Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 04/7/2020


Điểm tin thế giới tối 4/7: Trung Quốc đổ lỗi cho Tây Ban Nha gây dịch bệnh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên  Trung Quốc đổ lỗi cho Tây Ban Nha gây đại dịch Trung Quốc hiện đang nỗ lực né trách nhiệm cho sự bùng phát đại dịch virus corona, khiến 11 triệu người bị lây nhiễm và hơn 500.000 người trên thế giới tử vong, khi nói rằng dịch khởi phát ở Tây Ban Nha chứ không phải Vũ Hán, theo news.com.auCụ thể, cố vấn y tế cao cấp của chính phủ, ông Hoàng Khiết Phu đã trích dẫn nghiên cứu tại Barcelona phát hiện Covid-19 trong mẫu nước thải vào tháng 3/2019, đồng thời đề nghị các cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19 trong tương lai cần tập trung vào Tây Ban Nha, theo The Sun. Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập đã chỉ trích nghiên cứu này là thiếu sót và mâu thuẫn trước các bằng chứng mạnh mẽ cho luận điểm dịch bệnh khởi phát ở Vũ Hán hồi cuối năm ngoái.<!>
Giám đốc Viện Di truyền học ĐH UCL tại Luân Đôn, Giáo sư Francois Balloux nhận định: 
“Lời giải thích hợp lý nhất của các mẫu thử nghiệm [tại Barcelona] này là sự trộn lẫn/nhiễm bẩn các mẫu thử”.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: Mỹ ủng hộ Ấn Độ chống lại sự hung hăng của Trung Quốc

image.png
Rick Scott, một thượng nghị sĩ có tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng hòa, hôm thứ Sáu (3/7) đã tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh cùng Ấn Độ chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở khu vực miền đông Ladakh dọc Đường Kiểm soát Thực tế – biên giới Ấn-Trung – đồng thời khen ngợi chính phủ Ấn Độ đã duy trì nỗ lực đàm phán một giải pháp hòa bình cho vấn đề xung đột biên giới, theo Press Trust of India.
Trong một lá thư đề ngày 2/7 gửi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rick Scott đã bày tỏ sự chia buồn sâu sắc cho sự mất mát của 20 binh sĩ Ấn Độ tại Thung lũng Galwan.
“Hoa Kỳ đứng về phía Ấn Độ khi các bạn chiến đấu chống lại sự hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và tôi khen ngợi những nỗ lực không ngừng nghỉ của các bạn trong việc đàm phán một giải pháp hòa bình”, ông Scott nói trong bức thư đăng trên Twitter hôm thứ Sáu.
Ông Scott đã chỉ trích Trung Quốc trong một loạt vấn đề, bao gồm trộm cắp công nghệ và từ chối mở cửa thị trường cho hàng hóa nước ngoài theo điều khoản gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tấn công tự do tôn giáo bằng cách giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo và cưỡng bức lao động, không giữ vững cam kết duy trì quyền tự trị cao độ của Hồng Kông theo Tuyên bố chung Trung-Anh. Ông còn lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, bất chấp cam kết với cựu tổng thống Obama, một phần trong nỗ lực thống trị thế giới của nước này.

Trung Quốc và Ấn Độ di chuyển quân đội ‘theo đợt’ ra khỏi biên giới tranh chấp

Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý rút lực lượng quân đội tại khu vực tiền tuyến biên giới “theo từng đợt”, để hạ nhiệt căng thẳng đang diễn ra sau vòng đàm phán mới nhất, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Giới quan sát cho biết thỏa thuận này cũng sẽ ngăn chặn các cuộc đụng độ bất chợt không lường trước, nhưng điều đó không đồng nghĩa với một sự rút lui việc triển khai quân đội của hai nước dọc biên giới dãy Himalaya và tình trạng đình chiến sẽ vẫn tiếp tục, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.

Úc xem xét ‘phân tách kinh tế một phần’ với Trung Quốc hậu Covid-19

Úc xem xét ‘phân tách kinh tế một phần’ với Trung Quốc hậu Covid-19
Úc đang tiến tới một chính sách “phân tách kinh tế một phần” với Trung Quốc hậu Covid-19, một cuộc điều tra Nghị viện mới của Úc ra kết luận.
Trong một cuộc điều tra mới được thiết lập vào tháng 5 nhằm phân tích các yếu điểm trong chuỗi cung ứng, các vấn đề quốc phòng và đối ngoại của Úc, các chuyên gia cho rằng Úc cần phải lên kế hoạch thiết lập một mạng lưới chuỗi cung ứng của riêng mình để tăng cường khả năng đối phó khủng hoảng quốc gia, và để làm vậy thì cần phải giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, theo tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
Cuộc điều tra này là hệ quả của một cuộc tranh luận trước đó về câu hỏi, khi nào thì chuỗi cung ứng toàn cầu sụp đổ tại đỉnh điểm bùng phát dịch ở Trung Quốc.
Bằng chứng được đệ trình đã nhấn mạnh Úc đã trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc do kết quả của chính sách của Canberra trong việc đẩy mạnh việc tận dụng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đối với Úc, một điểm đáng lưu tâm là mặc dù chúng ta có thể hy vọng một sự hòa giải [với Trung Quốc liên quan đến căng thẳng xoay quanh Covid-19], nhưng tình thế hiện nay ủng hộ sự phân tách một phần với Bắc Kinh
Alan Dupont, giám đốc điều hành doanh nghiệp tư vấn rủi ro địa chính trị, Tập đoàn Cognoscenti.
“Đối với Úc, một điểm đáng lưu tâm là mặc dù chúng ta có thể hy vọng một sự hòa giải [với Trung Quốc liên quan đến căng thẳng xoay quanh Covid-19], nhưng tình thế hiện nay ủng hộ sự phân tách một phần với Bắc Kinh”, theo đệ trình của ông Alan Dupont, giám đốc điều hành doanh nghiệp tư vấn rủi ro địa chính trị, Tập đoàn Cognoscenti.Ông Dupont cho biết, việc Úc phân tách khỏi Trung Quốc  “không phải là một nỗ lực nhằm cô lập Trung Quốc .. mà trên thực tế nhằm để thiết lập một mối quan hệ bền vững” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong khi thế giới đang phân tách thành hai khối thương mại và địa chính trị đối lập, cạnh tranh nhau.
Ông nói rằng Úc có thể tham gia vào khối thương mại với Trung Quốc cùng lúc gia nhập vào khối an ninh với Mỹ, nhưng ngày càng nhiều khả năng Úc phải chọn phe, và nếu Canberra đứng về phía Washington, các hiệp định thương mại tự do song phương với Bắc Kinh và các quốc gia khác sẽ khó có thể duy trì.
Ông Dupont đưa ra khả năng thế giới có thể chia tách thành một khối lấy Trung Quốc làm trọng tâm, bao gồm Nga, hầu hết các nước Đông Nam Á, Trung Đông và một số nước ở Châu Phi và Mỹ La-tinh. Song song với đó là một khối lấy Mỹ trọng điểm, bao gồm hầu hết các nước Châu Âu và một phần của Châu Á, các nước Châu Mỹ La-tinh và các nước Châu Phi.
Úc là nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc, chiếm 33% sản lượng xuất khẩu của nước này. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Úc về hàng hóa và dịch vụ, đạt kim ngạch thương mại hai chiều 163 tỷ USD trong năm tài khóa 2019.
Hãng dược phẩm Úc, Viện Công nghệ Dược phẩm, tại một phiên điều trần hồi cuối tháng 6 đã đưa ra bằng chứng cho thấy đại dịch virus corona đang làm gia tăng nhu cầu đối đãi với nguồn cung thuốc như một vấn đề quan trọng mang tính chủ quyền quốc gia.
Cuộc điều tra đã hé lộ các yếu điểm nghiêm trọng của Úc trong nguồn cung thuốc và nhiên liệu khi nước này phải nhập khẩu đến 90% từ nước ngoài, theo thông tin từ Viện nghiên cứu Kinh tế Tổng hợp Úc.
Viện này cho biết yếu điểm của Úc càng bị làm trầm trọng thêm bởi vị trí địa lý đặc thù của nó ở điểm cuối của “mạng lưới thương mại toàn cầu mở rộng”, vốn “phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng sản xuất tức thời (Just-in-time manufacturing)” và có “khả năng hứng chịu tổn thất và gián đoạn thấp”. Viện lập luận rằng Úc cần một mô hình chuỗi cung ứng “thông minh mang tính chủ quyền” để cắt giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.
Viện nghiên cứu Kinh tế Tổng hợp Úc do đó ủng hộ xây dựng một mô hình chuỗi cung ứng “thông minh mang tính chủ quyền” cho Úc, bao gồm tỷ lệ nhiều hơn các mặt hàng sản xuất ở Úc với chuỗi cung ứng nội địa, các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) và lực lượng lao động lành nghề hơn cho phép Úc chủ động kiểm soát các lĩnh vực quan trọng.
“Đất nước chúng ta khá giàu mạnh … nên chúng ta có thể chi trả nhiều hơn một chút cho hàng hóa sản xuất tại Úc, bởi vì nếu có vấn đề nào đó xảy ra, chúng ta biết chúng ta sẽ có  đủ thuốc dự trữ cho con em mình”.
– John Blackburn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Tổng hợp Úc
Đồng thời, Viện cũng cảnh báo rằng một quốc gia có dân số nhỏ như Úc – 25 triệu dân so với 1,4 tỷ dân của Trung Quốc – không nên đi sang cực đoan khi tìm kiếm sự tự chủ và học theo mô hình “Nước Mỹ trên hết” của Hoa Kỳ, đề cập đến chính sách kinh tế đặc trưng của Tổng thống Trump.
“Mô hình ‘Nước Mỹ trên hết’ này của người Mỹ không phải là một mô hình mang lại sự đảm bảo cho chúng ta … nó nên đóng vai trò như một dấu hiệu dự báo cho một trào lưu có thể xuất hiện trong tương lai”, John Blackburn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Tổng hợp, nói.
Khi được hỏi làm thế nào để thuyết phục người dân Úc mua các sản phẩm đắt tiền hơn được sản xuất tại nội địa trong nỗ lực thiết lập tính ổn định của nguồn cung nội địa, ông Blackburn cho biết cần phải thảo luận nhiều hơn để nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết của việc gia tăng tính ổn định chủ quyền quốc gia.
“Đất nước chúng ta khá giàu mạnh … nên chúng ta có thể chi trả nhiều hơn một chút cho hàng hóa sản xuất tại Úc, bởi vì nếu có vấn đề nào đó xảy ra, chúng ta biết chúng ta sẽ có  đủ thuốc dự trữ cho con em mình”, ông phát biểu tại buổi điều trần.

Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Nathan Law rời Hồng Kông

Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Hồng Kông, anh Nathan Law (La Quan Thông) đã rời thành phố cảng, anh tiết lộ trên trang Facebook cá nhân sau khi làm chứng trước một phiên điều trần tại Nghị viện Mỹ về luật an ninh quốc gia hà khắc Trung Quốc gần đây áp đặt cho khu vực bán tự trị này, theo CBC.
Trong một bài đăng Facebook cuối hôm thứ Năm (2/7), anh Nathan Law cho biết anh đã quyết định vận động cho nền dân chủ Hồng Kông từ hải ngoại và đã rời thành phố. Anh không tiết lộ nơi cư trú mới của mình, viện dẫn yếu tố rủi ro an toàn cá nhân. 
“Là một nhà hoạt động có tầm ảnh hưởng toàn cầu, những lựa chọn tôi có trong tay là rất rõ ràng: kể từ giờ giữ im lặng hoặc tiếp tục tham gia các hoạt động ngoại giao cá nhân để có thể cảnh báo cho thế giới về mối đe dọa đến từ sự bành trướng độc đoán của Trung Quốc”, ông nói. “Tôi đã đưa ra quyết định này khi tôi đồng ý ra làm chứng trước Nghị viện Hoa Kỳ.”

Canada sẽ thiết lập các quy tắc ngoại giao mới với Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc chính thức thi hành luật an ninh mới, Canada đã chấm dứt hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, hoãn xuất khẩu một số mặt hàng quân sự nhạy cảm như súng cao su và đạn hơi cay, đồng thời xem xét các biện pháp bổ sung bao gồm cho phép người Hồng Kông nhập cư tị nạn. Ottawa cũng cảnh báo công dân nước mình về khả năng bị bắt giam tùy tiện và dẫn độ về Trung Quốc đại lục trước bối cảnh luật an ninh mới.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Star hôm thứ Sáu (3/7), Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết ông đã nhận được những lời kêu gọi thay đổi chiến lược ngoại giao của Canada với Trung Quốc, nói rằng ông đang xúc tiến soạn các dự thảo quy tắc mới trong cách tiếp cận với Bắc Kinh trước một loạt các hành động gây hấn mới nhất của nước này, và công việc này hiện đang tiếp diễn “khi tình hình diễn tiến”.
“Chúng tôi thấy họ (chính quyền Trung Quốc) sử dụng một số biện pháp ngoại giao cưỡng chế, bắt giam tùy tiện. Chúng ta cần một khuôn khổ ngoại giao mới”, ông Champagne nói. “Rất nhiều nước sẽ phải xem xét lại mối quan hệ của họ [với Bắc Kinh]”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi 

Thủ tướng Ấn Độ gửi thông điệp đến Trung Quốc: Kỷ nguyên của chủ nghĩa bành trướng đã chấm hết

Theo tờ Breitbart, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 3/7 đã tới khu vực Ladakh ở phía bắc Himalaya, khu vực xảy ra đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hồi giữa tháng 6. Tại đây, ông đã có bài phát biểu trước các binh sĩ đóng tại căn cứ ở khu vực Nimu, Ladakh.
“Kỷ nguyên của chủ nghĩa bành trướng đã chấm hết. Bây giờ là thời đại của sự phát triển. Suốt nhiều thế kỷ qua, chủ nghĩa bành trướng đã gây tổn hại nhất cho thế giới”, người đứng đầu chính phủ Ấn Độ nói.
Thủ tướng Modi cũng gửi gắm những lời khích lệ đến binh sĩ Ấn Độ: “Sự quả cảm của các bạn và đồng đội đã gửi đến toàn thế giới thông điệp về sức mạnh thực sự của Ấn Độ”.
“Khi sự an toàn của đất nước này nằm trong tay các bạn, thì tôi rất tin tưởng. Không chỉ tôi, mà cả quốc gia đều tin tưởng vào các bạn”, ông nói.
Đề cập đến vụ đụng độ đẫm máu hồi tháng trước ở biên giới tranh chấp với Trung Quốc, ông Modi nói: “Tôi xin gửi lời chia buồn đến các binh sĩ đã hy sinh ở thung lũng Galwan. Kẻ thù của chúng ta đã nhìn thấy lửa thịnh nộ của các bạn”.

Canada đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông

“Canada sẽ coi việc xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm tới Hồng Kông giống như Trung Quốc đại lục, điều này có hiệu lực ngay lập tức. Canada sẽ không xuất khẩu vật tư quân sự nhạy cảm cho Hồng Kông”, Reuters dẫn lời của Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết trong thông cáo ngày 3/7. “Canada cũng đình chỉ Hiệp ước Canada – Hồng Kông”, thoả thuận giữa chính phủ Canada và chính quyền Hồng Kông về giao nộp tội phạm trốn chạy, được ký ngày 13/6/1997, trước thời điểm Anh bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc.
Theo thỏa thuận, Canada và Hồng Kông sẽ dẫn độ nghi phạm bị cáo buộc tội giết người, hỗ trợ hoặc xúi giục tự sát, tấn công gây thương tích, bắt cóc, buôn bán ma túy và một số tội danh khác.
“Canada cùng cộng đồng quốc tế nhắc lại lo ngại sâu sắc về việc Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua luật an ninh Hồng Kông. Đạo luật được ban hành trong tiến trình bí mật, không có sự tham gia của cơ quan lập pháp, tư pháp và người dân Hồng Kông, đồng thời vi phạm nghĩa vụ quốc tế”, Ngoại trưởng Champagne cho biết.

Mỹ cử 2 tàu sân bay và các tàu chiến đến Biển Đông tập trận

Hải quân Hoa Kỳ sẽ cử 2 tàu sân bay và một số tàu chiến hộ tống đến Biển Đông trong những ngày tới để tham gia một cuộc tập trận quân sự.
Hãng tin CNN trích lời Trung úy Joe Jeiley, phát ngôn viên của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Hoa Kỳ, cho biết tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan sẽ tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Philippines và Biển Đông.
Ông nói: “Việc vận hành 2 nhóm tác chiến tàu sân bay ở Biển Philippines và Biển Đông cung cấp những cơ hội huấn luyện nâng cao cho các lực lượng của chúng tôi và cung cấp cho các chỉ huy chiến đấu sự linh hoạt đáng kể trong hoạt động, nếu các lực lượng đó được yêu cầu ứng phó với các tình huống trong khu vực”.

Tạp chí Phố Wall (WSJ) cho biết cuộc tập trận của 2 nhóm tàu sân bay Mỹ sẽ bắt đầu diễn ra từ thứ Bảy (4/7), cùng thời gian với cuộc tập trận mà Trung Quốc đang triển khai ở Biển Đông từ ngày 1-5/7.
Trong một cuộc phỏng vấn với WSJ, Đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy trưởng của nhóm tấn công do tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu, cho biết mục đích của cuộc tập trận là “thể hiện một tín hiệu rõ ràng cho các đối tác và đồng minh của chúng tôi, rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực”.
Đô đốc Wikoff từ chối nêu chính xác vị trí mà các tàu sân bay sẽ hoạt động ở Biển Đông. Ông nói rằng cuộc tập trận này của Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch từ lâu và không phải chỉ mới được đưa ra để phản ứng lại các cuộc tập trận của Trung Quốc, nhưng việc Bắc Kinh gia tăng quân sự đã cho thấy sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông là điều cần thiết.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tổ chức huấn luyện với 2 nhóm tàu sân bay trong khu vực Biển Đông kể từ năm 2014.
CNN bình luận Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động ở Biển Đông, nhưng việc triển khai 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân – USS Nimitz và USS Ronald Reagan – thể hiện một cuộc phô trương lực lượng đáng kể của Hoa Kỳ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực.
WSJ trích dẫn ý kiến của bà Oriana Skylar Mastro, một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, và là người chuyên nghiên cứu về các cuộc tranh chấp hàng hải liên quan đến Trung Quốc.
Bà Mastro cho rằng nguy cơ đối đầu sẽ xảy ra ở Biển Đông, vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ thúc đẩy các hành động quân sự táo bạo hơn trong khu vực, “đặc biệt là nếu tình hình chính trị ở Hồng Kông xấu đi, việc thống nhất hòa bình với Đài Loan trở nên ít khả thi hơn, hoặc ông ta bị gia tăng chỉ trích ở trong nước về việc kiểm soát dịch virus corona mới”.
Bà Mastro cũng bày tỏ ủng hộ Hoa Kỳ thúc đẩy các hoạt động quân sự với các đồng minh ở Biển Đông để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Tổng thống Philippines ký luật chống khủng bố

“Động thái ký điều luật này thể hiện cam kết nghiêm túc của chúng tôi nhằm dập tắt khủng bố, từ lâu đã quấy rầy đất nước cũng như gieo nỗi đau và nỗi sợ không thể tưởng tới rất nhiều người dân của chúng ta”, AFP dẫn lời Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết.
Luật chống khủng bố được quốc hội Philippines phê chuẩn tháng trước đã gây tranh cãi về điều khoản cho phép Tổng thống chỉ định một hội đồng có thể bắt những người bị cho là khủng bố.
Các vụ bắt giữ có thể tiến hành mà không cần chờ lệnh và kẻ tình nghi khủng bố có thể bị tạm giam lên tới 24 ngày, cao hơn rất nhiều so với thời hạn tạm giam tối đa ba ngày theo Đạo luật An ninh Con người cũ.
Nhiều nhà phê bình cho rằng định nghĩa về khủng bố trong điều luật mới rất “mơ hồ” và có thể củng cố chiến dịch chống lại những ý kiến chỉ trích Duterte. “Dưới thời Tổng thống Duterte, ngay cả những nhà phê bình chính phủ ôn hoà nhất cũng có thể bị coi là những kẻ khủng bố”, Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
Tổng thống Pháp bổ nhiệm tân thủ tướng
image.png
Theo AFP, Tổng thống Macron chỉ định Jean Castex làm thủ tướng thay Philippe, bắt đầu cải tổ nội các sau khi đảng cầm quyền đạt kết quả không tốt trong cuộc bầu cử cấp thành phố.
Jean Castex, 55 tuổi, thành viên phe cánh hữu Những người Cộng hòa có xu hướng trung hữu, được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bổ nhiệm làm thủ tướng thay thế cho Edouard Philippe hôm 3/7.
Castex là quan chức cấp cao của chính phủ song không được biết đến rộng rãi trong công chúng. Trước khi được chỉ định là thủ tướng Pháp, Castex chịu trách nhiệm cho lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn nCoV, chính sách được đánh giá mang lại tiến bộ trong công tác chống Covid-19 của Pháp và được coi là thành công bước đầu.

Người đầu tiên bị truy tố tội khủng bố theo luật an ninh Hồng Kông

Tong Ying-kit, 23 tuổi, đã bị truy tố với một tội danh xúi giục ly khai và một tội danh khủng bố, theo tài liệu tòa án Hồng Kông hôm 3/7. Nguồn tin từ cảnh sát cho biết Tong hôm 1/7 đã lao xe máy vào một nhóm sĩ quan đang dẹp người biểu tình phản đối luật an ninh ở Wan Chai.
Theo video trên các trang mạng xã hội và truyền hình địa phương, Tong đã điều khiển một chiếc xe máy phân phối lớn màu cam, gắn theo lá cờ có dòng chữ “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”. Sau khi rẽ sang đoạn đường nhỏ, Tong lao xe thẳng vào một nhóm cảnh sát chống bạo động Hồng Kông.
Sau khi ngã xuống đất, thanh niên 23 tuổi nhanh chóng bị các sĩ quan xông vào bắt. Các nguồn tin cho hay Tong đã không xuất hiện tại phiên tòa, trong khi luật sư biện hộ nói rằng anh vẫn đang trong viện điều trị vết thương.
Cảnh sát Hồng Kông cho biết đã bắt 370 người, gồm 10 người theo luật an ninh quốc gia mới, vì mang theo cờ độc lập, nhãn dán và tờ rơi. Các tội danh theo luật mới được cho là rất mơ hồ, như “sử dụng những phương pháp nguy hiểm để gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc an toàn cộng đồng”. Người Hồng Kông vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền Trung Quốc đại lục.

WHO đổi giọng, nói Trung Quốc chưa từng báo cáo sự bùng phát dịch virus corona

WHO đổi giọng, nói Trung Quốc chưa từng báo cáo sự bùng phát dịch virus corona
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố giới chức Bắc Kinh đã không báo cáo sự bùng phát dịch Covid-19 lúc đầu hồi cuối năm ngoái cho tổ chức này. 
Trong nhiều tháng, các quan chức WHO đã liên tục nhấn mạnh rằng giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai nhanh chóng sự tồn tại của dịch Covid-19 cho WHO, đồng thời liên tục ca ngợi “tính minh bạch” của Bắc Kinh trong các báo cáo về dịch bệnh, bất chấp nhiều bằng chứng theo chiều hướng ngược lại.
Nhưng một tiến trình xử lý dịch bệnh cập nhật được WHO công bố gần đây lại đi ngược lại những tuyên bố trước đây của tổ chức quốc tế này, theo phát hiện của tờ The Epoch Times.
WHO hiện tuyên bố rằng văn phòng đại diện của họ tại Trung Quốc “đã truyền tải lại một thông cáo báo chí của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán từ trang web của họ” về các trường hợp viêm phổi do virus ở thành phố Trung Quốc này.
Văn phòng này sau đó đã công bố sự tồn tại của nCoV, sau khi xác minh với ĐCSTQ. Nói cách khác, WHO đã chủ động phát hiện ra dịch bệnh.
Điều này trái ngược với phiên bản tiến trình xử lý dịch bệnh trước đó, khi WHO cho biết Ủy ban Y tế Vũ Hán đã chủ động báo cáo một loạt các trường hợp viêm phổi lạ ở Vũ Hán cho WHO, và WHO trước đó không hay biết gì về sự tồn tại của dịch bệnh tại đại lục. WHO đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Các nhà lập pháp Mỹ tháng trước công bố kết quả một cuộc điều tra cho thấy WHO “đã hỗ trợ ĐCSTQ che đậy dịch bệnh bằng cách không điều tra và công khai các báo cáo mâu thuẫn với tài liệu chính thức của ĐCSTQ, đồng thời ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh”.
Dân biểu Michael McCaul, người dẫn đầu cuộc điều tra của Nghị viện, cho biết trong một tuyên bố rằng ông rất vui vì cả WHO và ĐCSTQ “đều đã đọc báo cáo của tôi về nguồn gốc đại dịch và rốt cục đã thừa nhận với thế giới sự thật – rằng ĐCSTQ chưa từng báo cáo [kịp thời] sự bùng phát dịch Covid-19 cho WHO, một hành vi vi phạm các quy định của WHO [mà Trung Quốc là một thành viên]”.
“Câu hỏi đặt ra là liệu giờ ĐCSTQ có tiếp tục chiến dịch tuyên truyền sai lệch của họ trong đó tuyên bố rằng họ đã cảnh báo kịp thời cho thế giới về dịch bệnh, hay họ sẽ trở nên minh bạch hơn và bắt đầu hợp tác với cộng đồng y tế thế giới để tìm hiểu rốt ráo nguyên nhân của đại dịch chết người này”, ông nói thêm.
Ảnh chụp vi sóng điện tử quét tế bào (màu xanh lá cây) bị lây nhiễm vi rút nCoV (màu tím) vào ngày 16/3/2020 
Theo hãng tin The Epoch Times, các nhà lãnh đạo của WHO có mối quan hệ mật thiết với các quan chức ĐCSTQ và đã hứng chịu chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế khi lặp lại tuyên truyền của Bắc Kinh liên quan đến sự bùng phát dịch tại đại lục. Các quan chức Trung Quốc đã che giấu các chi tiết về virus và thao túng các giới chức WHO trong suốt những ngày đầu của dịch bệnh, theo các tài liệu nội bộ thu thập được của The Epoch Times.
Các quan chức ĐCSTQ đã phủ nhận những cáo buộc này.
Mỹ đã chính thức chấm dứt mối quan hệ với WHO vì cơ quan này quỵ lụy trước Bắc Kinh và không chứng minh được tính độc lập trước các động thái gây ảnh hưởng của ĐCSTQ, Tổng thống Trump nói.
Mỹ cung cấp khoảng 400 triệu USD ngân sách cho WHO này hàng năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất các nguồn tài trợ cho tổ chức này. 
Nguồn ngân sách này sẽ được Mỹ chuyển sang cho các tổ chức khác, ví như Hội Chữ thập đỏ (Red Cross) và Bác sĩ không biên giới (Doctors Without Borders).
Đây có thể là nỗ lực mới nhất của WHO để chứng minh “tính minh bạch” nhằm cứu vãn lại động thái của Mỹ.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

Không có nhận xét nào: