Hôm nay ngày mùng 6 tháng 2 (âm lịch), là ngày giỗ Hai Bà Trưng.
Thượng Tân Thị: Văn tế Hai Bà Trưng
Hỡi ôi!
Nợ nước thù nhà,
Tình em nghĩa chị,
Lằn tên đạn chuyển rung trời đất;
Quyết ra tay trừ sạch lũ tham tàn;
Chéo yếm khăn đùm, bao bọc non sông,
Dầu thất bại cũng nên trang nghĩa khí,<!->
Nhớ hai Bà xưa:
Một gái kiên trinh,
Dáng người hùng vĩ,
Trên tay đủ lối côn quyền;
Trong bụng chứa đầy mưu trí;
Dòng dõi vốn Rồng Tiên xuất thế; sanh nhằm cửa Trương Công.
Lứa đôi nhờ tơ nguyệt se duyên, gá nghĩa cùng chàng Thi Thị;
Tình chồng vợ là tình tấm mắn, chỉ non thề biển, cùng nhau chọn chữ xướng tùy.
Nghĩa chị em là nghĩa thịt xương, tạc đá ghi vàng giữ dạ vẹn niềm chung thủy.
Giận Tô Định làm quan Thái thú, đã tham lam còn giết kẻ thế cô.
Thương Nam Giao là cõi ly minh, có văn hóa mà để người chiếm trị.
Cờ nương tử theo chiều gió phất, bốn phương hào kiệt về chật đất Mê Linh.
Trống tướng quân lẫn tiếng trời gần, muôn đội tỳ hưu, đóng quanh vòng Giao Chỉ.
Chiếm địa thế lập nên đồ trận; đông có mầy, tây có tao.
Xem thiên thơ chưa định cõi bờ; Nam của ngộ, Bắc của nị.
Đánh một trận như ngói tan trúc chẻ, đống xương vô định chất bằng đầu.
Giữ ba năm có thành vững ao bền, giọt máu đồng cừu hăng sửa chí.
Cỏ để lúa, cá trôi về biển thẳm, hãi hùng xô đành nhục mất linh oai.
Đông chuyển mưa, nước chảy đến non Đoài, khủng khiếp Hán kíp điều thêm tướng sĩ.
Lão Mã Viện xưng là quắc thước; kéo binh sang từ Hiệp Phố đến Trường Sa.
Chúa Bình Khôi thiệt cũng anh tài, giúp chị đánh với Lưu Long cùng Đoàn Chí.
Trận thứ nhất, nơi hồ Lảng Bạc, trường đua tranh dễ nhượng sức quân Ngô.
Trận thứ nhì, ở suối Cẩm Khê, bề tấn thối khó như cờ nước bí.
Cơ trời khiển sao chịu vậy, mất cũng như còn.
Vận nước xuôi thế thì thôi; thới rồi lại bỉ.
Sức yếu phải toan tìm chước, sông Hát Giang ngọc đắm hương chìm.
Khí thiêng khi đã về thần, cõi Cù Việt tre nêu lụa ký;
Ôi! Thôi! Thôi
Gió thổi cơn sầu,
Mưa tuôn hạt lụy,
Mái dinh hư quay mãi không ngừng,
Xe tạo hóa đưa hoài cũng nghỉ.
Mở nghiệp nước, trước nối theo Hồng Lạc, mau hay lâu, suy hay thạnh nhi nữ cũng xem thường.
Dựng ngôi vua, sau tiếp có Đinh, Lê, mạnh hay yếu, nên hay thua anh hùng nào dám ví;
Một tay hai bà gây dựng, thâu Lĩnh Nam hơn sáu chục huyện thành.
Muôn thuở nước thơm tho, trải thương hải đã hai mươi thế kỷ.
Hồn tráng liệt dựa nương hăm mấy triệu, lào lào như bóng thỏ vừng ô.
Khôi tinh anh tỏ rạng một phương trời, chói chói với cung Lê điện Lý.
Khí tiết tài non vòi vọi, bao vòng theo núi Tam Điệp, núi Tản, núi Kim;
Tiếng tăm như sóng đùng đùng, tràn khắp cả sông Cửu Long, sông Hương, sông Nhị;
Lễ kỷ niệm tháng hai, mùng sáu, lửa hương nghi ngút, vái van cùng Đất Việt Trời Nam
Giúp đồng bào học một hay mười, xiêm áo rỡ ràng theo dòng dõi với thầy Âu bạn Mỹ.
Than ôi!
Thượng hưởng!
(Giải nhất văn chương báo Phụ Nữ Tân Văn, 1934, kỷ niệm ngày giỗ Hai Bà Trưng 1934)
Nhạc: Đôi mắt người Sơn Tây
Phạm Đình Chương - Quang Dũng -Thái Thanh - NNS
Trên đầu súng ta đi
Anh Việt Thu - Quốc Khanh - Đan Nguyên - Gs TranNamgPhung -NNS
Tình thân,
NNS
Nợ nước thù nhà,
Tình em nghĩa chị,
Lằn tên đạn chuyển rung trời đất;
Quyết ra tay trừ sạch lũ tham tàn;
Chéo yếm khăn đùm, bao bọc non sông,
Dầu thất bại cũng nên trang nghĩa khí,<!->
Nhớ hai Bà xưa:
Một gái kiên trinh,
Dáng người hùng vĩ,
Trên tay đủ lối côn quyền;
Trong bụng chứa đầy mưu trí;
Dòng dõi vốn Rồng Tiên xuất thế; sanh nhằm cửa Trương Công.
Lứa đôi nhờ tơ nguyệt se duyên, gá nghĩa cùng chàng Thi Thị;
Tình chồng vợ là tình tấm mắn, chỉ non thề biển, cùng nhau chọn chữ xướng tùy.
Nghĩa chị em là nghĩa thịt xương, tạc đá ghi vàng giữ dạ vẹn niềm chung thủy.
Giận Tô Định làm quan Thái thú, đã tham lam còn giết kẻ thế cô.
Thương Nam Giao là cõi ly minh, có văn hóa mà để người chiếm trị.
Cờ nương tử theo chiều gió phất, bốn phương hào kiệt về chật đất Mê Linh.
Trống tướng quân lẫn tiếng trời gần, muôn đội tỳ hưu, đóng quanh vòng Giao Chỉ.
Chiếm địa thế lập nên đồ trận; đông có mầy, tây có tao.
Xem thiên thơ chưa định cõi bờ; Nam của ngộ, Bắc của nị.
Đánh một trận như ngói tan trúc chẻ, đống xương vô định chất bằng đầu.
Giữ ba năm có thành vững ao bền, giọt máu đồng cừu hăng sửa chí.
Cỏ để lúa, cá trôi về biển thẳm, hãi hùng xô đành nhục mất linh oai.
Đông chuyển mưa, nước chảy đến non Đoài, khủng khiếp Hán kíp điều thêm tướng sĩ.
Lão Mã Viện xưng là quắc thước; kéo binh sang từ Hiệp Phố đến Trường Sa.
Chúa Bình Khôi thiệt cũng anh tài, giúp chị đánh với Lưu Long cùng Đoàn Chí.
Trận thứ nhất, nơi hồ Lảng Bạc, trường đua tranh dễ nhượng sức quân Ngô.
Trận thứ nhì, ở suối Cẩm Khê, bề tấn thối khó như cờ nước bí.
Cơ trời khiển sao chịu vậy, mất cũng như còn.
Vận nước xuôi thế thì thôi; thới rồi lại bỉ.
Sức yếu phải toan tìm chước, sông Hát Giang ngọc đắm hương chìm.
Khí thiêng khi đã về thần, cõi Cù Việt tre nêu lụa ký;
Ôi! Thôi! Thôi
Gió thổi cơn sầu,
Mưa tuôn hạt lụy,
Mái dinh hư quay mãi không ngừng,
Xe tạo hóa đưa hoài cũng nghỉ.
Mở nghiệp nước, trước nối theo Hồng Lạc, mau hay lâu, suy hay thạnh nhi nữ cũng xem thường.
Dựng ngôi vua, sau tiếp có Đinh, Lê, mạnh hay yếu, nên hay thua anh hùng nào dám ví;
Một tay hai bà gây dựng, thâu Lĩnh Nam hơn sáu chục huyện thành.
Muôn thuở nước thơm tho, trải thương hải đã hai mươi thế kỷ.
Hồn tráng liệt dựa nương hăm mấy triệu, lào lào như bóng thỏ vừng ô.
Khôi tinh anh tỏ rạng một phương trời, chói chói với cung Lê điện Lý.
Khí tiết tài non vòi vọi, bao vòng theo núi Tam Điệp, núi Tản, núi Kim;
Tiếng tăm như sóng đùng đùng, tràn khắp cả sông Cửu Long, sông Hương, sông Nhị;
Lễ kỷ niệm tháng hai, mùng sáu, lửa hương nghi ngút, vái van cùng Đất Việt Trời Nam
Giúp đồng bào học một hay mười, xiêm áo rỡ ràng theo dòng dõi với thầy Âu bạn Mỹ.
Than ôi!
Thượng hưởng!
(Giải nhất văn chương báo Phụ Nữ Tân Văn, 1934, kỷ niệm ngày giỗ Hai Bà Trưng 1934)
Nhạc: Đôi mắt người Sơn Tây
Phạm Đình Chương - Quang Dũng -Thái Thanh - NNS
Trên đầu súng ta đi
Anh Việt Thu - Quốc Khanh - Đan Nguyên - Gs TranNamgPhung -NNS
Tình thân,
NNS
1. Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Phạm Huy Sơn: Lễ Hai Bà Trưng và truyền thống anh hùng chống ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam
Lịch sử của bất cứ dân tộc nào cũng có lúc nhục, lúc vinh. Tại châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ý... từng bị Hy Lạp rồi La Mã đô hộ cả ngàn năm. Tây Ban Nha bị một nước nhỏ ở Bắc Phi là Ma Rốc cai trị gần 1000 năm.
Trung Hoa, một nước từ trước tới nay thường tự đề cao là thiên triều, xưa kia đã từng có thời kỳ phải triều cống dưới hình thức thuế cho các dân tộc ở bên kia Vạn Lý Trường Thành hàng năm để được sống yên ổn. Nhưng cũng không được yên ổn mãi mãi mà bị hết người Mông Cổ đến người Mãn Châu cai trị rồi người phương Tây Anh, Pháp, Nga, Đức, Bồ… xâu xé làm bao nhiêu mảnh, chưa kể người Nhật sát nhập quần đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ thành lãnh thổ Nhật cho tới năm 1945, khi Nhật đầu hàng người Mỹ bởi 2 trái bom nguyên tử mới lại trở về dưới sự cai trị của người Trung Hoa.
Dân tộc Việt Nam chúng ta cũng không thoát khỏi tình trạng ấy khi bị người Tàu đô hộ cả ngàn năm, từ năm 111 trước TL đến năm 939 sau TL. Lịch sử còn ghi lại trong thời kỳ đen tối kéo dài đó, dân tộc chúng ta đã quật cường chống lại những mưu toan thâm độc diệt chủng và đồng hóa của người Tàu. Tổ tiên chúng ta vẫn bảo tồn được nòi giống và lấy lại được nền độc lập từ năm 939 với chiến thắng trên sông Bạch Đằng do tài cầm quân của vua Ngô Quyền.
Trước đó mấy trăm năm, dân tộc chúng ta giành được độc lập dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng. Thời kỳ độc lập đầu tiên ấy ngắn ngủi trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43 sau TL) nhưng đã tạo lòng tự tin và bồi đắp thêm tinh thần quật cường của dân tộc để đem lại chiến thắng quyết định sau cùng vào năm 939. Từ năm 111 TTL đến năm 40 STL, có mấy cuộc khởi nghĩa bị quân Tàu đánh bại và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã chiến thắng, đã quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, lá cờ độc lập tung bay trong toàn cõi làm lòng người náo nức và tự hào, tự tin vào tinh thần quật cường bảo tồn nòi giống và đất nước.
Tinh thần ấy được nối tiếp và bùng lên với cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh 200 năm sau, năm 248, tại các huyện Triệu Sơn, Như Thanh, Nông Cống tiến lên đánh chiếm huyện lỵ Tư Phố ở Thanh Hóa làm quân Tàu run sợ:
Hoành qua đương hổ dị / Đối diện Bà Vương nan.
Tạm dịch: Múa giáo đánh cọp dễ / Đối mặt vua Bà thì nguy.
Tuy cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu không thành nhưng đã bùng lên ngọn lửa truyền thống bất khuất để chuyển tiếp cho các thế hệ sau. Một điều rất ngạc nhiên là Hai Bà Trưng cũng như phần lớn các nữ tướng của hai bà đều là những phụ nữ rất trẻ tuổi, mới ngoài tuổi đôi mươi và Bà Triệu khởi nghĩa khi vừa tròn 23 tuổi.
Phụ nữ Việt Nam thật đáng kiêu hùng!
Vào thời Pháp thuộc cũng có những bậc nữ anh hùng với hùng tâm Trưng Triệu nổi lên chống ngoại xâm như bà Đặng Thị Nhu đã cùng với chồng là cụ Đề Thám bao nhiêu năm kháng chiến ở chiến khu Yên Thế làm cho quân Pháp phải lao đao, run sợ. Nối gót bà Đặng Thị Nhu là Cô Bắc, Cô Giang, Cô Tâm và rất nhiều phụ nữ khác đã sát cánh cùng với các bậc anh hùng Nguyễn Thái Học, Ký Con Đoàn Trần Nghiệp, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn… của Quốc Dân Đảng mở cuộc khởi nghĩa năm 1930 lúc các cô ở tuổi 18, 20, ngoài 20.
Ngày nay dân tộc và đất nước lại đứng trước nạn xâm lăng từ phương Bắc, nữ lưu Việt Nam cả nước một lần nữa đem hùng tâm Trưng Triệu cùng với nam giới quyết ngăn cản quân xâm lăng và đấu tranh với kẻ nội thù là đảng csVN đang tâm bán nước cho kẻ thù của dân tộc. Hơn 1.000 km2 đất liền đã mất, hơn 20.000 km2 biển đã mất, Hoàng Sa mất và bây giờ kẻ thù đang lăm le lấy cả Trường Sa. Trước nguy cơ đó, những phụ nữ đầy hùng tâm dũng chí như cụ Lê Hiền Đức, bà Bùi Thị Minh Hằng và những người tuổi trẻ Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Tạ Phong Tần, Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy, Hồ Thị Bích Khương… và biết bao nhiêu phụ nữ khác đang âm thầm hoạt động và đang đối mặt với tù đày, tra khảo bất cứ lúc nào nhưng không có gì có thể làm họ nhục chí...
Truyền thống bất khuất của dân tộc, của Bà Trưng, Bà Triệu, Cô Bắc, Cô Giang luôn chảy trong huyết quản họ, đốt cháy trái tim họ. Ý nguyện bảo vệ giống nòi, đất nước khắc sâu trong tâm hồn họ, là lẽ sống của họ, phụ nữ Việt Nam.
(ii) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Những căn bệnh của Việt Nam
Nghĩ đến Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan tâm nhất là tính cách của con người.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã nêu lên những tính xấu của người Việt Nam hiện nay, như sự độc ác, thù hằn, tham lam, hoang tưởng và khoe khoang. Theo tôi, ba tính xấu đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối và vô cảm.
Xin nói ngay, ở đây, có hai điều cần được nhấn mạnh: Thứ nhất, những tính xấu ấy ở đâu cũng có. Vấn đề chỉ là mức độ. Cần thành thực nhìn nhận là mức độ ích kỷ, giả dối và vô cảm ở Việt Nam rất trầm trọng và đáng báo động. Thứ hai, nói tính xấu của người Việt Nam là ích kỷ, giả dối và vô cảm không có nghĩa là cho mọi người Việt Nam đều ích kỷ, giả dối và vô cảm. Không phải. Xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu. Vấn đề là tỉ lệ. Không thể phủ nhận được là ở Việt Nam hiện nay những người tốt, thẳng thắn, ngay thật, biết nghĩ đến người khác và biết quan tâm đến đất nước khá hiếm.
Tính ích kỷ là một hiện tượng khá mới ở Việt Nam. Văn hoá Việt Nam, từ trước đến nay, dưới mắt của hầu hết các học giả, là nặng tính cộng đồng hơn tính cá nhân chủ nghĩa. Nền tảng của quan hệ giữa người và người, trước, xây dựng trên làng; sau, trên tình láng giềng, thường đề cao sự tương thân, tương ái. Người ta sống theo phương châm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Rất phổ biến hiện tượng cả làng xúm vào giúp đỡ nhau trong những ngày có tang hoặc có giỗ. Mỗi người giúp một tí. Bây giờ thì khác. Người ta thường dửng dưng trước những nỗi đau của đồng bào và đồng loại. Báo chí thường tường thuật sự kiện nhiều người bị tai nạn ngoài đường mà không có ai giúp đỡ cả. Người bị nạn nằm giẫy giụa, ngắc ngoải, thoi thóp, mọi người vẫn mặc kệ, chỉ đứng nhìn, không hề ra tay cứu giúp. Trong việc làm ăn buôn bán cũng vậy. Biết cho hoá chất độc hại vào thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người khác, người ta vẫn làm, miễn là có lợi. Trong ngành du lịch, biết lừa người khác sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu và đất nước, người ta vẫn làm.
Nhưng ích kỷ nhất là giới lãnh đạo đảng Cộng sản. Nói chuyện với các cán bộ vào ngày 4 tháng 3 vừa qua, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải cho việc cải cách hành chính trong địa phương không có gì là khó. Theo ông, nguyên nhân chính là sự ích kỷ. Ông kêu gọi: “Hãy bỏ cái tôi, bỏ cái ích kỷ của từng cơ quan, tổ chức ra ngoài là chúng ta làm được cải cách hành chính.” Nhưng sự ích kỷ không phải chỉ xuất hiện ở giới lãnh đạo địa phương. Ngay giới lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng và trong cả nước cũng vậy. Biết việc độc quyền sẽ gây tai hoạ cho đất nước, người ta vẫn làm. Biết nhiều chính sách làm hàng chục triệu người dân mất tự do cũng như mất quyền làm người, người ta vẫn làm. Biết tham nhũng làm kinh tế lụn bại, dân chúng lầm than, người ta vẫn làm. Biết việc duy trì quan hệ hữu nghị “viển vông” (nói theo chữ của Nguyễn Tấn Dũng) chỉ dẫn đến hoạ mất chủ quyền trên biển và đảo Việt Nam, người ta vẫn làm. Không đâu sự ích kỷ ấy thể hiện rõ cho bằng trong câu châm ngôn “còn đảng, còn mình” của công an: Người ta chỉ nghĩ đến mình, còn đất nước thì mặc kệ.
Đặc điểm thứ hai trong tính cách của phần lớn người Việt Nam hiện nay là giả dối. Trên trang blog và facebook của mình, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện sống tại Sydney, Úc, viết: “Thói giả dối ở Việt Nam lên ngôi và nó hiện diện hầu như trong tất cả giai tầng. Học sinh nói dối. Người lớn nói dối. Giới khoa bảng cũng nói dối. Càng học cao càng nói dối nhiều. Người làm chính trị đạo đức giả và nói dối. Giới kinh doanh gian dối. Học hành giả dối. Khoa học giả dối. Có thể nói không ngoa rằng xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội giả dối.”
Tôi chỉ xin nói thêm: Cũng giống như sự ích kỷ, thành phần giả dối nhất ở Việt Nam hiện nay là giới lãnh đạo. Họ nói dối về thực trạng đất nước: thay vì nhìn nhận Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn và lạc hậu, họ cứ ra rả tuyên truyền là đất nước văn minh và tiến bộ. Thay vì nhìn nhận Việt Nam hiện nay là độc tài và toàn trị, họ huênh hoang tuyên bố là Việt Nam tự do và dân chủ, thậm chí, “dân chủ đến thế là cùng”. Thay vì nhìn nhận chính đảng Cộng sản là nguyên nhân gây nên tình trạng chiến tranh tàn khốc trước đây cũng như tình trạng trì trệ hiện nay, họ cho đảng của họ có công làm cho đất nước giàu mạnh và rực rỡ hơn hẳn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Thay vì nhìn nhận Trung Quốc là mối hiểm hoạ lớn nhất của dân tộc, họ vẫn lặp đi lặp lại phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” trong quan hệ với Trung Quốc. Họ nói dối ở khắp nơi. Trong hệ thống tuyên truyền cũng như trong hệ thống giáo dục: Ở đâu cũng đầy những dối trá. Hậu quả của hai tính cách ích kỷ và giả dối ấy khiến đa số người Việt Nam đâm ra vô cảm đối với đất nước. Kinh tế trì trệ: mặc kệ. Đạo đức suy đồi: mặc kệ. Xã hội băng hoại: mặc kệ. Giáo dục càng lúc càng xuống dốc: mặc kệ. Đất nước đối diện với nguy cơ bị mất biển đảo cũng như độc lập: mặc kệ. Những cuộc biểu tình với những lý do chính đáng nhất như lên án các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc và kêu gọi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam chỉ lôi kéo được một số rất ít, may lắm là vài trăm trên tổng dân số hơn 90 triệu người. Qua các thước phim quay cảnh các cuộc biểu tình tại Việt Nam, chúng ta không chỉ thấy sự ít ỏi của những người thực sự quan tâm đến đất nước mà còn thấy rõ sự hờ hững và dửng dưng của khách qua đường: Không có dấu hiệu cho thấy bất cứ một sự đồng cảm hay đồng tình nào cả.
Theo tôi, ba tính xấu vừa kể là những thử thách lớn nhất của người Việt Nam hiện nay. Với ba tính cách ấy, chúng ta không hy vọng gì chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ sớm. Ngay cả khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ba tính cách ấy cũng sẽ trở thành những trở ngại to lớn cho quá trình xây dựng một đất nước phát triển, ổn định, dân chủ và độc lập.
Nghĩ đến Việt Nam, chúng ta thường nghĩ ngay đến khía cạnh chính trị với những hiểm hoạ đến từ Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, cũng như hoạ độc tài toàn trị của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cần được chú ý, trong đó, nổi bật nhất là về phương diện văn hoá; trong văn hoá, yếu tố đáng quan tâm nhất là tính cách của con người.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã nêu lên những tính xấu của người Việt Nam hiện nay, như sự độc ác, thù hằn, tham lam, hoang tưởng và khoe khoang. Theo tôi, ba tính xấu đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối và vô cảm.
Xin nói ngay, ở đây, có hai điều cần được nhấn mạnh: Thứ nhất, những tính xấu ấy ở đâu cũng có. Vấn đề chỉ là mức độ. Cần thành thực nhìn nhận là mức độ ích kỷ, giả dối và vô cảm ở Việt Nam rất trầm trọng và đáng báo động. Thứ hai, nói tính xấu của người Việt Nam là ích kỷ, giả dối và vô cảm không có nghĩa là cho mọi người Việt Nam đều ích kỷ, giả dối và vô cảm. Không phải. Xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu. Vấn đề là tỉ lệ. Không thể phủ nhận được là ở Việt Nam hiện nay những người tốt, thẳng thắn, ngay thật, biết nghĩ đến người khác và biết quan tâm đến đất nước khá hiếm.
Tính ích kỷ là một hiện tượng khá mới ở Việt Nam. Văn hoá Việt Nam, từ trước đến nay, dưới mắt của hầu hết các học giả, là nặng tính cộng đồng hơn tính cá nhân chủ nghĩa. Nền tảng của quan hệ giữa người và người, trước, xây dựng trên làng; sau, trên tình láng giềng, thường đề cao sự tương thân, tương ái. Người ta sống theo phương châm “tối lửa tắt đèn có nhau”. Rất phổ biến hiện tượng cả làng xúm vào giúp đỡ nhau trong những ngày có tang hoặc có giỗ. Mỗi người giúp một tí. Bây giờ thì khác. Người ta thường dửng dưng trước những nỗi đau của đồng bào và đồng loại. Báo chí thường tường thuật sự kiện nhiều người bị tai nạn ngoài đường mà không có ai giúp đỡ cả. Người bị nạn nằm giẫy giụa, ngắc ngoải, thoi thóp, mọi người vẫn mặc kệ, chỉ đứng nhìn, không hề ra tay cứu giúp. Trong việc làm ăn buôn bán cũng vậy. Biết cho hoá chất độc hại vào thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người khác, người ta vẫn làm, miễn là có lợi. Trong ngành du lịch, biết lừa người khác sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu và đất nước, người ta vẫn làm.
Nhưng ích kỷ nhất là giới lãnh đạo đảng Cộng sản. Nói chuyện với các cán bộ vào ngày 4 tháng 3 vừa qua, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải cho việc cải cách hành chính trong địa phương không có gì là khó. Theo ông, nguyên nhân chính là sự ích kỷ. Ông kêu gọi: “Hãy bỏ cái tôi, bỏ cái ích kỷ của từng cơ quan, tổ chức ra ngoài là chúng ta làm được cải cách hành chính.” Nhưng sự ích kỷ không phải chỉ xuất hiện ở giới lãnh đạo địa phương. Ngay giới lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng và trong cả nước cũng vậy. Biết việc độc quyền sẽ gây tai hoạ cho đất nước, người ta vẫn làm. Biết nhiều chính sách làm hàng chục triệu người dân mất tự do cũng như mất quyền làm người, người ta vẫn làm. Biết tham nhũng làm kinh tế lụn bại, dân chúng lầm than, người ta vẫn làm. Biết việc duy trì quan hệ hữu nghị “viển vông” (nói theo chữ của Nguyễn Tấn Dũng) chỉ dẫn đến hoạ mất chủ quyền trên biển và đảo Việt Nam, người ta vẫn làm. Không đâu sự ích kỷ ấy thể hiện rõ cho bằng trong câu châm ngôn “còn đảng, còn mình” của công an: Người ta chỉ nghĩ đến mình, còn đất nước thì mặc kệ.
Đặc điểm thứ hai trong tính cách của phần lớn người Việt Nam hiện nay là giả dối. Trên trang blog và facebook của mình, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện sống tại Sydney, Úc, viết: “Thói giả dối ở Việt Nam lên ngôi và nó hiện diện hầu như trong tất cả giai tầng. Học sinh nói dối. Người lớn nói dối. Giới khoa bảng cũng nói dối. Càng học cao càng nói dối nhiều. Người làm chính trị đạo đức giả và nói dối. Giới kinh doanh gian dối. Học hành giả dối. Khoa học giả dối. Có thể nói không ngoa rằng xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội giả dối.”
Tôi chỉ xin nói thêm: Cũng giống như sự ích kỷ, thành phần giả dối nhất ở Việt Nam hiện nay là giới lãnh đạo. Họ nói dối về thực trạng đất nước: thay vì nhìn nhận Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn và lạc hậu, họ cứ ra rả tuyên truyền là đất nước văn minh và tiến bộ. Thay vì nhìn nhận Việt Nam hiện nay là độc tài và toàn trị, họ huênh hoang tuyên bố là Việt Nam tự do và dân chủ, thậm chí, “dân chủ đến thế là cùng”. Thay vì nhìn nhận chính đảng Cộng sản là nguyên nhân gây nên tình trạng chiến tranh tàn khốc trước đây cũng như tình trạng trì trệ hiện nay, họ cho đảng của họ có công làm cho đất nước giàu mạnh và rực rỡ hơn hẳn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Thay vì nhìn nhận Trung Quốc là mối hiểm hoạ lớn nhất của dân tộc, họ vẫn lặp đi lặp lại phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” trong quan hệ với Trung Quốc. Họ nói dối ở khắp nơi. Trong hệ thống tuyên truyền cũng như trong hệ thống giáo dục: Ở đâu cũng đầy những dối trá. Hậu quả của hai tính cách ích kỷ và giả dối ấy khiến đa số người Việt Nam đâm ra vô cảm đối với đất nước. Kinh tế trì trệ: mặc kệ. Đạo đức suy đồi: mặc kệ. Xã hội băng hoại: mặc kệ. Giáo dục càng lúc càng xuống dốc: mặc kệ. Đất nước đối diện với nguy cơ bị mất biển đảo cũng như độc lập: mặc kệ. Những cuộc biểu tình với những lý do chính đáng nhất như lên án các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc và kêu gọi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam chỉ lôi kéo được một số rất ít, may lắm là vài trăm trên tổng dân số hơn 90 triệu người. Qua các thước phim quay cảnh các cuộc biểu tình tại Việt Nam, chúng ta không chỉ thấy sự ít ỏi của những người thực sự quan tâm đến đất nước mà còn thấy rõ sự hờ hững và dửng dưng của khách qua đường: Không có dấu hiệu cho thấy bất cứ một sự đồng cảm hay đồng tình nào cả.
Theo tôi, ba tính xấu vừa kể là những thử thách lớn nhất của người Việt Nam hiện nay. Với ba tính cách ấy, chúng ta không hy vọng gì chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ sớm. Ngay cả khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ba tính cách ấy cũng sẽ trở thành những trở ngại to lớn cho quá trình xây dựng một đất nước phát triển, ổn định, dân chủ và độc lập.
(iii) Ts Jonathan London: Để sống hòa bình với bắt nạc ở bên ao
Hãy tưởng tượng bạn có một người hàng xóm, mà sau nhiều thế kỷ tương đối hòa bình bắt đầu tham dự vào hành vi bắt nạt. Người hàng xóm này, thường cả kiêu ngạo lẫn không thể nói phải trái với ông ta, vừa giầu có vừa mang một cái gậy lớn, hãy kêu rằng cái ao dọc theo chiều dài đất của bạn và ở phía nam của lãnh thổ mình là tài sản không thể tranh cãi của mình và của nhà ông ta từ xửa từ xưa. Hàng xóm bắt nạt này cứ khư khư lời tuyên bố này là một thực tế lịch sử, dù có nhiều bằng chứng là ngược lại.
Tệ hơn nữa, để thực thi các yêu sách của mình ngoài luật, người bắt nạt này đã bắt đầu xây dựng các hòn đảo ở các góc khác nhau của ao mà ông ta đang đặt các loại vũ khí rồi gần đây đã nói về kế hoạch cho phép người dân của mình đến sống. Từ trước đến nay ông ta đã sử dụng bạo lực và các đe dọa dùng bạo lực và hiện nay đang đưa dân của nhà mình vào một trận nổi giận, rồi nói với họ với phần còn lại của ao làng là ra để có được chúng. Trong khi gia đình của bạn đã đánh bắt cá trong ao này suốt nhiều đời, hàng xóm bắt nạt ấy tiếp tục quấy rối bạn và thậm chí đánh chìm và phá hủy thuyền của nhà bạn và phá hoại tàu thuyền ngư cụ, của cải của bạn. Gần đây, mô hình phá hoại này ngày càng tăng.
May mắn thay bạn còn có mối quan hệ với hàng xóm khác. Một trong số họ, người sống gần đó và bạn thân thiện với họ cũng có khiếu nại rất giống với vấn đề của riêng bạn, và thậm chí đã phàn nàn với cấp chính quyền cao hơn. Than ôi, hàng xóm thân thiện này lại tương đối yếu và không rõ liệu các quyết định của cấp chính quyền cao hơn liệu sẽ có đủ quyền lực không, nếu như người hàng xóm bắt nạt bạn từ chối lắng nghe. Gần đây, động thái này chỉ tăng cường không đỡ. Bạn làm mọi nỗ lực để thể hiện sự phản đối của bạn về sự bắt nạt của ông hàng xóm một cách lịch sự. Đôi khi ông tỏ ra tủ tế gặp bạn, đôi khi lại từ chối gặp. Nhưng ông luôn vỗ vai kiểu bề trên và ngầm hỗ trợ kiểu hối lộ kết hợp với đe dọa. Một số thành viên trong gia đình có nói về sự trừng phạt của người anh, họ cười trong lo lắng và hy vọng về tình bạn. Những người khác thì suy tư.
Một người hàng xóm cực mạnh sống ở khá xa nhà bạn; cho đến nay ông này thậm chí có thể được coi là một người ngoài cuộc. Nhưng tầm tay của người ngoài cuộc này có thể với dài tới ao nhà bạn và xung quanh cáo ao làng ấy và thực sự ông hàng xóm ngoài cuộc ấy đã hỗ trợ các “cộng đồng tốt” của ‘an ninh ao’ qua nhiều thập kỷ, chủ yếu là giữ người bắt nạt tại vùng ao làng ấy. Hơn thế nữa, người ngoài cuộc này duy trì sự hiện diện đáng gờm của ông ta trong vùng ao, ông ta có một liên minh lâu đời với người láng giềng yếu hơn của bạn, và đã cam kết sẽ bỏ qua sự bắt nạt bắt nạt hàng xóm của bạn. Hơi trớ trêu thay, người ngoài xa này trong nhiều thập kỷ qua đã đầu tư mạnh mẽ vào các doanh nghiệp kinh doanh được kiểm soát bởi hàng xóm bắt nạt và hai người này đã phát triển một mối quan hệ kinh doanh ồ ạt có lợi nhuận, điều đó đã giúp hàng xóm bắt nạt tích lũy sự giàu có và ảnh hưởng chưa từng có. Ý định thực hiện điều ảnh hưởng này, người bắt nạt đã tự gọi mình là một con sư tử thức dậy.
Trong bối cảnh này, hàng xóm bắt nạt đã phát triển quen với việc bỏ qua các cảnh báo và khiếu nại của người khác trong làng và dùng hành vi phạm tội với họ cũng như lờ đi cả sự hiện diện của ông ngoài cuộc kia. Đắc thắng với ưu thế của mình, hàng xóm bắt nạt tiếp tục nỗ lực mới của mình và gửi kèm theo tới người xung quanh ao, tuyên bố ao là tài sản không thể tranh cãi của mình. Tuy nhiên, hàng xóm bắt nạt, người sống ngay bên cạnh cửa nhà bạn là người có khả năng tàn phá gia đình của bạn, bạn lại có một số phụ thuộc kinh tế vào người này, ông ta chắc chắn sẽ có hành vi phạm tội nếu bạn không tham gia một liên minh với sức mạnh bên ngoài. Hơn nữa, nhiều lợi ích của bạn phù hợp với quyền lực nước ngoài, đó là dù sao trường hợp mà các thành viên trong khối riêng của bạn rất dễ bị ảnh hưởng của hàng xóm bắt nạt qua hối lộ và các hình thức khác nhau của sự lừa dối. Trong khi đó, sự tin tưởng của bạn với người ngoài cuộc có tiềm năng hữu ích lại ít hơn 100 phần trăm do cuộc chiến của bạn với anh ta vài thập kỷ trước, mà gia đình bị tử vong và thiệt hại nặng nề.
Cuối cùng, khả năng kháng cáo để được giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần từ các nước láng giềng gần xa bị hạn chế không chỉ bởi ảnh hưởng của hàng xóm bắt nạt với họ mà còn do đối trọng tương đối thấp, trong đó bạn còn được nắm giữ ao không phải do hành vi ứng xứ của bạn trong ao, mà để nói với bạn rằng bạn đã chấp nhận đàn áp và trừng phạt nặng các thành viên trong gia đình của mình. Trong khi không ai thích một hàng xóm bắt nạt, thông cảm với bạn là hạn chế. Trong khi mọi người muốn tin tưởng bạn và bạn nên tham gia vào các thỏa thuận có thể thuyết phục hàng xóm bắt nạt để thay đổi cách của mình, có sự miễn cưỡng lẫn nhau. Bạn lo sợ hàng xóm bắt nạt và bạn sợ mất quyền kiểm soát của gia đình riêng của mình. Cũng không phải là bạn đặc biệt tốt trong nguyên tắc và mục tiêu giao tiếp của bạn. Điều này dẫn bạn bị hiểu lầm,và làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Có lẽ bạn nên thử một cách tiếp cận khác. Bạn đã cầu xin hàng xóm bắt nạt mà không thành công, bây giờ bạn đã đủ thời gian để nhận ra rằng đây không phải chỉ là một vấn đề cá nhân, nó là một vấn đề của cộng đồng mà chỉ có thể được giải quyết bởi các cộng đồng rộng lớn hơn. Bạn thực hiện điều đó bằng cách thay đổi các quy tắc và cải thiện điều kiện trong hộ gia đình của bạn, bạn cũng có thể xây dựng lòng tin với các láng giềng của mình và muốn trở thành bạn với người bạn khác. Bạn thông báo cho cộng đồng mà không làm mếch lòng hàng xóm bắt nạt rằng bạn sẽ mời các nước láng giềng cũng như người ngoài cuộc thân thiện đến thăm ngôi nhà của bạn và sử dụng các bến cảng của bạn một cách thường xuyên, như vậy bất kỳ hành động nào của hàng xóm bắt nạt để cản trở việc truy cập bởi bất kỳ phương tiện nào đến hộ gia đình bạn và nguồn nước nhà bạn sẽ được xem như là một cuộc tấn công vào các hộ gia đình khác. Trong khi đó, điều cũng nằm trong quyền lợi của bạn, là bạn phải đồng thời tránh các hành động mà hàng xóm bắt nạt sẽ coi là hành động chống lại họ. Điều khó khăn với hàng xóm bắt nạt là họ không thể quyết định ai có thể tới nhà của bạn. Xây dựng (giải pháp) trên hỗ trợ cộng đồng và một kết quả một cuộc họp gần đây mà tại đó hàng xóm bắt nạt làng đã không có mặt, bạn giải quyết với hàng xóm của bạn để xử lý các vấn đề liên quan với các quan tòa làng, thậm chí là hàng xóm bắt nạt đã tuyên bố sẽ không tuân theo kết quả của nó.
Trong khi duy trì quan hệ tốt nhất có thể với hàng xóm bắt nạt, bạn phải vượt qua cây gây và củ cà rốt của mình và giảm dần sự phụ thuộc kinh tế vào anh ta, không phải là việc dễ dàng, cho khuynh hướng tự quan tâm của một số người trong hộ gia đình của bạn. Cuối cùng, với sự đốc thúc dai dẳng của các thành viên trong gia đình bạn cần có một cuộc họp gia đình và công bố các quy định về hộ gia đình của bạn sẽ thay đổi có hiệu lực ngay lập tức và các thành viên trong gia đình của bạn sẽ sống dưới cùng một quy tắc, một quyết định mà quyết định này chiến thắng bạn ngay lập tức một cách tôn trọng trước toàn thể làng xóm và cho phép khả năng có một nền hòa bình lâu dài, trong đó hộ gia đình của bạn và tất cả các thành viên của nó là độc lập hơn và tự do hơn và có thể sống trong hạnh phúc và tự do mà không sợ hãi. Có lẽ vậy. Ghi chép: tôi không thích từ “kẻ” và vì thế luôn luôn dùng từ hàng xóm.
(JL là người Mỹ, đang dạy ở Đại học Hongkong, tự viết bằng Việt ngữ và gởi trực tiếp đến DL)
(iv) VOA: "Hội chứng lo Trung quốc" ở Mỹ khiến Ông Trump nổi tiếng?
50% người Mỹ tin rằng Trung Quốc là cường quốc dẫn đầu thế giới về kinh tế, trong khi chỉ 37% tin Mỹ là nền kinh tế đứng đầu. Một khảo sát mới công bố của Gallup đã giúp giải thích phần nào sự nổi tiếng của ông Donald Trump, ứng cử viên dẫn đầu của Đảng Cộng hòa hiện nay trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, cũng như về những lo lắng của các cử tri Mỹ. Trước đây, ông Donald Trump từng cam kết sẽ áp thuế 45% lên các mặt hàng Trung Quốc để bù vào sự mất giá của đồng Nguyên mà ông nói là Bắc Kinh thao túng tiền tệ và đang giết chết các công ty của Mỹ.
Những kế hoạch tương lai cứng rắn nhắm vào Trung Quốc và một số nước châu Á của tỷ phú địa ốc Mỹ đã khiến cho Bắc Kinh lo lắng và lên tiếng cảnh báo Mỹ không nên thông qua những chính sách tiền tệ mang tính trừng phạt vì điều đó có thể phá vỡ mối quan hệ Mỹ-Trung, khi cơ hội trở thành tổng thống của ông Trump ngày càng tăng lên.
Tờ The Federalist nói nỗi lo ‘Trung Quốc đang giết chết chúng ta’ của người Mỹ chỉ là sự hoang tưởng vì nếu so sánh về GDP bình quân đầu người, số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy Mỹ đạt 54.629 đôla, trong khi Trung Quốc chỉ có 7.590 đôla. Bất chấp việc Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ tính về nhiều mặt, nhưng nhiều người Mỹ vẫn lo lắng Trung Quốc sẽ ‘vượt mặt’ Mỹ về GDP trong 20 năm tới. Bài viết trên The Federalist cho rằng mặc dù kinh tế Mỹ thực sự cũng có những vấn đề của nó, nhưng cho rằng quyền lực của nền kinh Trung Quốc đứng hàng đầu thì rõ ràng là một ảo tưởng. Việc tạo ra nhận thức kiểu như thế này là một chiêu trò về chính trị, khiến cho người dân tin vào những điều không có cơ sở.
Lý do ông Trump trở nên nổi tiếng và giành được nhiều sự ủng hộ về những chính sách liên quan đến Trung Quốc, theo tờ Weekly Standard, có lẽ do người Mỹ hy vọng ông Trump sẽ kiềm chế được Trung Quốc và thành công trong việc đưa GDP của nước Mỹ tăng mạnh trở lại. Khảo sát của Gallup được thực hiện từ ngày 3 – 7/2/2016, với 1.021 người tham gia trong độ tuổi từ 18 trở lên, sống ở tất cả các tiểu bang của nước Mỹ. (Theo Weekly Standard, The Federalist, Gallup)
*** Rick Shenkman (VOA): Donald Trump lôi cuốn cử tri có bộ não (suy nghĩ) 'thời đồ đá'
WASHINGTON—Khi chúng ta bước vào phòng bỏ phiếu, chúng ta buộc bộ não Thời kỳ đồ đá phải chịu đựng các vấn đề của thế kỷ 21, tác giả Rick Shenkman kết luận như vậy trong cuốn sách mới của ông có tên là Political Animal, tạm dịch là Các động vật chính trị.
Ông Shenkman nói sự chênh lệch giữa bộ não Thời kỳ đồ đá của chúng ta và thực tế của thế kỷ 21 đã đặc biệt có lợi cho ông Donald Trump, ứng viên đang dẫn đầu đảng Cộng hòa. "Tất cả chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta là những sinh vật có lý trí," ông Shenkman nói. Nhưng sau khi dành nhiều thời gian đọc các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học tiến hóa, các nhà thần kinh học, các nhà kinh tế học hành vi và nhiều người khác nữa, ông Shenkman kết luận rằng "khi đụng chạm đến chính trị, chúng ta chủ yếu đi theo bản năng." Những bản năng đó phục vụ chúng ta tốt khi chúng ta chỉ là những người săn bắn hái lượm gắn bó với nhau và sống thành các nhóm nhỏ từ 100 đến 150 người. Nhưng thế giới đã thay đổi theo rất nhiều cách, và trong nhiều trường hợp, "những gì mà chúng ta trải qua ở Thế Canh Tân không thể so sánh được," ông nói. "Vì vậy, phản ứng có tính bản năng của chúng ta có xu hướng không ăn nhập.". Hay nói cách khác, như phụ đề của cuốn sách, bộ não Thời kỳ đồ đá của chúng ta cản trở nền chính trị khôn ngoan.
Như đã thấy trên TV
Có một cách mà bộ não Thời kỳ đồ đá của chúng ta phản lại chúng ta: Là những sinh vật giao tiếp xã hội cao độ, chúng ta đã tiến hóa để có những mạch trong não chỉ xét đoán khuôn mặt trong tích tắc. Nhưng ông Shenkman nói chúng ta lại tin tưởng quá đáng vào những xét đoán mà chúng ta đưa ra từ các thông tin rất ít ỏi.
Các nhà nghiên cứu đã cho các đối tượng thử nghiệm xem hình ảnh của các ứng viên không quen thuộc và yêu cầu họ đánh giá năng lực của mỗi người. Các đối tượng chỉ được xem những bức ảnh trong chưa đến một giây. Tác giả Shenkman viết: "Ở tốc độ này, con người không đưa ra một phán xét chín chắn. Họ chỉ phản ứng mà thôi." . Mặc dù vậy, ứng cử viên mà các đối tượng đánh giá là có năng lực hơn dựa vào việc chỉ xem qua bức ảnh trong chưa đầy một giây lại là người chiến thắng trong 70% thời gian của cuộc bầu cử thử nghiệm.
Ông Shenkman nói kiểu đánh giá chớp nhoáng đó có thể tạm ổn khi chúng ta đã dành nhiều thời gian hơn với các nhà lãnh đạo của chúng ta và biết rõ. Tuy nhiên, "ngày nay, chúng ta chỉ thấy được người khác trên truyền hình. Chúng ta ngay lập tức đưa ra đánh giá họ là người thế nào, và họ có năng lực gì, cũng như họ có tính cách ra sao dựa trên những gì chúng ta nhìn thấy. Thế nhưng điều đó hết sức hời hợt.". Cử tri đã thấy ông Donald Trump trên truyền hình trong nhiều năm. Ông Shenkman cảnh báo, "Chỉ vì chúng ta nhìn thấy ai đó trên truyền hình không có nghĩa là chúng ta biết rõ họ, nhưng bộ não của chúng ta đánh lừa, làm chúng ta nghĩ là chúng ta có biết".
Suy nghĩ mang tính cảm xúc
Ông Shenkman cho rằng hai cảm xúc sơ khai - giận dữ và sợ hãi - đang dâng cao trong các cử tri Mỹ. Cả hai cảm xúc này đểu gây trở ngại cho việc đưa ra quyết định hợp lý. Và cả hai đều có lợi cho ông Trump.
Ông Shenkman nhận xét sự sợ hãi đối với người ngoài là một lợi thế cho tổ tiên chúng ta. Ông nói "Vào Thời kỳ đồ đá, khi bạn không thể tin tưởng người nào ngoài cộng đồng của bạn, đó là một bản năng rất có thể cứu mạng sống của bạn.". Các xã hội hiện đại hầu hết không chú ý đến bản năng đó. Nhưng "có những lúc người ta cảm thấy dễ bị tổn thương" - như khi họ có một nền kinh tế u ám và mối đe dọa về khủng bố - "thì đó chính là lúc cơ chế đã tiến hóa từ thời cổ đại đó thể được kích hoạt." Theo ông Shenkman, ông Trump đang bấm nút kích hoạt sự sợ hãi cổ đại đó bằng những đề nghị trục xuất hàng triệu người và cấm nhập cư người Hồi giáo. Sự giận dữ là một chủ đề phổ biến trong cuộc bầu cử năm nay. Ông nêu nhận xét "khi tức giận, người ta trở nên có đầu óc hẹp hòi."
Ông Shenkman dẫn ra một nghiên cứu trong đó các đối tượng đọc bản tin được bịa ra về một chủ đề gây tranh cãi. Người ta cũng cho họ các đường link để đọc thêm về chủ đề. Những người đã bị bản tin làm cho giận dữ đã không nhấp chuột tiếp vào các đường link. "Họ không muốn biết gì thêm nữa," ông nói.
Bộ não trong thế phấn chấn
Và một khi người ta đã có định kiến thì rất khó có thể thay đổi, ngay cả khi các dữ kiện có thật được trưng ra. Ông Shenkman nói điều đó có thể có ích cho tổ tiên chúng ta, khi các niềm tin của chúng ta đã giúp hình thành bản sắc về nhóm của chúng ta. Nhưng điều đó lại không tốt cho việc đưa ra quyết định hợp lý.
Trong một thí nghiệm làm mọi người ngỡ ngàng, các nhà nghiên cứu đưa các đối tượng thử nghiệm vào máy quét não và cho họ thấy bằng chứng rõ ràng rằng ứng viên yêu thích của họ đã có các tuyên bố đạo đức giả. Điều đó làm cho họ khó chịu. Nhưng nó đã không thay đổi suy nghĩ của họ. Trên thực tế, ông nói, "bộ não của họ ngay lập tức rơi vào chế độ phấn chấn," hoạt động tích cực để giảm đi thông tin mới và chặn những cảm xúc khó chịu mà nó đã kích hoạt. Khi trí não của họ đẩy bật các dữ kiện gây khó chịu, họ đã được đền đáp với một lượng serotonin tăng vọt tạo cảm giác dễ chịu.
Điều mà họ đã không làm đưa ra những đánh giá độc lập, hợp lý có thể làm họ thay đổi ý kiến. Tiếc thay, "đó là điều đối lập của lý trí," ông Shenkman nhìn nhận. Trong một nền dân chủ, đó là một vấn đề.
Cuộc cách mạng cử tri
Ông nói điều đáng mừng là "nếu bạn nhận thức được về tất cả những cách khác nhau mà bô não của chúng ta đánh lừa chúng ta, thì ít ra bạn có thể tự mình nhận ra khi nào bạn đang có một phản ứng mang tính bản năng," và bạn có thể bắt đầu cố gắng chống lại điều đó. Cũng giống cách mà cuộc cách mạng tiêu dùng thời những năm 1960 và 70 nâng cao nhận thức về việc những nhà tiếp thị có các thủ thuật lừa chúng ta mua hàng ra sao, "giờ đây chúng ta cần một cuộc cách mạng cử tri," ông nói, "để chúng ta bắt đầu phỏng đoán có cơ sở hơn về phản ứng cơ bản và tức thời của chúng ta đối với các yếu tố kích thích."
Ông Shenkman nêu ra một gợi ý để tư duy cởi mở hơn: "Nếu bạn thấy mình ở trong nhóm nhỏ gồm những người có suy nghĩ giống nhau và thân nhau, hãy rời nhóm và bắt đầu nói chuyện với những người có ý tưởng khác." Chúng ta phải chống lại bản năng chỉ muốn gắn bó với bộ lạc của chúng ta.
Đó là lời khuyên tốt, theo giáo sư Matt Motyl chuyên về tâm lý học và khoa học chính trị tại Đại học Illinois ở Chicago. Ông Motyl đang nghiên cứu cách để loại trừ sự thù hận khỏi các cuộc tranh luận nhiều bất đồng. Nhưng ông nói đó vẫn là một công việc còn đang diễn tiến. Ông nói, "Ngay lúc này, tôi không nghĩ rằng có nhiều bằng chứng để có thể nói đã có cách khắc phục được những lối tư duy kiểu Thời kỳ đồ đá này.”...
2. Thơ từ Bạn bè
(i) Luân Hoán: Chuyện Biển Đông
muốn quên phứt chuyện biển đông
để mỗi ngày viết ít dòng yêu em
lạ lùng máu cứ dồn lên
mặt hừng hực đọc bản tin lừng khừng
khó không ngờ thỏa thuận chung
tay ba giữa Mỹ Việt Trung âm thầm
sân khấu đặt ở biển đông
diễn viên ba mặt một lòng thủ vai
một thằng tiếp tục công khai
đặt nền quân sự hẳn hoi vững vàng
một thằng hăm hứa làng quàng
một thằng phản đối nhẹ nhàng cho vui
diễn tiến đều đều êm xuôi
quân tham thủ lợi bọn ngu làm giàu
sen đầm được tiếng thơm lâu
mặc kệ dân uất đến đâu không cần
tôi mong tôi đoán sai lầm
.................................................................................................................
Kính,
NNS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét