Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Điểm Tin Chủ Nhật 12/07/2020 - Anh Tuấn Phạm

  • Quân sự hoá Biển Đông của Trung quốc: Ba nhóm đối tượng chủ đích (BoxitVN) - KUIK Cheng-Chwee - Vũ Ngọc Yên dịch - Nếu „quân sự hóa“ được hiểu là một hành động huy động các lợi thế quân sự để theo đuổi các mục tiêu chiến lược bao quát hơn, thì tất cả những tác nhân của các cuộc tranh chấp ở Biển Đông đều đang can dự vào một số cách quân sự hóa. Chiến lược quân sự hóa Trung Quốc phản ánh ba nhóm đối tượng chủ đích: Hoa Kỳ (mục tiêu chính), các nước trong khu vực (mục tiêu phụ) và công luận trong nước. Sự lo ngại của Bắc Kinh về việc chỉnh hướng chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ và phán quyết của Toà trọng tài đã thôi thúc Trung quốc một cách nghịch lý tăng cường các hoạt động quân sự. Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, thuật ngữ „quân sự hóa“ bên cạnh tính „quyết đoán“ và „hiếu chiến“ được nêu ra như là một phạm trù mới nhất dùng trong các bài thuyết trình và các cuộc tranh luận ngoại giao. Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực đã cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông qua việc bố trí tên lửa, radar và các công cụ quân sự khác trên các đảo chiếm đóng trong các khu vực tranh chấp.<!>
  • Biển Đông: Trung Quốc muốn gì khi nối lại đàm phán về COC? (BoxitVN) - Thanh Hà - TRUNG CỘNG ĐANG LO CSVN KIỆN. Trần Trung Đạo - Hãy tưởng tượng Trung Cộng bất ngờ đem hải quân ra đảo Thitu Island, Philippines gọi là Pag-asa để tàn sát 64 người Philippines như họ đã làm đối với Gạc Ma của Việt Nam. Hãy tưởng tượng tàu chiến Trung Cộng đuổi theo và giết chết bảy ngư dân Philippines như họ đã làm đối với bảy ngư dân Thanh Hóa trước đây. Hãy tưởng tượng hải quân Trung Cộng liên tục đánh chìm các ghe đánh cá của ngư dân Philippines như họ đã tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm khác đánh chìm ghe đánh cá của ngư dân Việt Nam, trong đó sự kiện mới nhất xảy ra đầu tháng 4/2020 khi ghe của tám ngư dân bị đâm thủng. Nếu Trung Cộng làm như vậy đối với Philippines, xung đột vùng Đông và Nam Á Châu đã bùng nổ. Khó tiên đoán mức độ bùng nổ vì sẽ có nhiều nước tham gia nhưng cục diện Đông Nam Á hôm nay đã thay đổi nhiều
  • ASEAN cần thận trọng trước đề xuất tái đàm phán COC của Trung Quốc (RFA) - Lý Thế Dân - Trong thời gian qua, lợi dụng lúc quốc tế, nhất là Mỹ, tập trung đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19), Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện tại hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là trên các đảo nhân tạo được xây dựng rõ ràng với mục đích quân sự. Giờ đây, khi gần như đã khống chế được dịch COVID-19, Bắc Kinh lại càng gia tăng các hoạt động tại Biển Đông. Nhìn một cách bao quát, cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận của Trung Quốc tạo ra một ấn tượng về một cường quốc đang trỗi dậy. Trung Quốc đồng thời phát động một cuộc giao tranh trên biên giới với Ấn Độ, quân sự hóa Biển Đông, trấn áp Hong Kong, gây sức ép với Đài Loan, đối đầu với Nhật Bản về các quần đảo tranh chấp.
  • Ai mới là bạn của Việt Nam trên Biển Đông (RFA) - Nguyễn Trọng Thiêm - Thêm một cơ hội bị bỏ lỡ. Những mong đợi về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 06.1 vừa qua đã tiêu tan khi ngày 9/7, thông tin chính thức trên trang web của tập đoàn Noble đã đưa tin hợp đồng của giàn khoan Noble Clyde Boudreaux ở Việt Nam đã bị huỷ bỏ. Tập đoàn Noble cũng cho biết là trong hợp đồng thuê giàn khoan này có bao gồm điều khoản phải bồi thường khi huỷ hợp đồng. Trước đó, năm 2017 Việt Nam đã phải yêu cầu công ty Repsol huỷ bỏ việc thăm dò tại Lô 136.3. Năm 2018, Việt Nam tiếp tục yêu cầu Repsol huỷ bỏ dự án đang tiến hành tại Lô 07.3. Tất cả các sự huỷ bỏ này đều có nguyên do Việt Nam lo ngại sự đe doạ từ Trung Quốc.
  • Đánh đồng Mỹ với Trung Quốc là nối giáo cho giặc (RFA) - Nhân Hoà - Việc cần làm ngay đối với thượng tướng Võ Tiến Trung chừng nào còn sống là phải sửa ngay cái triết lý khốn nạn – “Mỹ là đối tượng tác chiến của quân đội Việt Nam” – do ông và các đồng ngũ để lại, chứ không chỉ lo “chạy tội” cho Trung Quốc! Nếu không sửa, đấy sẽ là thảm hoạ cho quốc gia-dân tộc này, khi các ông vẫn chưa hết cơn say máu “đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng” theo chủ trương từ Trung Nam Hải. Lần đầu tiên, một tướng “Quảng Lạc” – tên rạp tuồng mà ở đó nhân vật được hoá trang lên múa may và hát bội – có tên là Võ Tiến Trung, đã tuyên bố ngược lại điều mà bất cứ đứa trẻ trâu nào ở Việt Nam đều biết, nếu không có Mỹ thì giờ này Trung Quốc còn lên nước – vừa hăm doạ vừa ra tay tàn độc với ngư dân Việt Nam – đến mức nào nữa! Sau 4 năm liên tục (từ 2017) đuổi Việt Nam khỏi các lô dầu đang khai thác trong EEZ của mình, Trung Quốc mới đây còn răn đe, Hà Nội phải suy nghĩ hai lần trước khi định kiện Bắc Kinh.
  • Cụ Phan Châu Trinh có triết lý xây dựng dân chủ (BoxitVN) - Nguyễn Quang A - Cụ có 5 chính sách nhất quán mà sau hơn 100 năm thấy rất khớp với các công trình tổng kết của các học giả hàng đầu thế giới: 1) Khai dân trí: tạo ra NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ – thành phần quan trọng nhất trong 3 nguồn lực hoạt động (trí tuệ, kết nối, vật chất); 2) Hậu dân sinh: tạo ra NGUỒN LỰC VẬT CHẤT; 3) Cụ chủ trương liên kết (qua mở trường, mở công ty phục vụ cho 1) và 2), khuyến khích du lịch, du học, lập hội,… tất cả tạo ra sự giao tiếp nhiều hơn giữa con người) đó chính là tạo ra hay nâng cao NGUỒN LỰC KẾT NỐI thành phần thứ 3 của các nguồn lực hoạt động.
  • Xét xử phúc thẩm đối với bà Đặng Thị Huệ (Huệ Như) (BoxitVN) - LS. Đặng Đình Mạnh - Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành quyết định đưa bà Đặng Thị Huệ và ông Bùi Mạnh Tiến ra xét xử hình sự phúc thẩm vào sáng ngày 21/07/2020, với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Buổi xét xử được tiến hành tại trụ sở tòa án, địa chỉ Ngõ 01, phố Phạm Văn Bạch, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Bà Đặng Thị Huệ (Huệ Như) sinh năm 1981, là nhân viên hành chính của một trường tiểu học. Bà bị bắt giữ vào ngày 16/10/2019. Bà là một trong số nhiều công dân thường lên tiếng đấu tranh, phản đối về sự thu phí bất chính của các trạm thu phí BOT vào các năm 2018, 2019. Ngoài bà Đặng Thị Huệ, công chúng còn được biết đến tên tuổi của nhiều công dân khác như ông Hà Văn Nam, bà Phuong Ngo, ông Trương Châu Hữu Danh, bà Trần Thị Thu Thủy …
  • Bầy thú và lũ người (BoxitVN) - Việt Nguyễn - THÔNG BÁO RÚT KHỎI NHÀ XUẤT BẢN TỰ DO. Pham Doan Trang - Suốt một năm qua, sự săn lùng, đàn áp của lực lượng an ninh với tôi và NXB Tự Do chưa bao giờ dừng, tăng mạnh từ khoảng tháng 9 năm ngoái và kéo dài qua Tết, tạm lắng một chút trong thời gian Việt Nam có dịch nCoVid, và bùng lại ngay sau đó với việc phục kích, bắt và tra tấn một người vận chuyển sách ở Sài Gòn, vào ngày 08/5/2020. Từ đó, tất cả các thành viên của NXB Tự Do và những người bị cho là thành viên NXB đều bị công an săn lùng, rình mò, bắt cóc. Tất cả đều đã phải bỏ nhà đi từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý để có thể duy trì công việc làm sách. Còn người thuộc diện nghi ngờ thì bị thẩm vấn, theo dõi.
  • Hệ quả kinh khủng của bệnh kiêu ngạo và tự mãn (BoxitVN) - Mai An Nguyễn Anh Tuấn - Xin thưa ngay: đó là thứ bệnh kinh niên ác tính đã ăn vào máu tủy xã hội ta từ gần thế kỷ nay, làm suy yếu tiềm lực xã hội, góp phần đắc lực làm méo mó biết bao mối quan hệ xã hội và phá hủy nhân cách của người lao động lương thiện. Dẫn chứng thì có nhiều lắm, xin miễn được liệt kê khiến mệt óc người đọc. Chỉ xin nói sự tác động khủng khiếp của “chứng bệnh thời đại” chỉ riêng VN có ấy đối với một nhà văn mà tôi hằng kính trọng: cụ Nguyễn Tuân, nhà văn mà tác phẩm của cụ tôi coi như sách “gối đầu giường”.
  • Trung Quốc và dải lụa ‘Con đường’ quấn quanh Việt Nam (BoxitVN) - Hoàng Hoành Sơn - IMF đã cập nhật dự báo kinh tế: Mức sụt giảm GDP thực bình quân đối với các nền kinh tế phát triển là 8%, trong khi đối với các nước đang phát triển, con số này là 3%. Hồi tháng Tư, quỹ này nói nền kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm 3% trong năm 2020 và cảnh báo suy thoái sâu hơn nếu đại dịch Covid-19 không biến mất trong nửa cuối năm (1). Quả thật là một bức tranh kinh tế toàn cảnh ảm đạm cho nền kinh tế thế giới. Thế còn hiện trạng kinh tế Việt Nam (VN) giữa cơn khủng khoảng mùa đại dịch Vũ Hán ra sao? Tình hình chung là ngoài những khoản vay còn chưa trả hết, chính phủ Việt Nam vẫn đang lên kế hoạch vay thêm 700.000 tỷ đồng trả nợ trong vòng 3 năm. Mức vay có tháng lên tới 40.000 tỷ đồng (2).
  • Lấy thúng úp voi (BoxitVN) - Nguyễn Thùy Dương - Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người đã biết câu chuyện Thủ Thiêm không phải chỉ là 4,39 ha bị lấy nhầm. Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm là cả ngàn ha đất sai phạm, ảnh hưởng, làm mất 160 ha Tái Định Cư của dân Thủ Thiêm, mượn cớ cướp 90,26 ha của dân Nam Rạch Chiếc – An Phú. Mượn danh Thủ Thiêm lấy thêm Quỹ đất từ Thạnh Mỹ Lợi qua đến Cát Lái. Quy hoạch 5 phường, cuối cùng, 8 phường bị ảnh hưởng. Người dân Thủ Thiêm lẩn khuất lờ vờ sống tạm bợ khi bị tước mất “chốn đi về”, bao nhiêu hệ lụy xảy ra sau đó, bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu đứa trẻ thất học khó khăn, bao nhiêu cuộc đời vùi chôn đau khổ…?
  • Hà Nội muốn biến ‘điểm nóng’ Đồng Tâm thành ‘nông thôn mới’ (BoxitVN) - VOA - ĐỒNG TÂM ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI? Nguyen Quang A - Đó là yêu cầu của bí thư thành uỷ Hà Nội với đảng bộ ĐCSVN huyện Mỹ Đức cần phải đạt trong năm 2021. Các chế độ độc tài rất hay dùng các uyển ngữ (đại loại dân gọi là “nói vậy mà không phải vậy”). Ở đây là từ NÔNG THÔN MỚI (cùng với rất nhiều từ có vẻ hay ho như XÃ, THÔN VĂN HOÁ hay DÂN CHỦ XHCN, DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH… sao chép của Tàu) có ý nghĩa riêng biệt theo các chuẩn mực do chính đảng cầm quyền đưa ra, thí dụ: “Xây dựng nông thôn mới là cuộc CÁCH MẠNG và cuộc VẬN ĐỘNG lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống VĂN HOÁ, môi trường và AN NINH nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất … DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐCSVN
  • VN: Do đâu dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup gặp phản đối? (BoxitVN) - Bùi Thư - BBC News Tiếng Việt - Dự án chứa nhiều rủi ro. Nhiều trí thức đã ký tên trong bản kiến nghị này có thể kể đến như nhà văn Nguyên Ngọc, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, GS Ngô Bảo Châu, TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn, KTS Sơn Đặng; Chuyên gia biến đổi khí hậu – TS Nguyễn Ngọc Huy, bác sĩ – PGS.TS, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Lân Hiếu,… Bản kiến nghị nêu nhiều ý kiến quan trọng: Thứ nhất, báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án chưa được đánh giá khách quan, toàn diện. Thứ hai, việc xây dựng một dự án lấn biển khổng lồ ở Cần Giờ là vô cùng nguy hiểm trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một khốc liệt.
  • Luật sư: Không khởi tố Thượng uý công an say xỉn tông chết người là trái luật (RFA) - Cao Nguyên - Sáng 8/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông thông báo quyết định không khởi tố hình sự vụ án tai nạn giao thông do một thượng uý công an say xỉn, tông chết người do “không kết luận được nguyên nhân cái chết của nạn nhân”. Sự việc xảy ra từ tháng 20/9/2019, Thượng úy Trịnh Đình Nam là cán bộ Công an phường Nghĩa Phú, TP. Gia Nghĩa, Dak Nông), lái xe ô tô trong tình trạng say xỉn, không đi đúng làn đường, đã tông trúng ông H., làm ông này tử vong sau 2 ngày cấp cứu. Gia đình nạn nhân đã nhận đền bù 400 triệu đồng từ ông Nam, từ chối cho cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi, làm đơn bãi nại và cam đoan không có thắc mắc, khiếu nại hay khiếu kiện về sau.
  • MH-17 : Hà Lan kiện Nga ra trước Tòa án Nhân quyền Châu Âu (RFI) - Thụy My - Chính phủ Hà Lan hôm 10/07/2020 loan báo kiện Nga ra trước Tòa án Nhân quyền Châu Âu (CEDH) vì vai trò của Matxcơva trong việc bắn hạ chiếc máy bay MH-17 hồi năm 2014 trên không phận Ukraina. Ngoại trưởng Stef Blok tuyên bố, thông qua động thái này, chính phủ Hà Lan muốn ủng hộ vụ kiện của thân nhân các nạn nhân tại Tòa án Nhân quyền Châu Âu đặt tại Strasbourg. Ông khẳng định : « Mang lại công lý cho 298 nạn nhân thuộc 17 quốc tịch khác nhau trong vụ MH-17 là ưu tiên cao nhất của chính phủ ». Hà Lan sẽ chia sẻ với CEDH tất cả thông tin có được, và báo cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về quyết định trên.
  • Hoa Kỳ : Thăm Florida, tổng thống Trump vẫn làm ngơ trước đại dịch (RFI) - Thụy My - Tổng thống Mỹ hôm qua, 10/07/2020, đã đến Florida, trong lúc bang này có số người bị lây nhiễm tăng vọt lên cao nhất nước. Ông Donald Trump tiếp tục nói rằng số ca dương tính tăng lên là do xét nghiệm nhiều hơn, và tổng thống Mỹ luôn tỏ ra lạc quan trước đại dịch đang đe dọa. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết: Từ một tháng qua, số lượng xét nghiệm hàng ngày tại Hoa Kỳ đã tăng 33%, và số ca phát hiện dương tính tăng 167%. Rõ ràng là dịch bệnh đang lây nhanh, hơn nữa số tử vong đã đạt kỷ lục tại Florida, nơi tổng thống đến thăm hôm qua. Tuy vậy, Donald Trump vẫn không nêu ra các nguy cơ của đại dịch, ông tập trung vào việc phục hồi kinh tế.
  • Bầu cử Singapore : Phe đối lập giành được tỷ lệ phiếu lịch sử (RFI) - Thanh Phương - Trong cuộc bầu cử Quốc Hội tại Singapore hôm qua, 11/07/2020, đảng cầm quyền vẫn giữ được đa số, nhưng phe đối lập đã giành một tỷ lệ phiếu cao lịch sử. Đảng Hành động Nhân dân ( PAP ), cầm quyền liên tục từ khi Singapore giành độc lập năm 1965, đã thu được 61,2% số phiếu, giành 83 trên tổng số 93 ghế của Quốc Hội mới. Kết quả này thấp hơn nhiều so với cuộc bầu cử năm 2015, khi đảng PAP thu được 70% số phiếu. Trong khi đó, Đảng Công nhân, đảng đối lập, giành được đến 10 ghế dân biểu, nhiều hơn 4 ghế so với kết quả cao nhất cho tới nay. Tuy không đánh bại đảng cầm quyền, nhưng những người ủng hộ đảng đối lập tối qua vẫn ăn mừng kết quả lịch sử này.
  • Hồng Kông : Đối lập bầu cử sơ bộ, một viện thăm dò bị khám xét (RFI) - Thụy My - Hôm nay, 11/07/2020, phe đối lập Hồng Kông tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra các ứng cử viên cho cuộc bầu cử lập pháp tháng Chín tới, dưới cái bóng đầy đe dọa của luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt. Trước đó cảnh sát Hồng Kông đột kích vào một viện thăm dò đã giúp phe đối lập tổ chức cuộc bầu cử này. Cuộc bầu cử nhằm cố gắng gia tăng cơ hội giúp các ứng viên dân chủ đạt đa số trên 35/70 ghế tại Nghị Viện Hồng Kông vào ngày 06/09 tới, để có thể ngăn chận các đề nghị của chính quyền. AFP ghi nhận, tuy 12 giờ trưa các phòng phiếu mới mở cửa, nhưng trước đó nhiều người dân Hồng Kông đã xếp hàng dài chờ.
  • Đức phản ứng thận trọng với luật an ninh quốc gia của Trung Quốc (RFI) - Các nước Phương Tây đều có phản ứng về luật an ninh quốc gia Trung Quốc, nhưng theo các cách khác nhau. Nếu như Mỹ, Anh, Canada hay Úc đều đã đưa ra các biện pháp cụ thể thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn có phản ứng chừng mực về hồ sơ này. Tiêu biểu là trường hợp nước Đức, vừa nắm quyền chủ tịch Liên Hiệp từ đầu tháng 7, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn của Bắc Kinh. Tuy vậy, ngày 10/07, Berlin đã « mời » đại sứ Trung Quốc tới Bộ Ngoại Giao để trao đổi về vấn đề Hồng Kông.Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascl Thibault tường trình: Từ vài tuần nay, bà Angela Merkel bị chỉ trích về thái độ dè dặt trong hồ sơ sơ này. Trong diễn văn trước Nghị Viện Châu Âu hôm thứ Tư vừa qua ( 8/7), thủ tướng Đức chỉ nói vài câu xa xôi về Hồng Kông. Bà vẫn trung thành với chủ trương ưu tiên đối thoại và cho rằng, về lâu dài, phát triển quan hệ kinh tế sẽ kéo Trung Quốc xích gần lại với Phương Tây.
  • Hồng Kông: Luật Bắc Kinh áp đặt đe dọa ‘‘tự do ngôn luận toàn cầu’’ (RFI) - Trọng Thành - Quyền tự trị của Hồng Kông bị Bắc Kinh tước đoạt, Đức đảm nhiệm chức chủ tịch Liên Âu vào bước ngoặt quyết định sự tồn vong của khối, tổng thống Pháp lập chính phủ mới với nhiệm vụ kép: đưa đất nước thoát khủng hoảng và chuẩn bị tái tranh cử 2022. Trên đây là chủ đề thời sự nổi bật trên các tuần báo Pháp số ra đầu tháng 7/2020.
  • Chuyên gia WHO đến Bắc Kinh tiền trạm cho điều tra về nguồn gốc virus corona (RFI) - Anh Vũ - Theo AFP, hôm nay, 11/07/2020, các chuyên gia của Tổ Chức Y Tế tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona, xuất hiện ở Trung Quốc từ cuối 2019 và lây lan ra khắp thế giới. Chuyến công tác của hai chuyên gia, một về dịch tễ học và một về thú y, diễn ra một ngày sau khi WHO kêu gọi cảnh giác trước tình trạng bùng phát lây lan của virus corona tiếp tục trên thế giới. Đến lúc này trận đại dịch Covid-19 đã làm hơn 556 nghìn người chết trên toàn cầu và tiếp tục lây nhiễm mạnh, đặc biệt tại Mỹ và Brazil
  • Công ty tiên phong Ấn Độ trong cuộc đua vác-xin ngừa Covid-19 (RFI) - Thùy Dương - Sau nhiều tháng hoành hành dữ dội, từ châu Á sang châu Âu, rồi đến châu Mỹ, cho đến nay dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm ở nhiều nơi, nhất là tại châu Mỹ Latinh, nơi Mỹ, Brazil và Mêhicô đang nằm trong top những nước có nhiều người tử vong vì virus corona. Tổ Chức Y Tế Thế Giới thậm chí còn cho rằng dịch bệnh vẫn chưa đạt đến đỉnh. Tạp chí Thế Giới Đó Đây của RFI Việt ngữ tuần này tập trung vào cuộc khủng hoảng Covid-19 qua các đề tài : Công ty Serum Institute of India của Ấn Độ đi tiên phong trong cuộc chạy đua sản xuất vác-xin ngừa virus corona ; Ứng dụng tracking phòng chống Covid-19 gặt hái thành công ở Nhật

Không có nhận xét nào: