Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Cái Bằng Tiến Sĩ - Nguyễn Liệu

Bằng Tiến sĩ của TBT Nguyễn Phú Trọng 

Năm 1976, chấm dứt chiến tranh, bác sĩ Tôn Thất Tùng, một bác sĩ giỏi, học tại Pháp, kẹt trong kháng chiến, rồi phải phục vụ cho Việt Cộng, đã mạnh dạn viết bài báo đề nghị bác sĩ Việt Cộng được đào tạo trong chiến tranh, phải thi và học lại. Nếu không học lại hoặc học mà thi không đậu, thì không cho hành nghề vì không đủ tiêu chuẩn của một bác sĩ. 
<!>
BS Tôn Thất Tùng, một đảng viên cộng sản cũng phải đợi gần 80 tuổi mới liều mạng nói một sự thật mà đã cắn răng chịu đựng gần hết cuộc đời. Bởi vì chính ông đã chứng kiến đã đào tạo những đảng viên trung kiên, dốt nát trong 6 tháng trở thành bác sĩ y khoa, đáng lẽ phải đào tạo từ 6 năm đến 15 năm sau khi tốt nghiệp trung học.
Đào tạo 6 tháng trở thành bác sĩ y khoa 

Tại sao không gọi y tá mà phải gọi bác sĩ? Đó là đặc điểm của dốt nhất, nghèo nhất, ít suy nghĩ nhất, ngu nhất, là những yếu tố căn bản của đảng viên trung kiên cộng sản. 
Marx và Engels quan niệm: 
Con người ngu nhất, nghèo nhất là con người trung thành nhất. Giai cấp bần cố nông, công nhân thấp nhất, là giai cấp tiên phong của đảng cộng sản, ngoài ra là những giai cấp phản động, muốn dùng chúng phải cải tạo chúng theo giai cấp tiên phong.”
Từ ngày có đảng cộng sản Việt Nam, người có học bị xem là kẻ thiếu trung thành, kẻ phản bội, cho nên lãnh tụ Mao Trạch Đông quá mặc cảm dốt nát đã nói thẳng thừng: “Bọn trí thức không bằng cục cứt.” 
Câu nói đó trở thành một nguyên lý cho đám cán bộ lãnh đạo cộng sản. Câu nói của Mao trạch Đông đó làm cho người lãnh đạo cộng sản tự tin rằng mình có giá trị, có bản lĩnh, có đạo đức cách mạng vô sản, vì mình không phải là trí thức, tức mình hơn cục cứt. Nhiều lần tôi đã nói:
“Nếu Hồ Chí Minh là một trí thức như cụ Phan Châu Trinh, như Nguyễn Thế Truyền,… thì không bao giờ được làm bí thư của đảng cộng sản Đông Dương. Thiếu bằng cấp, dốt nát, là một lợi khí tốt để cho Hồ Chí Minh bước lên nấc thang lãnh đạo đảng cộng sản.” 
Tôi, người viết bài này, đã chứng kiến trước mặt cái cảnh thê thảm của người lỡ có bằng cấp, muốn được đảng tin không biết làm sao xoá bỏ cái lỡ hiểu biết của mình. Cố nhiên họ một mặt không dám đọc sách, nhất là sách ngoại ngữ, vì giai cấp bần cố nông, bọn ăn mày ăn xin ngoài chợ, không làm chuyện đó. Hình thức thì có phần dễ, họ ăn mặc rách rưới, để thân thể cho dơ dáy, ngồi cạnh họ phải có mùi hôi của dân lao động chân lấm tay bùn. Ngôn ngữ rất khó, họ sợ hai chữ lãng mạn của lớp tiểu tư sản. Ví dụ họ không dám nói: 
“Trăng đẹp, hoa hồng đẹp, Tây Thi đẹp…” 
Mà thường nói cho nhiều người nghe: 
“Đống rơm của bác đẹp quá, các luống cày đẹp quá, hố ủ phân tuyệt đẹp. Bác (Hồ Chí Minh) cầm cây cuốc đẹp quá, chú Đồng nhổ cỏ đẹp quá… chị nuôi bản lĩnh quá, đẹp quá, chị du kích đứng gác đẹp quá, v..v…” 
Bởi vậy, Chế Lan Viên mới viết: 
“Một lỗ hầm chông đẹp hơn vạn đoá hoa hồng.” 
Tế Hanh viết: 
“Năm nay anh trồng cây bưởi góc nhà.” 
Tôi chắc chắn trên 100% những người có học, không cần nhiều, cỡ lớp đệ tứ ngày xưa trở lên, nếu kẹt trong chế độ cộng sản từ 1945 đến 1975 đều ít nhiều phải đóng kịch như thế: Các thầy Hoàng Tụy, Lê Trí Viễn, Nguyễn Thiện Tụng, Phan Thao (con cụ Phan Khôi), Trần Tế Hanh… đã qua thời kỳ cố lột xác như thế. Nếu không lột xác thì không được vào đảng.
Sau năm 1975, hết chiến tranh, cộng sản về thành, nhất là thành phố Sài gòn. Đám cán bộ trung cấp và cao cấp từ Bắc vào, từ núi xuống, từ bưng biền ra, chới với trước né^p sống có văn hoá của người dân miền Nam, chế độ cũ. Sự ngớ ngẩn dốt nát lố bịch của đám cán bộ đó đã làm cho dân chúng miền Nam khinh khi. Và đã có nhiều chuyện tiếu lâm ngày nay vẫn còn truyền. 
Từ chỗ học tập làm cho giống lớp bần cố nông để vào đảng, nay cũng những cán bộ đó học tập làm cho giống lớp tiểu tư sản, lớp có tiền, lớp trí thức. Bắt chước cách ăn mặc của lớp tiểu tư sản thì dễ, chỉ cần trước hết, liệng ném cái nón cối, bỏ hẳn đôi dép lo^p' xe hơi gọi là đôi dép bác Hồ (đế xe hơi làm đôi dép nguyên là của cu-li kéo xe, người đổ thùng cầu tiêu… , họ quá nghèo, không có tiền mua đôi giày, nên lượm lo^p' xe hơi bỏ ma` làm giầy, và những người này là trung kiên của đảng cộng sản, là cán bộ lãnh đạo đảng cộng sản sau đó. Cụ Hồ bắt chước họ, cho giống họ, nên dùng đôi dép đó, chứ Hồ Chí Minh không sáng chế ra đôi dép đó, thế mà gọi là dép bác Hồ, bác cũng nhận bừa, không cần đính chính, đó cũng là tính chất của…).
Họ, cán bộ cộng sản, xa lánh ngay lớp bần cố nông nghèo đói. Ngày trước cán bộ cộng sản nếu kể lai lịch cha mẹ ông bà có người đói, người làm mướn, người ăn xin ăn mày, thậm chí có người chết đói, thì họ rất hãnh diện vì họ thuộc thành phần tốt nhất, vô sản nhất, lành mạnh nhất, trung kiên nhất. Ngày đó nếu cán bộ nào có cha mẹ, bà con, ông bà, là người khoa bảng, làm quan, thì xem như kẻ phản bội. Bởi vậy dù cố gắng tới mức nào, Phạm Tuyên con quan thượng thư Phạm Quỳnh, Bùi Tín con cụ thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Hoàng Tụy con cháu tướng Hoàng Diệu, nhiều lắm là làm nhạc sĩ, làm báo, làm giáo sư khoa học, không bao giờ được vào hàng ngũ “cán bộ trung kiên” của đảng. 
Từ ngày họ bắt chước người tiểu tư sản, người trí thức thì họ cố tập cho ra lớp người này. Về ăn mặc, nói năng, kiểu cách ăn chơi, tiêu tiền, lễ nghi v..v… dù sao cũng dễ bắt chước nhất là bắt chước sự ăn chơi sa đọa thì rất dễ. Nhưng bắt chước có trình độ hiểu biết thì thật là khó, gần như vô vọng !
Để khắc phục sự khó khăn đó, đảng chủ trương cho học tại chức, học không cần đến trường, học không cần đọc sách, học không cần làm bài, và một năm có thể ghi danh vài ba lớp. Phải cần 12 năm để học hết trung học, đảng cho học hai năm hết trung học. Bằng cử nhân bằng tiến sĩ cũng vậy, cũng học tại chức !
Phe chiến thắng mà bị dân chúng chê dốt, đó là điều đau khổ nhất của Việt Cộng. Đó là lý do bằng tiến sĩ mọc lên như nấm. Thêm vào đó, phong trào thi đua tham nhũng phát triển mạnh. “Ngành ngành tham nhũngngười người tham nhũng” thì bằng cấp không cần ghi danh chờ thời gian nữa mà có ngay, nếu có số tiền qui định. 
Cán bộ cộng sản nhà cửa có rồi, xe cộ có rồi, tỳ thiếp có rồi, bỏ nón cối, bỏ áo lãnh tụ, bỏ đôi dép Bác Hồ, ăn mặc kiểu tân tiến, kiểu Mỹ, tiệc tùng, uống rượu, cà phê, uống trà, nhảy đầm, theo kiểu bọn quí phái phong kiến ngày xưa… Nhưng còn thiếu trình độ học vấn để nông dân, dân lao động không khinh bỉ “dốt mà làm sang” nên phải có mảnh bằng. Đã mua thì chịu tốn mua thứ cao nhất, tốt nhất. Và do đó, bằng tiến sĩ đảng bán đắt như tôm tươi. 
Một đề nghị thực tế.
Tôi hoàn toàn đồng ý với đảng cộng sản ồ ạt sản xuất bằng cấp để đánh tan thành kiến “Cộng sản là bần cố nông”. Trước năm 1954, dân chúng ở Quảng Ngãi có ý khinh thường đám cán bộ đảng, thường nói: “Bọn BCN – tức bọn bần cố nông.” Không riêng gì ở Việt Nam, ở Cuba, Bắc Hàn ngày nay, tiến sĩ, bác sĩ đầy đường đầy sá, không làm gì cho hết !  Bởi vì học rút ngắn thời gian, hạ thấp chương trình, và ưu tiên cho đảng viên không có thì giờ đi học và không biết chữ, hoặc biết sơ sơ nhưng cần có bằng tiến sĩ. 

Để khỏi gây tác hại cho dân chúng, tôi đề nghị: 
– Đảng không nên khuyến khích đảng viên cán bộ đảng nhận bằng tiến sĩ về y học, khoa học. Vì hai loại này có thể đưa đến chỗ giết người vì không đúng thực học. 
Tôi còn nhớ rất rõ năm 1984 ra khỏi tù, tôi về Saigon. Con tôi bị sốt, tôi nghi là sốt xuất huyết, tôi đem vào Bịnh Viện Nhi Đồng. Theo lời khuyên chân thành và khẩn cấp của dân chúng, tôi thức trắng đêm bên giường bịnh, để canh chừng bác sĩ. Lúc đó bịnh viện Sàigòn có hai loại bác sĩ, một loại của chế độ cũ còn lại, một loại tập kết mới về, loại bác sĩ Tùng đã cảnh báo cho dân chúng biết. Tôi canh chừng nếu bác sĩ tập kết về khám bịnh hoặc chích thuốc cho con tôi, thì lập tức tôi cản không cho. Và tôi cũng canh chừng, nếu đứa nhỏ không sống được, tôi phải bảo vệ xác chết của nó cho được toàn vẹn, đó là lời khuyên của đồng bào miền Nam. 
Cấp bằng tiến sĩ không gây tác hại cho dân chúng, nên chọn những loại như văn chương nghệ thuật, phong tục, v.v… càng viễn vông càng mơ hồ càng tốt. 
Tôi rất phục Tô Huy Rứa, Tiến sĩ dốt nhất ở Việt Nam, biết thân phận mình nên không chọn tiến sĩ y khoa hay tiến sĩ cầu cống, cũng không chọn tiến sĩ kinh tế, tiến sĩ luật, tiến sĩ giáo dục… vì những thứ này dễ lòi đuôi chuột khi đụng đến thực tế. Ông chọn tiến sĩ “xây dựng đảng”, không làm hại người nào. 
Đảng nên xem bằng tiến sĩ như phẩm hàm cửu phẩmbát phẩm ngày xưa triều đình cho các viên chức đúng tiêu chuẩn. Những chức này không làm hại người nào, chỉ để gọi danh xưng mà thôi. Người ta thường gọi tiến sĩ về ngành gì... ví dụ ông Nguyễn văn A tiến sĩ kinh tế, ông Nguyễn văn B tiến sĩ toán học, v.v… 
Những bằng cấp tiến sĩ vô hại nên phát cho đảng viên: 
  • Tiến sĩ văn chương thơ Bác,
  • Tiến sĩ ca dao kháng chiến,
  • Tiến sĩ mưa phùn gió Bấc,
  • Tiến sĩ cá thài bai,
  • Tiến sĩ buổi chiều vàng,
  • Tiến sĩ đồng lúa chín,
  • Tiến sĩ kịch hề… 

  • Tôi ví dụ như vậy để các ông tiến sĩ không làm cho dân chúng lo lắng. Bởi vậy, khi tôi nghe đảng ra quyết tâm phấn đấu trong 10 năm nữa sẽ đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, tôi tin tưởng việc này đảng làm được và làm hơn có thể đưa lên gấp 10 tức 200 ngàn tiến sĩ./. 

Nguyễn Liệu

Không có nhận xét nào: