Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Mỹ bác bỏ 'vùng đặc quyền' của Trung Quốc trên Biển Đông - NV

WASHINGTON (NV) - Chính phủ Hoa Kỳ đã nói với phía Trung Quốc là họ sẽ không công nhận vùng đặc quyền trên Biển Đông và coi hành động đó là “gây mất ổn định” ở khu vực.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc bá quyền trên Biển Đông. (Hình: Getty Images)
<!->
Phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Robert Work, cho báo giới hay như vậy hôm Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016.
Gần đây, một số giới chức quân sự và chính trị tại Hoa Thịnh Đốn bầy tỏ sự quan ngại về các phản ứng của Bắc Kinh khi thấy Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế tại La Haye chuẩn bị ra phán quyết có thể bất lợi cho họ. Philippines đã kiện Trung Quốc phản bác tuyên bố đường “Lưỡi Bò” của Bắc Kinh. Cái “Lưỡi Bò” này chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông mà nhiều chỗ liếm sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là Việt Nam và Philippines.
Hoa Thịnh Đốn quan ngại là Bắc Kinh có thể tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông như họ từng tuyên bố như thế đối với vùng biển Hoa Đông ba năm trước khi tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản.
“Tôi không tin là họ (Trung Quốc) có căn bản pháp lý quốc tế và chúng tôi đã từng tuyên bố nhiều lần là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu chạy, máy bay bay qua tất cả các vùng biển và không phận mà luật lệ quốc tế cho phép.” Ông Work nói, theo tường thuật của thông tấn Reuters.
“Chúng tôi đã nói hoàn toàn rành rẽ với phía Trung Quốc và cho họ biết rằng một “vùng nhận dạng phòng không” sẽ gây mất ổn định (ở khu vực). Chúng tôi muốn các nước tuyên bố chủ quyền (chồng chéo) trên Biển Đông giải quyết qua trọng tài và không dùng võ lực hay ức hiếp.” Ông nói.
Phụ tá Work nói với báo chí trước khi chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình đến Hoa Thịnh Đốn dự một hội nghị thượng đỉnh trong tuần này với Tổng Thống Barack Obama và một số lãnh tụ Á Châu khác.
Hoa Kỳ gần đây đã lên án Bắc Kinh làm tăng thêm căng thẳng khi chuyển các giàn hỏa tiễn phòng không và hỏa tiễn chống tàu chiến đến đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Ngược lại, báo chí Bắc Kinh la lối ầm ĩ là Mỹ “quân sự hóa Biển Đông” khi cho chiến hạm và máy bay tuần tiễu trên Biển Đông, xâm phạm vào cả các “vùng đặc quyền” của họ, dù đó là những vùng biển đảo cướp của Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày Thứ Tư, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố tại Manila rằng các phi đạo trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa là cho các nhu cầu quân sự, không phải cho các chuyến bay cứu trợ nhân đạo gì cả.
“Các phi đạo mà họ xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa là nhằm phục vụ các máy ban ném bom chiến lược, không phải các máy bay chở hàng cho các vụ cứu trợ nhân đạo hay thiên tai,” bà Colin Willet, phụ tá ngoại trưởng Mỹ tại Vụ Đông Á Châu và Thái Bình Dương, nói với một nhóm ký giả từ tòa đại sứ Mỹ ở Manila qua hệ thống viễn liên.
Bắc Kinh nói dối rằng các cơ sở và phi trường trên các đảo nhân tạo khổng lồ đó là nhằm phục vụ nghiên cứu và cứu trợ nhân đạo. Ngay từ năm ngoài, nhiều chuyên gia phân tích thời sự cũng như chính giới Mỹ đều cho rằng việc Bắc Kinh tuyên bố “Vùng nhận dạng phòng không” trên Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian. Viên chức Mỹ từng tố cáo Bắc Kinh đưa một số hỏa tiễn phòng không đến mấy đảo nhân tạo ở Trường Sa.
“Khi các nước đặt các võ khí tại các tiền đồn rồi biến chúng thành những cái chỉ có thể mô tả là căn cứ quân sự thì chúng làm căn cứ để các nước khác bắt chước và làm tăng nguy cơ xung đột cũng như triển vọng giải pháp ngoại giao,” bà Willet nói. (TN)

Không có nhận xét nào: