Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Blogger bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy nhận án tù 2 năm 9 tháng với tội danh xúc phạm quốc kỳ.



Việt Nam, nhân quyền, Huỳnh Thục VyUYNH THUC VBà Vy, hiện có một con gái nhỏ hơn 20 tháng tuổi và đang mang thai tám tuần, được hoãn thi hành án cho đến khi con tròn ba tuổi nhưng bị cấm rời khởi nơi cư trú cho đến khi có thể thi hành án. Phiên tòa xử bà Huỳnh Thục Vy diễn ra vào 1.30 chiều ngày 30/11 tại Tòa án Nhân dân Thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ngay lập tức lên tiếng sau phiên tòa.<!>
Quyết định kết án tù đối với bà Huỳnh Thục Vy "cho thấy Việt Nam tấn công mạnh mẽ tới đâu đối với các nhà hoạt động và các bloggers đấu tranh cho nhân quyền", ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Á châu của tổ chức này, nói.
"Bản án này cho thấy một người mẹ trẻ sẽ phải xa con nhiều năm chỉ vì người mẹ ấy đơn giản là biểu đạt những quan điểm mà chính phủ không thích."

"Cô ấy cũng yêu nước như mọi người chúng ta'

"Huỳnh Thục Vy vô tội, đây là một bản án bất công và là một vụ án có nhiều động cơ chính trị," luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho Huỳnh Thục Vy, nói với BBC từ Bangkok qua điện đàm hôm 30/11.
"Có nhiều yếu tố pháp lý bị tòa án bỏ qua hết. Thí dụ như yếu tố cấu thành tội phạm."
"Rồi về kích thước lá cờ [mà Huỳnh Thục Vy xịt sơn] không đủ tiêu chuẩn để là một lá quốc kỳ."
  • Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ quyền. Bà thường xuyên viết về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và tăng tải trên mạng xã hội, trong đó có việc chính quyền đàn áp người thiểu số.
  • Bà Vy là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", được cho là "góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam".
"Chúng tôi phân tích những điểm vô lý đó nhưng họ đều bỏ qua cả. Cho nên dường như tòa muốn xử cô ấy bằng được bằng một án tù."
"Tội danh xúc phạm quốc kỳ [mà Huỳnh Thục Vy bị cáo buộc] không có cơ sở về mặt pháp lý. Tội danh này được hiểu là bôi bẩn hoặc phá hủy lá quốc kỳ, kèm theo một ý thức muốn xúc phạm, làm mất thể diện, danh dự quốc gia."
"Trên thực tế, Huỳnh Thục Vy không có ý thức xúc phạm quốc kỳ. Mục đích của cô ấy là để phản kháng chính quyền, chế độ. Lá cờ chỉ là một phương tiện để cô ấy làm điều đó."
"Ngay trong bản cáo trạng cũng nhìn nhận cô ấy là một người bất đồng quan điểm với chính quyền. Có nghĩa là cô ấy là một công dân có ý thức về chính trị rất cao. Cô ấy cũng là người yêu nước như tất cả chúng ta. Mà người yêu nước thì không có động cơ làm mất thể diện quốc gia."
"Ngoài ra xét về lý, nói cô ấy xúc phạm quốc kỳ là không đúng vì nó không thỏa mãn được mặt chủ quan - là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm."
"Còn một số chi tiết vô lý khác như khi cơ quan điều tra khám nhà Vy, họ tịch thu ba chiếc áo khoác gió có màu vàng ở cổ tay, và có ba sọc đỏ."
"Ba chiếc áo này không hề liên quan đến vụ án. Nó không phải tang vật, tài vật, cũng không phải công cụ gây án. Mà nó là tài sản công dân và phải trả lại cho công dân. Và chủ chiếc áo mới có quyền đánh giá là áo còn giá trị sử dụng hay không."
"Nhưng trong bản cáo trạng họ cho là ba cái áo này "không có giá trị sử dụng và vì vậy yêu cầu tịch thu tiêu hủy". Vậy mà tòa án vẫn chấp nhận những chi tiết đó thì có thể thấy ngay rằng đây là một vụ án bất công," luật sư Mạnh nói với BBC.

"Không cam lòng"

Việt Nam, nhân quyền, Huỳnh Thục VyBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VYImage captionHuỳnh Thục Vy (áo trắng) trong một lần bị bắt giữ năm 2012 khi bà tham gia biểu tình chống Trung Quốc
Trước phiên tòa, Huỳnh Thục Vy cho biết trên Facebook cá nhân rằng bà đang mang thai ở tuần thứ tám.
"Đáng lẽ mình sẽ không công khai chuyện cá nhân này ngay trước phiên tòa xử mình. Mình muốn xem bản án mà Tòa án Buôn Hồ dành cho mình sẽ nặng-nhẹ đến mức nào."
"Nhưng vì sức khỏe kém, mình không thể đứng suốt phiên tòa, nên mình xin thông báo cho công luận: mình đã mang thai tám tuần. Và vì đang ốm nghén nặng, mình cần ghế ngồi và được chăm sóc y tế trong phiên tòa sắp tới, 30/11/2018," Huỳnh Thục Vy viết.
Bà Huỳnh Thục Vy cũng cho hay sẽ không kháng án "dù bản án sắp tới có thế nào", mà dành thời gian dưỡng thai và "tiết kiệm công sức cho luật sư Đặng Đình Mạnh".

Con gái một tù nhân chính trị

Cha của bà Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn cũng từng là một tù nhân chính trị. Ông ngồi tù 10 năm, từ 1992 - 2002 với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trong thời gian chờ hầu tòa, Huỳnh Thục Vy vẫn tiếp tục đăng tải các bài viết thể hiện chính kiến về các vấn đề xã hội trên trang cá nhân. Như kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, kêu gọi giúp đỡ tù nhân - bác sỹ Nguyễn Đình Thành và tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa...
Báo Công an Nhân dân thời điểm đó cho hay "hình ảnh Vy bôi bẩn cờ Tổ quốc" "xuất hiện trên mạng xã hội" "gây bức xúc dư luận".
Tờ báo này cũng cho hay từ hồi cuối năm 2011, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã thu giữ nhiều tài liệu của Huỳnh Thục Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn (cha Vy), và Huỳnh Trọng Hiếu (em trai Vy) được phát tán trên Internet "với mục đích kích động biểu tình, đòi dân chủ dân quyền, chống phá đảng và nhà nước".
Việt Nam, nhân quyền, Huỳnh Thục VyBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VYImage captionHuỳnh Thục Vy và lá cờ VN bị xịt sơn (ảnh chụp năm 2017)

Vì sao xịt sơn lên cờ?

Trong buổi trả lời phỏng vấn BBC hồi tháng 8/2018, bà Huỳnh Thục Vy giải thích hành động xịt sơn lên cờ Việt Nam:
"Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam."
"Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng."
"Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không."
Quan điểm chính thống coi Huỳnh Thục Vy là "phá hoại".
Trang web của Công an Đắk Lắc gần đây có bài coi blogger Huỳnh Thục Vy là "đối tượng có những chiêu trò mỵ dân", đáng bị lên án và trừng phạt.
"Trong những năm qua, ở TDP Tân Hà 2- phường Thống Nhất - thị xã Buôn Hồ, có đối tượng Huỳnh Thục Vy (SN 1985), lại móc nối với các phần tử xấu bên ngoài, nhiều lần trao đổi, trả lời phỏng vấn, viết bài, làm các video clip phát tán trên blog và các trang mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật ở Việt Nam, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước ta..." trang web viết.
Vẫn nguồn này đã trích dẫn nhiều người, gồm cả một nhà sư và một giáo dân, phê phán hành động của blogger Huỳnh Thục Vy.
Bài báo viết:
"Tại nơi cư trú, ở TDP Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, ngày 1/9/2017, Huỳnh Thục Vy còn có hành vi xúc phạm quốc kỳ, xịt sơn lên lá cờ Tổ quốc đang treo dọc đường trước nhà người dân. Hành vi này của Vy đã khiến cho đồng bào giáo dân nơi đây rất bất bình, bức xúc và phản đối..."
Các nhà bình luận quốc tế chú ý đến một hiện tượng rằng chính quyền ở Việt Nam những năm qua tập trung vào hai hướng xử án: một là nhắm vào các nhà hoạt động bất đồng chính kiến, hai là xử các quan chức tham nhũng.
Mục tiêu của chính sách này là để duy trì quyền lãnh đạo không chia sẻ của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì nạn tham nhũng và thách thức từ xu thế dân chủ hóa cùng bị coi là đe dọa cho độc tôn chính trị của đảng này.

Không có nhận xét nào: