Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại.Thật tôi không thể hiểu nổi tại sao mấy ông xếp lại có thể nhẫn tâm bỏ lại lính tráng mà chạy lấy thân như vậy, trong khi tình hình đâu đến nỗi.Những loại ông xếp vô liêm sỉ này trong quân đội chắc chắn không phải là ít. Không hiểu hiện giờ ở khắp Quảng Trị, Thừa Thiên này có bao nhiêu đơn vị nhỏ còn đang phải thi hành nhiệm vụ nào đó trong khi các ông xếp của họ đã ung dung ở Ðà Nẵng hoặc Sài Gòn.
<!->
Bao nhiêu gian truân, bao nhiêu xương máu, bao nhiêu xác người, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của bạn bè, của anh em đồng đội tôi đã đổ xuống cho cái vùng địa đầu nghiệt ngã này. Bản thân tôi cũng đã hai lần đổ máu ở nơi này, bây giờ bỗng chốc bỏ đi, hỏi ai là người không tức tưởi. Ðù má những thằng chịu trách nhiệm trong vụ bỏ Huế này, lịch sử sẽ bôi tro trát trấu vào mặt chúng! Những ai đã từng tuyên bố, từng hô hào tử thủ Huế giờ này ở đâu?
Ðằng này, cả lữ đoàn trưởng lẫn lữ đoàn phó bỏ lữ đoàn lại mà chạy, trời đất ơi, đại tá lữ đoàn trưởng, trung tá lữ đoàn phó Thủy Quân Lục Chiến đào ngũ khi đối diện với địch quân. Tôi không phải là chánh án tòa án quân sự mặt trận, tôi cũng không phải là một sĩ quan thượng cấp để ra lệnh thi hành bản án tử hình theo quân luật hai ông xếp lớn này, nhưng tôi là một thằng Thủy Quân Lục Chiến, tôi sẽ nhục nhã như thế nào khi những người của các binh chủng khác nói đến chuyện này. Sĩ quan cao cấp của Thủy Quân Lục Chiến mà lại hèn đến thế sao? Buồn thật!
Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh: "Ðụ mẹ, có xuống không?" "Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với." "Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn." "Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này." "Ðụ mẹ, một." "Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh." "Ðụ mẹ, hai." "Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà." "Ðụ mẹ, ba." Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ. Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng.
Chạy thì cứ chạy, không lẽ mọi người đã chạy mà mình lại không chạy, nhưng thực sự tôi không hiểu là chạy để làm gì, và chạy đi đâu, chạy về hướng nam tức là chạy về phía cửa Tư Hiền. Tôi chẳng buồn nghĩ là chạy về đó rồi sẽ làm gì, và mình có chạy nổi về đó hay không. Phước râu đề nghị: “Hồi nãy tụi nó tự tử nhiều quá, hay là mình tự tử luôn đi ông thầy.” Khải máy góp ý: “Có lý đó ông thầy. Mình chạy như vầy để làm cái gì?” “Không, tụi mày ngu thấy mẹ. Người ta cắt đất để giao cho Việt Cộng. Tụi mình dở nên mình bị kẹt. Nếu bị bắt cũng chừng vài tháng chứ mấy, khi nào được trao trả về, đụ mẹ, đánh lại.” “Làm tù binh của Việt Cộng chịu gì nổi ông thầy.”
Cao Xuân Huy
(trích từ truyện Tháng 3 Gãy Súng)
Những hình ảnh
Chiếc xà lan (barge) chở đầy dân Miền Trung VNCH đang rời khỏi cảng Đà Nẵng ngày 01 - 04 - 1975
Tàu chở TQLC/QLVNCH & dân di tản sắp vào cảng Cam ranh từ Đà nẵng đến.
Tàu di tản tháng 4 - 1975 di chuyển gần đảo Côn sơn
Dân di tản cố lội ra biển để gần chiếc tàu đang neo đậu để mong được leo lên tàu thoát khỏi Việt cộng đang truy đuổi trên bờ. (The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975 - Exodus.; Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)
Dân chúng dùng đủ mọi phương tiện vận chuyển đường bộ để di tản nhanh chóng trước khi Việt cộng đến.
Nhân viên & dân chúng xếp hàng bên ngoài Tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Thủ đô Sài gòn của VNCH để nộp gấy tờ cần thiết xin ra khỏi Việt nam bằng phi cơ; (Saigon 1975 - Embassy of the United States)
Người dân thoát khỏi sự truy đuổi của Việt cộng đã lên được tàu thủy, họ đem theo bất kỳ thứ gì mang theo được, kể cả xe gắn máy
Tàu HQ-504 Hải quân QLVNCH đã đến cảng Vũng tàu, với 7000 dân di tản chen chúc nhau Trên 20.000 di tản từ Huế, Đà nẵng, Nha trang Vịnh Cam ranh đã đến Vũng tàu, cảng duy nhất còn dưới quyền kiểm soát của chính phủ VNCH (Photo credit should read STAFF/AFP/Getty Images; & (The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975)
Đoàn xe di tản trên đường 7B từ Phú bổn đi Tuy hòa cuối tháng 3-1975 trong cuộc di tản rút bỏ cao nguyên thuộc khu vực trách nhiêm của Quân đoàn II QLVNCH.
Quế tướng công, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lịnh QĐ3 &QK3 đã bỏ đất, bỏ lính, bỏ dân, tìm cách trốn khỏi Việt Nam khi VN chưa mất vào tay CS
Đại tá Lê Khắc Lý, TMT/QĐ2&QK2, đã bỏ đất, bỏ lính, bỏ dân chạy trốn khỏi nước trước ngày 30-4-1975
Sau khi đã được di tản ra khỏi VN, một hàng người tị nạn Việt rời khỏi trực thăng MHM-463 đựoc hướng dẫn đến khu tạm cư của họ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1999, hai ngày trước kỷ niệm ngày mất Ban Mê Thuột (10-03-1975) cách đó 24 năm, Tổng thống Gerald Ford, vị Tổng Tư lệnh tối cao của Quân lực Hoa kỳ trong thời gian Sài gòn thất thủ đã nói:
“Ngày Sài gòn thất thủ có lẽ là ngày hãi hùng nhất trong cượng vị Tổng thống đối vơi tôi. Tôi nghĩ là chúng ta đã thực hiện một nỗ lực rất hào hùng và chúng ta đã làm được những gì tôt đẹp nhất trong một tình huống tồi tệ nhất. Tôi nhìn biến cố đó như là một nỗi buồn của một sự rút chạy mà tôi sẽ không bao giờ quên.”
(Cựu Tông thống Gerald Ford, Newsweek Magazine, 08-03-1999)
Trẻ em mồ côi tại các cônhi viện Sài gòn được Không lực Hoa kỳ dùng máy bay C-135 di tản ra khỏi Việt nam cuối tháng 4-1975(Operation Baby Lift Orphans)
Cao Xuân Huy và Hình Ảnh Tháng 3 Gẫy Súng
Từ Bạn Văn Nghệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét