Tin vui cho Người Việt trong và ngoài nước, yêu chuộng tự do, thêm một độc tài CS về chầu Diên Vương! Nóng nhất: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “người đốt lò vĩ đại” vừa “vào lò!”, hôm nay! -Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời vào lúc 13:38h ngày 19/7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi, báo chí trong nước đồng loạt loan tin vào lúc 18h chiều cùng ngày. “Sau thời thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã từ trần,” báo Nhân dân dẫn thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết.
<!>
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sắp ra thông cáo đặc biệt về tang lễ của ông Trọng, tờ báo này đưa tin và cho biết đó sẽ là ‘lễ quốc tang’ – nghi thức tang lễ dành cho những lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Ông Trọng được xác nhận là đã qua đời chỉ một ngày sau khi Bộ Chính trị ra thông báo phân công Chủ tịch nước Tô Lâm đảm đương công việc của Tổng bí thư thay ông Trọng trong lúc ông Trọng được điều trị tích cực.
Trước đó, vào chiều ngày 18/7, Thông tấn xã Việt Nam còn đưa tin ông Tô Lâm cùng tập thể Bộ Chính trị đã đến Bệnh viện 108 để trao Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước, cho ông Trọng.
Buổi lễ này được cho là có sự hiện diện của gia đình và những người thân cận của ông Trọng, nhưng hãng tin nhà nước không cho thấy bất cứ hình ảnh nào về lễ trao Huân chương Sao Vàng này.
Ông Trọng là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam trong vòng hơn một thập niên qua. Ông ra đi khi nhiệm kỳ tổng bí thư của ông còn hai năm nữa mới chấm dứt. Đây là lần thứ hai ở Việt Nam thời hậu chiến, một tổng bí thư từ trần khi đang tại nhiệm, sau trường hợp của ông Lê Duẩn vào năm 1986.
Những điều đặc biệt
Sự ra đi của ông khép lại một kỷ nguyên mà quyền lực của tổng bí thư được củng cố chưa từng thấy kể từ những năm 1980. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng mang tính sống còn vốn đã loại bỏ những quan chức tham nhũng và truy cứu trách nhiệm những nhà lãnh đạo lên tới các cấp cao nhất.
Ông cũng được nhớ đến do đã khởi xướng chủ thuyết ngoại giao “cây tre” và trở thành tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam đến thăm Nhà Trắng của Mỹ.
Với tầm ảnh hưởng lớn được ghi nhận cả ở trong và ngoài nước, ông Trọng để lại các di sản mang tính lịch sử, nhưng ông vẫn là một người cộng sản “kiên định”, chưa thoát khỏi bản chất “bảo thủ và độc tài”, một số nhà quan sát nhận xét với VOA.
Ông được cho là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam kể từ cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Lần đầu tiên đắc cử chức Tổng Bí thư vào năm 2011, ông được bầu vào nhiệm kì thứ hai 5 năm sau đó. Đến năm 2021, mặc dù đã quá tuổi và điều lệ Đảng không cho phép, ông vẫn được Đại hội 13 tín nhiệm giao cho nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba. Trước ông Trọng, chỉ có nhà lãnh đạo thời chiến là ông Lê Duẩn làm tổng bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Ông được Quốc hội Việt Nam bầu làm chủ tịch nước vào tháng 10/2018 để thay thế ông Trần Đại Quang qua đời khi đang tại nhiệm. Khi đó, ông kiêm nhiệm cả Tổng bí thư lẫn Chủ tịch nước. Nhưng đến tháng 4/2021, ông được miễn nhiệm chủ tịch nước và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu lên thay.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người thứ hai trong lịch sử Việt Nam đảm nhiệm ba vai trò lãnh đạo hàng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, sau cố lãnh đạo Trường Chinh.
Ông cũng là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ra mời và đón tiếp nguyên thủ các nước Mỹ, Trung Quốc và Nga đến thăm Việt Nam, lần lượt là Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023, Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 12/2023 và Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 6/2024.
Ông đã được Chủ tịch nước Tô Lâm ký tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam dành cho những cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp của Đảng, hôm 18/5 năm 2024.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba của ông đã chứng kiến những xáo trộn chưa từng thấy trong lịch sử Đảng khi chứng kiến sự ra đi của 7 trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, trong đó có các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, cùng hàng chục ủy viên Trung ương đương chức cũng như đã về hưu.
Những lần ông Trọng xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng là khi ông chủ trì Hội nghị trung ương 9 vào giữa tháng 5/2024 khi ông được nhìn thấy ngồi một chỗ đọc diễn văn thay vì đứng trên bục như những lần trước, họp với các lãnh đạo cấp cao vào ngày 13/6 vào hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 20/6. Trong khi đó, ông vắng mặt tại những sự kiện quan trọng mà Tổng bí thư thường đích thân đến dự như Hội nghị Quân ủy Trung ương hay Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương vào tháng 7/2024.
Đây là lần thứ hai thời hậu chiến ở Việt Nam, một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ra đi khi đang tại nhiệm, sau khi ông Lê Duẩn từ trần hồi năm 1986.
Ông Trọng ra đi khi Đảng Cộng sản đang trong giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội thứ 14 dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2026 mà vẫn chưa xác định được người kế nhiệm ông Trọng rõ ràng. Bản thân ông Trọng vừa là trưởng Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Nhân sự cho Đại hội 14.
‘Đốt lò’ – dấu ấn lớn nhất
Không lâu sau khi lên làm tổng bí thư vào năm 2011, ông Trọng đã xác định chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những mục tiêu chủ chốt của ông trong quá trình xây dựng Đảng và điều hành đất nước trong bối cảnh nạn tham nhũng hoành hành dưới chính quyền của Thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trên cương vị trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập vào đầu tháng 2/2013, ông bắt đầu nỗ lực của mình với những bước cẩn trọng đầu tiên, đề cao việc giữ vững sự ổn định chính trị.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa”, ông nói trong một cuộc gặp gỡ cử tri ở Hà Nội vào năm 2014.
Đến năm 2016 khi ông Trọng bước vào nhiệm kỳ thứ hai, nỗ lực đó mở rộng thành chiến dịch rộng khắp với cường độ quyết liệt. Ông Trọng bắt đầu nhắc tới chiến dịch này với những hình tượng “củi” và “lò” để minh họa cho quyết tâm theo đuổi công cuộc trong sạch hóa giới lãnh đạo.
“Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”, ông phát biểu trong một phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào năm 2017.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng trong một thập niên qua đã phơi bày những hành vi sai trái của hơn 10.000 đảng viên, trong đó là hơn 250 người thuộc diện Trung ương quản lý, theo các báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào hai năm 2022 và 2023.
Hàng loạt các quan chức lãnh đạo cao cấp trong chính phủ, quân đội, và doanh nghiệp nhà nước bị đem ra truy tố và tuyên án tù liên quan tới những vụ án “lạm dụng chức vụ, quyền hạn”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”, “nhận hối lộ”…
Những đại án tham nhũng nổi bật nhất được đưa ra xét xử dưới thời ông Trọng có thể kể ra như vụ Vinashin, Vinalines, Việt Á, chuyến bay giải cứu, AIC, Vạn Thịnh Phát, Thuận An, Phúc Sơn…
"Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây”, ông Trọng khẳng định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kì khóa XIII vào tháng 5/2023. "[K]hông có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".
Trong số 7 ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 bị mất chức, ngoài các lãnh đạo hàng đầu được nhắc ở trên, còn có Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Trước đó, khóa 12 đã chứng kiến một đương kim Ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cũng bị cách chức hồi năm 2020. Riêng cựu Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị tước hết chức vụ trong Đảng hồi tháng 5/2024.
Cũng dưới thời ông Trọng, vào năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị đưa ra Trung ương Đảng để đề nghị kỷ luật (nhưng bất thành) tại Hội nghị Trung ương 6. Một ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Đinh La Thăng, bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đã phải vào tù về tội ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’. Đây là những điều chưa có tiền lệ trong lịch sử Đảng.
Một câu nói của ông Trọng nhắn gửi các cán bộ Đảng thường được báo chí trong nước nhắc đi nhắc lại là: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”
Chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng “đạt nhiều thành tựu trong chống tham nhũng như hai đại án Việt Á và tập đoàn Vạn Thịnh Phát”, ông Quang Hữu Minh, một người quan sát tình hình chính trị Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận với VOA cách đây không lâu.
“Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã thường xuyên và chắc chắn sẽ còn được nhắc đến như một người đã tận tụy cho việc làm trong sạch hóa hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chiến dịch chống tham nhũng mà người dân hay gọi một cách nôm na là ‘đốt lò’”, luật sư Vũ Đức Khanh, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Canada đồng thời là một người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, nhận định với VOA.
“Ông chắc chắn sẽ được nhớ đến như là ‘người đốt lò vĩ đại nhất’ của Đảng. Nhưng có lẽ sự nghiệp ‘đốt lò’ của ông sẽ phải vĩnh viễn theo ông đi vào lịch sử bởi tham nhũng là căn bệnh ung thư của chế độ và nếu không thay đổi chế độ thì Đảng này sẽ không bao giờ trong sạch. Tham nhũng có thể tạm được xem là ‘ổn định’ nhưng sẽ không bao giờ bị loại bỏ”, vẫn lời ông Khanh.
Cũng bình luận về công cuộc bài trừ tham nhũng do ông Trọng khởi xướng, một nhà tranh đấu cho nhân quyền khác là luật sư Lê Quốc Quân nói:
“Theo tôi, đó chỉ là ý định của một cá nhân trong một giai đoạn mà thôi. Còn để thực hiện công cuộc ‘đốt lò’ thật sự thì phải khác: phải tiến hành đổi mới thể chế, phải tam quyền phân lập, và phải có nhà nước pháp quyền, và phải làm ra cơ chế để người ta không còn dám tham nhũng hoặc không thể tham nhũng”.
“Còn đây chỉ là một giai đoạn nhất định, không phải là di sản lâu dài và có thể đảm bảo cho đất nước Việt Nam phát triển lên được”.
Bất chấp nỗ lực và chỉ đạo của ông Trọng, hồi cuối tháng 1/2024, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng năm 2023 cho thấy Việt Nam đạt 41/100 điểm và xếp hạng 83/180 toàn cầu, đồng nghĩa là bị giảm điểm, tụt hạng so với một năm trước và vẫn thuộc diện các nước có nhiều tham nhũng.
‘Ngoại giao cây tre’
Lịch sử về mối quan hệ Việt Nam - Mỹ ghi lại sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản đầu tiên của Việt Nam đến thăm Nhà Trắng hồi tháng 7/2015.
Dưới thời ông lãnh đạo đất nước, dấu ấn nổi bật về đối ngoại là việc Việt Nam nâng quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, và vào tháng 12 cùng năm, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng đồng Chia sẻ Tương lai”.
Ngoài ra, Việt Nam được nhiều nước và giới kinh doanh công nhận là ngày càng trở thành một quốc gia có tính chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nói trong Hội nghị toàn quốc về công tác đối ngoại vào năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng hình ảnh “gốc vững chắc, thân mềm mại, cành lá uyển chuyển” của cây tre để mô tả cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Việt Nam là có “nhiều bạn bè hơn, ít kẻ thù hơn”.
Luật sư Vũ Đức Khanh nêu nhận định về “di sản” ngoại giao “cây tre” Việt Nam: “Nói một cách bình dân, học thuyết này cũng không khác gì là một chính sách ngoại giao ‘đu dây’ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các siêu cường. Chính sách ‘ngoại giao cây tre’ của Đảng Cộng sản Việt Nam không có nội hàm, cũng chẳng có học thuyết gì sâu xa mà chỉ là chiêu trò để sinh tồn trước khi một trật tự thế giới mới ra đời”.
Cho rằng ông Trọng có dấu ấn trong đối ngoại khi tiếp lãnh đạo cả hai cường quốc Mỹ, Trung Quốc trong năm 2023, nhưng dường như cuối cùng ông cũng thiên về phía Bắc Kinh, luật sư Quân nói: “Trong di sản đối ngoại, ông Trọng đã làm được nhiều thứ nhưng đã bỏ lỡ mất cơ hội để Việt Nam có thể trở nên tự cường và hùng mạnh hơn trong tương lai, thay vì lệ thuộc vào Trung Quốc”.
Ông Quang Hữu Minh, một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam tại Tp.HCM, nhận xét:
“Ông Trọng là người quá thân Trung Quốc, dù gần đây ông có vẻ thân Mỹ hơn trước. Tôi xem việc ông ký Đối tác Chiến lược Toàn diện với Tổng thống Mỹ Joe Biden là một thành tựu đối ngoại”.
Ông Trọng được xem là người có quan hệ thân tình với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhiệm kỳ của hai ông cũng bắt đầu gần như cùng thời điểm (ông Tập lên nắm quyền sau ông Trọng 1 năm), cùng phá lệ để nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba, và cùng phát động chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt ở mỗi nước. Chiến dịch đốt lò của ông Trọng được cho là học hỏi kinh nghiệm từ chiến dịch ‘đả hổ, diệt ruồi’ của ông Tập. Hai mục tiêu trăm năm được ông Trọng đề ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi ông Tập Cận Bình đề ra hai mục tiêu trăm năm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau khi lên nắm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2011, tháng 10 năm đó, ông Trọng đã dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu gồm nhiều ủy viên Bộ Chính trị sang thăm Trung Quốc. Khi đó, ông đã tiếp xúc với ông Tập khi ông còn là phó chủ tịch Trung Quốc. Đến tháng 12 cùng năm, phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã sang thăm ông Trọng ở Hà Nội.
Sau khi lên làm Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã lần lượt thăm Việt Nam vào các năm 2015, 2017 và 2023. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất mà ông Tập đến thăm và là nước thứ hai trên thế giới ông đến thăm chính thức trong năm 2023, sau Nga.
Về phần mình, ngoài chuyến thăm năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng còn được ông Tập Cận Bình mời sang thăm Trung Quốc vào các năm 2015, 2017 và 2022. Đặc biệt, chuyến thăm vào cuối tháng 10 năm 2022 diễn ra ngay sau Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Tập tiếp đón sau khi lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba.
Tổng cộng, hai ông Trọng và Tập đã gặp nhau 8 lần ở các cương vị chính thức. Trong các cuộc gặp dù là ở Hà Nội hay Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo đã hình thành thông lệ ‘uống trà đàm đạo’.
Dân chủ, nhân quyền ‘u ám’
Trong tất cả các nhiệm kỳ của ông Trọng, Việt Nam vẫn không cải thiện về hồ sơ nhân quyền, theo các tổ chức quốc tế theo dõi vấn đề này. Mới đây nhất, tổ chức HRW có trụ sở ở Mỹ đúc kết về tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023 bằng từ “u ám”.
Vẫn theo HRW vào thời điểm đó, Việt Nam vẫn đang giam giữ 160 người chỉ vì họ thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình một cách ôn hòa. Các quyền tự do báo chí, biểu đạt, tôn giáo… đều bị hạn chế, vẫn theo các tổ chức quốc tế.
Từ Tp.HCM, dưới cái nhìn của một người tranh đấu cho tự do tôn giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh, thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lên án rằng ông Trọng phải chịu trách nhiệm cho việc đàn áp và sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo độc lập, nhà hoạt động tôn giáo, môi trường…
“Ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng từ Chủ tịch nước lên đến Tổng Bí thư trong 3 nhiệm kỳ và đối với tôn giáo ông phải chịu trách nhiệm về việc ông quá ưu ái đối với các tôn giáo quốc doanh, nhất là Phật giáo quốc doanh, từ đó kéo theo nhiều tệ hại khác nữa, trong khi đó vẫn đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập hay chính thống”, vị hòa thượng nói.
Từ thủ đô Washington của Mỹ, ông Liming Wang, một họa sĩ biếm họa chính trị người Mỹ vẽ hình Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2019, nhận định với VOA qua email rằng ông Trọng cũng giống như các nhà lãnh đạo Cộng sản khác ở châu Á, là “những kẻ độc tài và họ sợ tự do ngôn luận, sợ tự do của báo chí và sợ tiếng nói của nhân dân”.
‘Hậu Nguyễn Phú Trọng’
Sau khi ông Trọng qua đời, một câu hỏi lớn đặt ra là đường hướng của Việt Nam sẽ ra sao.
Từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh đánh giá với VOA: “Trong lịch sử ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng có thể được xếp ngang hàng với các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn. Ông Trọng đã loại hầu hết các đối thủ của ông, đặc biệt như ông Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên chính trường Việt Nam hiện nay bị khủng hoảng lãnh tụ, không có ai có đủ tầm, uy tín lãnh đạo”.
Sau ông Nguyễn Phú Trọng, chính trường Việt Nam có thể bị rơi vào “bất ổn một thời gian vì đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm”, ông Vũ Đức Khanh dự báo. “Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các siêu cường và vị thế địa-chính trị, địa-kinh tế của Việt Nam hiện nay, có nhiều khả năng Việt Nam vẫn tiếp tục đường lối chính sách hiện nay đến hết năm 2025”.
Sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng để lại khoảng trống quyền lực khó lấp đầy vì Đảng Cộng sản Việt Nam chưa nhất trí được nhân sự kế nhiệm ông. Một loạt các lãnh đạo trước đây được cho là có thể kế nhiệm ông như là Võ Văn Thưởng hay Vương Đình Huệ đều bị mất chức giữa chừng. Chủ tịch nước Tô Lâm, vốn trước đây là Bộ trưởng Công an, cánh tay mặt của ông Trọng trong công cuộc đốt lò, hôm 18/7 đã được Bộ Chính trị giao cho trách nhiệm điều hành Đảng thay ông Trọng để ông Trọng “tập trung điều trị tích cực.”
Từ nhà lý luận đến nhà lãnh đạo đầy quyền lực
Ông Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, nay thuộc thành phố Hà Nội trong một gia đình được nói là “bần nông”.
Ông tốt nghiệp ngành Ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong những năm 1960 và trở thành đảng viên Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1967. Ông theo đuổi con đường nghiên cứu lý luận chính trị trong những năm sau và bảo vệ luận án phó tiến sĩ Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô đầu những năm 1980.
Sự nghiệp của ông gắn liền với Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi ông khởi nghiệp từ vị trí cán bộ phòng tư liệu từ cuối những năm 1960 và rồi vươn lên vị trí tổng biên tập vào năm 1991.
Năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII nhiệm kì 1991-1996, đánh dấu bước đi đầu của ông vào chính trường Việt Nam.
Những năm sau đó chứng kiến con đường thăng tiến nhanh chóng của ông trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng, điển hình cho sự vươn lên của một cán bộ nòng cốt được quy hoạch. Từ ủy viên Trung ương Đảng, ông nhanh chóng trở thành ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, rồi Chủ tịch Quốc hội.
Đỉnh cao sự nghiệp của ông là khi ông được bầu làm tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào năm 2011, thay cho ông Nông Đức Mạnh. Lần đắc cử năm 2021 được mô tả là “trường hợp đặc biệt” vì theo điều lệ Đảng tổng bí thư chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kì liên tiếp.
“Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”, ông nói trong cuộc họp báo sau khi Đại hội Đảng XIII bế mạc với quyết định trao cho ông nhiệm kì thứ ba.
“Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng”, ông nói tiếp.
Ông Trọng từng gặp những vấn đề về sức khỏe khiến ông phải nhập viện vào năm 2019. Lúc đó sự vắng mặt của ông trong hai tháng đã khơi lên những đồn đoán rằng ông ‘bị đột quỵ’ khi đang đi công cán ở tỉnh Kiên Giang. Trong nhiều ngày từ cuối tháng 12/2023 đến giữa tháng 1/2024, ông cũng không xuất hiện trước công chúng, gây xôn xao dư luận.
Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, ông thường tự hào nói rằng ‘Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay’.
Tuy nhiên, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A ở Hà Nội từng nói với VOA rằng tự hào hay không thì Việt Nam phải so sánh với thế giới chứ không phải so sánh với bản thân mình trước đây.
Tô Lâm thâu tóm quyền lực đảm nhận vai trò tổng bí thư!
-Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, người có biệt danh là "Tô Dát Vàng", vừa được Bộ Chính trị phân công đảm nhận nhiệm vụ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi lãnh đạo này đang phải “tập trung điều trị tích cực”, cơ quan đứng đầu đảng Cộng sản ra thông báo hôm 18/7 nhưng không cho biết cụ thể tình hình sức khoẻ của người đứng đầu trong nhóm “tứ trụ” nghiêm trọng đến mức nào.
“Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư”, trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam dẫn thông báo của Bộ Chính trị nói.
Sức khỏe của ông Trọng là chủ đề được đồn đoán trong nhiều năm qua khi ông đã không thể thực hiện chuyến đi thăm Mỹ vào năm ngoái. Trong khi đó, ông Lâm từ lâu đã được nhiều người coi là ứng cử viên hàng đầu để thay thế ông Trọng khi nhiệm kỳ thứ 3 chưa từng có tiền lệ đứng đầu Đảng Cộng sản của ông kết thúc vào năm 2026.
Người đốt lò
Tổng bí thư Trọng, 80 tuổi, một nhà tư tưởng Mác-Lênin, được biết đến nhiều nhất trong vai trò đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng kể từ năm 2017, mà nhiều người coi là cuộc đàn áp tham nhũng kiểu Trung Quốc được ví von là “chiến dịch đốt lò”.
Ông Trọng đã giữ chức vụ tổng bí thư từ năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2026. Với việc giữ chức vụ tổng bí thư được 13 năm, ông Trọng là người có thời gian tại vị lâu nhất kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Việc Bộ Chính trị ra thông báo chính thức về sức khoẻ của tổng bí thư là một động thái bất thường khi Bộ này đã không làm như vậy trong những lần trước đó khi có những thông tin đồn đoán liên quan đến tình trạng sức khoẻ của ông Trọng.
Cũng trong ngày 18/7, Bộ Chính trị cũng ra quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng ông Trọng và ông Lâm ngay sau đó đã ký quyết định tặng thưởng huân chương này cho ông Trọng vì “đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc”, TTXVN đưa tin.
Huân chương Sao Vàng được cho biết là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dành để tặng cho các cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Việc ra thông báo cùng với quyết định tặng thưởng huân chương dành cho ông Trọng đột ngột diễn trong cùng một ngày của Bộ Chính trị khiến nhiều người tin rằng tình hình sức khoẻ của nhà lành đạo này đang ở mức độ rất nghiêm trọng.
Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, hình ảnh của ông Trọng do hãng thông tấn Nga chụp cho thấy vóc dáng bị phù nề của ông, được cho là có thể do tác dụng phụ của thuốc, theo Nikkei Asia. Trong khi đó, hình ảnh này không xuất hiện trên truyền thông Việt Nam.
Những hình ảnh của ông tại các sự kiện công cộng trong những tháng gần đây cho thấy rõ sức khoẻ yếu kém của ông, và ông cũng đã bỏ lỡ một số cuộc họp cấp cao theo lịch trình.
Thông tin sức khỏe của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản đã được đưa vào danh mục bí mật nhà nước ở Việt Nam.
Người kế nhiệm
Những người được cho là có khả năng để kế nhiệm ông Trọng trong nhóm “tứ trụ” hiện nay chỉ có ông Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, là những người hội đủ điều kiện hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm trong Bộ Chính trị để được đề cử vào vị trí này.
“Nhìn vào tình hình hiện tại, ông Lâm có cơ hội cao nhất để trở thành quyền bí thư đảng cho đến năm 2026”, chuyên gia Nguyễn Khắc Giang của Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, đưa ra nhận định với Reuters.
Ông Lâm, người được phân công tạm thời đảm nhận công việc của ông Trọng, nếu chính thức được bổ nhiệm giữ “quyền Bí thư” thì cần phải có quyết định mới từ Bộ Chính trị.
Từng là bộ trưởng Công an, ông Lâm đã được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 5 sau khi một loạt lãnh đạo cấp cao của Việt Nam từ chức vì bị cáo buộc có những hành vi sai trái nhưng không được nêu rõ.
Được xem là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc trấn áp chống tham nhũng, ông Lâm sau khi đắc cử đã hứa sẽ “kiên quyết và kiên trì tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng”, bất chấp tác động tiêu cực của nó đối với đầu tư công.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học News South Wales, nói với Bloomberg rằng diễn biến mới nhất của chính trường Việt Nam đặt ông Lâm vào một vị trí vững chắc để trở thành người đứng đầu Đảng tiếp theo. Tuy nhiên, theo vị giáo sư chuyên có những phân tích về chính trường Việt Nam, điều này không được bảo đảm.
“Ông Lâm sẽ đảm nhận vai trò tạm thời,” GS Thayer nói với Bloomberg.
Trong khi nhận định rằng việc ông Trọng để cho ông Lâm tạm nắm quyền vì vấn đề sức khỏe là “chưa từng có tiền lệ”, GS Thayer cho rằng “họ đang đi theo kịch bản được ghi trong các quy định và nội quy đảng.”
Sau khi thông báo về tình hình sức khoẻ của ông Trọng được đưa ra hôm 18/7, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 0,5%, theo Reuters.
Hãng thông tấn Anh dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao phương Tây ở Hà Nội nói ông thấy quyền lực tăng lên của ông Lâm là điều tốt cho sự ổn định. Tuy nhiên, nhà ngoại giao giấu tên này nói thêm: “Chúng ta sẽ cần xem liệu điều này có tác động đến các chính sách kinh tế, đối ngoại và đối nội hay không và theo hướng nào”.
Trong tuyên bố hôm 18/7, cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản kêu gọi quân đội và nhân dân “tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng”.
Mặc dù Việt Nam không chính thức có người nắm quyền tối cao nhưng chức tổng bí thư luôn được xem là vị trí quyền lực nhất tại quốc gia độc đảng.
Cộng Hòa hôm qua: Ông Trump hầu như không đề cập đến ông Biden trong bài phát biểu chấp nhận đề cử!
(Ông Donald Trump phát biểu tại Đại hội của đảng Cộng hòa hôm 18/7/2024.)
-Ông Donald Trump hầu như không đề cập đến đương kim Tổng thống Joe Biden trong bài phát biểu chấp nhận đề cử của ddảng Cộng hòa hôm 18/7, thay vào đó, ông thường chỉ đề cập đến “chính quyền hiện tại”.
Trong khi phát biểu với giọng điệu nhẹ nhàng hơn so với các cuộc vận động thường lệ của mình, ông Trump cũng vạch ra một chương trình nghị sự mà đứng đầu là lời ông hứa sẽ tiến hành cuộc trục xuất lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông liên tục cáo buộc những người vượt biên giới Mỹ-Mexico bất hợp pháp là tiến hành một “cuộc xâm lược”.
Ngoài ra, ông còn tỏ ý sẽ áp các mức thuế mới đối với thương mại và đề cao chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết”.
Ông Trump cũng nói hàm ý, tuy không đúng sự thật, rằng đảng Dân chủ đã gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 mà ông đã thua - bất chấp một loạt cuộc điều tra liên bang và tiểu bang chứng minh rằng không có gian lận mang tính hệ thống - và ông đề nghị “chúng ta không được hình sự hóa những người bất đồng chính kiến hoặc bôi xấu bất đồng chính trị”, ngay cả khi ông lâu nay vẫnkêu gọi truy tố các đối thủ của mình.
Ông không đề cập đến quyền phá thai, một vấn đề đã khiến các đảng viên Cộng hòa đau đầu kể từ khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bác bỏ quyền phá thai được liên bang bảo đảm hai năm trước.
Cũng hôm 18/7, ông Quentin Fulks, phó quản lý chiến dịch tranh cử của ông Biden, xuất hiện gần nơi diễn ra đại hội của đảng Cộng hòa ở Milwaukee và khẳng định nhiều lần rằng ông Biden sẽ không lùi bước trong cuộc tranh cử.
Ông Fulks nói với các phóng viên: “Tôi không muốn tỏ ra thô lỗ, nhưng tôi không biết mình có thể trả lời điều đó bao nhiêu lần nữa”. Ông nói thêm: “Không có kế hoạch nào được xây dựng để thay thế ông Biden trong cuộc bầu cử”.
Cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump và Ivanka Trump, con gái lớn của tổng thống và cựu cố vấn cấp cao, đã cùng ông Trump đến đại hội trước bài phát biểu của ông, xuất hiện lần đầu tiên ở đó, nhưng cả hai người phụ nữ này đều không phát biểu.
Theo Dự án Tổng thống Mỹ tại Đại học California, Santa Barbara, bài phát biểu dài gần 93 phút của cựu tổng thống đã làm lu mờ 74 phút mà ông đã phát biểu cách đây 8 năm.
Đại hội đã cho thấy một đảng Cộng hòa (GOP) được ông Trump định hình lại kể từ khi ông gây sốc cho giới lãnh đạo GOP và giành được sự ủng hộ của tầng lớp cơ sở trong đảng trên con đường giành được đề cử của đảng năm 2016. Các đối thủ mà ông Trump đã đánh bại – bao gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas và Marco Rubio của bang Florida, cựu Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley và Thống đốc bang Florida Ron DeSantis – đã gạt bỏ những lời chỉ trích trong quá khứ của họ và dành cho ông sự ủng hộ tuyệt đối.
“Thay ngựa giữa dòng!” Các thành viên Dân chủ cấp cao kêu gọi ông Biden xem xét lại chiến dịch tranh cử trước thềm đại hội Đảng
-Tổng thống Biden đối mặt áp lực ngày càng tăng phải rời bỏ cuộc đua
Đảng Dân chủ, vốn đang lo lắng về khả năng giành chiến thắng của Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 tới, đã khởi động lại nỗ lực thúc đẩy ông xem xét lại nỗ lực tái tranh cử. Họ vận dụng rất nhiều số liệu, các cuộc trao đổi thẳng thắn và tận dụng thời gian ông ngưng tranh cử sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, để khuyến khích ông đánh giá lại khả năng của mình.
Ông Biden đã khẳng định ông không lùi bước, quả quyết rằng ông là ứng cử viên đã đánh bại ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trước đây và sẽ làm điều đó một lần nữa trong năm nay. Nhưng ở chỗ công khai cũng như riêng tư, các đảng viên Dân chủ hàng đầu đang gửi tín hiệu lo ngại, và một số người hy vọng ông sẽ đánh giá lại cuộc đua và di sản của ông trong khoảng thời gian tạm nghỉ này.
Trong tuần qua, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer và Lãnh đạo Dân chủ Hạ viện Hakeem Jeffries đã nói chuyện riêng với tổng thống và thẳng thắn đưa ra quan điểm của các thành viên Dân chủ tại Quốc hội, trong đó có mối quan tâm của chính họ.
Trong một diễn biến riêng rẽ, Chủ tịch Ủy ban Chiến dịch tranh cử Quốc hội của đảng Dân chủ, dân biểu bang Washington Suzan DelBene, đã trình bày những số liệu mới cho tổng thống vào tuần trước. Bà đặc biệt bày tỏ mối quan tâm của các đảng viên Dân chủ tuyến đầu vốn đang tranh cử vào Hạ viện.
Và vào ngày17/7, dân biểu Mỹ đại diện California, Adam Schiff, đồng minh thân cận của Chủ tịch Danh dự Hạ viện Nancy Pelosi, đã trở thành thành viên Dân chủ có tiếng nói nhất tại Hạ viện kêu gọi ông Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử. Ông nói rằng mặc dù chỉ ông Biden mới có thể đưa ra quyết định, nhưng ông tin rằng đã đến lúc “trao lại ngọn đuốc”.
Ông Biden, trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh được ghi âm ngay trước khi ông có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, đã bác bỏ ý tưởng rằng đã quá muộn để ông khôi phục vị thế. Ông nói với người dẫn chương trình Luis Sandoval của kênh Univision rằng vẫn còn sớm và nhiều người không tập trung vào bầu cử cho đến tháng 9.
“Tất cả những gì mà người ta đang nói về ai đang dẫn đầu, ở đâu và thế nào, bạn biết đấy – mọi thứ cho đến nay giữa Trump và tôi về cơ bản là ngang bằng,” ông nói trong một đoạn trích cuộc phỏng vấn được công bố sáng ngày 17/7.
Một số cuộc thăm dò quốc gia cho thấy cuộc đua đang sít sao, mặc dù một số khác cho thấy ông Trump đang dẫn đầu. Và một số cuộc thăm dò cấp bang cũng cho thấy những dấu hiệu cảnh báo, bao gồm cuộc thăm dò gần đây của New York Times/Siena cho thấy thế cạnh tranh ở Virginia.
Chắc chắn nhiều cử tri Dân chủ muốn ông Biden tiếp tục tranh cử. Và Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ đang thúc đẩy kế hoạch bỏ phiếu qua mạng để đưa ông Biden trở thành ứng cử viên chính thức của Đảng vào tuần đầu tiên của tháng 8, trước thềm Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ bắt đầu vào ngày 19/8 tại Chicago.
Vào cuối ngày 17/7, ABC News đưa ra những chi tiết mới về cuộc gặp riêng của ông Biden hồi cuối tuần qua với ông Schumer tại nhà nghỉ dưỡng bên biển của tổng thống ở Delaware. Đài này cho biết ông Schumer đã nói với tổng thống rằng “nếu ông rút lui sẽ tốt hơn cho Đảng Dân chủ, và tốt hơn cho đất nước’.
Một người phát ngôn của ông Schumer gọi bản tin này là “suy đoán vu vơ” và nói rằng “Lãnh đạo Schumer đã truyền đạt quan điểm của các thành viên Dân chủ tại Thượng viện trực tiếp tới Tổng thống Biden vào ngày 13/7.”
Người phát ngôn Nhà Trắng Andrew Bates cho biết ông Biden đã nói với ông Schumer cũng như ông Jeffries rằng “ông ấy là ứng cử viên của đảng, ông ấy có kế hoạch giành chiến thắng và trông đợi sẽ làm việc với cả hai lãnh đạo Quốc hội để thông qua chương trình nghị sự 100 ngày để giúp đỡ các gia đình lao động”.
Nhưng trong số các cử tri Dân chủ trên toàn quốc, gần 2/3 nói rằng ông Biden nên bước sang một bên để đảng có thể đề cử một ứng viên khác, theo một cuộc thăm dò mới của AP-NORC. Điều đó làm suy yếu lập luận của ông Biden sau cuộc tranh luận rằng “các cử tri Dân chủ cơ sở” vẫn ủng hộ ông ngay cả khi một số “tên tuổi lớn” đang quay lưng lại với ông.
Tuyên bố của ông Schiff nâng số thành viên Dân chủ trong Quốc hội kêu gọi ông Biden rút khỏi cuộc đua sau màn tranh luận thảm hại trước ông Trump vào tháng trước lên gần 20 người.
Đảng Dân chủ Mỹ hoãn quá trình đề cử ông Biden!
(Thanh Tâm)
(Tổng thống Joe Biden tại cuộc tranh biện tổng thống với cựu Tổng thống Donald Trump ở Atlanta, Georgia vào ngày 27 tháng 6 năm 2024.)
-Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã trì hoãn quá trình đề cử ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Cuộc bỏ phiếu trực tuyến để đề cử Tổng thống Joe Biden làm ứng cử viên năm 2024 của Đảng Dân chủ, dự kiến diễn ra vào tuần tới, đã được rời lại vào tháng 8, đảng này thông báo.
Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) dự kiến họp vào thứ Sáu (19/7) và hoàn thiện các quy tắc cho thủ tục – lần đầu tiên được đề xuất vào tháng Năm để đảm bảo quyền tiếp cận lá phiếu. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, một số thành viên đảng đã phản đối việc “vội vã” tiến hành quá trình trước đại hội.
“Không nên hối thúc quá trình này”, Leah Daughtry và Thống đốc Minnesota Tim Walz, những người đứng đầu ủy ban quy tắc DNC cho biết trong một bức thư mà CBS News đã xem.
Được gửi đến 186 thành viên của ủy ban vào thứ Tư (17/7), bức thư xác nhận rằng “sẽ không có cuộc bỏ phiếu nào bắt đầu trước ngày 1 tháng 8”, nhưng lưu ý rằng cuộc bỏ phiếu trực tuyến vẫn sẽ diễn ra trước khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 8.
Việc đáp ứng thời hạn bỏ phiếu của tiểu bang và tránh các vụ kiện tiềm ẩn “là lý do thúc đẩy tiến hành quy trình bỏ phiếu trực tuyến”, bức thư viết.
Bỏ phiếu là một thủ tục truyền thống mà các phái đoàn tiểu bang chuyển phiếu bầu sơ bộ cho người được đề cử tại đại hội. Đảng Cộng hòa đã làm như vậy vào thứ Hai (15/7), sắp xếp để các con của cựu Tổng thống Donald Trump công bố số phiếu bầu của Florida chính thức đưa ông trở thành lựa chọn của đảng vào tháng Mười Một.
Hàng chục thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã lưu hành một bản thảo thư vào đầu tuần này phản đối cuộc bỏ phiếu trực tuyến, lập luận rằng nó sẽ kìm hãm cuộc tranh luận, làm suy yếu tinh thần và sự đoàn kết của đảng, và ngăn chặn mọi thay đổi đối với lá phiếu “vào thời điểm tồi tệ nhất có thể”.
Ít nhất 21 thành viên Đảng Dân chủ tại quốc hội đã công khai kêu gọi ông Biden rút lui khỏi cuộc đua, với lý do thành tích tệ hại của ông trong cuộc tranh luận ngày 27 tháng 6 với Trump, tuổi cao và các vấn đề thần kinh có thể xảy ra.
Theo tờ New York Times, các nhân vật cấp cao của đảng như Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer và cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã kêu gọi ông Biden từ chức trong riêng tư. Khoảng 70% thành viên Dân chủ trong một cuộc thăm dò gần đây ủng hộ việc ông Biden từ bỏ cuộc đua.
Sau khi tổng thống về nhà riêng ở Delaware với chẩn đoán mắc Covid, Axios đưa tin ông có thể sẽ bỏ cuộc sớm nhất là vào cuối tuần này. Tuy nhiên, người phát ngôn của chiến dịch, ông TJ Ducklo đã tìm cách bác bỏ những tin đồn vào thứ năm (18/7).
“Joe Biden là ứng cử viên của đảng ông ấy. Ông ấy là Tổng thống Hoa Kỳ. Ông ấy đang tái tranh cử. Những suy đoán vô căn cứ từ các nguồn ẩn danh không phải là tin giật gân”, ông Ducklo viết trên X.
Hầu hết các cuộc thăm dò hiện nay đều cho thấy ông Trump sẽ thắng ông Biden trong cuộc bầu cử, ông Trump cũng có khả năng thắng Phó Tổng thống Kamala Harris nếu bà này được chọn thay thế vị trí của ông Biden.
Cựu TT Obama nói TT Biden nên ‘nghiêm túc xem xét’ từ bỏ ứng cử
(Vy An)
-Theo tờ Washington Post, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nói riêng tư với các đảng viên Đảng Dân chủ rằng con đường tái tranh cử của Tổng thống Joe Biden đã “thu hẹp rất nhiều” và rằng vị tổng thống 81 tuổi này nên “nghiêm túc xem xét” về việc ngừng chiến dịch tranh cử của mình.
Trong bối cảnh đa số Đảng viên Đảng dân chủ nỗ lực thuyết phục ông Biden rời khỏi cuộc đua thì ông Obama phần lớn đứng ngoài cuộc. Bênh cạnh việc đăng một thông điệp ủng hộ khi ông Biden biểu hiện không tốt trong cuộc tranh biện với ông Donald Trump vào tháng trước, ông Obama cũng không cân nhắc đến sự suy giảm nhận thức rõ ràng của ông Biden. Tuy nhiên ông Obama được cho là đã không ngăn cản người bạn của mình, nam diễn viên George Clooney, kêu gọi ông Biden từ chức vào đầu tháng này.
Về mặt riêng tư, tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Năm (18/7) rằng ông Obama “đã tham gia sâu vào các cuộc đàm luận về tương lai chiến dịch tranh cử của ông Biden”.
Những cuộc đàm luận này được cho là có sự tham gia của cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Theo CNN và ABC News, bà Pelosi cùng Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer đã nói với Tổng thống Biden vào cuối tuần này rằng ông không có hy vọng đánh bại ông Trump vào tháng Mười Một.
Tờ Washington Post cho hay: “Trong một số cuộc trò chuyện, ông Obama đã nói với mọi người rằng ông ấy lo ngại các phiếu bầu đang rời xa ông Biden, rằng con đường tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump đang rộng mở và các nhà tài trợ đang ruồng bỏ Tổng thống [Biden]”.
Vài ngày sau cuộc tranh biện vào tháng trước, ông Obama đã có buổi nói chuyện với ông Biden sau khi Tổng thống Mỹ khẳng định rằng ông “sẽ không đi đâu cả”. Tuy nhiên trong những lần xuất hiện tiếp theo, ông Biden vẫn tiếp tục thể hiện sự lóng ngóng vụng về, có thời điểm ông Biden đã gọi Phó Tổng thống Kamala Harris là “Phó Tổng thống Trump” . Tờ Washington Post khẳng định rằng “mối lo ngại của ông Obama về khả năng ứng cử của Biden sẽ chỉ ngày càng sâu sắc hơn”.
Mặc dù phát ngôn viên của ông Obama đã từ chối bình luận về báo cáo này nhưng bản thân bài báo đang được các chuyên gia coi như một tuyên bố công khai trên thực tế của cựu Tổng thống. Bình luận viên của Fox News, cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết hôm thứ Năm (18/7) rằng: “Việc này không xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Theo quan điểm của tôi, với tư cách là một người từng làm việc trong ngành báo chí, ông ấy đã bật đèn xanh cho các trợ lý của mình chia sẻ điều này với Washington Post.”
Ông Biden hiện đang được cách ly tại nhà ở Delaware sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào thứ Tư (17/7). Tờ Axios đưa tin hôm thứ Năm (18/7) rằng, với việc các sự kiện công khai sẽ không diễn ra trong những ngày tới, bạn bè và đồng minh của ông Biden tin rằng ông sẽ từ bỏ tư cách ứng cử sớm nhất là vào cuối tuần này.
Tai nạn mạng toàn cầu gây gián đoạn các chuyến bay và hoạt động kinh doanh!
(Hành khách chen chúc nhau trước quầy khởi hành của hãng hàng không Cebu Pacific tại Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino ở Manila, Philippines, vào ngày 19/7/2024.)
-Tai nạn ngừng hoạt động mạng toàn cầu đã làm gián đoạn hoạt động của nhiều ngành hôm 19/7. Các hãng hàng không phải tạm dừng chuyến bay, một số đài truyền hình ngừng phát sóng và các dịch vụ từ ngân hàng cho đến chăm sóc sức khỏe gặp phải sự cố hệ thống.
Trong khi đó, các hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ như American Airlines, Delta Airlines và United Airlines, các chuyến bay nối, các hãng hàng không khác và các sân bay trên khắp thế giới báo cáo tình trạng chậm trễ và gián đoạn vào sáng sớm ngày 19/7.
Các ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính từ Úc cho đến Ấn Độ và Đức đã cảnh báo khách hàng về tình trạng gián đoạn.
Ở Anh, hệ thống đặt lịch mà các bác sĩ sử dụng bị mất mạng, theo nhiều báo cáo từ các quan chức y tế trên X cho biết, trong khi Sky News, một trong những đài truyền hình tin tức lớn của nước này bị ngừng phát sóng, phải xin lỗi vì không thể truyền hình trực tiếp và câu lạc bộ bóng đá Manchester United cho biết trên X rằng họ phải hoãn việc phát hành vé đã được lên lịch.
Cựu giám đốc Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh, Ciaran Martin, nói với BBC Radio rằng bản cập nhật cho một sản phẩm do công ty an ninh mạng toàn cầu CrowdStrike cung cấp dường như đang ảnh hưởng đến các hệ điều hành dựa trên hệ điều hành Windows của Microsoft.
Đơn vị đám mây Azure của Microsoft cho biết họ đã biết về vấn đề ảnh hưởng đến các máy ảo chạy hệ điều hành Windows và CrowdStrike Falcon bị kẹt trong “trạng thái khởi động lại” giữa bối cảnh ngừng hoạt động toàn cầu đang diễn ra.
“Chúng tôi đã biết về một sự cố ảnh hưởng đến các thiết bị Windows do bản cập nhật từ nền tảng phần mềm của bên thứ ba. Chúng tôi dự kiến sẽ có giải pháp”, người phát ngôn của Microsoft nói.
Theo một cảnh báo do CrowdStrike gửi tới khách hàng của mình mà Reuters xem được, phần mềm “Falcon Sensor” của công ty đang khiến Microsoft Windows gặp sự cố và hiển thị màn hình xanh, được gọi một cách không chính thức là “Màn hình xanh chết chóc”.
Cảnh báo được gửi lúc 05:30 GMT ngày 19/7 cũng chia sẻ cách thức xử lý thủ công để khắc phục sự cố.
Công ty Mỹ Fortune 500 cho biết trong một video quảng cáo năm nay rằng hơn một nửa số công ty của họ đã sử dụng phần mềm CrowdStrike.
Người phát ngôn của Crowdstrike không trả lời email hoặc cuộc gọi yêu cầu bình luận của Reuters.
Văn phòng Điều phối viên An ninh mạng Quốc gia Úc Michelle McGuinness cho biết trong một bài đăng trên X rằng không có thông tin nào cho thấy sự cố ngừng hoạt động là do sự cố an ninh mạng. Một nguồn tin chính phủ Anh cũng nói với Reuters rằng không có gì cho thấy có hành vi tội phạm.
Tai nạn mất điện lan rộng khắp nơi.
Các sân bay ở Singapore, Hong Kong và Ấn Độ cho biết việc ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc một số hãng hàng không phải kiểm tra hành khách theo cách thủ công.
Sân bay Schiphol của Amsterdam, một trong những sân bay bận rộn nhất châu Âu, cho biết họ bị ảnh hưởng, trong khi hãng hàng không Iberia cho biết họ đã vận hành thủ công tại các sân bay cho đến khi quầy làm thủ tục điện tử và làm thủ tục trực tuyến được kích hoạt lại. Họ cho biết đã có một số chuyến bay bị chậm trễ nhưng không có chuyến bay nào bị hủy.
•Air France-KLM cho biết hoạt động của hãng đã bị gián đoạn.
•Bộ Ngoại giao Hà Lan nói với hãng thông tấn Hà Lan ANP rằng họ đã bị ảnh hưởng.
Trong khi có báo cáo về việc các công ty đang dần khôi phục dịch vụ của mình, các nhà phân tích vẫn cân nhắc khả năng xảy ra tình trạng ngừng hoạt động lớn nhất từ trước đến nay trong ngành công nghiệp và nền kinh tế nói chung.
“Tất cả các công cụ bảo mật CNTT đều được thiết kế để đảm bảo rằng các công ty có thể tiếp tục hoạt động trong trường hợp xấu nhất là bị xâm phạm dữ liệu, vì vậy nguyên nhân sâu xa gây ra sự cố ngừng hoạt động CNTT toàn cầu là một thảm họa thực sự,” Ajay Unni, giám đốc điều hành của StickmanCyber, một trong những công ty dịch vụ an ninh mạng cho biết.
Nhắc Nhở! San Jose Chiều Thứ Bảy Ngày Mai Có Gì Lạ?
Chiều Kỷ Niệm 45 Năm! Ngày Quốc Tế Cứu Giúp Thuyền Nhân (7/20/1979-2024) Lần Đầu Tiên Được Tổ Chức Tại Tượng Đài Thuyền Nhân Tại San Jose!
Lời Mời
Kính Thưa Quý Vị,
-Ngày 20-7-1979, là ngày đặc biệt! tại thủ đô Geneva, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và hơn 60 quốc gia nhóm họp để bàn cách cứu giúp thuyền nhân Việt Nam, thời điểm đó, đang khốn khổ tại các trại tị nạn Đông Nam Á và nguy nan bỏ mình trên Biển Đông, bởi sóng to gió lớn và nạn hải tặc cướp giết. Cao Ủy Tị Nạn báo động đỏ, hàng trăm ngàn Thuyền Nhân Việt đã lấy đại dương mênh mông làm mồ chôn! Thảm kịch đẫm máu và nước mắt này, đã đánh đông lương tâm thế giới! Kết quả hội nghị quốc tế về thuyền nhân này, rất nhiều quốc gia đồng ý nhận thêm định cư người tị nạn Việt Nam, rót thêm tiền cứu vớt vào Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, vào các trại tị nạn thuyền nhân, khuyến khích tàu bè ngoại quốc cứu vớt thuyền nhân ở biển khơi... Từ hội nghị quốc tế này, mà Mã Lai, Thái Lan đã không còn xua đuổi, bắn giết thuyền nhân, hoặc kéo thuyền của họ ra khơi nữa và đã có trên nửa triệu người tị nạn Việt Nam bằng đường biển và đường bộ, đã được đi định cư khắp thế giới, đông nhất tại Hoa Kỳ!
Để nhớ ơn tấm lòng nhân đạo thế giới đã xót thương và ra tay cứu giúp thuyền nhân Việt Nam, trong ngày đặc biệt này, trước đây A H. là Chủ tịch Ủy Nam Bảo Vệ Người Tị Nạn, thường cộng tác với Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển, tổ chức những Đêm Nguyện Cầu, Chiều Thắp Nến, Chiều Cầu Siêu ở nhiều địa điểm khác nhau: Chùa An Lạc, Nhà hàng Phú Lâm (Kỷ niệm 30 năm) Mây Bốn Phương….
Năm nay, thì Cộng Đồng Người Việt San Jose đã có Tượng Đài Thuyền Nhân,
Nên kính mời Quý Cộng Đồng, Các Hội Đoàn, Đồng Hương tham dự Buổi Chiều Tưởng Niệm, Nhân Ngày Thuyên Nhân Quốc Tế
Vào lúc: 6 giờ chiều, Thứ Bảy tuần này, 20 tháng 7 năm 2024
Tại: Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111
Chương trình (gói gọn chưa đầy một tiếng đồng hồ) gồm:
-Chào cờ
-Nghi thức Tưởng Niệm Thuyền Nhân và Rước Nến Cầu Nguyện.
-Văn Nghệ và Chiêu đãi thức ăn nhẹ và nước giải khát.
-Vào cửa tự do!
Sự hiện của Quý Vị trong chiều kỷ niệm 45 Năm, Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân Việt Nam tại Tượng Đài, giúp Hương Linh, Linh Hồn những người chết oan ức, tức tưởi, chóng siêu thoát! Và nói lên Lời Cảm Tạ những bàn tay nhân đạo, đã mở vòng tay cứu vớt, để có một cộng đồng người Việt vững mạnh như hiện nay
Trân Trọng Kính Mời
(Vì không có đủ địa chỉ của các Hội Đoàn, xin xem đây như tấm Thiệp Mời. Chân Thành Cảm Tạ)
Tin Quốc Tế Đó Đây!
Lãnh Đạo Hezbollah Tuyên Bố Sẽ Tấn Công Các Mục Tiêu Mới Của Do Thái Nếu Họ Tiếp Tục Giết Hại Thường Dân
(REUTERS: Lãnh đạo nhóm Hezbollah, Sayyed Hassan Nasrallah, trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 19/6/2024.)
-Hezbollah sẽ tấn công các mục tiêu mới ở Do Thái nếu họ tiếp tục giết hại dân thường ở Lebanon, lãnh đạo nhóm Sayyed Hassan Nasrallah nói hôm thứ Tư (17/7/2024), lưu ý rằng số lượng dân thường bị giết ở Lebanon tăng đột biến trong những ngày gần đây.
Theo các nguồn tin an ninh và truyền thông nhà nước, 5 thường dân, tất cả là người Syria và trong đó có 3 trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Do Thái ở Lebanon hôm thứ Ba và ít nhất 3 thường dân Lebanon đã thiệt mạng một ngày trước đó.
“Tiếp tục nhắm mục tiêu vào thường dân sẽ thúc đẩy nhóm Kháng chiến phóng phi đạn vào các khu định cư mà trước đây không bị nhắm mục tiêu”, ông Nasrallah nói trong bài phát biểu được truyền hình nhân ngày lễ Ashoura.
Hezbollah, một nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn, coi tất cả các trung tâm dân cư của Do Thái là các khu định cư và không công nhận Do Thái.
Do Thái và Hezbollah đã bắn nhau kể từ khi Hezbollah tuyên bố thành lập “mặt trận hỗ trợ” người Palestine ngay sau khi đồng minh Hamas của họ tấn công các cộng đồng biên giới phía Nam Do Thái vào ngày 7/10, gây ra cuộc tấn công quân sự sau đó của Do Thái ở Gaza.
Các nhóm liên kết với Iran trong khu vực, bao gồm các phe phái vũ trang Shi’ite ở Syria, Iraq và Houthi của Yemen, cũng đã bắn vào Do Thái kể từ ngay sau ngày 7/10.
Tại Lebanon, cuộc giao tranh đã giết chết hơn 100 thường dân và hơn 300 chiến binh Hezbollah, theo thống kê của thông tấn xã Reuters, đồng thời dẫn đến mức độ tàn phá chưa từng thấy ở các thị trấn và làng mạc biên giới Lebanon kể từ cuộc chiến Do Thái-Lebanon năm 2006.
Ông Nasrallah hứa rằng những ngôi nhà bị phá hủy toàn bộ hoặc một phần sẽ được xây dựng lại “đẹp hơn trước”.
Hòa Lan Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Nhân 10 Năm Máy Bay MH17 Bị Bắn Rơi ở Ukraine
(Peter Dejong / AP: Đài tưởng niệm 298 nạn nhân của chuyến bay MH17 của Mã Lai Á Airlines, Vijfhuizen, Hòa Lan, ngày 6/3/2020.)
-Hôm 17/7/2024, chính quyền Hòa Lan cùng những người thân của các nạn nhân tổ chức lễ tưởng niệm thảm kịch MH17. Đúng ngày này cách đây 10 năm, vào lúc 1 giờ 19 phút trưa - giờ quốc tế chiếc máy bay chở khách Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Mã Lai Á Airlines đã bị một phi đạn từ vùng Donetsk, phía Tây Ukraine do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát, bắn rơi làm 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Trong số các nạn nhân, đa số là người Hòa Lan, còn lại là những người mang quốc tịch Mã Lai Á, Úc Ðại Lợi, Nam Dương và một số nước khác. Trong vụ này, một người Ukraine và hai người Nga đã bị tuyên án vắng mặt hồi năm 2022 với mức án chung thân. Từ đó đến giờ chưa có thêm vụ bắt giữ nào. Thông tin viên Pierre Bénazet của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Brussels cho biết thêm thông tin về buổi lễ tưởng niệm:
Janneke Nelissen, Hadiono Budyanto Gunawan, Geert Timmers... những cái tên của 298 người đã thiệt mạng trên chuyến bay MH17 lần lượt được xướng lên như mọi lễ tưởng niệm vào ngày 17/7.
Với sự chứng kiến của nhà vua Willem - Alexandre và tân Thủ tướng Dick Schof, 1300 người thân của các nạn nhân đã được mời dự lễ tưởng niệm 10 năm này.
Một đài tưởng niệm đã được dựng lên cách phi đạo phi trường Amsterdam-Schiphol, nơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 cất cánh hồi 2014, rồi ba giờ sau đó bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine.
Nhìn từ trên trời cao, tượng đài được quây xung quanh bởi một rừng cây với 298 cây được trồng xung quanh với hình ruban, để tưởng nhớ 298 hành khách và phi hành đoàn đã chết. Người thân của các nạn nhân giờ đây đề nghị lập một trung tâm thông tin, có thể để trưng bày những mảnh còn lại của chiếc máy bay bị phi đạn Nga bắn hạ trên bầu trời vùng ly khai Donetsk.
Hai vụ kiện Nga đang được tiến hành tại Tòa án Nhân quyền Âu Châu và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Mười năm sau thảm họa, các điều tra kéo dài 8 năm nhằm truy tìm các nghi can rơi vào bế tắc. Các cáo buộc Nga cung cấp cho lực lượng ly khai hệ thống phi đạn đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nghi ngờ, không có bằng chứng cụ thể. Trong khi đó phía Nga vẫn phủ nhận mọi sự can dự. Hòa Lan và Ukraine kiện Nga lên Tòa án Nhân quyền Âu Châu. Một phiên xử đã diễn ra hôm 12/06 vừa qua, nhưng ghế dành cho đại diện của Mạc Tư Khoa vẫn bỏ trống.
Hôm nay Ngoại trưởng Úc Ðại Lợi, nước có 38 nạn nhân trong vụ này, bà Penny Wong, cho biết Úc Ðại Lợi cam kết đòi Nga phải trả lời về trách nhiệm trong thảm kịch MH17. Úc Ðại Lợi cũng với Hòa Lan đã kiện Nga lên Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc Tế (ICAO), một tổ chức của Liên Hiệp Quốc nhưng thẩm quyền hạn chế.
Liên Minh Cực Hữu Những Người Ái Quốc Vì Âu Châu Không Giành Được Ghế Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu
(Nghị sĩ Jordan Bardella, Chủ tịch nhóm Những Người Ái Quốc (Les Patriotes pour l'Europe) vì Âu Châu tại Nghị Viện Âu Châu, Strasbourg, ngày 16/7/2024. © Jean-Francois Badias / AP)
-Ngày 16/7/2024, tại Strasbourg, Nghị Viện Âu Châu đã bầu bà Roberta Metsola làm Chủ tịch. 14 chức danh Phó Chủ tịch được phân bổ cho các nhóm đảng phái để bầu chọn.
Tuy nhiên, liên minh cực hữu mang tên Những Người Ái Quốc vì Âu Châu – Patriotes pour l'Europe, do Chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc, Jordan Bardella, lãnh đạo đã thất bại khi không giành được ghế Phó Chủ tịch Nghị Viện, vì bị các đảng khác ngăn chặn. Đặc phái viên Julien Chavanne của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI)tại Strasbourg ghi nhận:
Nói một cách hợp lý, hai chức danh Phó Chủ tịch Nghị Viện là dành cho họ. Với 84 Nghị sĩ Âu Châu, nhóm Nghị sĩ Những Người Ái Quốc vì Âu Châu giờ đây là lực lượng chính trị hàng thứ 3 tại Nghị Viện. Nhưng các đảng khác đã phối hợp với nhau ngăn chặn nhóm này.
David Cormand, Nghị sĩ đảng Môi Sinh nói: « Nguyên tắc ở đây là các Nghị sĩ quyết định ai sẽ đại diện cho họ. Tôi không mong muốn nghị viện của chúng ta được đại diện bởi những người cực hữu. Họ có đủ phiếu để được bầu, như vậy tốt thôi, họ là những Nghị sĩ, nhưng chỉ dừng lại ở đó thôi. Không có chuyện họ đại diện cho chúng tôi ở các vị trí lãnh đạo. »
Nhóm Những Người Ái Quốc vì Âu Châu, bao gồm đảng Tập Hợp Dân Tộc (Pháp), đảng Fidesz của Thủ tướng Hung Gia Lợi Victor Orban và đảng Vox của Tây Ban Nha, đã đề nghị ông Fabrice Leggeri ứng viên chức Phó Chủ tịch Nghị Viện
Với Nghị sĩ của đảng Tập Hợp Dân Tộc, Nghị Viện Âu Châu đã không tôn trọng lá phiếu của người dân Âu Châu, « tôi nghĩ đây là sự thoái hóa dân chủ. Tôi cho rằng đây là cách để khơi dậy tư tưởng bè phái. Một số người, theo cách nói y tế, vẫn cứ coi chúng tôi như là một thứ bệnh tật, họ đang cách ly chúng tôi. Họ mơ được làm như thế. »
Vành đai ''cách ly y tế'' này dù sao cũng khá linh hoạt. Nhóm Nghị sĩ cực hữu CRE, đảng của Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni được đánh giá là có thể tiếp xúc được, đã giành được hai ghế Phó Chủ tịch.
Nga Tố Ukraine Tấn Công Khu Vực Biên Giới Bằng 5 Máy Bay Không Người Lái
(REUTERS: Quang cảnh một chiếc xe hơi bốc cháy sau cái mà chính quyền địa phương gọi là cuộc tấn công quân sự của Ukraine tại thị trấn Shebekino thuộc Vùng Belgorod, Nga, trong bức ảnh công bố ngày 10/7/2024.)
-Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/7/2024 nói lực lượng phòng không của nước này đã phá hủy 5 máy bay không người lái của Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào khu vực Bryansk, Belgorod và Voronezh.
Các viên chức ở Bryansk và Voronezh cho biết trên Telegram rằng không có thương vong hay thiệt hại nào do máy bay không người lái bị bắn rơi.
Tại vùng Kursk của Nga, giáp phía đông bắc Ukraine, Thống đốc Alexey Smirnov cho biết một máy bay trực thăng của Ukraine đã tấn công một trạm cứu hỏa, làm một người bị thương và gây hư hỏng nhiều xe hơi.
Quân đội Ukraine hôm thứ Tư cho biết họ đã phá hủy 4 máy bay không người lái trinh sát của Nga.
Lực lượng Không quân Ukraine cho biết các cuộc tấn công trên không của Nga còn bao gồm các phi đạn nhắm vào khu vực Odesa và Kherson.
Thống đốc Kherson Oleksandr Prokudin hôm thứ Tư cho biết trên Telegram rằng các cuộc tấn công của Nga trong ngày qua đã làm ít nhất 7 người bị thương và gây hư hại hơn 20 tòa nhà dân cư.
Các viên chức ở khu vực Kharkov hôm thứ Tư cũng báo cáo thiệt hại về các tòa nhà dân cư do pháo kích của Nga.
Serhiy Lysak, Thống đốc vùng Dnipropetrovsk của Ukraine, cho biết trên Telegram rằng Nga đã tấn công khu vực này bằng hỏa lực Pháo binh và máy bay không người lái cảm tử, nhưng không có báo cáo về thương tích.
Nga và Ukraine Tiến Hành Trao Đổi Tù Binh Lần Thứ Ba Trong Những Tháng Gần Đây
(Ảnh tài liệu do cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Ukraine chụp và công bố tại Kyiv vào ngày 29/6/2024 cho thấy các công dân Ukraine trở về từ nơi bị Nga giam giữ trong một cuộc trao đổi tù nhân chiến tranh.)
-Nga và Ukraine đã trao đổi 95 tù nhân chiến tranh mỗi nước vào thứ Tư (17/7/2024), trong vụ trao đổi mới nhất sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đóng vai trò trung gian, Bộ Quốc phòng Nga và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga, trong một tuyên bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram, cho biết các binh sĩ Nga trở về sẽ được bay tới Mạc Tư Khoa để kiểm tra y tế và phục hồi thể chất và tâm lý.
Bộ này nói rằng những người lính được giải thoát đã phải đối mặt với “mối nguy hiểm chết người” khi bị Ukraine giam cầm.
Tổng thống Ukraine Zelenskyy cho biết các tù nhân Ukraine được trả tự do là thành viên của lực lượng vũ trang Ukraine, lực lượng vệ binh quốc gia và lực lượng biên phòng.
Ông Zelenskyy cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vì đã giúp đỡ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi.
Đây là vụ trao đổi tù nhân thứ ba trong vòng bảy tuần qua.
Trong cuộc trao đổi mới nhất diễn ra vào tháng 6 và cũng được tạo điều kiện bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga và Ukraine mỗi bên đã trao trả 90 tù nhân.
Nga Dè Chừng Ý Tưởng Tổ Chức Họp Thượng Đỉnh ''Vì Hòa Bình'' Của Ukraine
(Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, trong một cuộc họp báo, Mạc Tư Khoa, ngày 5/7/2024. REUTERS - Evgenia Novozhenina.)
-Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vì hòa bình vào tháng 11/2024 và mời đại diện Nga tham gia để trình bày « một kế hoạch » cho « một nền hòa bình công bằng ». Ngày 16/7, Mạc Tư Khoa không phản đối nhưng tỏ ra dè chừng về ý tưởng này.
Thông tín viên Anissa El Jabri của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Mạc Tư Khoa cho biết thêm về phản ứng của Nga:
Mạc Tư Khoa vẫn thường xuyên chê bai hội nghị vì hòa bình được tổ chức vào tháng 6 ở Thụy Sĩ. Trước cả khi diễn ra, Nga đã đánh giá hội nghị này là « vô ích » và không thể có kết quả nếu không có họ tham gia. Đến trước ngày diễn ra hội nghị, Tổng thống Vladimir Putin lại tìm cách phá cuộc đàm phán ngoại giao khi nhắc lại những yêu cầu của Nga, được đánh giá như là những đòi hỏi buộc Kyiv và các đồng minh của Ukraine đầu hàng.
Lần này, về đề nghị của Tổng thống Ukraine tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với các đại diện của Nga, phía Mạc Tư Khoa không thể từ chối thẳng thừng nhưng rất thận trọng. Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dimitri Peskov phát biểu: « Thượng đỉnh về hòa bình đầu tiên không phải là một thượng đỉnh về hòa bình. Vì vậy, rõ ràng trước tiên phải hiểu được ý ông ấy (Zelensky) muốn nói gì ».
Phát biểu của ông Peskov rất ngắn vì hiện giờ rất khó để hình dung ra được viễn cảnh hòa bình. Điều kiện được mỗi bên đưa ra rất khác nhau. Trong khi tại Nga, mọi ánh mắt đổ dồn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ».
Cựu Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh, vẫn nổi tiếng với những phát biểu « diều hâu », tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) đồng nghĩa với lời tuyên chiến chống Mạc Tư Khoa. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tuần báo Argumenty I Fakty, đăng ngày 17/7, ông Medvedev cảnh báo « càng có nhiều âm mưu như vậy, cách đáp trả của chúng ta càng cứng rắn hơn. Việc này có thể khiến hành tinh bùng nổ hay không chỉ phụ thuộc vào sự thận trọng bên phía NATO ».
Trung Quốc và Nga Tập Trận Bắn Đạn Thật ở Biển Đông
(REUTERS - Russian Defence Ministry: Chiến hạm Nga Gromkiy vào cảng Trạm Giang (Zhanjiang) tham gia cuộc tập trận với Trung Quốc, ngày 13/7/2024.)
-Hãng tin Anh Reuters ngày 17/7/2024 trích dẫn báo chí chính thức tại Mạc Tư Khoa cho biết Trung Quốc và Nga đã khởi động chương trình tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga trên mạng Telegram, cuộc tập trận mang tên « Hợp Tác Hàng Hải-2024 » đã được khởi động từ cảng Trạm Giang, Quảng Đông, phía nam Trung Quốc. Phía Trung Quốc chỉ cho biết chiến dịch đã được mở ra trong ba ngày từ 15 đến 17/7/2024 và tránh nêu cụ thể vị trí cuộc tập trận với Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã huy động hai tàu hộ tống Gromky và Rezky đến cảng Trạm Giang để tham gia cùng với Hải quân Trung Quốc. Hãng thông tấn Nga RIA hôm 16/7/2027 lưu ý « một số bài tập bắn đạn thật đã được đưa vào chương trình » lần này. Hai bên cũng đã thực hiện « các bài tập phối hợp trên không, các bài tập chống tàu ngầm ». Bộ Quốc phòng Nga không cho biết thêm chi tiết. Còn về phía Trung Quốc, theo hãng tin Anh Reuters, « thông cáo của quân đội Trung Quốc tránh nêu rõ vị trí diễn ra các cuộc tập trận chung với Nga trong vùng Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải ».
Tờ báo Anh ngữ Global Times của Trung Quốc cho biết, cuộc tập trận đã mở ra từ hôm 15/7/2024 và « mỗi bên đã huy động 3 chiến hạm ». Thượng tướng Vương Quán Trung (Wang Guangzheng) của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, trả lời đài truyền hình Nhà nước, khẳng định cuộc tập trận chung với Nga nhằm « nâng cao khả năng của đôi bên đối mặt với những mối đe dọa về an ninh trên biển
Cùng ngày 16/7/2027 và cũng tại khu vực Biển Đông, lực lượng thuộc Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ và Tuần duyên Phi Luật Tân đã có một cuộc tập luyện chung về công tác tìm kiếm và cấp cứu nạn nhân trên biển. Thông tin được Hải quân Mỹ công bố hôm nay.
Tất cả các hoạt động nói trên diễn ra vào lúc căng thẳng tại Biển Đông tăng lên trở lại từ tháng 6/2024 sau hàng loạt các sự việc giữa Tuần duyên Philipines và Hải cảnh Trung Quốc trong khu vực có tranh chấp chủ quyền gần Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa. Hãng tin Mỹ AP hôm 16/7 ghi nhận « có một số dấu hiệu cho thấy văn phòng Tổng thống Phi Luật Tân và phủ Chủ tịch Trung Quốc chuẩn bị thiết lập kênh liên lạc, để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, tránh để các cuộc đối đầu có thể vượt tầm kiểm soát ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét