Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 11/7/2020 - Hoa Tự Do

Điểm tin thế giới tối 11/7: Amazon cấm nhân viên dùng TikTok

Amazon cấm nhân viên dùng TikTokAmazon đã yêu cầu nhân viên gỡ ứng dụng chia sẻ video TikTok khỏi thiết bị di động trước ngày 10/7 do nguy cơ bảo mật, theo một bản ghi nhớ phát hành cho nhân viên mà Reuters thu thập được.“Do nguy cơ bảo mật, các thiết bị di động truy cập email của Amazon không được phép cài ứng dung TikTok. Nếu anh/chị vài TikTok trên thiết bị của mình, thì phải xóa nó trước 10/7 để duy trì quyền truy cập trên di động vào email công việc của Amazon”, theo email Amazon gửi cho nhân viên. TikTok – một mạng xã hội của Trung Quốc – nằm trong số các nền tảng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong lịch sử, nhưng đang phải đối mặt với mối quan ngại nặng nề bên ngoài Trung Quốc. Ấn Độ đã cấm TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc vào tháng 6.<!>

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hồi đầu tuần rằng Washington đang xem xét cấm TikTok tại Mỹ. Khi được hỏi liệu người Mỹ có nên tải TikTok không, ông đã nói với đài Fox News rằng: 
“Chỉ khi bạn muốn thông tin cá nhân của mình lọt vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Virus Vũ Hán tấn công hàng chục nhà lãnh đạo Mỹ-Latinh, bao gồm tổng thống

Đại dịch viêm phổi đang càn quét giới lãnh đạo Mỹ Latinh, khi có thêm hai tổng thống và các quan chức cấp cao xét nghiệm dương tính trong tuần này, tạo nên một yếu tố gây bất ổn cho cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe tại khu vực, theo Associated Press.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, đã công bố nhiễm virus Vũ Hán hôm thứ Ba (7/7) và hiện đang sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, loại thuốc từng được Tổng thống Trump sử dụng phòng Covid-19, để điều trị.
Tổng thống lâm thời Bolivia, bà Jeanine Añez, tuyên bố nhiễm Covid-19 hôm thứ Năm (9/7).
Tại Venezuela, chủ tịch quốc hội Diosdado Cabello, người nắm quyền lực thứ hai tại đất nước xã hội chủ nghĩa này, cho biết hôm thứ Năm trên Twitter rằng ông cũng đã có xét nghiệm với Covid-19. Một nhân vật quyền lực khác, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tarek El Aissami, tuyên bố hôm thứ Sáu (10/7) rằng ông cũng đã mắc nCoV. Nền kinh tế của Venezuela phụ thuộc phần lớn vào dầu mỏ, GDP từ nguồn thu này chiếm đến 50%.
Một báo cáo tổng kết của Associated Press phát hiện ít nhất 42 trường hợp giới lãnh đạo Mỹ-Latinh xác nhận nhiễm virus corona chủng mới, từ cấp cao nhất là tổng thống cho đến thị trưởng các thành phố lớn, cùng với hàng chục, có thể hàng trăm, quan chức từ các thành phố và thị trấn nhỏ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, các quan chức này đã phục hồi và trở lại làm việc. Nhưng một số vẫn đang vật lộn với căn bệnh này.

Ấn Độ sẽ mời Úc tham gia tập trận hải quân cùng Mỹ, Nhật

Ấn Độ đang lên kế hoạch mời Úc tham gia cuộc  tập trận hải quân Malabar hàng năm, khi nước này đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Nhật Bản và Mỹ đã được mời tham gia cuộc tập trận.
“Một quyết định như vậy không chỉ bao hàm các cân nhắc địa chính trị mà còn cả những vấn đề hậu cần bởi như vậy có nghĩa là có ít nhất bốn lực lượng hải quân tham gia” một nguồn tin quân sự Ấn Độ giấu tên chia sẻ với từ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
“Cả hai bên đều từng cân nhắc lựa chọn bao hàm Úc trong cuộc tập trận vì ý nghĩa địa chính trị của nó.
“Tuy nhiên, cả hai bên đều đồng ý rằng các mối quan tâm chiến lược hiện không thể bị bỏ qua”, một nguồn tin ngoại giao Ấn Độ cho biết, chỉ ra thái độ hung hăng của Trung Quốc trong khu vực và mối quan hệ căng thẳng với cả Ấn Độ và Úc.

Nga và Mỹ tranh nhau bán vũ khí cho Ấn Độ sau xung đột biên giới với Trung Quốc 

Nga và Mỹ đang chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ khi New Delhi tìm cách tăng cường kho vũ khí để đối mặt với tình hình căng thẳng quân sự đang diễn ra với Bắc Kinh.
Chính phủ Ấn Độ tuần trước đã khẩn trương phê duyệt đề xuất mua 33 chiếc máy bay chiến đấu mới của Nga với giá trị 2,4 tỷ USD và nâng cấp thêm 59 chiếc khác, bên cạnh thỏa thuận 5,43 tỷ USD trước đó để thu mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, sau cuộc giao tranh chết người với quân đội Trung Quốc vào tháng trước tại biên giới tranh chấp giữa hai nước.
Tuy nhiên, mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Trung Quốc đã đặt câu hỏi về mức độ tin cậy của Moscow, trong khi Mỹ, nơi đang đẩy mạnh quan hệ với New Delhi thông qua chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, đang đẩy mạnh bán vũ khí cho Ấn Độ.
“Nhiều người tin rằng Ấn Độ không được bỏ tất cả trứng vào một giỏ, mà cần tiếp tục theo con đường cân bằng bằng cách thúc đẩy ngoại giao với cả Mỹ và Nga”, ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, người đứng đầu Sáng kiến Hạt nhân và Chính sách Không gian tại Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên ở New Delhi, nhận định.

Tổng thống Trump: Không suy nghĩ về thỏa thuận thương mại 'giai đoạn 2' với Trung Quốc

image.png

Tổng thống Donald Trump vào ngày 10/7 đã tuyên bố rằng ông không cân nhắc đến việc đàm phán một thỏa thuận thương mại "giai đoạn hai" với chính quyền Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã xấu đi vì đại dịch và các vấn đề khác.
Khi được phóng viên phỏng vấn trên chiếc Air Force One về khả năng của một thỏa thuận thương mại giai đoạn hai, Tổng thống Trump cho biết: "Bây giờ tôi không nghĩ về điều đó", ông cũng nói thêm rằng ông đang có nhiều vấn đề khác cần suy nghĩ.
"Mối quan hệ với Trung Quốc đã bị tổn hại nghiêm trọng. Họ đã có thể đã ngăn chặn được bệnh dịch, họ đã có thể ngăn chặn nó. Nhưng họ đã không ngăn chặn nó", ông Trump nói.
Hai nước đã ký một thỏa thuận giai đoạn một vào đầu năm nay, trong đó Bắc Kinh cam kết sẽ mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm tới. Tuy nhiên, dữ liệu thương mại cho đến tháng 5 cho thấy Trung Quốc đã không đi đúng hướng để đáp ứng các cam kết mua hàng.
Kể từ khi thỏa thuận được ký kết, chính quyền Tổng thống Trump đã gia tăng áp lực lên Bắc Kinh về việc nước này đã xử lý sai lầm dịch bệnh virus Corona Vũ Hán, tăng cường kiểm soát Hong Kong và lạm dụng nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Vào ngày 9/7, Hoa Kỳ đã trừng phạt bốn quan chức Trung Quốc về vai trò của họ trong việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Trong số những người bị trừng phạt có Bí thư Đảng ủy khu vực Tân Cương Chen Quanguo, người trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị áp dụng lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Từ tháng 5, chính quyền Mỹ cũng bắt đầu quá trình loại bỏ vị thế thương mại đặc biệt của Hong Kong theo luật của Hoa Kỳ, do Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia đối với vùng lãnh thổ này, đặt dấu chấm hết cho sự tự trị của thành phố. Một dự luật mớiđược Quốc hội nhất trí phê chuẩn để xử phạt các thực thể hỗ trợ chính quyền Trung Quốc lạm dụng quyền tự do của Hong Kong đã được gửi tới bàn của Tổng thống Trump. Nhưng Nhà Trắng không cho biết khi nào dự luật sẽ được ký.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng trước đã tuyên bố rằng họ có thể sẽ từ chối nhập cảnh đối với các quan chức Trung Quốc, cũng như gia đình của họ, liên quan đến việc nghiền nát tự do và nhân quyền ở Hong Kong.
Trong những tuần gần đây, các quan chức cấp cao của Mỹ đã tăng cường lập luận chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - các nhà quan sát cho rằng nó thể hiện một quyết tâm ngày càng tăng trong chính quyền để đẩy lùi các mối đe dọa đến từ chế độ Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O'Brien cho biết Hoa Kỳ sẽ không còn thụ động trong việc đối phó với ĐCSTQ, trong khi Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Christopher Wray mô tả các hoạt động trộm cắp tài sản trí tuệ và các hoạt động ác tính của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với đất nước.

Hà Lan kiện Nga vụ bắn hạ máy bay MH17

Hà Lan cho biết họ đang kiện Nga lên Tòa án Nhân quyền châu Âu về vụ bắn hạ chiếc máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine hồi năm 2014, theo SBS News.
Gần 300 người trên chuyến bay MH17, trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã thiệt mạng khi chiếc máy bay chở khách này bị bắn hạ bởi một tên lửa mà nhóm điều tra do Hà Lan dẫn đầu xác định là bắt nguồn từ Nga.
Hầu hết nạn nhân là người Hà Lan. 
“Với đơn khiếu nại mang tính quốc gia này, Hà Lan muốn đòi lại công lý cho tất cả 298 nạn nhân của MH17, thuộc 17 quốc tịch khác nhau và người thân của họ”, chính phủ Hà Lan cho biết trong một thông cáo tuyên bố vụ kiện.

WHO thành lập Hội đồng đánh giá việc ứng phó với đại dịch virus Corona Vũ Hán toàn cầu

image.png

Ngày 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố thành lập Hội đồng Độc lập về Chính sách Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch (IPPR) để đánh giá cách thức WHO xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và phản ứng của các chính phủ trên toàn thế giới trong thời gian vừa qua.
Hội đồng sẽ được đồng chủ trì bởi cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf. Mặc dù hội đồng sẽ hoạt động độc lập, chủ trì hội đồng sẽ lựa chọn các thành viên khác trong hội đồng cũng như thành viên của một ban thư ký độc lập để hỗ trợ thêm.
Phát biểu tại cuộc họp báo qua mạng hôm 9/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu cho biết: “Đây là thời gian để tự kiểm điểm, nhìn lại thế giới chúng ta đang sống và tìm cách tăng cường hợp tác khi chúng ta cùng phối hợp để cứu người và đưa đại dịch này vào tầm kiểm soát”.
Ông nói thêm: “Với mức độ nghiêm trọng đã tác động đến đến hầu như tất cả mọi người trên thế giới, rõ ràng đại dịch này xứng đáng một mức độ đánh giá tương xứng”.
Tổng giám đốc Tedros cho biết hội đồng sẽ trình bày một báo cáo tạm thời trong kỳ họp tiếp theo của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tháng 11/2020, và trình bày một “báo cáo đầy đủ” vào tháng 5/2021. Ông lưu ý rằng báo cáo sẽ không phải là kiểu “báo cáo thông thường đánh dấu vào bảng rồi đặt trên kệ để bụi bám vào”.
“Đây là điều mà chúng tôi muốn nghiêm túc thực hiện. Chúng tôi học hỏi một cách trung thực và chúng tôi làm việc theo tiêu chí đó, đánh giá trung thực, theo dõi và thực hiện trung thực”, ông nói.
Thông báo hôm thứ Năm (9/7) được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo cho Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quốc hội rằng Hoa Kỳ chính thức rút khỏi WHO, trong bối cảnh những nghi ngờ kéo dài về việc tổ chức trực thuộc LHQ xử lý sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán.
Trao đổi với The Epoch Times, một phát ngôn viên của WHO cho biết, việc Hoa Kỳ rút khỏi WHO bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 6/7/2021. Theo lời Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các phóng viên, chính quyền Tổng thống Trump đang làm việc với Quốc hội để thanh toán nốt phần tiền còn lại cho WHO.
Hồi tháng Năm, Tổng thống Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chính thức chấm dứt mối quan hệ với WHO, khẳng định rằng cơ quan này có một mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tổng thống Hoa Kỳ đã liên tục nói rằng giới chức Trung Quốc đã không thông báo khi virus Corona Vũ Hán bùng phát ở nước này với WHO và ép buộc WHO “lừa dối thế giới về thời điểm lần đầu tiên virus này bị chính quyền Trung Quốc phát hiện”.
Trong phần ghi chú về các cuộc họp nội bộ mà Associated Press (AP) thu được hồi đầu tháng này, có thể thấy cơ quan này đã gặp nhiều khó khăn để có được thông tin quan trọng về virus Corona Vũ Hán từ chính quyền Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của vụ dịch, trái ngược với các tuyên bố công khai trong đó WHO luôn ca ngợi phản ứng của ĐCSTQ trước cuộc khủng hoảng.
Trong một cuộc họp vào ngày 6/1, các quan chức của WHO đã phàn nàn rằng chính quyền Bắc Kinh không chia sẻ dữ liệu cần thiết để đánh giá mức độ lây nhiễm từ người sang người của chủng virus corona mới, cũng như nguy cơ nó đặt ra với phần còn lại của thế giới.
ĐCSTQ đã không xác nhận rằng virus Corona Vũ Hán có thể lây nhiễm từ người sang người cho đến ngày 20/1, và trước khi có xác nhận này, họ đã tuyên bố rằng có rất ít nguy cơ lây truyền từ người sang người khiến nhiều quốc gia duy trì tình trạng mở cửa biên giới.
Đã có hơn 12,2 triệu ca được báo cáo nhiễm virus Corona Vũ Hán và 554.928 trường hợp tử vong trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins chuyên theo dõi căn bệnh này. Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm bệnh với hơn 3,1 triệu trường hợp và 133.291 ca tử vong.
Trong một tweet vào ngày 9/7, Giám đốc Truyền thông của WHO Gabby Stern cho biết thông báo của WHO về việc thành lập một hội đồng độc lập để xem xét phản ứng toàn cầu không liên quan đến việc rút tư cách thành viên Hoa Kỳ của chính quyền Tổng thống Trump.

Ông Vương Nghị tuyên bố 'Trung Quốc văn minh 5.000 năm không có gen bành trướng', dân mạng mắng 'tập đoàn lừa đảo'

image.png

Gần đây, quan hệ giữa 2 nước Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh và cưỡng chế thi hành Luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Trong một bài phát biểu tại "Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung - Mỹ" vào ngày 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói rằng quan hệ Trung - Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, và Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Trung Quốc. Ông Vương Nghị còn tuyên bố rằng “Trung Quốc với nền văn minh 5.000 năm nay chưa từng có gen bành trướng xâm lược”. Những lời này đã khiến cư dân mạng dậy sóng.
Theo truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin vào ngày 9/7, ông Vương Nghị tuyên bố tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung - Mỹ” rằng: Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ không rập khuôn mô hình của nước ngoài, cũng không xuất khẩu mô thức của Đại Lục; Trung Quốc sẽ không và cũng không thể biến thành một nước Mỹ khác; Con đường thành công của Trung Quốc sẽ không tạo thành xung kích và uy hiếp đối với phương Tây, và Mỹ cũng không cần phải tìm cách thay đổi chính sách của Trung Quốc.
Ông Vương đặc biệt nhấn mạnh rằng "nhiều cuộc thăm dò ý kiến của các cơ quan bỏ phiếu quốc tế cho thấy rằng sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với đảng và chính phủ Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới".
Ngoài ra, ông Vương Nghị cũng chỉ ra rằng chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ không thay đổi. Trung Quốc vẫn sẵn sàng phát triển quan hệ Trung - Mỹ với thiện chí và sự chân thành. Trung Quốc chưa bao giờ có ý định thách thức hoặc muốn thay thế Hoa Kỳ, và không có ý định đối đầu toàn diện với Hoa Kỳ.
Sau đó ông Vương Nghị kêu gọi nên xem xét một cách chính xác kinh nghiệm lịch sử phát triển quan hệ Mỹ - Trung, kiên trì theo con đường đối thoại hợp tác. Trung Quốc và Mỹ từng là đồng minh trong Thế chiến II, trong 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương đã phát huy những ưu thế của hai bên. Trung Quốc có được lợi ích thông qua hợp tác mở cửa với Mỹ và các nước trên thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc cũng giúp Mỹ tăng cường động lực tăng trưởng bền vững và không gian thị trường.
Đối với việc thiết lập lại quan hệ Mỹ - Trung, ông Vương Nghị đề xuất "mở tất cả các kênh đối thoại", "tổ chức và đàm phán trao đổi, hình thành ba danh sách 'hợp tác, đối thoại và kiểm soát' song phương", "tập trung và triển khai hợp tác chống dịch" để tái thiết quan hệ Trung - Mỹ. Ông Vương cũng nhấn mạnh "Trung Quốc vốn sinh ra với 5.000 năm văn minh và chưa bao giờ có gen bành trướng".
Liên quan đến những phát ngôn trên của ông Vương Nghị, cư dân mạng đã bình luận sôi nổi.

Nhiều cư dân mạng bình luận: 

"Trung Quốc là quốc gia tự do nhất thế giới..., nó thực sự rất mạnh, có thể lừa dối chính người dân nước mình, là tập đoàn lừa đảo mạnh nhất thế giới"; 
"Đảng của chúng ta rất lợi hại, có thể tập hợp một loạt lời nói dối thành một câu chân lý lừa mình dối người! Lại còn có thể diễn thuyết hùng hồn mặt không biến sắc!”;
“Mở to mắt nói xàm là kỹ năng tốt nhất của đảng chúng ta! Đảng Cộng sản có 5.000 năm lịch sử à?".
“Nền văn minh Trung Quốc 5.000 năm gần như đã bị phá hủy toàn bộ bởi Cách mạng Văn hóa sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Có thể nói rằng sự kế thừa thực sự của 5.000 năm văn hóa, chỉ là Đài Loan được Tưởng Giới Thạch lưu giữ!".
“Nói đúng hơn rằng Trung Quốc từ khi gieo rắc chủ nghĩa Marx, luôn có gen nói dối và lừa đảo”. 
“Cái kiểu vô văn hóa này thật là đáng sợ! Chủ nghĩa Marx-Lenin coi như là văn hóa Trung Quốc sao?".

Hoa Kỳ chuẩn thuận nâng cấp vũ khí trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan

Hoa Kỳ vừa chuẩn thuận kế hoạch trị giá 620 triệu USD để nâng cấp hỏa tiễn Patriot loại địa đối không cho Đài Loan, theo thông báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 10/7.
“Thương vụ vũ khí này phục vụ lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ bên mua tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình và duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy”, thông báo cho biết.
Nói về việc Hoa Kỳ bán vũ khí, Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết: “Việc bán vũ khí này là lần thứ 7 của chính quyền Tổng Thống Donald Trump cho Đài Loan, thể hiện đầy đủ tầm quan trọng gắn liền với an ninh quốc phòng của chúng tôi, củng cố quan hệ đối tác an ninh của chúng tôi với Hoa Kỳ và cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và khu vực”.
Đài Loan hiện đang tăng cường khả năng phòng thủ trước những hành động ngày càng đe dọa của Bắc Kinh, như các cuộc tập trận không quân và hải quân thường xuyên của Trung Quốc gần Đài Loan. 

Tổng thống Mexico cảm ơn ông Trump

“Chúng tôi cảm ơn ông ấy vì không đưa ra vấn đề về tường biên giới trước công chúng”, Tổng thống Mexico Lopez Obrador nói với các phóng viên trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ hôm 10/7, thêm rằng tường biên giới đã được đề cập trong bữa tối ở Nhà Trắng, song “không nhằm mục đích áp đặt bất cứ điều gì”.
Xây tường dọc theo biên giới Mỹ – Mexico dài 3.200 km là hứa hẹn chủ chốt trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của Tổng thống Trump. Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố sẽ buộc Mexico phải chi trả phí cho bức tường này.

Chính quyền Trump sắp ra tuyên bố về Biển Đông trong bối cảnh đối đầu với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm các học viên Hải quân Hoa Kỳ trong một trận bóng bầu dục tại Lincoln Financial Field ở Philadelphia, Pa.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch đưa ra một thông báo vào tuần tới về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông, hãng thông tấn Bloomberg cho biết thông tin từ hai người quen thuộc với vấn đề này.
Bloomberg cho biết, nguồn tin tiết lộ với điều kiện giấu tên rằng Nhà Trắng dự kiến sẽ bày tỏ lập trường chính thức về Biển Đông vào tuần tới, trong bối cảnh quân đội Hoa Kỳ đang triển khai đồng thời 3 tàu sân bay ở khu vực tây Thái Bình Dương nhằm răn đe sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Hai trong số các tàu sân bay đã bắt đầu một cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 4/7.
Trước đó, Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại về cuộc tập trận của Trung Quốc quanh quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng các hành động của Trung Quốc là “bất hợp pháp”.
Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng thường cử các tàu chiến hiện diện trong khu vực nhằm đảm bảo các tuyến đường biển quốc tế được hoạt động tự do trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Nếu tuyên bố về Biển Đông được đưa ra như tiết lộ từ nguồn tin của Bloomberg, động thái này sẽ góp thêm sóng gió vào mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Chính quyền Tổng thống Trump gần đây liên tiếp đưa ra những bài phát biểu phơi bày những mối nguy hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Hoa Kỳ và thế giới, như một động thái chuẩn bị trước khi đưa ra những quyết sách đối đầu với thể chế này.
“Một khi chúng ta tự tin rằng chúng ta có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do ĐCSTQ đặt ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết hôm 25/6.
Trong số nhiều phát biểu khác của giới chức Mỹ nhằm phơi bày ĐCSTQ, Ngoại trưởng Pompeo hôm 8/7 lên án chính quyền Trung Quốc “bắt nạt” Việt Nam ở Biển Đông, cũng như uy hiếp các nước khác trong hàng loạt các mối tranh chấp chủ quyền lãnh thổ khác.

Lên án Trung Quốc không ngăn dịch Vũ Hán, Tổng thống Trump ‘không nghĩ đến’ đàm phán thương mại với Bắc Kinh

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10/7 nói rằng hiện tại ông không quan tâm tới việc đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc, vì mối quan hệ giữa hai nước đã bị “tổn hại nghiêm trọng” vì dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19.
“Hiện giờ tôi không nghĩ đến nó”, Tổng thống Trump nói về thỏa thuận giai đoạn 2 với Trung Quốc, khi ông đi cùng các phóng viên trên chiếc Không lực Một, theo Axios.
Tổng thống Trump nói tiếp: “Mối quan hệ với Trung Quốc đã bị tổn hại nghiêm trọng. Lẽ ra họ đã có thể ngăn chặn được dịch bệnh, họ đã có thể ngăn chặn nó, nhưng họ đã không ngăn chặn nó”.
Ông Trump nhắc lại rằng chính quyền Trung Quốc đã ngăn không cho người từ Vũ Hán đi vào các khu vực còn lại của Trung Quốc, nhưng lại cho phép họ mang mầm bệnh đi khắp nơi trên thế giới.
Chính quyền Trump đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc vào tháng 1 năm nay, sau hàng loạt biện pháp trừng phạt thuế quan nhằm giải quyết mối quan hệ thương mại mà ông Trump nói là bất công đối với Mỹ. Tuy nhiên thỏa thuận giai đoạn 1 có nguy cơ bị đổ bể trước những xáo trộn gần đây trong mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Evan Rees, một nhà phân tích về châu Á-Thái Bình Dương tại công ty thông tin địa chính trị Stratfor, nói với tạp chí Forbes vào tháng trước, rằng khả năng cao là Trung Quốc sẽ không đáp ứng nghĩa vụ mua hàng Mỹ mà họ đã cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Ông Rees nói: “Tuy vẫn còn nguyên vẹn, nhưng tuổi thọ của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đang ngày càng bị nghi ngờ vì nhiều lý do, với nhiều nguyên nhân có thể làm hỏng thỏa thuận này, như Hồng Kông, Huawei, Đài Loan, Biển Đông và một số vấn đề nhân quyền”.
Hôm 9/7, chính quyền Trump đã áp lệnh trừng phạt đối với 3 quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có một thành viên của Bộ Chính trị, vì những người này tham gia vào các hành vi đàn áp nghiêm trọng người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc theo đạo Hồi khác.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc lĩnh án 20 năm tù

Theo Yonhap, tòa án Tối cao Seoul hôm 10/7 đã quyết định giảm án 10 năm tù, từ 30 năm xuống còn 20 năm, đối với cựu Tổng thống Park Geun-hye. Phán quyết này đã khép lại quá trình xét xử kéo dài nhiều năm đối với bà Park – nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.
Bản án 20 năm tù của bà Park gồm 15 năm vì tội nhận hối lộ và 5 năm vì tội lạm dụng quyền lực cùng các cáo buộc hình sự khác. Bà Park, 68 tuổi, phải nộp phạt 18 tỷ won (tương đương 15 triệu USD) và bị tịch thu 3,5 tỷ won.
Bà Park bị phế truất hồi năm 2017 và bị kết tội cấu kết với người bạn lâu năm Choi Soon-sil để buộc các tập đoàn lớn, bao gồm Samsung, ủng hộ 77,4 tỷ won cho 2 tổ chức mà bà Choi kiểm soát.
Sau đó, bà Park tiếp tục bị truy tố vào năm 2018 vì cáo buộc nhận 3,5 tỷ won từ 3 lãnh đạo của cơ quan tình báo Hàn Quốc từ năm 2013-2016.

Cảnh sát kết luận thị trưởng Seoul tự tử

“Chúng tôi không tìm thấy dấu hiệu giết người”, tờ Korea Times dẫn thông cáo hôm 11/7 của cảnh sát cho biết.
Thị trưởng Seoul Park Won-soon được tìm thấy chết trong cánh rừng trên núi Bugak gần nhà vào rạng sáng 10/7. Hàng trăm cảnh sát và nhân viên cứu hộ đã tìm kiếm thị trưởng 64 tuổi suốt nhiều giờ sau khi con gái ông trình báo cha cô mất tích vào tối 9/7.
Hình ảnh từ camera giám sát cho thấy ông rời nơi cư trú ở quận Jongno, trung tâm Seoul, vào khoảng 10h44, đội mũ đen, áo khoác tối màu, quần đen, giày màu xám và mang túi màu đen. Ông bắt taxi đến Công viên Waryong tại khu vực đồi núi Jongno lúc 10h53.
Trong bức thư tuyệt mệnh được tìm thấy trên bàn làm việc tại nhà, ông Park viết: “Tôi xin lỗi tất cả. Tôi cảm ơn tất cả những người có mặt trên hành trình cuộc sống của mình. Tôi luôn luôn cảm thấy có lỗi với gia đình, những người khổ sở khi ở bên tôi. Vĩnh biệt tất cả”.

Hồ chứa nước xả lũ hệt như phim, người đàn ông biến mất trong 6 giây, vỡ đập khiến 15 làng xã bị nhấn chìm

Liên tục những hình ảnh về cảnh xả lũ ở Trung Quốc cho thấy một mùa mưa lũ bất thường, mang lại nhiều tai ương cho người dân nơi đây.
Những trận mưa lớn vẫn tiếp diễn ở miền nam Trung Quốc, trong đó các tỉnh Hồ Bắc, Chiết Giang và Giang Tây hứng chịu thảm họa nặng nề nhất. Hồ chứa Tân An, hồ chứa lớn nhất ở phía vùng Hoa Đông thuộc tỉnh Chiết Giang, xả lũ liên tục trong hơn 50 giờ đồng hồ, cảnh tượng giống như bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng.

Người đàn ông đánh bắt cá bị nước lũ “nuốt chửng” chỉ trong 6 giây

Thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam mưa bão liên tục trong nhiều ngày khiến mực nước ở nhiều con sông dâng cao. Ngày 8/7, một người đàn ông ở huyện Vũ Lăng Nguyên đã mạo hiểm thả lưới để đánh bắt cá. Kết quả không may rơi xuống dòng nước đang chảy xiết. Chỉ vỏn vẹn 6 giây, nước lũ đã nuốt chửng và cuốn trôi người đàn ông. Một người trên bờ tình cờ đã quay lại cảnh tượng kinh hoàng này.
Đoạn video cho thấy một người đàn ông thả lưới bên dòng sông chảy xiết để đánh bắt cá. Sau vài giây, anh ta bị nước lũ kéo xuống sông và ngay lập tức bị dòng lũ cuốn trôi. Mặc dù người đàn ông đã gắng sức vùng vẫy, nhưng vẫn không thắng được thế nước cuồn cuộn, kết quả anh đã biến mất trong dòng nước lũ.
Cùng ngày, chính quyền huyện Vũ Lăng Nguyên đã đưa ra thông báo, nói rằng người đàn ông rơi xuống nước họ Đường, là nhân viên bảo vệ của một công ty dịch vụ ở thị trấn Trương Gia Giới. Chiều ngày 8/7, sau giờ làm việc anh đã cùng đồng nghiệp đi bộ dọc bờ sông. Khoảng 4 giờ 15 phút, người đàn ông họ Đường bất ngờ rơi xuống nước, đến nay vẫn không rõ tung tích.
Mưa lũ ở miền nam Trung Quốc đã kéo dài hơn một tháng, tình hình lũ lụt ở nhiều tỉnh đã mở rộng thêm bước nữa. Ngoài ra, hồ chứa Tam Hiệp toàn lực xả lũ, mực nước dọc theo bờ từ đoạn sông Dương Tử từ cửa khẩu hồ Động Đình, huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc đến cửa biển ở Thượng Hải, toàn bộ đều vượt ngưỡng báo động.
Từ những video được đăng tải trên mạng cho thấy, từ ngày 29/6, từ sau khi đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ, nhiều thành phố của tỉnh Hồ Bắc ở hạ du con đập như: Nghi Xương, Vũ Hán… đã bị ngập nặng. Đến ngày 7/7, mực nước sông Dương Tử đã tăng thêm 3 mét. Hiện tại, công viên Giang Than ở Hán Khẩu đã bị ngập hoàn toàn, với độ sâu gần 2 mét. Cồn đất Bạch Sa ở lòng sông Dương Tử gần như bị ngập hoàn toàn.

Hồ Bà Dương bị vỡ đập, 15 làng xã bị nhấn chìm

Mưa lớn liên tục ở lưu vực sông Dương Tử đã lan đến vùng hạ du, khiến mực nước sông Dương Tử dâng cao. Đài quan sát khí tượng số 8 Thượng Hải cũng đưa ra cảnh báo mưa bão màu xanh, chính quyền địa phương cũng nâng phản ứng khẩn cấp đối với lũ lên cấp 4.
Đập Tam Hiệp xả lũ khiến mực nước sông Dương Tử dâng cao và đổ dồn về hồ Bà Dương, cộng thêm tác động của mưa lớn kéo dài liên tục. Ngày 8/7, mực nước hồ Bà Dương và các nhánh sông của nó đã tăng mạnh, gây lũ lụt nghiêm trọng, toàn bộ tỉnh Giang Tây đưa ra cảnh báo khẩn.
Ngày 9/7, mực nước của bờ đập Trung Châu, huyện Bà Dương đạt 23,39 mét, vượt quá mực nước báo động 3,89 mét; mực nước Cổ Huyện Độ, con sông bên ngoài bờ đập Trung Châu đạt 23,43 mét, vượt quá mực nước cao nhất năm 1998 là 0,25 mét. Do thời gian dài bị ngâm trong nước, cộng thêm đất ở thân đê chất lượng kém, khả năng chống thấm nước yếu, khoảng 9h35 tối ngày 19/7, bờ đập Trung Châu đã bị vỡ, 15 làng xã đã bị ngập, nước lũ ngập đến tận mái nhà.
Hồ chứa nước Tân An xả lũ, cảnh tượng hệt như phim kinh dị
Không chỉ thảm họa ở lưu vực sông Dương Tử trầm trọng, mà “hồ chứa nước Tân An”, con đập lớn nhất vùng Hoa Đông, nằm ở thượng nguồn của sông Tiền Đường, cũng đang đối mặt với thử thách nghiêm trọng.
Theo dữ liệu mới nhất từ chính quyền Trung Quốc, việc xả lũ đã được thực hiện vào lúc 10h ngày 7/7 đến 15h ngày 9/7. Tổng lượng nước xả của hồ chứa Tân An (còn gọi là hồ Thiên Đảo) là 1,298 tỷ mét khối, trong đó lượng nước xả từ cửa cống là 1,063 tỷ mét khối. Dựa trên dung tích khoảng 14,5 triệu mét khối nước của Hồ Tây (Hàng Châu) mà tính, tổng lượng nước xả trong khoảng 53 giờ của con đập này bằng khoảng 90 lượng nước của Tây Hồ.
Hồ chứa Tân An được hoàn thành vào năm 1959 và là hồ chứa lớn nhất vùng Hoa Đông với tổng dung tích lưu trữ 21,626 tỷ mét khối nước. Đây là dự án kiểm soát nước quan trọng nhất ở thượng nguồn sông Tiền Đường.
Có video cho thấy tình huống hồ chứa Tân An mở toàn bộ 9 cửa cống xả lũ. Có thể thấy rằng nước lũ cuồn cuộn dâng trào, và một cây cầu ở hạ nguồn con đập đã bị dòng lũ đánh sập, cộng thêm sắc trời u tối, không ít cư dân mạng đã kêu lên “giống hệt như bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng vậy”!
Có người thậm chí đã quay lại video hiện trường thành phố dọc theo bờ sông Tân An trước và sau khi xả lũ. Khi mở 1 cửa cống xả lũ, cái đình nghỉ mát bên bờ sông bị ngập một nửa. Khi mở 5 cửa cống, cái đình chỉ còn lại phần mái. Khi mở 7 cửa cống, chỉ thấy phần chóp đỉnh của cái đình, đến khi mở toàn bộ 9 cửa cống, cái chòi nghỉ mát đã bị nhấn chìm hoàn toàn.
Báo cáo cho biết, tính đến 15h ngày 9/7, mực nước của hồ chứa Tân An đã giảm 0,17 mét so với mực nước cao nhất 108,39 mét khi “9 cửa cống xả lũ được mở hoàn toàn” vào ngày 8/7. Kỹ sư trưởng của Ủy ban tài nguyên nước thành phố Kiến Đức cho biết, dòng chảy vào hồ chứa thời điểm cao nhất từng đạt đến 22.000 m3/s. Sau khi “toàn bộ 9 cửa cống được mở”, dòng chảy vào hồ giáng hạ dần dần đến 5.770 m3/s của hiện tại. 23 làng quê và thị trấn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: