Không khí lễ Christmas đang rộn ràng khắp trời thế giới, có lẽ cũng gợi đôi chút nhớ nhung cho không ít cho…”những người muôn năm cũ,” nhất là quý vị cao niên, về những mùa Noel quá khứ ở Miền Nam Việt Nam, vào thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, lúc quân cs chưa “giải phóng” Miền Nam Mặc dù chinh chiến điêu linh, quê hương ngập tràn khói lửa, mỗi mùa Giáng Sinh về, cách riêng đối với người dân Sài Gòn, đã trở nên một dịp lễ hội đặc biệt. Tại trung tâm thủđô, người ta tưng bừng bày bán thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới Dương Lịch khắp các vỉa hè, nhiều nhất là trên con đường Lê Lợi, còn gọi là Bonard. Từ thời thập niên 50, 60, những tấm thiệp thiết kế mỹ thuật, đa dạng, thường được in ấn tại ngoại quốc rồi nhập cảnh về, với nhiều màu sắc hình ảnh lung linh đã trở nên rất hấp dẫn đối với giới trẻ Sài Gòn.
<!> Đường Lê Lợi, cũng như đường Nguyễn Huệ và đường Tự Do thường không cho xe cộ lưu thông vào buổi chiều trước đêm Giáng Sinh. Cả khu vực như chỉ dành cho những người đi bộ vui chơi đêm Noel. Các quán cà phê đều đông đúc giới trẻ, vừa túm tụm nhâm nhi cà phê, vừa ngồi ngắm thiên hạ ngược xuôi.
Chủ nhân các quán cà phê cũng thường trang trí với cây thông nho nhỏ đặt trên quầy và mở nhạc Noel. Xen lẫn những giai điệu Giáng Sinh rộn ràng của Âu Mỹ thế nào cũng cólẫn những nhạc phẩm về mùa Noel của các nhạc sĩ Việt. Không ít người Việt lớp cũ có lẽ vẫn còn nhớ những năm xưa Đài Phát Thanh Sài Gòn thường phát lại nhạc phẩm “Mùa Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua giọng hát Giao Linh: “Một mùa sao sáng / đêm Noel Chúa sinh ra đời / người hẹn cùng tôi / ngày về khi đất nước yên vui…” Lời hát thường vang lên vào dạo đầu tháng 12, nửa như báo trước một mùa lễ lớn sắp về, nửa như nhắc nhớ hoàn cảnh loạn ly của xứ sở
Thời đó, tuổi trẻ nam giới hầu hết tham gia đời quân ngũ, làm bổn phận của người thanh niên, bảo vệ đồng bào, bảo vệ miền Nam Tự Do, khi quê hương đang lâm vào cơn nguy biến. Từng năm từng năm qua, hết động viên từng phần, và đến năm 1968 thì toàn phần Tổng Ðộng Viên. Với những chàng thư sinh phải xếp bút nghiên theo việc đao binh, thìcảnh “anh tiền tuyến, em hậu phương” cũng càng lúc càng thêm phổ biến. Có lẽ có phần từ thực tế này mà nảy sinh một dòng nhạc riêng biệt gọi là “Nhạc Giáng Sinh” qua tiếng hát của các ca sĩ thời thượng hồi đó như Thanh Lan, Thanh Thúy, Khánh Ly, Lệ Thu, Carol Kim… Nhạc Giáng Sinh Việt không rộn ràng như nhạc Noel Âu Mỹ, trái lại còn có thểảm đạm, thậm chí buồn bã. Giai điệu lẫn ca từ ám ảnh nỗi buồn chiến tranh (những cuộc tình phân ly, những người tình cùng đi lễ nửa đêm, cùng quỳ thề nguyện trong giáođường, những yêu nhau rồi lại xa nhau, v.v…)
Dòng nhạc Giáng Sinh hay những mùa Noel cũ dễ khơi gợi niềm luyến tiếc một thời Việt Nam Cộng Hoà cách chung và một thời tuổi trẻ rất riêng tư của không ít người Việt. Qua hơn 20 năm, dù gặp hoàn cảnh bất lợi, người Việt quốc gia miền Nam, đã kịp giúp xứ sở của mình thăng hoa: giáo dục khai phóng, xã hội năng động, cầu tiến chưa từng thấy. Bây giờ, hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tâm lý… hoài cổ, có lẽ càng khiến dòng nhạc Giáng Sinh, cũng như những kỷ niệm Giáng Sinh xa xưa của một thời chinh chiến càng thêm tha thiết. Xem lại những hình ảnh Sài Gòn xưa cũng có thể vừa để hoài niệm, vừa để trân quý một thời đại tốt đẹp mà những giá trị của nó chưa hẳn đã mai một qua thời gian.Quá khứ thành kỷ niệm dẹp! Cầu xin Chúa cho “chân lý, hòa bình nhân thế” trở về lại trên Quê Hương yêu dấu Việt Nam.
Giáng Sinh 1965, binh sĩ VNCH và đồng minh tặng quà
cho trẻ cô nhi một trại mồ côi của Công Giáo tại Xuân Lộc.
cho trẻ cô nhi một trại mồ côi của Công Giáo tại Xuân Lộc.
Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn chiều Noel 1964
Binh sĩ Đồng Minh phát quà cho trẻ em Việt
trong vùng chiến sự mùa Noel 1965.
trong vùng chiến sự mùa Noel 1965.
“Giặc về gieo tang tóc”: Đúng buổi chiều Giáng Sinh 1964, khủng bố VC gài nổ xe bom tại Cư Xá Brinks này (nằm trên đường Hai Bà Trưng Quận 1 Sài Gòn) giết hại 2 binh sĩ Đồng Minh và nhiều thường dân Việt. Ngày nay, nơi này thành Park Hyatt Hotel
Gót chinh nhân một chiều Noel 1966
Tà áo Noel! Nữ lưu VNCH những ngày Noel cuối năm 1970.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét