Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 13/7/2020 - Hoa Tự Do

Đá Ga Ven, bãi đá ở Quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng tiền đồn với ụ súng và thiết bị radar liên lạc  Bành trướng Biển Đông, Trung Quốc đã chi gần gấp đôi phí quốc phòngTrung Quốc đã mở rộng phạm vi bành trướng trên khắp Biển Đông với việc tăng chi tiêu quốc phòng từ 143 tỷ USD lên 261 tỷ USD vào năm 2019, tờ Aljazeera ngày 11/7 trích dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.<!>

Ông Tập Cận Bình thừa nhận lũ lụt ở Trung Quốc là ‘nghiệt ngã’

Sau sự im lặng trong hơn một tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng đã lên tiếng nói về lũ lụt đang hoành hành trên khắp miền trung và miền nam Trung Quốc và mô tả nó là “nghiệt ngã”.
Vào hôm 12/7, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã dẫn lời ông Tập nói rằng “tình hình phòng chống lũ hiện tại là nghiệt ngã”. Sau đó, ông kêu gọi “những nỗ lực nghiêm túc” trong việc hỗ trợ cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để họ không “rơi vào cảnh nghèo đói vì những thảm họa”.
Theo CCTV News, ông Tập cho biết mực nước của sông Dương Tử, sông Hoài, hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái Hồ gần đây đã vượt quá mức cảnh báo. Ông Tập cũng thừa nhận tình hình lũ lụt ở Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Chiết Giang là rất nghiêm trọng.
Ông Tập cảnh báo đất nước đang bước vào “giai đoạn quan trọng trong việc kiểm soát lũ” và nói rằng chính quyền các cấp phải “chịu trách nhiệm” trong việc này. Ông nói rằng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Nước, Bộ Quản lý Khẩn cấp và các bộ phận khác nên tăng cường phối hợp và triển khai lực lượng cứu hộ cùng vật liệu cứu trợ theo cách “khoa học hơn”. Ông Tập cũng kêu gọi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và lực lượng cảnh sát vũ trang tham gia công tác cứu hộ và cứu trợ tại các khu vực bị lũ lụt.
image.png

Hiện tại, văn phòng kiểm soát lũ của chính phủ Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp quốc gia từ mức 3 lên mức 2 trong hệ thống cảnh báo có 4 mức. Các nhà lãnh đạo ở cấp bộ trưởng đã dẫn các đội đến Giang Tây và những nơi khác để hướng dẫn cứu trợ thảm họa.
Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, kể từ đầu tháng 6, lũ lụt bất ngờ bùng phát trên khắp 27 tỉnh khiến 141 người thiệt mạng và 37,89 triệu người bị ảnh hưởng, 433 con sông có mực nước đã vượt quá mức nguy hiểm.
Mạng truyền hình CGTN, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc đưa tin rằng, lũ lụt ở nước này đã khiến 22.000 ngôi nhà sụp đổ, buộc 1,721 triệu người phải di dời, gây thiệt hại lên tới 61,79 tỷ nhân dân tệ (8,82 tỷ USD).

Anh – Trung lạnh nhạt vì Huawei, Hồng Kông

5 năm về trước, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là David Cameron đã kỷ niệm một “kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ Anh – Trung, mong muốn hợp tác với ông Tập Cận Bình qua vại bia tại một quán rượu và ký các giao dịch thương mại tiền tỷ. Nay cảnh thân thiện đó chỉ còn là một ký ức xa xăm.
Những ngôn từ thù địch đã tăng lên trong những ngày gần đây về luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Quyết định của Anh cấp nơi trú ẩn cho hàng triệu người ở thuộc địa cũ đã vấp phải phản đối gay gắt từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc dọa Anh sẽ lĩnh hậu quả nếu coi họ là một “quốc gia thù địch” và cắt Huawei khỏi cơ sở hạ tầng mạng 5G của Anh.
Chính phủ Thủ tướng Boris đang ngày càng có nhiều thành viên với lập trường cứng rắn hơn trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nhiều người nói rằng Anh đã quá tự mãn và ngây thơ khi nghĩ rằng có thể “ngồi mát ăn bát vàng” hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Bắc Kinh mà không có hậu quả về mặt chính trị, theo AP.

Từ ‘chiến lang’ thành gấu trúc, Vương Nghị xoa dịu Mỹ, vẫn không quên đánh bóng Bắc Kinh

Ông Vương nhấn mạnh Trung Quốc không có ý định thách thức Mỹ, và người dân rất ủng hộ chính quyền Đại lục, đáp lại, cư dân mạng ví ĐCSTQ như “một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”.
Gần đây, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh (COVID-19) và cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Trong bài phát biểu tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” hôm mùng 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng quan hệ Trung-Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Theo truyền thông của ĐCSTQ, trong diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ ngày 9/7, Ông Vương Nghị đã tuyên bố, Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ không sao chép mô hình nước ngoài và cũng không xuất khẩu mô hình Đại lục. Trung Quốc sẽ không và không thể biến thành một nước Mỹ khác. Con đường thành công của Trung Quốc sẽ không tạo ra xung kích hay uy hiếp đối với phương Tây, Mỹ không nên tìm cách thay đổi các chính sách của ĐCSTQ.
Ông Vương Nghị đặc biệt nhấn mạnh, “Các cuộc thăm dò dân ý do cơ quan bỏ phiếu quốc tế thực hiện cho thấy, sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với đảng và chính phủ Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới”.
Ngoài ra, Ông Vương Nghị cũng chỉ ra rằng chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ không thay đổi. Trung Quốc vẫn sẵn sàng thiện chí và chân thành phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc chưa bao giờ có ý định thách thức hoặc thay thế Mỹ, cũng không có ý định đối đầu hoàn toàn với Mỹ.
Tiếp đó, Ông Vương Nghị kêu gọi kinh nghiệm lịch sử về sự phát triển quan hệ Trung-Mỹ nên được xem xét một cách chính xác, kiên trì theo con đường hợp tác đối thoại. Quan hệ Trung – Mỹ từng là đồng minh trong Thế chiến II. Trong 40 năm thiết lập ngoại giao song phương đã phát huy được ưu thế của 2 bên. Trung Quốc có được lợi ích là do hợp tác mở cửa với các nước trên thế giới trong đó có Mỹ, mặt khác sự phát triển của Trung Quốc cũng cung cấp cho Mỹ động lực tăng trưởng bền vững và thị trường rộng lớn.
Trong việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao Trung – Mỹ, Ông Vương Nghị đề xuất “mở tất cả các kênh đối thoại”, “tổ chức và đàm phán trao đổi, lập ba danh mục: hợp tác, đối thoại và kiểm soát song phương”, đồng thời “tập trung triển khai hợp tác chống dịch” để tái thiết quan hệ Trung-Mỹ.
Đồng thời Vương Nghị có gắn văn minh 5.000 năm của Trung Hoa với mục đích quảng bá ĐCSTQ không có ý đồ bành trướng.
Cư dân mạng sôi nổi để lại lời nhắn: “Trung Quốc là quốc gia tự do nhất thế giới …, nó thực sự rất mạnh, có thể lừa dối được chính người dân của nó, một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”; “Đảng của chúng tôi rất mạnh, có thể xâu cả chuỗi lời nói dối thành một câu chân lý lừa mình dối người, lại có thể diễn thuyết hùng hồn mặt không biến sắc!”
“Mở to mắt nói xằng là kỹ năng giỏi nhất của đảng ta! ĐCSTQ có năm nghìn năm rồi ư?”; “Nền văn minh Trung Quốc 5.000 năm sau khi bị Đảng Cộng sản cai trị dưới thời Cách mạng Văn hóa, nó gần như bị phá hủy. Có thể nói rằng sự kế thừa thực sự 5.000 năm văn hóa, chỉ ở Đài Loan được Tưởng Giới Thạch lưu giữ! Suy nghĩ một cách nghiêm túc, chữ giản thể đó không xứng đáng là hậu duệ của Diên Hoàng!”
“Cái thứ không có văn hoá này thật đáng sợ! Chủ nghĩa Marx coi là văn hoá Trung Quốc sao?”

Phán quyết Biển Đông tròn 4 năm tuổi, Philippines kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. 
Đã 4 năm kể từ ngày một tòa án quốc tế đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines hôm 12/7 nhấn mạnh rằng phán quyết Biển Đông là điều “không thể thỏa hiệp”.
Vào đầu năm 2013, chính phủ Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc nhằm phản đối yêu sách đường lưỡi bò (hay đường 9 đoạn) mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt đối với Biển Đông. Hơn ba năm sau, vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đây được coi là một căn cứ quan trọng cho các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines trong việc phản đối sự bành trướng của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố bác bỏ và không tuân thủ Phán quyết này.
Tròn 4 năm kể từ ngày Phán quyết Biển Đông được công bố, báo Inquirer trích lời Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. của Philippines tuyên bố: “Là một quốc gia tuân thủ luật pháp, yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Philippines nhân dịp này tái khẳng định việc tuân thủ và thực thi Phán quyết mà không có sự thỏa hiệp hay bất kỳ thay đổi nào”.
“Phán quyết [về Biển Đông] không thể bị đem ra thương lượng”, ông Locsin nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Philippines nhắc lại rằng Phán quyết này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, cũng như đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Locsin kêu gọi Trung Quốc thiện chí tuân thủ Phán quyết Biển Đông, với tư cách là một quốc gia đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
“Tuân thủ Phán quyết một cách thiện chí sẽ là phù hợp với nghĩa vụ của Phillipines và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển mà hai nước đã ký”, ông Locsin nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines kết luận rằng Phán quyết Biển Đông là một chiến thắng, không chỉ đối với Philippines, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng các quốc gia luôn tuân thủ luật pháp.
Quyết định kiện Trung Quốc được đưa ra dưới thời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III với sự hậu thuẫn của đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã đảo ngược chính sách thân Mỹ của những người tiền nhiệm.
Ông Duterte tuyên bố “chia tay” Mỹ để kết thân với Trung Quốc, sau khi bị Washington và các nước phương Tây chỉ trích về tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống ma túy khiến hàng ngàn người bị giết ngoài vòng pháp luật. Trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2016, ông Duterte từng tuyên bố rằng phán quyết Biển Đông chỉ là một “mảnh giấy”.

CEO BT Group cảnh báo Anh về Huawei

Giám đốc điều hành (CEO) Philip Jansen của BT Group hôm 13/7 kêu gọi chính phủ Anh không nên đi quá nhanh trong việc cấm Huawei của Trung Quốc khỏi mạng lưới 5G, cảnh báo rằng có thể có sự cố ngắt mạng và các vấn đề an ninh nếu thực hiện điều đó.
Thủ tướng Boris Johnson hồi tháng 1/2020 đã thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump và cấp cho Huawei một chút nhỏ bé vai trò trong mạng 5G, nhưng rồi nhận ra là Trung Quốc không nói thật về toàn bộ sự thật cuộc khủng hoảng virus corona và cảnh ngộ của Hồng Kông đã thay đổi tâm trạng người ở London, theo Reuters. Sau khi nhiễm và khỏi Covid-19, thủ tướng Anh đã có động thái mạnh đối với Trung Quốc. Phía Mỹ nói Huawei là một tay gián điệp của đảng Cộng sản Trung Quốc và vì thế không thể tin nó được.

Jack Ma rút vốn khỏi Alibaba trong 5 năm qua

Jack Ma, người đồng sáng lập công ty thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc), đã cắt cổ phần của mình trong công ty trong 5 năm qua xuống còn 4,8% từ 6,4%, quy ra khoảng 9,6 tỷ USD ở mức giá cổ phiếu hiện tại, hồ sơ thường niên của công ty phát hành hôm thứ Sáu (10/7) cho thấy, theo Reuters.
Việc thoái vốn diễn ra khi Ma đã nghỉ hưu ở Alibaba hồi tháng 9. Giá cổ phiếu của Alibaba tăng khoảng 40% kể từ khi Ma báo cáo mình nắm giữ 6,4% cổ phiếu trong công ty vào một năm trước.

Cháu trai duy nhất của Elvis Presley qua đời khi mới 27 tuổi nghi do tự sát

Benjamin Keough, cháu trai duy nhất của ca sĩ dòng nhạc Rock ‘N’ Roll Elvis Presley đã qua đời hôm Chủ nhật (12/6), người quản lý của bà Lisa Marie Presley – mẹ đẻ của Benjamin Keough – đã xác nhận tin tức này với AFP. Truyền thông địa phương đưa tin đây là một vụ tự sát. Benjamin Keough, 27 tuổi, được tìm thấy ở Calabasas gần Los Angeles với vết thương tự gây ra bằng súng ngắn, nguồn tin cảnh sát nói với TMZ.

Con gái cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời ở tuổi 59, chưa rõ nguyên nhân

Bà Zindzi Mandela, con gái út của tổng thống da màu đầu tiên Nelson Mandela đã qua đời hôm nay (13/7), hưởng dương 59 tuổi. Bà Zindzi Mandela là đại sứ Nam Phi tại Đan Mạch từ năm 2015. Nguyên nhân cái chết của bà chưa được công bố.

Gần 600.000 người Hồng Kông tham gia cuộc bỏ phiếu tự tổ chức

Gần 600.000 người Hồng Kông đã tham gia một cuộc bỏ phiếu không chính thức vào ngày cuối tuần để chọn ứng viên đại diện cho những người yêu mến dân chủ, tự do, tham gia tranh cử Hội đồng thành phố diễn ra vào tháng 9 tới đây, Reuters đưa tin hôm Chủ nhật.
Bất chấp cảnh báo từ một quan chức cấp cao của chính quyền Hồng Kông rằng cuộc bỏ phiếu có thể vi phạm luật an ninh quốc gia, các cư dân của hòn đảo vẫn nô nức đi đến hơn 250 trạm bỏ phiếu đặt khắp thành phố. Những trạm bỏ phiếu này được quản lý bởi hàng ngàn tình nguyện viên.
“Số người tham gia đông sẽ gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế, rằng người Hồng Kông chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc”, Che Cheung, 24 tuổi, một trong những thành viên của một nhóm hoạt động dân chủ, nói. “Và chúng tôi vẫn sát cánh với phe dân chủ, chúng tôi vẫn ủng hộ dân chủ và tự do”.
Reuters cho hay, những người có quan điểm thân Bắc Kinh cho rằng cuộc bỏ phiếu này thực ra là để chống lại luật an ninh Hồng Kông mà chính quyền Trung Quốc vừa cho thông qua.

Trung Quốc: Động đất lớn ở Đường Sơn

Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã làm rung chuyển thành phố Đường Sơn phía đông bắc Trung Quốc vào Chủ nhật. Tuy nhiên không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nào, Fox News dẫn tin từ truyền thông Trung Quốc cho hay.
Dịch vụ đường sắt đến Tangshan, một địa danh cách Bắc Kinh 100 dặm về phía đông, đã được tạm ngưng để kiểm tra sau trận động đất, Tân Hoa Xã đưa tin.
Trận động đất xảy ra lúc 6h38′ ở độ sâu 6 dặm (khoảng gần 10m), Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc thông tin. Trung tâm này cho biết thêm, chỉ ít phút sau, vào 7h02′, đã xảy ra trận động đất thứ hai có cường độ 2,2 độ richter.
Tại Đường Sơn vào năm 1976 từng xảy ra một trận động đất làm chết ít nhất 242.000 người, được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử nhân loại. (Chi tiết).

Chuyên gia: Indonesia chưa kiểm soát tốt Covid-19

The Guardian đưa tin, theo các chuyên gia y tế, việc kiểm soát, đẩy lùi đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Indonesia cần một nỗ lực cao hơn nữa.
Các chuyên gia y tế cho biết, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ở Đông Nam Á hiện vẫn chưa thực hiện đủ các xét nghiệm, hoạt động truyền thông của chính quyền kém, trong khi lại quản bá các phương pháp chữa bệnh không khả thi.
The Guardian cho hay, số người nhiễm và chết vì virus Vũ Hán ở Indonesia có thể cao hơn con số báo cáo. Mặc dù quốc gia này đã tăng cường xét nghiệm nhưng vẫn nằm trong nhóm nước làm ít xét nghiệm nhất thế giới.
Theo cập nhật của Worldometer, tính tới 6h53′ ngày 13/7 (giờ Việt Nam), Indonesia là vùng dịch lớn thứ 26 thế giới với 75.699 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 3.606 người đã tử vong, so với 24 giờ trước đó, hai con số thống kê này lần lượt tăng 1.681 và 71.
Chưa thể có vắc xin chống Covid-19 hiệu quả vào năm 2021
Rất ít khả năng tìm được vắc xin điều trị Covid-19 hiệu quả 100% vào năm 2021, một chuyên gia Pháp đưa ra cảnh báo vào Chủ nhật, theo AFP.
“Phải mất nhiều năm mới phát triển được một loại vắc xin”, nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet, thành viên của nhóm các nhà khoa học tư vấn cho chính phủ về cuộc khủng hoảng Covid-19, nói trên kênh truyền hình BFMTV.
“Tất nhiên, đang có một nỗ lực chưa từng có để phát triển vắc-xin, nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu chúng ta có một loại vắc-xin hiệu quả vào năm 2021”, ông Fontanet nói thêm.
Ông cho rằng mọi người sẽ phải “chung sống với virus” thời gian dài, vì thế mùa hè này công chúng Pháp phải tiếp tục nghiêm túc thực hiện các biện pháp cách ly.

Nam Phi cấm bán rượu để ngăn nCoV lây lan

BBC hôm Chủ nhật đưa tin, Nam Phi đã áp dụng các hạn chế mới, bao gồm việc cấm trở lại hoạt động bán rượu để ngăn tụ tập đông người, nhằm giảm sức lây lan của virus Vũ Hán.
Lệnh giới nghiêm vào ban đêm cũng sẽ được áp dụng từ thứ Hai và người dân bị bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho rằng lệnh cấm bán rượu sẽ có tác động tích cực với hệ thống y tế của đất nước.
Hiện Nam Phi đang là ổ dịch lớn nhất châu Phi và thứ 10 thế giới. Theo thống kê của Worldometer, tính tới 6h53′ ngày 13/7 (giờ Việt Nam), nước này có 276.242 bệnh nhân Covid-19 (tăng 12.058), trong đó 4.079 người đã tử vong (tăng 108).

New Zealand tái xem xét hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông 

image.png

Sau khi Canada và Úc đình chỉ các hiệp ước dẫn độ tương ứng của họ với Hồng Kông để đáp trả luật an ninh mới gây tranh cãi, New Zealand đang tái xem xét thỏa thuận dẫn độ của chính mình, theo Taiwan News.
Bộ Ngoại giao New Zealand nói với tờ Taiwan News hôm thứ Sáu (10/7) rằng nước này sẽ xem xét lại hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông. Theo một phát ngôn viên của Bộ, “Sẽ có một hoạt động tái xem xét các cơ chế ngoại giao giữa New Zealand và Hồng Kông. Mọi quyết định New Zealand đưa ra, bao gồm liên quan đến việc dẫn độ, sẽ là kết quả của đánh giá này.”
Five Eyes là một liên minh chia sẻ thông tin bao gồm Mỹ và năm đối tác Khối Thịnh vượng chung: Anh, Canada, Úc và New Zealand.

Hồng Kông đối mặt làn sóng Covid-19 thứ ba

Hồng Kông đã ghi nhận sự bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 3 hôm thứ Bảy (11/7), theo tờ Bưu Điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
“Đợt lây nhiễm thứ ba này là nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn hồi tháng 3”, theo bác sĩ Chuang Shuk-kwan, người đứng đầu Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Chi nhánh (CHP).
Làn sóng Covid-19 thứ ba ở Hồng Kông tiếp tục không suy giảm vào hôm nay khi giới chức trách báo cáo ít nhất 58 trường hợp nữa.
Bác sĩ Chuang Shuk-kwan cho biết trong một cuộc họp ngắn hàng ngày rằng 38 ca nhiễm đã được xác nhận, bao gồm 30 trường hợp tại địa phương, trong khi hơn 20 người vẫn đang chờ kết quả.

Giáo sư Trung Quốc chỉ trích Tập Cận Bình được ra tù

Một giáo sư luật từng công khai chỉ trích các chính sách khắc nghiệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình đã được thả ra hôm Chủ nhật, một tuần sau khi bị cảnh sát đưa đi, hai người quen biết với giáo sư cho biết, theo The New York Times.
Giáo sư Hứa Chương Nhuận từ Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, là một trong số ít các học giả Trung Quốc dám chỉ trích công khai và thẳng thừng chính quyền Bắc Kinh. Trong hai bài tiểu luận năm nay, ông cho biết thái độ giấu dịch của chính quyền đã châm ngòi cho sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.
“Khi các quyết định [sai lầm] dẫn đến chính sách thất bại, không những cần sửa chữa đường lối, mà những người có trách nhiệm cũng phải thừa nhận sai lầm của mình, khiêm tốn chịu trách nhiệm và cầu xin sự tha thứ của công chúng”, giáo sư Hứa đã viết trong một bài tiểu luận hồi tháng Năm.
“Chúng tôi rất quan ngại việc Bắc Kinh bắt giữ giáo sư Hứa Chương Nhuận vì chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong bối cảnh thắt chặt kiểm soát ý thức hệ trong các trường đại học ở nước này”, bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết trên Twitter hôm thứ Ba (7/7).
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: