Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

‘Báo đăng Gạc Ma do đổi cách nhìn nhận’

Image copyrightFacebook
Image captionCác buổi lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường bị an ninh làm khó dễ Một nhà báo kỳ cựu lý giải vì sao báo trong nước đăng thông tin về Gạc Ma trước ngày kỷ niệm 28 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa.<!->Từ nhiều năm qua, việc tưởng niệm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (1988) mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền luôn bị xem là 'nhạy cảm' ở Việt Nam.
Ngày 14/3 năm nay đánh dấu tròn 28 năm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, bị hải quân Trung Quốc chiếm từ tay quân đội Việt Nam. Theo tin chính thức, sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam có 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh hôm 14/3/1988.
Hôm 12/3, VnExpress đăng một video clip Gạc Ma - Trận hải chiến bị lãng quên với nội dung tóm tắt: “Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), với 64 liệt sĩ ngã xuống giữa làn đạn của quân Trung Quốc xâm lược cách đây 28 năm, không được nhiều người biết đến”.
Image copyrightAP
Image captionTrong nhiều năm, báo chí trong nước né tránh chủ đề về đảo Gạc Ma
Cùng ngày, các báo Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động, Tiền Phong, Dân Trí… cũng đăng những bài về cuộc sống khốn khó của những cựu binh Gạc Ma, tặng căn hộ chung cư cho con liệt sĩ Gạc Ma...

‘Không thể cản được lòng dân’

Hôm 12/3, trong cuộc trao đổi với BBC từ Đà Nẵng, nhà báo Nguyễn Trung Dân, cựu Phó Tổng biên tập báo Du lịch, cho hay: “Tôi không ngạc nhiên khi thấy các báo năm nay đăng bài về Gạc Ma vì biết trước hay sau thì truyền thông cũng phải nói sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa”.
“Chính quyền bây giờ cũng khó mà ngăn được người dân tham gia tưởng niệm các sự kiện này vì đó là tấm lòng của người dân. Họ đang ngày càng ý thức hơn về việc tổ quốc đang mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa”.
“Có thể việc cho các báo đăng bài về Gạc Ma là sự thay đổi của cấp lãnh đạo trong cách nhìn nhận về Trung Quốc trong lúc nước láng giềng càng lúc càng có những động thái quá đáng trên Biển Đông. Nhưng tôi không cho rằng đấy là do Ban Tuyên giáo vừa có trưởng ban mới, vì cơ chế lãnh đạo ở Việt Nam là tập thể quyết định và phải có sự thống nhất trong Bộ Chính trị”.
“Điều tôi quan tâm hơn là lãnh đạo bớt tuyên bố suông về chủ quyền mà hãy chứng minh bằng chứng cứ Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam trước quốc tế. Nếu họ làm được như vậy thì người dân sẽ ủng hộ chính quyền”, ông Dân nói thêm.
Image copyrightAFP
Image captionCác tổ chức dân sự kêu gọi chính quyền "tạo điều kiện cho người dân tưởng nhớ liệt sĩ ngã xuống hôm 14/3/1988" Trong một diễn biến khác, CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm No-U Sài Gòn đã thông báo tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma - Trường Sa vào 9:00 ngày 14/3 tại tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội, nhóm No-U Hà Nội tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm Gạc Ma tại tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, vào 8:30 ngày 14/3.
Bên cạnh lời mời gọi mọi người tham gia, các tổ chức này cũng ngỏ lời đề nghị chính quyền TP Hồ Chí Minh và Hà Nội “bảo đảm an ninh trật tự và ngăn cản dư luận viên đến quấy rối, phá hoại buổi lễ”.

Không có nhận xét nào: