Hoa Kỳ
14:52 31.12.2018URL rút ngắn
Moskva (Sputnik) - Quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được công bố hồi tháng 10 năm 2017, có hiệu lực vào thứ Hai theo điều lệ của tổ chức.
Washington bảo lưu tư cách quan sát viên, nhưng sẽ không còn đóng góp và được bầu vào Ủy ban Di sản Thế giới.
<!>
Năm 1984, chính quyền Ronald Reagan đã rời khỏi tổ chức, cáo buộc UNESCO chống Mỹ và lãng phí. Năm 2003, Hoa Kỳ trở lại UNESCO. Lý do cho việc rời bỏ tổ chức lần này là bất đồng về cuộc xung đột giữa Ả Rập và Israel.
© REUTERS / Philippe Wojazer
"Không dễ dàng để đưa ra quyết định này. Điều đó phản ánh khoản đóng góp ngày càng tăng của Hoa Kỳ (về phí thành viên) trong UNESCO, sự cần thiết phải cải cách cơ bản trong nội bộ tổ chức, và sự thiên vị trong việc chống Israel vẫn đang tiếp tục tại UNESCO", Đại diện Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói.
Điện Kremlin gọi quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO là "tin tức đáng buồn".
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập vào ngày 16/11/1945..
Trong số các vấn đề hoạt động của tổ chức là: chống phân biệt đối xử trong giáo dục và chống mù chữ; nghiên cứu văn hóa quốc gia và đào tạo cán bộ quốc gia, các vấn đề khoa học xã hội, địa chất, hải dương học và sinh quyển.
SOURCE:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét