Khi bàn về việc lựa chọn thầu xây dựng cao tốc Bắc Nam, các Lãnh đạo Bộ thì mập mờ: “TC trúng thầu sẽ không sao, vì họ có năng lực”, “Cao tốc B-N chỉ có thầu TC mới hội tụ đủ tiêu chuẩn”. Còn Nguyễn Đức Kiên thì huỵch toẹt: “Thầu TC chiếm ưu thế trong dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông”. Vì sao gã không đề cập đến những đoạn khác mà phải nhất thiết là khu vực phía Đông? Được biết, các điểm khống chế của tuyến đường cao tốc này cũng được xác định, nằm trong hành lang giao thông phía Đông. Nằm trong Ban kinh tế Quốc Hội CS, lẽ ra gã Phó Ban phải biết rõ điều này, nhưng vì sao gã Kiên vẫn quyê't “chuẩn bị ổ đẻ” cho TC? Cao tốc phía Đông có lợi gì mà gã Kiên phải liều mình chống lại dư luận giành giật cho TC như thế?<!>
Trước giờ người ta chỉ quan tâm đến việc TC nhòm ngó dự án cao B-N, nhưng ít ai mổ xẻ vấn đề vì sao Nguyễn Đức Kiên lại dọn đường cho TC thực hiện dự án này ở phía Đông. Nhất quyết đòi thi công đoạn phía Đông, TC có âm mưu gì?
Được biết, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông dài 654km, đi qua 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long, tức các tỉnh phía đông VN. Có gì đặc biệt? Đa phần các tỉnh này nằm tiếp giáp với biển Đông, liệu làm cao tốc ở nơi đây có liên quan gì đến biển Đông?
Thử nhìn lại sự hiện diện của người TC trên suốt dọc chiều dài của đất nước thì sẽ rõ. Ở miền Bắc hầu hết những nơi có vị trí quan trọng đều cho TC thuê: Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An… Đường xá được kết nối với nhau bởi những cao tốc để xe từ TC lưu thông vào VN CS một cách dễ dàng, thậm chí là người ta còn xây các đường băng chỉ dành riêng cho TC. Người dân TC vào VN CS không có một rào cản nào, hiện 7 tỉnh phía Bắc VN CS được phép dùng đồng nhân dân tệ. Điều này khiến nhiều người tự hỏi, không biết nơi đây là lãnh thổ của TC hay Việt Nam CS.
Còn ở miền Trung thì có Fomosa Hà Tĩnh với diện tích trên 3.300 ha, khu vực này không chỉ được cho là “nội bất xuất ngoại bất nhập” mà còn đang trên đường trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam CS. Không chỉ Hà Tỉnh các tỉnh lân cận Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai…cũng được TC thuê làm căn cứ. Tại Nam Trung phần, thì có một trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân – Tuy Phong – Bình Thuận trấn giữ. Nhiều Chuyên gia nghiên cứu về an ninh quốc phòng nhận định: “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung phần, nơi núi thò chân ra biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này.”
Còn ở miền Nam, một Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sừng sững nằm ngay bên bờ biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên không xa. Đây cũng là vùng đất có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Lực lượng TC sẽ xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thủy tiến vào Tây Nam phần qua hai cửa sông chính nói trên.
Chưa kể các vị trí chiến lược nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như: Cửa Lò, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Quảng Trị, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v…cũng có sự hiện diện của TC. Tất cả các cảng trên phối hợp thành một tam giác biển qua ba trục: Sơn Dương – Cửa Việt – Du Nam, thành phố cực Nam của Đảo Hải Nam, nơi trú ngụ của “Hàng không Mẫu hạm” Liêu Ninh của TC. Tam giác này, đứng trên bình diện quân sự, nhằm kiểm soát toàn thể Vịnh Bắc Việt. Chúng ta còn nhớ trong cuộc bạo loạn tại Bình Dương năm 2014, tàu TC đã ngang nhiên xâm nhập Vịnh Bắc Việt, hải phận của Việt Nam để đến Sơn Dương chở hơn 3000 công nhân của Formosa Vũng Áng về Tàu.
Quay lại vấn đề cao tốc B-N. Cách đây 10 năm dự án này không được thông qua vì vốn đầu tư rất cao, nay dự án này tăng lên hàng chục tỷ USD nhưng lại được thông qua. Vì sao lại được phê duyệt vào lúc này, trong khi nợ công còn đang nặng gánh? Vay vốn ODA ư? Giờ chúng ta vay được ai ngoài TC? Nếu vay vốn từ TC, thì liệu việc chỉ định thầu tại Cát Linh – Hà Đông có tái diễn?
Nếu TC được chỉ định làm đoạn phía Đông thì sẽ ra sao? Bờ cõi VN sẽ bị TC kiểm soát? Đặc biệt, các khu căn cứ ngầm của TC hình thành ở ba miền Bắc – Trung – Nam sẽ được kết nối với nhau một cách dễ dàng. Sau đó, trong quá trình thi công, TC sẽ cài cắm những thiết bị kỹ thuật để vô hiệu hóa các chuyến bay ra biển Đông. Kiểm soát đất liền, các cảng biển quan trọng, nay kiểm soát luôn bờ biển thì liệu TC có chiếm thế thượng phong trong việc đánh chiếm biển Đông?
Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy, đường cao tốc phía Đông không chỉ là đường bao ôm sát bờ biển Việt Nam, mà hệ thống đường này còn nối với các nước Lào, Cambodia khiến đất nước chúng ta bị ôm trọn trong vòi bạch tuộc, phục vụ chiến tranh hữu hiệu nếu cuộc chiến Biển Đông diễn ra. Hiện phía cuối con đường cao tốc tuyến Phía Đông, đã được TC lên kế hoạch, rồi đây VN CS sẽ kết nối với Campuchea bằng đường cao tốc từ Phnom Penh tới cửa khẩu Mộc Bài – VN CS, do CS Bắc Kinh đầu tư và thi công.
Trong nước thì liên tục dọn đường cho TC thi công dự án bất chấp dư luận phản đối, nhưng có lẽ TC cần Việt Nam CS hơn. Hiện tại, trong cuộc chiê'n tranh thương mại Mỹ – TC, CS Bắc Kinh không còn công cụ để đánh trả, và ngã giá với Hoa Kỳ. Nên thúc đẩy dự án cao tốc Bắc – Nam tại Việt Nam CS nhằm kiểm soát biển Đông nhanh chóng để làm “con tin” ra điều kiện với Mỹ nhằm cứu TC đang giãy chết? Phải chăng vì điều này mà CS VN mới có quyết định như đinh đóng cột “Chậm nhất tháng 6 phải khởi công cao tốc Bắc – Nam”?
Thế giớí đã quá ngán ngẩm với bẫy ngoại giao nợ của TC. Malaysia đã kiên quyê't từ chối, nhưng CS Việt Nam lại rước TC về làm đường cao tốc B-N, phải chăng CS VN điếc mà không sợ súng? Để TC làm cao tốc đoạn phía Đông chẳng khác nào 2 tay dâng lãnh thổ cho ngoại bang. Thiết nghĩ, trước khi chọn thầu TC thì một số quan chức có liên quan hãy đọc cuốn sách “Đạo Quân TC Thầm Lặng”, và hãy đến khảo sát thực địa dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông. Xin đừng để dân tộc chê't bởi TC!
baoxa.net (Khánh Lâm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét