Rất sớm từ đầu thập niên 90, Thái Lan đã có hai kế hoạch táo bạo nhằm chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong.
Dự Án Một: KONG-CHI-MUN
Từ 1992, chánh phủ Thái đã tiết lộ một kế hoạch vô cùng lớn lao với tổn phí lên tới 4 tỉ Mỹ kim để cứu những vùng đất đông bắc Thái đang càng ngày càng bị khô hạn.
<!->Đó là công trình Dẫn thủy KCM [Kong-Chi-Mun Irrigation Project] nhằm lấy nguồn nước từ khúc sông Mekong gần Nong Khai để chuyển về chuỗi những con đập trên hai sông Chi và sông Mun qua một hệ thống ống dẫn / aqueduct khổng lồ dài 200 km. Nước sông Mekong sẽ được dùng cho việc "cứu hạn" những cánh đồng lúa nằm trong lưu vực hai con sông này. (6)
Dự tính ban đầu là chỉ lấy nước sông Mekong trong mùa mưa, nhưng sau đó Thái Lan quyết định lấy nước cả trong mùa khô với lưu lượng chuyển dòng lên tới 300 m 3/ giây [trên lưu lượng 1600 m3/ giây mùa khô / ĐBSCL hiện nay]
Giai đoạn I của Dự án KCM đã được thông qua cho dù bị chính nhóm chuyên viên Thái cho rằng sự lượng giá ảnh hưởng môi sinh EIA còn quá thiếu sót và tổn phí thì quá cao. Ngay từ giai đoạn I, hậu quả ban đầu của Dự án KCM đã đưa tới hủy hoại các khu rừng lũ [flooded forest], tăng nhiễm mặn các vùng trồng trọt đông bắc Thái, đã ảnh hưởng trực tiếp đời sống cư dân địa phương.
Dự án KCM, hiển nhiên đe dọa nghiêm trọng trên dòng chảy sông Mekong, nên rất sớm và tức thời từ 1992, chánh phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản kháng mạnh mẽ, yêu cầu Thái Lan phải hủy bỏ kế hoạch, vì hậu quả nhiễm mặn nơi ĐBSCL sẽ trầm trọng hơn nữa, nhất là trong mùa khô. Ngay cả Lào cũng bày tỏ mối quan ngại, vì với kế hoạch chuyển dòng 300 m 3/ giây sẽ khiến con sông cạn dòng gây trở ngại giao thông trên sông Mekong vốn như một "xa lộ nâu" huyết mạch của người dân Lào. Bộ trưởng Môi sinh Cam Bốt, Tiến sĩ Mak Moreth đã báo động về hậu quả nghiêm trọng do dự án chuyển nước của Thái Lan càng làm suy giảm dòng chảy con sông Mekong nơi hạ nguồn. (6) Nhưng theo điều lệ mới của Ủy Hội Sông Mekong không quốc gia nào có quyền phủ quyết, như vậy cho dù ba nước lân bang là Việt Nam Cam Bốt và Lào có lên tiếng phản đối, thì Thái Lan cũng vẫn từng bước thực hiện kế hoạch của mình.
Dự Án Hai: KOK-ING-NAN
Chỉ hai năm sau, từ 1994, chánh phủ Thái Lan đã nói tới một kế hoạch lớn thứ hai: Dự án Kok-Ing-Nan, gián tiếp lấy nước từ hai phụ lưu lớn của con sông Mekong là sông Kok và sông Ing ở vùng Chiang Rai bắc Thái. (7) Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA/ Japan International Cooperation Agency) đã cung cấp ngân khoản và chuyên viên để nghiên cứu tính khả thi của công trình, và cuộc khảo sát này đã hoàn tất vào tháng 11 năm 1999.
Phải nói đây là một dự án hết sức táo bạo, có quy mô rất lớn, tổn phí lên tới 1.5 tỉ Mỹ kim, nhằm chuyển dòng nước từ hai phụ lưu sông Mekong, cho chảy qua những đường hầm / tunnels khổng lồ dài hơn 100 km để chuyển nước từ sông Kok và sông Ing vào con sông Nan [sông Nan là một phụ lưu của sông Chao Phraya].
Sông Chao Phraya, như mạch sống của người dân Thái đang bị cạn dòng và cả nhiễm mặn. Lượng nước từ con sông Kok và sông Ing là hai phụ lưu sông Mekong sẽ được tiếp cho con đập lớn mang tên hoàng hậu Sirikit, quanh năm thiếu nước. Nước từ hồ chứa Sirikit không chỉ nhằm cung cấp nước tưới cho những cánh đồng bao la vùng châu thổ Chao Phraya đang bị khô hạn, mà cả cung ứng nước cho các khu kỹ nghệ đang phát triển và 10 triệu dân đang sống ở thủ đô Bangkok.
Với Dự án Kok-Ing-Nan, chánh phủ Thái ở một vị trí đầy quyền lực để thực hiện vì cả hai con sông Kok và sông Ing hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Thái.
Khi công trình hoàn tất, Thái Lan có khả năng chuyển 2,200 triệu mét khối nước/ năm [2,200 MCM] lấy nguồn nước của con sông Mekong.
Khi công trình hoàn tất, Thái Lan có khả năng chuyển 2,200 triệu mét khối nước/ năm [2,200 MCM] lấy nguồn nước của con sông Mekong.
Ngăn sông xây đập, chuyển dòng lấy nước - tác hại dây chuyền ra sao là do "nhân tai", hậu quả do chính con người gây ra. Nhưng cũng không thể không nghĩ tới những "thiên tai" với những tàn phá nhân lên gấp bội do sự tiếp tay của con người.
Ai cũng biết làLưu Vực Trên Sông [Upper Mekong Basin] là vùng nhiều núi lửa và rất thường có những vụ động đất. Vào năm 1990, một trận động đất M6 đã xảy ra gần nơi xây đập Tiểu Loan / Xiaowan và sẽ là con đập cao nhất trên dòng chính sông Lan Thương. Hiroshi Hori là một chuyên gia Nhật Bản rất có uy tín về sông Mekong, từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc trong Ủy Ban Sông Mekong, ông cũng là chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Sông Mekong của Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản, là tác giả cuốn sách The Mekong: Environment and Development [United Nations University Press, Tokyo 2000], Hiroshi Hiro đã nhận định :
"Lưu Vực Trên của sông Mekong là vùng động đất, với những chuyển động địa chấn đáng kể khiến người ta có lý do để sợ rằng động đất sẽ xảy ra khi xây những con đập."(6)
Các nhà địa chất khi khảo sát những con đập lớn nhận thấy sức nặng thường trực của khối nước khổng lồ trong hồ chứa đã gây ra tình trạng mất cân bằng địa chấn, gây đứt đoạn lớp địa tầng dưới đáy có thể làm vỡ cấu trúc toàn con đập, mà người gọi là các trận "Động Đất do Hồ Chứa / reservoir triggerred seismicity".
"Lưu Vực Trên của sông Mekong là vùng động đất, với những chuyển động địa chấn đáng kể khiến người ta có lý do để sợ rằng động đất sẽ xảy ra khi xây những con đập."(6)
Các nhà địa chất khi khảo sát những con đập lớn nhận thấy sức nặng thường trực của khối nước khổng lồ trong hồ chứa đã gây ra tình trạng mất cân bằng địa chấn, gây đứt đoạn lớp địa tầng dưới đáy có thể làm vỡ cấu trúc toàn con đập, mà người gọi là các trận "Động Đất do Hồ Chứa / reservoir triggerred seismicity".
Nếu mà động đất xảy ra nơi chuỗi đập Vân Nam, mức thiệt hại sẽ tăng gấp bội vì nhà cửa và các cơ sở xây cất trong lưu vực không đạt tiêu chuẩn chống động đất. Do sự kiêu căng, tham lam và thiển cận của Con Người, trước thiên tai, không còn làm chủ được khoa học kỹ thuật của mình, và liệu một Cơn Hồng Thủy Vỡ Đập sẽ cuốn đi bao nhiêu thành phố và bao nhiêu vạn sinh linh nơi các quốc gia hạ nguồn?
An toàn của các con đập trên một vùng địa chấn không ổn định chắc không phải là mối quan tâm hàng đầu của các công trình sư Đại Hán khi thiết kế chuỗi 14 con đập bậc thềm Vân Nam.
An toàn của các con đập trên một vùng địa chấn không ổn định chắc không phải là mối quan tâm hàng đầu của các công trình sư Đại Hán khi thiết kế chuỗi 14 con đập bậc thềm Vân Nam.
Để cho những con tàu trọng tải từ 500 tới 700 tấn chở đầy hàng hóa thặng dư của Trung Quốc dễ dàng di chuyển từ giang cảng Tư Mao / Simao Vân Nam xuống tới Chiang Khong, Chiang Sean Thái Lan và xa hơn nữa tới tận Luang Prabang và thủ đô Vạn Tượng, và trên đường về sẽ chở những khoáng sản và nguyên liệu đáp ứng bước phát triển kỹ nghệ nhảy vọt của Trung Quốc, một kế hoạch có tên là "Dự Án Cải Thiện Thủy Lộ Thượng Nguồn Sông Mekong / Navigation Channel Improvement Project on the Upper Mekong River" đã được ký kết vào tháng 04 năm 2001 giữa 4 nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan và Lào. Hai quốc gia Cam Bốt và Việt Nam ở cuối nguồn, chịu ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài thì không được nhắc tới.
Đây là kế hoạch dùng chất nổ / dynamite phá đá trên các khúc sông chảy qua 21 đoạn ghềnh thác để mở rộng lòng sông Mekong từ Vân Nam xuống tới Lào. Hàng trăm ngàn tấn đá sẽ bị chất nổ phá vỡ, sau đó các khối đá sẽ được đoàn tàu vét [backhoe] dồn xuống những hố sâu dưới lòng sông - vốn là nơi trú ẩn có tầm quan trọng "sống còn" đối với vô số loài cá và cũng là nơi lưới cá của cư dân địa phương trong mùa khô.
Dự án phá ghềnh thác ngay bước đầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên sự cân bằng thủy học, khiến dòng nước sẽ chảy nhanh và siết hơn, gây sụp lở bờ sông cùng phá hủy các loại hoa màu trồng ven sông, gây tác hại tức thời trên sinh cảnh và đời sống cư dân các nước Miến Điện, Thái Lan và Lào, chưa kể tới ảnh hưởng dây chuyền trên đời sống cư dân của hai nước ở xa dưới nguồn là Cam Bốt và Việt Nam.
Dự án phá ghềnh thác ngay bước đầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên sự cân bằng thủy học, khiến dòng nước sẽ chảy nhanh và siết hơn, gây sụp lở bờ sông cùng phá hủy các loại hoa màu trồng ven sông, gây tác hại tức thời trên sinh cảnh và đời sống cư dân các nước Miến Điện, Thái Lan và Lào, chưa kể tới ảnh hưởng dây chuyền trên đời sống cư dân của hai nước ở xa dưới nguồn là Cam Bốt và Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc tới ở đây, là không phải chính quyền Hà Nội hay Nam Vang, nhưng chính mấy tổ chức nhỏ bé của cư dân Miến Điện sống dưới độ quân phiệt chưa hề có tự do ấy lại đã lên tiếng đòi hỏi quyền sống cho hai nước láng giềng rất xa họ, rằng: "Kế hoạch khai thông sông Mekong phải có được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia nơi có con sông Mekong chảy qua bao gồm cả Cam Bốt và Việt Nam".
Đứng trước những tai ương, đến bao giờ thì người dân Việt Nam và Cam Bốt mới được thông báo một cách đầy đủ và cả quyền được tham gia ý kiến ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét