Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu được tiếp đón tại văn phòng Giáo phận Speyer - Đức quốc

alt
Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu được tiếp đón tại văn phòng Giáo phận Speyer - Đức quốc. Gặp gỡ Đức Giám Mục chủ tịch UB Tín Lý Hội Đồng Giám Mục Đức, Dr. Karl-Heinz Wiesemann<!>
Speyer, 01.6.2017: Trong nỗ lực vận động cho những TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Việt Nam cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã liên tục tận dụng mọi cơ hội để trước nhất cảm ơn những vị đại diện các cơ chế chính quyền, xã hội, tôn giáo cũng như người dân Đức, sau là thông tin cụ thể về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là trong những tháng vừa qua khi các đồng bào nạn nhân của thảm họa Formosa bị đàn áp lúc họ cùng với một số các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… thuộc giáo phận Vinh lên tiếng và xuống đường đòi hỏi minh bạch và công lý.
 
alt
Đức Giám Mục Karl-Heinz Wiesemann và Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu
 
Ngày 01 Tháng 6, 2017 tại văn phòng Giáo phận Speyer cựu TNLT Đặng Xuân Diệu có cuộc gặp gỡ tiếp xúc  ĐGM Dr. Karl-Heinz Wiesemann, Prof. Dr. Stefan Grüne, Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Dr. Jörg Breitmaier, nữ Thẩm phán Gudrun Freiermuth, Chủ tịch Thẩm phán đoàn ông Otmar Freiermuth, nữ tu Johanna Gillch và nhà báo Christina Wilke-Zech. Trong buổi gặp gỡ này cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã trao cho ĐGM Wiesemann tập hồ sơ về các TNLT cũng như về thảm nạn tàn phá môi sinh do Formosa và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra.
 
Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Hội Đồng Giám Mục Đức tiếp đón cựu TNLT Đặng Xuân Diệu
 
Bonn, 02.6.2017: Đại diện văn phòng Nhân Quyền của UB CL&HB thuộc Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc ông TS  Daniel Legutke đã mời cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đến trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhân dịp này ông Đặng Xuân Diệu hết lòng cảm ơn những nỗ lực lên tiếng của Giáo hội Công giáo Đức đã và đang dành cho những TNLT Việt Nam nói chung và cho bản thân ông nói riêng.
 
alt
 
TS Legutke đặt nhiều câu hỏi cụ thể về tình hình nhân quyền từ khi đông đảo nạn nhân của thảm họa môi sinh, do Formosa và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra, lên tiếng và xuống đường biểu tình đòi hỏi nhà nước Việt Nam chấm dứt hợp đồng với công ty Formosa và phải bồi thường thích đáng.
 
alt
 
Trong phần cuối khi đón nhận tập hồ sơ về những TNLT TS Legutke đã cảm ơn ông Đặng Xuân Diệu cũng như những người thanh niên công giáo đã can đảm lên tiếng cho chân lý và công lý.  Ông hứa sẽ cố gắng vận động chính quyền Đức lên tiếp tục lên tiếng.
 
 
alt Giáo sư Phạm Minh Hoàng dạy tại Đại học Bách Khoa SG 10 năm trước khi bị bắt giữ. Ảnh: Fb Phạm Minh Hoàng
 
Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, viết tâm thư sau khi được thông báo tin xấu về việc nhà nước Việt Nam ngày 17/5 đã ký quyết định hủy bỏ quốc tịch Việt Nam của ông, và điều này đưa đến việc trục xuất ông về Pháp” (ông Hoàng có song tịch Pháp Việt). Tin này được Tổng Lãnh Sự (TLS) Pháp tại Sài Gòn thông báo cho ông Hoàng vào 01.6.2017.
 
Từ một con người yêu nước…
 
Đọc những dòng tâm thư của ông Hoàng mới thấy được cái tinh thần yêu nước nồng nàn cháy bỏng trong con người ông. Trong tâm thư ông Viết: “Khi máy bay đang lượn trên bầu trời Sàigòn, tôi nhìn qua cửa sổ và tự nhủ sẽ trở về để xây dựng quê hương đang điêu tàn vì chiến tranh”. – Tháng 11/1973.
 
Trải qua bao biến cố của lịch sử đất nước, ông Hoàng vẫn giữ trong lòng “canh cánh hướng về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình”. Và ông đã trở lại Việt Nam từ năm 2000 để đem hết sinh lực và tâm trí của mình mà truyền đạt kiến thức đến cho giới trẻ với khả năng và óc sáng tạo đang ở mức sung mãn vượt bực.
 
Trở thành nạn nhân của sự vô nhân đạo
 
Tuy nhiên, những việc làm của ông Hoàng không được Hà Nội Vinh Danh. Trái lại, ông Phạm Minh Hoàng đã bị bắt vào năm 2010 vì đã lên tiếng về tình hình đất nước, lúc đó ông Hoàng đang dạy cùng lúc 5 môn toán khác nhau tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn.
 
Trước sức ép của dư luận và nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp cùng sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền cũng như sự đấu tranh của nhiều người trong, ngoài nước, nhà cầm quyền kết án ông Hoàng chỉ 17 tháng tù giam và 3 năm quản chế.
 
Không dừng lại đó, Hà Nội đã tìm một phương pháp triệt hạ cuối cùng, đó là ly tán gia đình, đánh cắp quê hương. Uất hận thay khi đọc những dòng thư đau đớn của ông Hoàng “Ngày xưa, khi bị tù, tôi nghĩ đó sẽ là những chuỗi ngày đau khổ nhất của một con người, nhưng bây giờ tôi thấy còn một thứ kinh khủng hơn, đó là không được sống trên quê hương của mình”. Đó là về tình cảm liêng thiêng của cá nhân đối với quê hương đất nước.
 
Còn tình cảm bất tử huyết thống gia đình thì sao đây? Nhà cầm quyền Hà Nội trục xuất ông Hoàng qua Pháp như là một nhát dao đâm thâu lòng của những thành viên trong gia đình ông Hoàng. Tình cảm vợ chồng bị gián đoạn, ly tán, con thơ thiếu vắng sự chăm sóc, dạy dỗ của cha hiền, người anh trai thương phế binh tật nguyền không nơi tựa nương.
 
Ôi chao! Một quyết định của một nhà cầm quyền đối với một gia đình sao mà nó bi tráng, đau thương và cực kỳ vô nhân đạo. “Hoàn cảnh gia đình không cho phép vợ tôi đi cùng, vì còn phải chăm sóc mẹ già cũng như lo cho ông anh tật nguyền, điều này có nghĩa gia đình chúng tôi sẽ phải ly tán”. – Đó là những lời đau nhói tận tâm can của người trong cuộc mà chúng ta đọc thấu hiểu sâu đến đau cùng với họ.
 
Chủ thuyết cộng sản là tam vô, đó là vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc. Thì này đây, Giáo sư Phạm Minh Hoàng cùng gia đình của ông là nạn nhân hiện thân rõ ràng cho cái chủ thuyết tà giáo của chủ nghĩa cộng sản. Biến một con người từ có gia đình, tổ quốc thành hư không. Chúng ta thật bất hạnh khi phải sống trong một đất nước bị cai trị bởi một chế độ cộng sản.
 
Không một ai, tổ chức, đảng phái hay chính quyền nào có quyền cho cá nhân nào đó được sống hay chết trên quê hương của họ. Sự minh định và nguồn gốc của một nhà nước đến từ quyền lực từng cá nhân mà tạo nên nhà nước đó.
 
Dù chính phủ Việt Nam có dùng thủ đoạn hèn hạ nào để tước quyền được sống trên quê hương của người yêu nước thì họ vẫn luôn là một người mà như chính ông đã nhấ mạnh trong tâm thư rằng “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi”. Điều đó chỉ chứng tỏ cho cả và thiên hạ biết rõ hơn bản chất của một chính phủ vô nhân tính, bất hiếu với dân.
 
03.06.2017
Paulus Lê Sơn

Không có nhận xét nào: