Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân - Trần Gia Phụng

Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20
Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.<!>
Khởi nghĩa Yên Bái
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. [2] Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái.
 
NGÀY TANG YÊN BÁI
TƯỞNG NIỆM 13 LIỆT SĨ VNQDÐ LÊN ĐOẠN ĐẦU ĐÀI
1930-2017
Cuối thế kỷ thứ 19 thực dân Pháp đô hộ Việt Nam từ năm (1884). Quân dân, sĩ phu Việt Nam liên tiếp nổi lên nhiều phong trào chống giặc dành chủ quyền. Các cuộc khởi nghĩa Văn Thân, Cần Vương đều thất bại nhưng không dập tắc được lòng yêu nước của người Việt Nam. Ðầu thế kỷ 20, các phong trào cách mạng rút được kinh nghiệm thất bại của hai phong trào trên nên thay đổi chiến thuật. Phong trào Ðông Du (19051908) của Phan Bội Châu (1867-†1940) được Tăng Bạt Hổ (1858-†1906) giúp đưa du học sinh sang Nhật Bản, nhằm đào tạo giới trẻ khi tốt nghiệp về canh tân đất nước, Phan Bội Châu chủ trương theo chế độ quân chủ, đồng thời nhờ Nhật giúp để đánh Tây…
17 THÁNG SÁU
TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI
Trần Trung Đạo
Massachusett, USA – Vào khoảng thời gian này 85 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”.
Theo tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”: Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái, các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.
17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh 
…Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ "G" tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người.

Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.
 
Chuyện Bảy Mươi Mốt Năm Trước (17/6/1945 – 17/6/2016)
Phạm Cao Dương
Lần Đầu Tiên Lễ Tưởng Niệm Nguyễn Thái Học và Các Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Được Công Khai Tổ Chức ở Kinh Đô Huế trong Một Nước Việt Nam Độc Lập có Thủ Tướng Trần Trọng Kim tới dự.
“TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT”.
Yên Báy hay Yên Bái trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”
Ngày nay có người cho là TINH THẦN YÊN BÁI (i ngắn), vậy thì bài sau đây sẽ làm sáng tỏ TINH THẦN YÊN BÁY (Y DÀI) hay TINH THẦN YÊN BÁI (I NGẮN)
Bài viết này mục đích làm rõ về địa danh Yên Bái từ đó tìm ra nguồn gốc của “tinh thần Yên Báy bất diệt” (y dài hay i ngắn). Vậy địa danh Yên Bái có từ lúc nào, lịch sử hình thành Tỉnh Yên Bái ra sao?  tại sao cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng lại có tên là “Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy (y dài)”.
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Vũ Ngự Chiêu
© 2013 by Chieu N. Vu. All Rights Reserved.
Như một nén hương tưởng niệm nhà văn Nguyễn Thượng Tiến, cộng sự viên báo Việt Nam tại Hà Nội năm 1946.
Đây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam,  qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)

Nhượng Tống và những tài liệu liên quan đến Việt Nam Quốc Dân Đảng
Do Nhị Linh sưu tầm và phổ biến tại Blog:
Vào label: Nhượng Tống
Loạt bài trên Phụ nữ tân văn năm 1930 thuật lại "vụ Yên Bái".
Jun 17, 2015
Yên Bái. 17/6/1930.
Cách đây đúng 85 năm, diễn ra vụ hành quyết "các nhân vật Yên Bái" thuộc Việt Nam Quốc Dân đảng.
Phó Đức Chính là nhân vật số hai của Việt Nam Quốc Dân đảng, là người bị chém thứ mười hai, ngay trước Nguyễn Thái Học. Người duy nhất không chống án và/hoặc xin ân xá trong phiên tòa trước đó (thực chất là "hội đồng đề hình", một "thủ thuật tư pháp" của người Pháp), cũng là người đòi nằm ngửa xem lưỡi dao guillotine sập xuống.
Các nhân vật lớn của Việt Nam Quốc Dân đảng quãng thời gian 1927-1930 là Nguyễn Thái Học, lãnh tụ, cùng một loạt nhân vật: Ký Con Đoàn Trần Nghiệp, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu...
Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc dân đảng
 
Phạm Mạnh Phan
 
Việc tước khí giới quân đội Pháp đêm mồng 9 tháng ba dương lịch 1945 đã đem lại nền độc lập cho nước nhà. Trong khi quốc gia được giải phóng, các đảng chính trị đã thấy công nhiên xuất đầu lộ diện để làm việc cho tổ quốc.
 
Nhiều người nhắc nhở đến Việt nam quốc dân đảng, một đảng chính trị đã gây nên bao vụ đổ máu ghê hồn để chống lại với kẻ thù chung.
 
Muốn biết về Việt nam quốc dân đảng, không gì bằng hỏi ngay một yếu nhân của đảng đó, ông Nhượng Tống, người đã trung thành với đảng ngay từ lúc khai sơ.
 
Nhượng Tống Nam Đồng thư xã
Trong vòng nhiều năm cho tới nay, muốn tìm hiểu về Nam Đồng thư xã, tài liệu khả tín nhất là cuốn sách này của Nhượng Tống:
(Nguyễn Thái Học (1902-1930), Việt Nam thư xã, 1945, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 15 năm vụ Yên Bái; tác phẩm này về sau đã có vài lần tái bản)
Sở dĩ nói cuốn sách khả tín là vì tác giả là Nhượng Tống, vừa là thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã vừa là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng (trong khi đó, Nguyễn Thái Học không phải thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã).

Chương IV cuốn sách mang tên "Nam Đồng thư xã" cho biết Nam Đồng thư xã "lập nên vào cuối năm 1926", vì "trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém quá! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục", thế nên tôn chỉ của Nam Đồng thư xã là "dậy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa".
Nhương Tống viết về NGUYỄN THÁI HỌC 1902-1930
LỜI NGỎ
Các Bạn, Dù sao thì ba chữ Nguyễn Thái Học tới nay cũng đã là một cái tên trên lịch sử. Không phải trên lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xiềng xích!  Mà là trên lịch sử của cả nhân loại, hiện nay còn quằn quại đau thương! Đó không phải là ý riêng tôi, một bạn cùng thề với Anh. Nhưng là ý chung hết thảy những kẻ hữu tâm ở thế gian này, chẳng hạn như những nhà văn Nhật Bản, khi họ viết cuốn ‘’An Nam Lê Minh Ký’’ hay ‘’Nam Phương Dân Tộc Vận Động Sử’’. Trong các cuốn sách ấy, người ta đã vì công lý, vì nhân đạo mà nói nhiều về Nguyễn Thái Học.
Vậy mà Quốc Dân ta, các đồng bào Anh, đối với thân thế Anh, nhiều người mong được biết qua loa mà không thể được! Bao nhiêu là đợi trông! Bao nhiêu là tủi nhục! Cho nên trong lúc này, là lúc có thể được, tôi cần phải viết ngay cho Anh một cuốn tiểu sử. Tôi tự nhận đó là một nghĩa vụ. Nghĩa vụ đối với Quốc Gia, vì thân thế Anh chính là tấm gương phấn đấu, hy sinh, cần phải được nêu ra để khích lệ tất cả mọi người trong nước. 
Nhượng Tống viết về Phó Đức Chính
Đây là bài viết của Nhượng Tống về Phó Đức Chính, đăng báo năm 1946:
Phó Đức Chính
“Mình về mình nhớ ta chăng?
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười…”
Nếu nụ cười của mỹ-nhân có sức buộc được lòng người, thì nụ cười của anh Chính cũng làm cho tôi nhớ Anh mãi mãi…
Nước da thiết bì, khuôn mặt gân guốc, cặp mắt to còn phản chiếu một linh-hồn trong trắng, nụ cười của anh không phải đã có duyên thầm hay đầy tình tứ. Tuy vậy, nó tỏ cho ta biết anh là một người bình tĩnh, vui vẻ, luôn luôn bằng lòng với mình, và tin cậy ở bạn-hữu. Sự bằng lòng và sự tin cậy ấy còn tỏ ra một lần cuối cùng khi anh đứng trước hội-đồng Đề Hình của người Pháp lập ở Yên-Bái… Khi ấy, sau khi kết cho anh cái án xử-tử, vì anh tự nhận là người chỉ huy việc khởi nghĩa ở đấy, viên chánh Hội-Đồng hỏi lại anh:
“Có chống án không?”
Anh mỉm cười đáp:
“Làm một việc hỏng cả một việc rồi! Còn sống làm gì nữa mà chống án?”
Nhượng Tống viết về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã
Giai đoạn 1945-1946 tao loạn, làm nảy sinh những mối cộng tác rất kỳ lạ. Vũ Bằng từng kể mình bắt tay với Khái Hưng làm cùng một tờ báo, coi như đó là một điều rất bất thường. Nhưng Vũ Bằng thì ai mà chẳng cộng tác được: cùng quãng thời gian ấy, sự cộng tác của Nhượng Tống và Khái Hưng mới là đáng kể và kỳ lạ. Bài báo dưới đây xuất hiện trên một tờ báo có sự cộng tác ấy.

Ta có thể để ý, ở đoạn đầu bài, khi Nhượng Tống kể lại về "tai nạn dịch thuật" phiên tên Phạm Hồng Thái thành "Phan Hồng Tài", xét về niên đại thì đó chỉ có thể là tờ Khai hóa hoặc tờ Thực nghiệp dân báo (Dân báo).

Thực chất, chính là quanh hai tờ báo này mà lứa trí thức Việt Nam sinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tìm được cách khởi đầu cho sự nghiệp trước tác của mình. Nhượng Tống, nhưng cả Khái Hưng nữa; cũng chính nhờ tòa soạn mấy tờ này mà Nhượng Tống sẽ quen biết với Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, để từ đó mà nảy sinh Nam Đồng thư xã vài năm sau.

Lịch sử Việt Nam, thật ra, có những câu chuyện rất là khác.

Tiểu sử Nhượng Tống
Nhượng Tống (1904 – 1949[1]) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông cũng là nhà thơ, nhà văn và dịch giả.

“Theo tác giả Hoàng Văn Đào thì Nhượng Tống đã bị Nguyễn Văn Kịch, biệt động nội thành của Việt Minh ám sát ngày 20 tháng 8 năm 1949, tức 26 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Sửu (theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927- 1954, tr. 466-467 và ở đây:[1]).”

Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đô Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh của ông là Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.

VĂN HÓA DÂN TỘC SỬ QUAN BIỆN CHỨNG PHÁP VĂN HÓA DÂN TỘC SỬ
Đỗ Quý Sáng (1943-2002)
TÂM THỨC VÀ VÔ TÂM THỨC VIỆT TÍNH
Khổng Tử khi thấy thế đạo của ngài chưa được tin dùng đã có lần than: “Đạo của ta cùng rồi sao?” để thấy tri thiên mệnh như ngài mà cũng có lúc phải giao động. Một số người khi thấy cái thế hung bạo, bành trướng của Cộng sản đã ngã lòng và cho rằng Cộng sản chỉ có tiến chứ không bao giờ tụt xuống. Lấy tất yếu mà nói thì hễ nhân vi là có sơ lâu, không có vật gì lên đến cực đại mà đứng mãi, không có vật gì có khởi điểm mà không có dứt điểm. Dùng Dịch Lý mà suy xét, không có vật gì không có chuyển biến. Trong lãnh vực nhân vi, niềm tin là căn nguyên của mọi động tác và biến chuyển. Hễ một niềm tin mới được xuất hiện, sự duỗi dài của niềm tin ấy sẽ khiến thành tựu vào sự việc.
Tình Sử Cô Giang - Cải lương - Soạn giả Hương Chiều.
Jul 14, 2015
Tình Sử Cô Giang - Cải lương - Soạn giả Hương Chiều.
Giới thiệu kịch thơ Lời Thề ở Đền Hùng.
 
Vở kịch thơ Lời Thề ở Đền Hùng ca ngợi mối tình cao đẹp của nhà Chí sĩ Nguyễn Thái Học và nữ anh thư Nguyễn Thị Giang, tiêu biểu cho hang ngũ cách mạng tiền phong, không phải chỉ của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Có nhiều phê bình cho rằng Cô Giang tự tử chứ không phải do can đảm chiến đấu mà tử trận như các chiến sỉ bỏ mạng sa trường. Bà Hồng Diệp (Nguyên bí thư Thành bộ VNQDĐ Houston) nói rằng kịch bản Lời thể ở Đền Hùng do Ảo Giản Phan Ngô soạn chỉ thuật lại câu chuyện chứ không mô tả bối cảnh ấy nên vẫn có hiểu lầm rằng Cô Giang chủ bại sau khi người yêu tuẫn quốc.
Nhờ các phân giải ấy, Đường Sơn Đỗ Quý Sáng trước tác kịch bản Lời Thề ở Đền Hùng với thời điểm trước, khi khí thế cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng còn hừng hực lửa và làm sang tỏ vai trò trung trinh của một người liệt nữ trong khúc quanh éo le của lịch sử.
Lấy Đền Hùng làm nơi tuyên thệ, tác giả có ý muốn nói lên chính nghĩa và mục đích phục vụ không rein gì cho Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cho tất cả mọi đảng phái trong quốc dân Việt.
Đem nỗi bi hùng tráng của đảng trưởng Nguyễn Thái Học và Cô Giang vào vở kịch “ Lời Thề ở Đền Hùng” là nói lên tinh thần Việt bất diệt ở mọi hoàn cảnh khó khan trong lịch sử. Tất cả đều là những quyết tâm hy sinh vỉ đại nghĩa dù “ Chưa thành công, cũng thành nhân”.
Có thể nói cả hai vở kịch đều diễn tả cao đẹp mẫu người liệt nữ phi thường Nguyễn Thị Giang, một bậc cân quắc anh thư đã làm chúng ta:
“ Hãnh diện chẳng vì song núi đẹp,
Anh hùng liệt nữ quá hy sinh.”
Xin trân trọng giới thiệu kịch thơ.
Trung Hiếu
Kỷ niệm lần thứ 87 ngày tang Yên Báy.

Không có nhận xét nào: