Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

THƯỢNG VIỆN HOA KỲ CHẤP THUẬN TĂNG CƯỜNG TRỪNG PHẠT NGA VÀ IRAN

Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer Chủ tịch khối Nghị sĩ Dân Chủ  cho biết Luật tăng cườngthêm trừng phạt Nga để đề phòng TT Trump tìm cách nới lỏng trừng phạt Nga
<!>VietPress USA (15/6/2017):TT Donald Trump dự tính hủy bỏ trừng phạt đối với Nga sau khi TT Barack Obama ban hành lệnh trừng phạt vì Nga đột nhập tin tặc đánh cắp tài liệu của Ban Bầu cử Đảng Dân chủ và làm lệch kết quả bầu cử năm 2016. Để tránh trường hợp TT Trump hủy bỏ hay nới lỏng trừng phạt đối với Nga, hôm nay Thượng Viện Hoa Kỳ đã chấp thuận luật mới ban hành tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga và Iran. 
Bản tin do Yahoo News loan rằng hôm Thứ Năm 14/6 các Thượng Nghị sĩ đã đồng loạt thông qua lệnh trừng phạt năng nề hơn đối với Nga và Iran và chuyển qua cho Hạ Viện luật nầy nhằm ngăn cản TT Trump có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Moscow. 
Luật nầy đã thông qua với tỷ lệ 98-2 phiếu thuận tìm biện pháp đối phó buộc Tehran phải trả giá cho việc Iran tiếp tục hỗ trợ quân Khủng bố Hồi giáo. 
Luật mới nầy nhắm chính vào trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin vì can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ và tạo sự khó khăn hơn cho Tòa Bạch Ốc muốn đảo ngược vấn đề bỏ lệnh trừng phạt.
Các nhà lãnh đạo những cơ quan tình báo Hoa Kỳ đi đến kết luận rằng Nga đã chỉ đạo cả một chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 bao gồm gián điệp, đột nhập tin tặc nhằm giúp cho Donald Trump thắng cử.

"
Chúng ta không chỉ tạo ra một đợt mới trừng phạt Nga can thiệp vào cuộc bầu cử mà chúng ta còn đưa vấn đề nầy vào luật để tạo ra quyết tâm trừng phạt mạnh mẽ hơn khó việc bải bỏ và chúng ta đưa cho Quốc Hội chứ không phải Tổng thống nắm quyền quyết định vấn đề hủy bỏ trừng phạt khi cần thiết", Nghị sĩ cao cấp nhất của Đảng Dân Chủ là Chuck Schumer tuyên bố như thế trước khi các Nghị sĩ bỏ phiếu.

"
Bất cứ ý tưởng nào của Tổng thống muốn giở bỏ việc trừng phạt theo ý riêng đều bị ngăn cản bở đạo luật nầy".
Dự luật này ban đầu chỉ dự tính trừng phạt mới đối với Iran; nhưng các Thượng Nghị sĩ hai Đảng đã đưa thêm việc tăng cường trừng phạt đối với Nga; mặc dầu trong mấy ngày qua phía Bạch Ốc nói rằng TT Trump không có ý định nới lỏng trừng phạt Nga mà Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama đã quyết định.

Vụ tăng cường trừng phạt Nga làm cho Tòa Bạch Ốc thêm lúng túng khi có tin đội điều tra đặc biệt của cựu Giám đốc FBI Robert Mueller đang quyết định điều tra liệu Ban bầu cử của Donald Trump có thỏa hiệp với Nga trong việc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để giúp Trump thắng cử hay không.


Biện pháp nầy quy định phải có quyết định của Quốc Hội cho phép hủy bỏ, nới lỏng hay đình chỉ việc trừng phạt Nga. Hiện nay Nga đang gặp khó khăn bỏi lệnh trừng phạt nầy do TT Barack Obama áp đặt, nhất là đối với ngành năng lượng Nga.


Lệnh trừng phạt nầy còn tấn công vào những nhà tài chánh, tham nhũng của Nga; những người liên quan đến việc vi phạm nhân quyền tại Nga; hoặc những kẻ cung cấp vũ khí cho chế độ của Bashar al-Assad của Syria và những tổ chức đang hoạt động tin tặc nhân danh chính phủ Nga.


Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Corker nói trên diễn đàn Thượng Viện rằng: "
Đây là một bộ luật rất mạnh mẽ". TNS Corker bày tỏ hài lòng với Luật trừng phạt mới của Thượng viện có 98 phiếu thuận đưa ra thi hành Luật Trường phạt nặng nề nầy nhằm ngăn cấm TT Trump có thể hủy bỏ lệnh trừng phạt theo ý riêng của ông liên quan đến Nga. 

TNS Bob Corker nói: "
Ngày nay Thượng viện Hoa Kỳ đang khẳng định trách nhiệm của mình" về chính sách đối ngoại". 

Không có nhận xét nào: