những năm 1970, khi thông tin về việc quần đảo này có dầu được chứng minh là đúng, Trung Quốc bắt đầu thực thi yêu sách của mình đối với các đảo. Mặc dù Nhật Bản và Hoa Kỳ đã phủ nhận các yêu sách của Trung Quốc, tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền, Trung Quốc đã thành công trong việc biến quần đảo Senkaku vốn thuộc sở hữu của Nhật Bản thành “lãnh thổ tranh chấp”.
Vào năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Hiện tại, căng thẳng Trung – Nhật quanh nhóm đảo đang nóng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra hiện diện gần khu vực trong thời gian dài.

Đài Loan

Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ của mình nên xem tất cả lãnh thổ Đài Loan quản lý hay tuyên bố chủ quyền là của mình. Bắc Kinh gần đây đang gia tăng áp lực với Đài Bắc, đe dọa hòn đảo sẽ phải “trả giá” nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Quân đội Trung Quốc nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất.
Bà Thái Anh Văn, lãnh đạo Đài Loan từng nhiều lần khẳng định tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu của quốc đảo nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Chính quyền hòn đảo năm ngoái quyết định tăng chi tiêu quân sự cho năm 2020 thêm 8,3%, lên mức 13,11 tỷ USD, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.

Philippines

Tranh chấp Trung Quốc – Philippines là tranh chấp về bãi cạn Scarborough. Tranh chấp bùng lên vào năm 1997 và lên đến đỉnh điểm vào tháng 4/2012, cuối cùng Trung Quốc ngang nhiên kiểm soát khu vực này. Sau đó, Philippines đã kiện Trung Quốc vào tháng 1/2013 lên Tòa án quốc tế.
Vào ngày 12/7/2016, hội đồng trọng tài phán quyết Philippines thắng kiện, nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết.

Nga

Mặc dù đã ký một số thỏa thuận, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 160.000 km2 với Nga.
Người dân Nga cũng lo ngại trước sự xuất hiện ngày càng tăng người Trung Quốc ở vùng Viễn Đông của nước này. Người Trung Quốc bắt đầu đổ đến các khu vực Viễn Đông dọc sông Hắc Long Giang để canh tác kể từ khi Liên Xô tan rã hồi năm 1991. Những dòng người di cư ồ ạt, thiếu kiểm soát đã làm dấy lên nhiều phong trào phản đối.
Mới đây, vào hôm 2/7, sau khi Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc đăng trên mạng xã hội Weibo thông điệp chào mừng kỷ niệm 160 năm thành lập thành phố Vladivostok thuộc vùng Primorsky của Nga, thì bài đăng này nhanh chóng trở thành mục tiêu chỉ trích bằng thông điệp đòi chủ quyền của các quan chức ngoại giao, nhà báo và người dùng Internet Trung Quốc.

Việt Nam

Trung Quốc chiếm đóng trái phép các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Năm 1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến 1974, Bắc Kinh tiếp tục dùng vũ lực chiếm các đảo còn lại thuộc Hoàng Sa. Từ đó, Trung Quốc tìm nhiều cách để đòi quyền chủ quyền trái phép trên một phần lớn thuộc vùng biển Việt Nam.
Hôm 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động bình thường gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cũng trong tháng đó, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được cho là đã bám theo tàu khoan West Capella của Malaysia trên Biển Đông.
Hôm 19/5, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin hải quân nước này sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở Tây Sa, thu hoạch được 750 kg. Tây Sa là cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ báo này cho rằng việc Bắc Kinh thu hoạch rau ở Hoàng Sa “chứng tỏ thực thể này là đảo”, giúp củng cố yêu sách của Trung Quốc ở đây.
Pháp hạn chế hàng không Trung Quốc
Reuters đưa tin, Chính phủ Pháp hôm thứ Hai (13/7) đã bắt đầu hạn chế các hãng hàng không Trung Quốc, chỉ cho phép họ bay đến Pháp với mật độ mỗi tuần một chuyến. Paris cho biết họ làm vậy là để đáp trả hành động tương tự của Bắc Kinh đối với các hãng hàng không Pháp.
Đại sứ quán Pháp cho hay, theo thỏa thuận song phương ngày 12/6, Air France được Bắc Kinh cấp quyền thực hiện ba chuyến bay mỗi tuần đến Trung Quốc, nhưng thực tế Bắc Kinh chỉ cho phép hãng hàng không Pháp bay tới Đại Lục một chuyến mỗi tuần.
Cơ quan quản lý hàng không nhà nước Trung Quốc CAAC hiện vẫn chưa có phản ứng nào trước động thái đáp trả của Pháp.

Trung Quốc lại cảnh báo người dân không tới Úc

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục gia tăng cảnh báo người dân không nên tới Úc, nói rằng nếu họ tới đó thì sẽ bị cơ quan thực thi pháp luật của Úc truy tìm “một cách tùy tiện”, theo AFP.
Chính quyền Trung Quốc đưa ra cảnh báo này chỉ ít ngày sau khi chính phủ Úc tuyên bố sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 người Hồng Kông tị nạn sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh mới.
Một tháng trước, Bắc Kinh cũng cảnh báo người dân nước này không nên tới Úc vì cho rằng có tồn tại tình trạng phân biệt đối xử người Hoa tại xứ sở chuột túi trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, chính phủ Úc đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Bắc Kinh, đồng thời nói công dân của bất kỳ quốc gia nào đều được chào đón ở xã hội Úc.

WHO đưa ra cảnh báo tiêu cực về dịch Covid

SBS News đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Hai cảnh báo có quá nhiều quốc gia đang có phản ứng rối loạn trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tức là thế giới khó có thể sớm trở lại bình thường.
Sau khi ghi nhận 230.000 trường hợp nhiễm Covid mới được báo cáo hôm Chủ nhật (12/7), WHO nhận định đại dịch sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trừ khi mọi người đảm bảo những biện pháp phòng ngừa cơ bản gồm giãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang và ở nhà nếu bị bệnh.
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo rằng một số quốc gia dỡ bỏ tình trạng phong tỏa hiện đang chứng kiến sự hồi sinh của dịch viêm phổi Vũ Hán vì họ không tuân theo các phương pháp phòng chống bệnh đã được chứng minh có thể giảm rủi ro lây nhiễm.
“Tôi muốn thẳng thắn với các bạn: sẽ không thể về được trạng thái ‘bình thường trước đây’ trong tương lai gần”, tiến sĩ Tedros nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ngắn. “Quá nhiều quốc gia đang đi sai hướng. Virus vẫn là kẻ thù công khai số một, nhưng hành động [và nhận thức ] của nhiều chính phủ và người dân không phản ánh điều này”.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: