Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Long An: Kiếm gần $5,000 mỗi tháng nhờ lập trang trại nuôi… ruồi

Ông Bé mở trang trại nuôi ruồi ở Long An cho thu nhập khoảng $5,000 mỗi tháng. (Hình: VNExpress) LONG AN, Việt Nam (NV) – Một người dân ở Long An đã mở trang trại nuôi một loài côn trùng có tên: ruồi lính đen. Nhờ con ruồi, thu nhập của ông lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, theo VNExpress.
Người nông dân đó là ông Phạm Văn Bé, ở xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trước đây ông từng làm nghề thầy giáo hơn 20 năm, sau đó ông chuyển sang nghề nuôi bồ câu, nuôi rắn mối, bây giờ ông mở rang trại nuôi ruồi lính đen. Theo VNExpress, trang trại của ông chỉ rộng chừng 500m2 nhưng mang lại cho ông thu nhập khá cao, tương đương với thu nhập trung bình của một kỹ sư ở Mỹ.
<!>
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia illucens, là một loại ruồi được nhiều nước trên thế giới nuôi. Ấu trùng của chúng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản. Loài ruồi này còn được sử dụng để giải quyết vấn đề chất thải trong nông nghiệp.
Những thanh gỗ mỏng, được buộc lại với nhau bằng dây thun để cho ruồi bám vào đẻ trứng. (Hình: VNExpress)
VNExpress dẫn lời ông Bé cho biết: “Từ việc chăn nuôi bồ câu trước đó, tôi thấy gia cầm khi ăn ấu trùng lớn nhanh. Tôi mày mò tìm ra loài ruồi lính đen, thấy không hại cho môi trường lại sinh trưởng tốt nên nuôi thử nghiệm. Thời gian đầu nhiều khó khăn vì loài này khá khó tìm trong tự nhiên.”
Ông đã đầu tư hơn 100 triệu đồng (khoảng $4,500) cho trang trại gồm 32 chuồng nuôi ruồi, mỗi chuồng được làm bằng vải mùng, có diện tích từ 10m2 đến 32m2, được quây khép kín để cho ruồi không bay ra ngoài. Ông Bé còn làm trần nhà để che chắn cho các chuồng nuôi, lắp, quạt thông gió và cân bằng nhiệt độ cho ruồi phát triển. Mỗi chuồng ông thả khoảng 100,000 con ruồi. Mỗi con ruồi lính đen đẻ 500-700 trứng.
Trang trại gồm 32 chuồng nuôi ruồi của ông Bé. (Hình: VNExpress)
“Loài này vòng đời dài một tháng từ trứng thành ấu trùng, rồi nhộng sẽ lột xác thành ruồi. Lúc này chúng không ăn uống gì, chỉ sống khoảng bảy ngày để đẻ trứng rồi chết,” ông Bé nói thêm.
Nhộng của ruồi lính đen là sản phẩm được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản… rất có giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra xác ruồi cũng được tận dụng làm phân bón.
Cảnh “thu hoạch” trứng ruồi tại nông trang của ông Bé. (Hình: VNExpress)
Không chỉ nuôi ruồi để bán trứng và xác ruồi, ông Bé còn xây một khu trại để ấp trứng, nhằm nhân giống và bán trứng giống. Khu trại này xây theo từng ô gạch nhỏ, mỗi ô là một vòng đời từ trứng nở thành ấu trùng, rồi sang nhộng và lột xác thành ruồi. Quá trình này mất 20 ngày.
Thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen chủ yếu là rau củ quả đã hư hỏng. Theo ông Bé, loài ruồi khá phàm ăn, mỗi kg ấu trùng sẽ ăn hết khoảng 5kg củ quả. Tuy nhiên, ông thường xin ở chợ, không phải mua.
Ruồi sau khi đẻ trứng sẽ chết, xác ruồi được bán làm phân bón. (Hình: VNExpress)
Mỗi tháng trại ông thu được khoảng hai tấn nhộng, tuy nhiên chỉ bán ra thị trường một lượng nhỏ còn giữ lại để làm giống. Trang trại của ông Bé, chủ yếu bán trứng giống cho các cơ sở chăn nuôi để họ tự tạo nhộng ruồi lính đen.
Ông Bé cho biết, sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng trại thu được hơn 100 triệu đồng (khoảng $4,500). Đó là một con số không hề nhỏ đối với một nông dân tại Việt Nam. (TA)

Không có nhận xét nào: